HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ
TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I- Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ tiền lương
1- Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch
cho toàn doanh nghiệp
1.1- Hoàn thiện mức tiền lương tối thiểu
Qua như phần trên đã phân tích hiện nay gần như tất cả các doanh
nghiệp nhà nước dù làm ăn có lãi hay thua lỗ, khi xây dựng quỹ tiền lương để
trình lên cấp trên đều tìm cách hợp lý hoá các chỉ tiêu nhằm tăng mức lương
so với mức lương thực tế nhằm đối phó với quy định mức lương tối thiểu của
nhà nước còn bất hợp lý, tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định thì mức lương tối thiểu doanh nghiệp được phép áp dụng
là quá thấp. Tối đa không quá 144.000 x (1 + 1,5) = 360.000, trong khi khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài, mức lương tối thiểu trả cho công nhân là 40 USD
tương đương với 560.000 theo tỷ giá hiện nay. Vì vậy nay nhà nước nên tăng
mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp nhà nước lên 190.000 đồng (mới
bằng mức lương thực tế năm 1993) riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là
250.000 do mức sinh hoạt và giá cả cao. Đồng thời cho các doanh nghiệp điều
chỉnh mức lương tối thiểu cao hơn (hiện nay là 1,5 lần). Nhưng để có thể phát
huy tốt hơn hiệu quả của việc điều chỉnh trên đảm bảo công bằng thì nhà nước
phải quản lý được chặt chẽ các chỉ tiêu tài chính, thu chi đầu vào, đầu ra, các
chỉ tiêu về lao động như số lao động định biên, định mức lao động, tốc độ tăng
năng suất lao động, đơn giá tiền lương...
Việc tăng hệ số điều chỉnh phải gắn với các vùng, các ngành được ưu đãi,
đặc biệt phải gắn với năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên để tránh mâu thuẫn với tăng ngân sách quá lớn do các đối
tượng hưởng chính sách cao thì nhà nước nên ban hành một hệ thống tiền
lương tối thiểu cho các đối tượng. Theo kinh nghiệm của một số nước như
Singapore, Thái Lan, Indonexia... hệ thống tiền lương tối thiểu có các loại sau
- Lương tối thiểu dùng cho công chức
- Lương tối thiểu dùng cho doanh nghiệp nhà nước
- Lương tối thiểu dùng cho khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài
- Lương tối thiểu dùng cho người về hưu mất sức, người hưởng chính sách
chế độ
Mặt khác việc điều chỉnh mức lương tối thiểu không chỉ căn cứ vào mức
lợi nhuận và nộp ngân sách bởi nó chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan
mà nên căn cứ cả vào năng suất lao động hiện tại của doanh nghiệp đạt được
so với các doanh nghiệp cùng ngành và năm trước
1.2- Hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức lao động
Định mức lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến tình hình xây dựng quỹ tiền lương có chính xác hay không
Như đã phân tích ở trên của Tổng Công ty giấy Việt Nam định mức
doanh nghiệp trình lên đã thấp hơn định mức đạt được đến 20% nên mức chi
phí tiền lương tăng so với chi phí cần thiết là 20%
Ngoài việc nâng mức lao động cao hơn so với sản phẩm chính, các doanh
nghiệp còn lợi dụng cơ cấu sản phẩm có mức lao động hao phí khác nhau để
tăng hệ số quy đổi. Nhiều sản phẩm chỉ cho thêm một vài công đoạn sản xuất
nữa nhưng doanh nghiệp khai tăng mức thời gian lên 2 đến 3 lần
Để có thể nắm được một cách chính xác mức hao phí cho từng loại sản
phẩm thì nhà nước nên có quy định yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải
tiến hành lại định mức lao động và báo cáo lên cơ quan cấp trên, yêu cầu phải
có số liệu cụ thể như thời gian hao phí cho các mức công việc
Định mức lao động phải căn cứ vào thông số kỹ thuật quy định cho sản
phẩm. Chế độ làm việc của thiết bị kết hợp với các kinh nghiệm thực tế tiên
tiến và yêu cầu về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý.
