Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.58 KB, 46 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY
ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà nội.
Tiền thân của Công ty Điện lực TP Hà nội là nhà máy Đèn Bờ Hồ. Năm
1892, sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp tiến hành xây dựng nhà máy
Đèn Bờ Hồ với vốn đầu tư ban đầu khoảng 3 triệu France. Năm 1895, tổ máy
số một với công suất phát một chiều khoảng 500 Kw. Năm 1899 đặt thêm một
máy group 500 mã lực để chạy tàu điện. Năm 1903, Nhà máy đặt thêm một
máy phát điện đưa công suất lên 800 Kw.
Gần 20 năm sau, năm 1922, Nhà máy Đèn Bờ Hồ được đặt thêm 1 máy
phát điện nhãn hiệu Thuỵ sỹ với công suất 1000 Kw, lúc này sản lượng điện
hàng năm đã lên đến 1 triệu Kwh. Cùng với việc xây dựng các tổ máy phát điện,
người Pháp bắt đầu xây dựng các đường dây tải điện 3,3 Kv Hà nội – Bạch Mai
- Hà Đông.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tư bản Pháp gấp rút tiến hành cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt nam. Để phục hồi cho chính sách thuộc địa,
năm 1925 thực dân Pháp khởi công xây dựng nhà máy điện Yên Phụ, đến năm
1932 thì hoàn thành với 4 lò, 4 nồi hơi, 2 tuốc-bin công suất 3.570 Kw. Năm
1933, Nhà máy được đặt thêm 4 lò, 4 nồi hơi và 2 tuốc-bin công suất 7.500 Kw
nâng tổng công suất Nhà máy lên 22500 Kw. Để tải điện năng đi xa, mạng điện
cao thế đã được mở rộng từ Hà Nội đi các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với chiều dài
đường dây cao thế khoảng 653km và 42 km cáp ngầm ở nội thành Hà Nội.
Tháng 8/1945, cùng với nhân dân Thủ đô, công nhân Nhà máy Đèn Bờ Hồ
đã đứng lên lật đổ chính quyền thực dân phong kiến. Ngày 19/12/1946 hưởng
ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch, thợ điện Thủ đô đã
tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến lâu dài, anh dũng của dân tộc.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thành công. Ngày 10/10/1954,
Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, điện toả sáng trên phố phường Hà nội. Tính
đến cuối năm 1954, điện thương phẩm cho Hà nội là 17,2 triệu Kwh, lưới điện
còn rất nhỏ bé, chỉ có 319 km đường dây cao hạ thế các loại và toàn bộ công


nhân viên Nhà máy chỉ có 716 người , trong đó nhà máy điện Yên Phụ là 253
người và nhà máy Đèn Bờ Hồ là 463 người.
Sau ngày hoà bình lập lại, cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành
điện cũng được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm và phát triển tỷ trọng
đầu tư - chiếm 7,4% so với tổng số đầu tư cho nền kinh tế quốc dân. Nhờ đó
công suất nguồn điện tăng 3,7 lần so với trước năm 1954. Mặc dù ngành điện
còn gặp nhiều khó khăn về vật tư và thiết bị, nhưng đến năm 1955 đã phục hồi
xong đường dây cao thế Hà nội- Sơn Tây, đảm bảo an toàn sản xuất. Thời kỳ
này Nhà máy chuyển từ phương thức cấp điện chủ yếu cho sinh hoạt sang
phương thức cấp điện phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Sản
lượng điện đã tăng lên 89,3 triệu Kwh của năm 1960 từ 23,2 triệu Kwh.
Năm 1960, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 3 đã chỉ rõ: “ Cần phát triển
điện lực trước một bước”. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhiều nhà máy
nhiệt điện được xây dựng và đi vào sử dụng, các trạm cao thế 110 Kv được đưa
vào vận hành. Lúc này Nhà máy Đèn Bờ Hồ được đổi tên thành Sở quản lý và
phân phối điện khu vực I. Sở được quản lý trạm 100 Kv Đông Anh và phần lớn
đường dây 110 Kv. Tính đến cuối năm 1964, sản lượng điện thương phẩm đạt
được 251,5 triệu Kwh (riêng khu vực Hà nội là 82,5 triệu Kwh) gấp 12 lần so
với năm 1954.
Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, được sự chỉ đạo
chặt chẽ kịp thời của Thành Uỷ Hà nội, cán bộ công nhân viên Sở quản lý và
phân phối điện khu vực I đã đề ra phương án nhằm đảm bảo cấp điện cho các
trọng điểm phục vụ kịp thời cho công tác chiến đấu, bảo vệ Thủ đô; cấp điện
ổn định cho các cơ quan quan trọng của Đảng và Chính phủ.
Sau khi hiệp định Paris 1972 được ký kết, cán bộ Sở đã nhanh chóng khôi
phục cơ sở sản xuất bị hư hỏng trong cuộc chiến tranh, kịp thời phục vụ sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân. Điện năng thương phẩm cung cấp năm 1974
lên tới 286,9 triệu Kwh so với năm 1972.
Mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước chuyển
sang giai đoạn phát triển mới: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa

Xã hội. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2, Sở gặp nhiều khó khăn: Mất cân
đối giữa nguồn và lưới điện, thiết bị máy móc đã cũ nát, thiếu phụ tùng thay
thế và thiết bị thông tin liên lạc. Để khắc phục khó khăn trên cán bộ công nhân
viên Sở từng bước khôi phục, đại tu, đưa thêm các trạm 110 Kv Chèm, Thượng
Đình vào vận hành, xây dựng thêm các đường dây 10-35 KV.
Năm 1980, Sở quản lý và phân phối điện khu vực I đổi tên thành Sở Điện
lực Hà nội. Cùng thời gian này, Sở Điện lực Hà nội được củng cố một bước về
mặt tổ chức sản xuất, các trạm 110 KV được tách rời khỏi Sở để thành lập Sở
Truyền tải điện. Phân xưởng Diesel tách ra thành lập nhà máy Diesel. Nhiệm vụ
chính của Sở Điện lực Hà nội lúc này là quản lý vận hành lưới điện và làm chủ
đầu tư các công trình phát triển lưới điện.
Nhờ sự giúp đỡ của Liên xô cũ, năm 1984, lưới điện Hà nội bắt đầu được
cải tạo với quy mô lớn. Tuy nhiên do nguồn điện còn nhiều khó khăn nên việc
cấp điện cho Hà nội vẫn không ổn định, chưa thoả mãn được nhu cầu sản xuất
và kinh doanh của nhân dân Thủ đô. Cuối năm 1984, điện năng thương phẩm
đạt 604,6 triệu Kwh (khu vực Hà nội 274,4 triệu Kwh) tăng 26,8 lần so với năm
1954 và lưới điện phát triển tới 3646,58 km đường dây cao hạ thế.
Năm 1989, các tổ máy của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình lần lượt đưa vào
hoạt động, nguồn điện của Thủ đô dần được đảm bảo. Do việc cải tạo lưới điện
theo sơ đồ của Liên Xô, chỉ mới đề cập đến việc cải tạo lưới điện trung thế nên
lưới điện phân phối hạ thế còn nhiều nhược điểm: Tổn thất cao, sự cố nhiều.
Được sự đồng ý của Bộ Năng Lượng, Sở Điện lực Hà nội tiến hành cải tạo lưới
điện ổn định, giảm tỷ lệ tổn thất. Từ năm 1991, được sự giúp đỡ cuả Chính phủ
Thuỵ Điển, thông qua tổ chức SIDA, Sở Điện lực Hà nội đã tiến hành triển khai
5 dự án theo chương trình sử dụng điện hiệu quả của vốn tài trợ.
Đến cuối năm 1994, Sở Điện lực Hà nội đã khắc phục mọi khó khăn để đạt
được một số thành tựu trong hoạt động cung ứng và kinh doanh bán điện:
• Về củng cố và phát triển lưới điện: Đã tiến hành đại tu 180 hạng mục công
trình với giá trị lên tới 27 tỷ đồng, trong đó có việc xây dựng trạm 110 kV Giám
với 2 máy biến áp 40 MVA- 110/20-6kV, khu thí nghiệm Giảng Võ, lắp thêm máy