Định mức lao động cho các doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với định mức
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Bản giải trình về định mức lao động theo các bước tiến hành như sau
Bước 1: Phân chia quá trình lao động thành các bước công việc hợp
thành
Bước 2: Xây dựng mức thời gian cần thiết để làm ra một sản phẩm của
các bước công việc
Bước 3: Xây dựng mức thời gian hao phí tổng hợp cho một đơn vị sản
phẩm
Sau khi có số liệu trên các cơ quan chủ quản như Vụ tiền công, tiền
lương Bộ Lao động Thương bình & Xã hội, các sở, ban, ngành phải xem xét đối
chiếu với các thông số kỹ thuật, các doanh nghiệp cùng ngành khác, có khi phải
khảo sát thực tế để định mức lại, làm căn cứ xây dựng đơn giá tiền lương
chính xác
1.3- Hoàn thiện phương pháp xây dựng hệ số lao động định biên
để tính quỹ lương kế hoạch
Lao động định biên là chỉ tiêu quan trọng để xây dựng quỹ tiền lương
cho doanh nghiệp. Theo quy định thì số lao động định biên được các doanh
nghiệp xây dựng trên cơ sở lao động định mức và bằng 95% - 120% lao động
định mức. Tuy nhiên hiện nay ở phần lớn các doanh nghiệp (như khối kinh
doanh xăng dầu ở trên) thì số lao động thực tế có mặt tại doanh nghiệp không
chỉ thấp hơn số lao động định biên mà còn thấp hơn số lao động định mức. Vì
- Định mức doanh nghiệp giải trình cao hơn so với thực tế đã đạt được của
các doanh nghiệp (giải pháp đã trình bày ở trên)
- Khoảng cách điều chỉnh lên tới 20% là quá cao so với số lao động cần bổ
sung để thực hiện chế độ ngày giờ nghỉ theo quy định nên dễ tạo kẽ hở để
doanh nghiệp lợi dụng
Bởi vậy cần phải có sự quy định chi tiết độ giao động này cho từng loại
hình sản xuất kinh doanh. Vì có những xí nghiệp do tính chất sản phẩm phải
làm cả ngày lễ và chủ nhật... nhưng cũng có doanh nghiệp không phải làm cả
ngày lễ và chủ nhật. Do đó không lên áp dụng chung như hiện nay
1.4- Hoàn thiện phương pháp xây dựng hệ số cấp bậc bình quân
Do bị khống chế bởi một số chỉ tiêu nên để có thể khai tăng quỹ lương
các doanh nghiệp đã lợi dụng khai tăng cấp bậc công việc để nâng hệ số lương.
Qua khảo sát ở Tổng Công ty giấy thì cấp bậc để tính hệ số lương thường khai
tăng lên một bậc ở hầu hết các công việc. Nên hệ số lương bình quân không chỉ
là 2,7 như đã hạ mà còn thấp hơn nữa
Vậy để quản lý tốt hơn chỉ có cách nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp
phải giải trình chi tiết hơn cấp bậc của các công việc khi xây dựng hệ số lương
bình quân để tính quỹ lương kế hoạch
1.5- Hoàn thiện hệ số phụ cấp
Hệ số phụ cấp nhìn chung không có sự thay đổi lớn trong thực tế vì nó
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong quỹ lương và được quy định tương đối rõ ràng. Mặc
dù vậy như đã phân tích ở trên, để xác định được chính xác hệ số phụ cấp bình
quân thì nhà nước phải xác định được đúng số người được hưởng, nhất là phụ
cấp làm đêm và phụ cấp độc hại
2- Hoàn thiện phương pháp thành toán quỹ lương thực hiện
V
TH
= V
ĐG
x C
SXKD
+ V
PC
+ V
BS
+ V
TG
Trong đó
V
TH
:Quỹ tiền lương thực hiện
V
ĐG
:Đơn giá do xí nghiệp xây dựng và được cơ quan cấp trên thẩm