biến áp thứ 2 cho trạm 110 kV Văn Điển và Nghĩa Đô, xây dựng đường dây 110
kV Yên Phụ – Trần Hưng Đạo, triển khai xây dựng 4 đường cáp ngầm từ Giám
và Yên Phụ về trung tâm Bờ Hồ, hoàn thành 80 khu hạ thế. Tổng số vốn xây
dựng cơ bản thực hiện trên 70 tỷ đồng.
• Về bán điện: Đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng, thu và nộp
tiền điện. Cung ứng ổn định cho Thủ đô 1.095 triệu Kwh điện với tỷ lệ tổn thất
21,90% với doanh thu gần 530 tỷ đồng. Điện thương phẩm cấp cho Thành phố
tăng 63,8 lần so với năm 1954.
Bước sang năm 1995, ngành điện có nhiều thay đổi về tổ chức, Bộ Năng
lượng được tách thành 2 Tổng Công ty lớn là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
và Tổng Công ty Than Việt Nam. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là cơ quan
quản lý Nhà nước vế sản xuất và kinh doanh điện năng trong toàn quốc. Dưới
Tổng Công ty có các Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, các nhà
máy sản xuất điện năng, các Công ty Truyền tải...
Phát điệnCác nhà máy sản xuất điệnTruyền tải điện (cácđườngdây) và trạm biến ápPhân phối điện(trạm biến áp )Hộ gia đình và sản xuất ( tiêu thụ )
Ngày 01/4/1995, Sở Điện lực Hà nội chính thức đổi tên thành Công ty
Điện lực Thành phố Hà nội, là Doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập,
đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt nam.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Thành phố Hà nội
Công ty Điện lực Thành phố Hà nội – tên giao dịch đối ngoại là:
HA NOI POWER COMPANY
Trụ sở chính: 69 Đinh Tiên Hoàng – Hoàn Kiếm – Hà nội
Là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, thành viên trong Tổng
Công ty Điện lực Việt Nam. Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về
bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực do Tổng Công ty giao, trên cơ sở
hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng và các dịch vụ có liên quan.
Đối tượng kinh doanh chính của Công ty là điện năng. Điện năng là loại
sản phẩm đặc biệt, nó không phải là một loại sản phẩm hiện vật như những
ngành công nghiệp khác mà là dưới dạng năng lượng. Quy trình sản xuất các
loại điện rất khác nhau nhưng đều cho ra một sản phẩm đồng nhất, không có

nhiều dạng sản phẩm như các ngành khác.
Quá trình sản xuất và truyền tải điện có thể khái quát như sau:
``
• Phát điện: Các nhà máy sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau nhằm chuyển
hoá các dạng năng lượng sơ cấp như than, dầu, khí đốt, hạt nhân, sức gió,
nước…thành điện năng.
• Truyền tải điện là quá trình chuyên chở điện ở cấp điện cao từ các nhà máy
điện tới nơi tập trung của các hộ tiêu thụ điện như các khu dân cư, khu công
nghiệp, trung tâm thương mại.
• Phân phối điện là quá trình chuyên chở và bán điện từ các trạm biến áp truyền
tải đến các hộ tiêu thụ điện như các hộ dân, các nhà máy, công sở, cửa hàng…
• Cung ứng điện là quá trình bán điện tới các hộ tiêu thụ điện cuối cùng. Các đơn
vị hoạt động trong khâu này đều mua điện từ các nhà máy điện, các Công ty
Truyền tải hoặc các Công ty buôn bán điện và bán lại cho các hộ tiêu thụ điện
cuối cùng.
Công ty Điện lực Thành phố Hà nội đảm bảo khâu cuối cùng trong dây
chuyền sản xuất điện là phân phối cho các hộ tiêu dùng và sản xuất ( tiêu thụ )
trong địa bàn Hà nội. Những nghành nghề kinh doanh chính của công ty là :
- Kinh doanh điện năng và vận hành lưới điện.
- Khảo sát và thiết kế lưới điện.
- Thí nghiệm và sửa chữa điện, thiết bị điện.
- Xây lắp điện.
- Sản xuất phụ kiện và thiết bị điện.
- Xuất nhập khẩu đầu tư, thiết bị điện.
- Các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
2.1.3. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty Điện lực Hà nội
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Giám Đốc
Phó Giám ĐốcKinh doanhPhó Giám ĐốcKỹ Thuật
Phó Giám ĐốcXây dựng cơ bản

Phòng kinh doanh bán điện
Phòngmáy tính
Phòngquản lý điện
Phòngkỹ thuật
Xưởng công tơ
Đội thí nghiệm
Phòng KCS
Phòng bảo hộ lao động
Phòng điều độ thông tin
Phòng vật tư
Văn phòng
Phòngkế hoạch
Phòng tổ chức lao động
Phòng thanh tra pháp chế
Phòng tài chính-kế toán
Phòngđối ngoại
Phòngkiểm toán
Phòngbảo vệ
Xưởng 110 kV
Phòng đầu tư xây dựng
Phòng quản lý đầu tư
Trung tâmthiết kế
Xí nghiệpxây lắp điện
Ban quản lý dự án lưới điện
Các khối Điện lực quận, huyện
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, đảm bảo kinh doanh có lãi, bộ máy
quản lý của Công ty Điện lực TP Hà nội được tổ chức theo cơ cấu chức năng.
Ban lãnh đạo của Công ty gồm: Giám đốc và 03 phó Giám đốc.
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của Công ty.
Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo: Văn phòng, phòng Kế hoạch, phòng Tổ

chức, Tài vụ kế toán, phòng Đối ngoại, phòng Thanh tra. Các phó Giám đốc là
người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm về vấn đề mà mình phụ
trách.
Phó Giám đốc kỹ thuật : Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, giúp Giám đốc
giám sát, quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật vận hành lưới điện thành phố.
Phó Giám đốc kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, phụ trách quản
lý kinh doanh mua bán điện của Công ty, theo dõi hoạt động kinh doanh của 11
đơn vị Điện lực quận huyện, phòng kinh doanh và phòng quản lý điện nông
thôn.
Phó Giám đốc xây dựng: Chịu trách nhiệm và theo dõi chỉ đạo của Giám
đốc điều hành việc đầu tư, phát triển cải tạo lưới điện, xây dựng cơ bản và liên
hệ công tác nước ngoài.
MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
Nguồn: Phòng tổ chức – Công ty Điện lực Hà nội
Hình 2.1
Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban:
1- Văn phòng công ty: Văn phòng chịu trách nhiệm trong công tác văn
thư, lưu trữ, tuyên truyền, quản trị hành chính.. và một số công việc khác.
2- Phòng kế hoạch: Là phòng giúp Giám đốc lập kế hoạch và theo dõi
thực hiện các hoạt động từ sản xuất kinh doanh đến xây dựng lưới điện.
3- Phòng tổ chức: Giúp Giám đốc về lĩnh vực tổ chức sản xuất, quản lý
cán bộ và nhân lực, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về lao động tiền
lương, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho Công ty.
4- Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác quản
lý tài chính, thu thập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán và bộ máy kế toán phù
hợp với mô hình Công ty.
5- Phòng thanh tra: Giúp Giám đốc quản lý, hướng dẫn thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh điện và các dịch vụ khác của Công ty.

6- Phòng bảo vệ – quân sự : Có nhiệm vụ về công tác bảo vệ trong toàn
Công ty và các kho vật tư của Công ty, quản lý công tác khám tuyển nghĩa vụ
quân sự của Công ty.
7- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc kỹ thuật vận
hành về kỹ thuật, vận hành lưới điện và công tác an toàn bảo hộ lao động của
Công ty.
8- Phòng KCS: Làm nhiệm vụ kiểm định chất lượng công tơ trước khi
mang ra lưới điện.
9- Phòng kinh doanh bán điện: Giúp Phó giám đốc kinh doanh về toàn bộ
khâu kinh doanh bán điện của Công ty từ khâu đầu đến khâu cuối, bán điện
đến từng hộ dân và thu tiền bán điện.
10- Phòng quản lý dự án: Có nhiệm vụ giúp Phó giám đốc xây dựng cơ
bản lập dự án, luận chứng kinh tế, tổ chức đấu thầu và theo dõi thi công.
11- Phòng thẩm định (quản lý đầu tư xây dựng): Có nhiệm vụ thẩm tra
các phương án, các luận chứng và các thiết bị kỹ thuật, dự toán của các dự án
đầu tư cũng như các hạng mục công trình trong dự án đầu tư xây dựng.
12- Phòng kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu : Giúp Giám đốc quản lý,
điều hành về hoạt động kinh tế đối ngoại và hoạt động xuất nhập khẩu vật tư,
thiết bị theo sự phân cấp.
13- Phòng kiểm toán nội bộ: Giúp Giám đốc kiểm tra, đánh giá hệ thống
kiểm toán nội bộ và xác định độ tin cậy của thông tin tài chính kế toán.
14- Phòng quản lý điện nông thôn: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc
trong việc tiếp nhận lưới điện từ các xã thuộc các huyện ngoại thành bàn giao
cho ngành điện quản lý.( Có nhiệm vụ hướng dẫn, tập huấn chuyên môn về sửa
chữa và quản lý điện cho thợ điện nông thôn tại các xã chưa nhận bàn giao ).
15- Phòng bảo hộ an toàn lao động: Giúp Giám đốc trong việc quản lý
mua sắm các trang thiết bị bảo hộ và an toàn. Thực hiện việc kiểm tra, hướng
dẫn các đơn vị trong việc chấp hành các quy định về bảo hộ lao động và an
toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
Do đặc điểm của mặt hàng kinh doanh, xét trên góc độ sản xuất, mô hình

tổ chức của Công ty Điện lực Thành phố Hà nội gồm các bộ phận cấu thành
sau: Bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ và bộ phận sản xuất
phục vụ, cụ thể như sau:
BAN GIÁM ĐỐC
Sản xuất chính Sản xuất phụ trợ
Sản xuất phục vụ
Xưởng 110 kV Điện lực quận, huyện Đội thí nghiệm Xưởng 110 kV Trung tâm điều độ XN Xây lắp điện - Xưởng thiết kế Xưởng vật tư Xưởng công tơ Phòng KCS
Nguồn: Phòng tổ chức – Công ty Điện lực Hà nội
Hình 2.2
Các khối điện lực là các điện lực bộ phận hạch toán phụ thuộc. Trưởng
điện lực quận, huyện là người đại diện uỷ thác của Công ty Điện lực Hà nội tại
địa bàn mà họ quản lý. Theo đó họ thay mặt Công ty ký hợp đồng, chăm sóc
khách hàng và thực hiện thu phí sử dụng điện năng. Ngoài ra Điện lực quận
huyện còn thực hiện việc phát triển mạng lưới theo chiến lược chung của Công
ty. Do địa bàn hoạt động có khác nhau, do đó mô hình tổ chức của các điện lực
quận huyện có ít nhiều khác nhau. Tuy nhiên, mọi cách tổ chức đều dựa trên
những quan điểm chiến lược của Công ty để từ đó có thể phát huy hết khả
năng của ban thanh tra, ban kiểm soát, đồng thời đảm bảo cho việc chăm sóc
khách hàng được hiệu quả nhất.
TRƯỞNG ĐIỆN LỰC
Phó kỹ thuật
Ban KTTH
Điều độlưới điện
Đội quản lý điện cao thế
Đội đại tusửa chữa
Ban tổ chứchành chính Ban tài vụ
Các tổ quản lýđiện phường
Phó kinh doanh
Bankinh doanh
Tổ kiểm tra điện

Vì vậy nếu đem khái quát các mô hình riêng biệt chúng ta đi đến một sơ
đồ tổng thể như sau:
Nguồn: Phòng tổ chức – Công ty Điện lực Hà nội
Hình 2.3
2.1.3.2. Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ
• Đặc điểm về sản phẩm
Chúng ta biết rằng mỗi loại hàng hoá đều có những đặc điểm riêng. Các
loại hàng hoá khác nhau về tính chất lý hoá, giá trị, giá trị sử dụng… Điện năng
cũng vậy, nó đặc biệt ở chỗ điện năng không thể dự trữ được, không thể cất
vào kho điện như các loại hàng hoá khác. Quá trình sản xuất và tiêu dùng điện
diễn ra đồng thời, điện năng phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng
thông qua hệ thống dây tải điện, hệ thống trạm biến áp cao thế, trung thế và
hạ thế.
Một đặc điểm của hàng hoá điện năng là trong quá trình sản xuất cũng
như tiêu dùng, loại hàng hoá này luôn luôn có một lượng điện năng mất đi một
cách
vô ích. Phần điện năng tổn thất cũng tương tự như tổn hao tự nhiên của một
số hàng hoá khác.
Cũng chính vì điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt khác với những loại
hàng hoá thông thường khác, nên điện năng không có bán thành phẩm, cũng
không có phế phẩm. Vì thế trong quá trình kinh doanh, các nhà kinh doanh
điện không thể dùng thủ thuật đầu cơ tích trữ gây khan hiếm giả tạo nhằm tác
động đầu vào.
Điện năng được vận hành trên lưới điện bằng hệ thống đường dây chuyên
dùng và máy biến áp. Việc phân phối đến nơi tiêu thụ thông qua hệ thống
đường dây gọi là lưới điện. Đặc biệt nếu không sử dụng hoặc sử dụng công
suất thấp, không phù hợp với công suất đã sử dụng và phân phối thì phần công
suất không sử dụng sẽ tự mất đi chuyển thành năng lượng vô ích. Như vậy,
điều này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm? Chính vì vậy, muốn phân phối và
kinh doanh có hiệu quả cao khi mà đối tượng dùng điện ngày càng nhiều, hệ

thống điện ngày càng trải rộng và điện trở thành một yếu tố không thể thiếu
được trong hoạt động của con người thì các nhà kinh doanh điện phải nắm bắt
được từng khâu, từng thời điểm để điều chỉnh phân phối phụ tải cho phù hợp
với từng khu vực, nhằm tận dụng hết nguồn năng lượng quý giá này.
• Đặc điểm về dịch vụ
Kinh doanh điện năng không giống như kinh doanh các mặt hàng khác.
Muốn bán điện cho khách hàng, Công ty Điện lực TP Hà nội phải đưa điện đến
tận nơi tiêu dùng thông qua hệ thống lưới điện phân phối. Chính vì lẽ đó, hệ
thống phân phối điện phải trải ra khắp thành phố, len lỏi đến từng ngõ xóm.
Do đó, việc quản lý khách hàng cũng như việc quản lý lưới điện hạ thế trở nên
vô cùng phức tạp, tuỳ theo địa hình, điều kiện cụ thể của từng khu vực dân cư.
Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng mua điện, kịp thời giải quyết các
vấn đề phát sinh trong quá trình cung ứng và sử dụng điện, đồng thời có thể
quản lý chặt chẽ việc kinh doanh bán điện, Công ty Điện lực TP Hà nội phân
chia khách hàng thành nhiều khu vực tương ứng với đơn vị hành chính cấp
quận (đối với khu
vực nội thành) và huyện (đối với khu vực ngoại thành), ứng với mỗi khu vực có
một đơn vị của Công ty quản lý gọi là Điện lực. Toàn Công ty có 11 Điện lực:
- 6 Điện lực nội thành là:
• Điện lực Hoàn Kiếm,
• Điện lực Hai Bà Trưng,
• Điện lực Ba Đình,
• Điện lực Đống Đa,
• Điện lực Tây Hồ,
• Điện lực Thanh Xuân.
- 5 Điện lực ngoại thành là:
• Điện lực Từ Liêm,
• Điện lực Thanh Trì,
• Điện lực Gia Lâm,
• Điện lực Đông Anh,

• Điện lực Sóc Sơn.
Mỗi Điện lực là một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Công
ty Điện lực TP Hà nội. Điện lực là nơi đầu tiên tiếp nhận đơn mua điện sinh
hoạt của khách hàng theo sự phân cấp của Công ty, tổ chức khảo sát, thiết kế
thi công hệ thống cấp điện và đăng ký hợp đồng mua bán điện với các khách
hàng tư gia có đủ điều kiện cấp điện. Điện lực còn là cơ quan quản lý trực tiếp
các khách hàng mua điện, là nơi thực hiện các hoạt động quản lý kinh doanh:
Ghi chỉ số đồng hồ, tính toán tiền điện, in hoá đơn, thu tiền điện phát sinh, sửa
chữa các sự cố, thay định kỳ đồng hồ đếm điện, vận hành lưới điện từ cấp điện
áp 10 Kv trở xuống kể cả cáp ngầm và lưới điện trên không. Ngoài các nghiệp
vụ trên, Điện lực còn thường xuyên kiểm tra, chủ động lập các phương án đại
tu cải tạo lưới điện, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ tốt cho nhu
cầu của khách hàng; chủ động lập kế hoạch và cải tạo các khu có tỷ lệ tổn thất
cao. Như vậy, các Điện lực quận, huyện chính là những đơn vị thực hiên, cụ thể
hoá kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Công ty đặt ra.
2.1.3.2. Đặc điểm về công nghệ
Yếu tố kỹ thuật công nghệ chính là một trong những yếu tố chủ yếu cho
phép doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm,
nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng
lợi nhuận và bảo đảm thực hiện yêu cầu của quy luật tái sản xuất mở rộng.
Xã hội càng văn minh tiến bộ thì tốc độ phát triển của kỹ thuật và công
nghệ càng cao. Chậm chễ trong áp dụng các thành tựu kỹ thuật công nghệ
cũng tức là kìm hãm sự phát triển của sản xuất, điều đó đồng nghĩa với việc
sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh điện năng của
một doanh nghiệp làm chức năng cung ứng và kinh doanh điện năng như Công
ty Điện lực Hà nội, trước tiên phải đặt ra là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
để thực hiện việc kinh doanh bán điện, là hệ thống dây dẫn và các trạm biến áp
– là phương tiện công cụ quan trọng của người bán điện. Đó là hệ thống các
đường dây cao áp truyền tải đến lưới điện phân phối, cùng những trạm biến

áp tương ứng, phù hợp với yêu cầu của phụ tải ( hộ sử dụng điện) theo đúng
quy trình, quy phạm trong quản lý vận hành điện đặt ra.
Việc xây dựng một hệ thống lưới điện đồng bộ hoàn chỉnh có ý nghĩa
quyết định đến việc cung ứng điện được an toàn liên tục với chất lượng cao.
Qua đó mới nâng cao sản lượng điện thương phẩm là chỉ tiêu hàng đầu trong
kinh doanh.
Như vậy cải tạo, thay thế các máy móc thiết bị hiện đại là mục tiêu hàng
đầu giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong công tác kinh doanh
điện năng. Nó không những làm cho doanh nghiệp quản lý dễ dàng mà còn làm
cho khách hàng thấy tin tưởng, sử dụng ngày càng nhiều.
Thời gian qua Nhà nước đã quan tâm, ngành điện đã có nhiều cố gắng
trong việc cải tạo lưới điện, xây dựng nhiều công trình điện mới và đưa các
máy móc thiết bị hiện đại làm cho việc cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh
hoạt của Thủ đô có nhiều tiến bộ rõ rệt. Qua đó, điện thương phẩm của Công ty
cũng đã tăng lên rõ rệt so với các năm trước làm cho doanh thu của Công ty
cũng được tăng cao góp phần nâng cao kết quả kinh doanh điện năng.
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY ĐIỆN
LỰC HÀ NỘI
2.2.1. Tiến hành phân tích công việc
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công ty đã đi vào thực hiện công tác
này. Đối với cán bộ quản lý, mỗi người đảm nhiệm một công việc rất cụ thể tuỳ
thuộc vào đặc trưng của mỗi phòng, ban trong Công ty. Trước khi giao việc, họ
phải được đánh giá năng lực, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc đó. Ví
dụ trong phòng tổ chức sản xuất của Công ty, tất cả các thành viên đều đã tốt
nghiệp đại học; các thành viên trong phòng phụ trách các mảng về: Lao động
tiền lương, về kế hoạch sản xuất và về hợp đồng kinh doanh, trưởng phòng
phụ trách việc giám sát và lập báo cáo tổng hợp. Còn đối với công nhân sản
xuất mỗi người đảm nhiệm một công đoạn trong dây chuyền sản xuất, tuy
nhiên mỗi người đều phải biết qua tất cả các công đoạn đó để đảm bảo có thể
thay thế khi cần thiết. Phân tích công việc như vậy làm cho người lao động

có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Khi một người biết rõ công việc
mình phải làm và ảnh hưởng tới công việc của người khác như thế nào thì tự
bản thân họ sẽ ý thức hoàn thiện mình hơn nữa, điều đó không những làm cho
tay nghề của họ ngày một tăng mà từ đó, nó còn làm tăng thu nhập của họ do
hiệu quả công việc đem lại. Mặt khác, Công ty tiến hành tiến hành trả lương
theo sản phẩm khoán cho từng người. Việc trả lương này có tác dụng làm cho
người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá
quá trình làm việc, hoàn thành nhanh công việc được giao. Do đó, phân tích
công việc cụ thể rõ ràng sẽ làm cho việc tính lương được công bằng. Từ đó tạo
ra bầu không khí làm việc tốt không có sự bất bình từ phía công nhân.
2.2.2. Công tác tuyển dụng
2.2.2.1. Nhu cầu nhân sự
Tuyển dụng nhân sự là một quá trình phức tạp và tốn kém. Tiến trình
tuyển dụng thường được bắt đầu khi cán bộ quản lý ở các phòng ban có nhu
cầu về nhân viên. Khi đó họ xin ý kiến trước hết là Ban Giám đốc, đồng thời báo
cáo
cho phòng tổ chức cán bộ lao động. Sau đó khi xem xét, Giám đốc và Trưởng
phòng tổ chức sẽ xác định nhân viên, công nhân sắp được tuyển dụng có đủ các
tiêu chuẩn, trình độ và có đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị hay không.
Hiện nay, Công ty Điện lực Hà nội thường có hai nguồn bổ xung:
Thứ nhất: Nguồn nội bộ của Công ty, con em cán bộ công nhân viên trong
Công ty. Những nhân viên đang làm việc, họ giới thiệu cho Công ty những
người mà họ thấy có khả năng và được họ tin yêu.
Cách tuyển dụng như vậy sẽ giảm được chi phí vì không phải đăng quảng
cáo để thông báo. Công ty chỉ cần thông báo nội bộ để toàn thể cán bộ công
nhân viên biết được nhu cầu và yêu cầu cần tuyển dụng. Chỉ sau một thời gian
ngắn Công ty sẽ tuyển chọn được nhân viên. Hơn nữa sẽ tạo cho nhân viên cảm
thấy các quyền lợi mà Công ty giành cho họ lớn hơn và con em họ sẽ có cơ hội
được nhận vào làm việc tại Công ty.
Thứ hai: Nguồn từ bên ngoài là những người tự ý đến xin việc, bạn bè, họ

hàng của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Đối với những trường hợp tự nộp đơn xin việc thì chỉ có khi nào Công
ty có thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì lúc đó Công ty
mới nhận hồ sơ và những người tham gia dự tuyển phải tốt nghiệp các trường
đại học chính quy như Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân,… Sau đó
Công ty mới lập một hội đồng tuyển dụng và Giám đốc là chủ tịch hội đồng
tuyển dụng.
+ Bạn bè: Họ hàng của cán bộ công nhân viên. Những người này họ biết
rõ về bạn bè và họ hàng của họ đang có nhu cầu tìm việc làm nên họ những
người có năng lực và khả năng đáp ứng phù hợp với yêu cầu. Tuy nhiên, việc
tuyển dụng này có một số nhược điểm là tạo nên sự cứng nhắc trong nguồn
tuyển dụng, khi tuyển dụng sẽ dẫn tới thiên vị, chủ quan là điều khó tránh khỏi.
Mặt khác, do ưu tiên quen biết cho nên nhiều khi ứng cử viên không đáp ứng
được nhu cầu nhưng vẫn được tuyển dụng vào mà bỏ qua những người có

×