định
C
SXKD
:Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực
hiện, tổng doanh thu, lợi nhuận, tổng thu trừ tổng chi
V
PC
:Các khoản phụ cấp chưa tính trong đơn giá
V
BS
:Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch theo thời gian không tham gia
sản xuất nhưng được hưởng theo chế độ quy định của công nhân
viên như nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết và các chế độ quy định khác
của nhà nước
V
TG
:Quỹ lương làm thêm giờ được tính theo kế hoạch không được
vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của Bộ Luật lao động
2.1- Hoàn thiện phương pháp thanh toán quỹ lương khi doanh
nghiệp không bảo đảm chỉ tiêu nộp lợi nhuận so với năm trước
liền kề
Trên tinh thần coi công nhân viên trong doanh nghiệp chỉ là người làm
công ăn lương, nên không thể bắt họ phải chịu hậu quả của việc giảm sút lợi
nhuận có khi dưới cả mức lương cơ bản. Do vậy nhà nước nên áp dụng
phương pháp giảm trừ theo nguyên tắc cứ giảm 1% lợi nhuận trong năm
trước liền kề thì giảm đi 0,5% quỹ lương điều chỉnh tăng thêm, nhưng mức
giảm trừ không quá 50% quỹ tiền lương điều chỉnh tăng thêm và được tính
theo công thức
V
TH
= V
CĐ
+ V
ĐC
- V
ĐC
x [(1 - P
TH
/P
nt
) x 0,5]
Trong đó
V
TH
:Quỹ lương thực hiện của doanh nghiệp
V
CĐ
:Quỹ tiền lương chế độ căn cứ vào lương tối thiểu lao động định
biên và hệ số lương
V
ĐC
:Quỹ tiền lương điều chỉnh tăng thêm được xác định bằng quỹ tiền
lương theo đơn giá được giao trừ đi quỹ tiền lương chế độ
P
TH
:Lợi nhuận năm thực hiện
P
nt
:Lợi nhuận năm trước liền kề
Phương pháp này có ưu điểm là vẫn gắn quỹ tiền lương với kết quả sản
xuất kinh doanh cuối cùng là lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo được mức lương
cơ bản cho người lao động.
Lấy ví dụ ở phần thực trạng trên ta thấy lợi nhuận trong năm 1997 bằng
55.033/62.176 = 89% so với lợi nhuận trong năm 1996
Quỹ lương theo chế độ là: V
CĐ
= L
ĐB
x TL
mindn
x (H
CB
+ H
PC
) x 12
V
CĐ
= 8236 x 300000 x (2,74 + 0,34) x 12 = 91.328 triệu đồng
Quỹ lương điều chỉnh là: V
ĐC
= 95.529 - 91.328 = 4.201 triệu đồng
Vậy quỹ lương khoán cho năm 1997 là
V
TH
= 91.328 + 4.201 - 4.201 x [(1 - 55.033/62.176) x 0,5] = 95.298 tr. đ
Tiền lương bình quân của người lao động sẽ bằng
T
BQ
=
95.298 triệu
-------------------------------
8236 x 12
= 964.000 đồng
Cao hơn so với áp dụng phương pháp cũ là 70.000 đồng nên người lao
động đỡ bị thiệt thòi hơn
2.2- Đối với phương pháp thanh toán quỹ tiền lương theo doanh
thu
Do tính chất biến động thất thường trên thị trường của giá cả và nhu
cầu nên xí nghệp phải có biện pháp xác định kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch
sát với thực tế để tính đơn giá tiền lương. Tuy nhiên đây là công việc đơn giản
nên cần phải tiến hành theo các bước sau
Bước 1: Thống kê sản lượng từng loại mặt hàng cụ thể ít nhất trong 3
năm gần đây, sau đó sử dụng các công cụ toán học như phương pháp hồi quy
ước lượng để thấy rõ xu hướng biến đổi, từ đó dự báo được sản lượng kỳ kế
hoạch
Bước 2: Tiến hành phân tích tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước
- Đối với các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu hoặc phải cạnh tranh với
hàng hoá nước ngoài thì phải nghiên cứu tình hình thị trường ngoài nước
- Nghiên cứu các văn bản sắp sửa ban hành, đặc biệt là các chính sách thuế,
chính sách xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường
- Dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá cả các mặt hàng bổ sung và thay
thể để dự đoán nhu cầu hàng hoá của mình thông qua các mối quan hệ tương
quan được biểu diễn qua các hàm
- Tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường
Cuối cùng doanh nghiệp tổng hợp các yếu tố trên và tiến hành hội thảo,
lấy ý kiến của các chuyên gia để đưa ra kết luận cuối cùng về sản lượng kế
hoạch có thể tiêu thụ được
Mặc dù vậy trong kỳ thực hiện do những nguyên nhân khách quan làm
giá bán suy giảm nên nhà nước có thể đưa thêm hệ số tăng giảm giá vào công
thức xác định quỹ lương nếu giá sản phẩm có sự biến động mạnh
Để thấy rõ, ta đi vào việc phân tích tình hình thanh toán quỹ tiền lương
cho khối kinh doanh xăng dầu của tổng công ty xăng dầu Việt nam
Bảng thanh toán tiền lương cho khối sản xuất kinh doanh xăng dầu năm 1998
Chỉ tiêu SXKD Đơn vị tính Kế hoạch
1998
Thực hiện
1998
So sánh
TH/KH
1. Sản lượng bán
2. Doanh thu
3. Lợi nhuận
4. Nộp ngân sách
5. Quỹ lương
6. Đơn giá
m
3
Tỷ.đ
Tỷ.đ
Tỷ.đ
Tỷ.đ
đ/1000đ
4.350.000
13.200
330
3.994
182.7
13.84
4.506.836
12.295
406,1
5.504,52
170,1628
13,84
103,6 %
93,14 %
123,06 %
137,83 %
93,14 %
100 %
Trong kỳ thực hiện 1998 mặc dù sản lượng bán đã tăng 3,6% nhưng do
giá bán giảm 10% với đơn giá không đổi nên doanh thu chỉ còn 93,14% (mặc
dù lợi nhuận và nộp ngân sách vẫn tăng)
Theo kiến nghị của em thì có thể đưa thêm chỉ số giảm giá trong các
trường hợp giá giảm nhiều
Ví dụ nếu giá giảm bao nhiêu thì chỉ số điều chỉnh sẽ tăng nên bằng 1/2
chỉ số giảm đó (được áp dụng nếu giá giảm quá 5%)
Nếu giá giảm 10% thì chỉ số điều chỉnh là 1,05
Nếu giá giảm 20% thì chỉ số điều chỉnh là 1,10
Nếu giá giảm 30% thì chỉ số điều chỉnh là 1,15
Đây chỉ là ví dụ còn để đưa vào áp dụng thì cần phải tính toán cụ thể
Quay lại ví dụ ở khối sản xuất kinh doanh thuộc Tổng Công ty Xăng dầu
khi doanh thu giảm 10,1% thì chỉ số điều chỉnh sẽ là
I
ĐC
= (1 + 10,1%/2) = 1,0505
V
TH98
=
13,84
---------------
1000
x 12.925 tỷ x 1,0505 = 178,756 tỷ
Sự bù đắp này nhằm hạn chế những thiệt thòi cho người lao động do yếu
tố khách quan, đảm bảo ổn định về tiền lương và thu nhập
3-Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ lương cho các bộ phận
3.1- hoàn thiện quỹ lương cho bộ phận gián tiếp
Nhìn chung hiện nay ở nhiều doanh nghiệp đã tiến hành khoán quỹ
lương cho bộ phận gián tiếp. Nhưng việc khoán cho toàn bộ khối gián tiếp như
Công ty May 10 là không nên vì nó không sát với khối lượng công việc của từng
phòng ban
Theo em thì Công ty May 10 cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác
nên tiến hành khoán tới từng phòng ban theo phương pháp sau
QTL = L
ĐB
x NC
CĐ
x
L
CBCV
---------------
26
x M
ĐC
Trong đó
QTL :Quỹ tiền lương khoán theo lao động định biên của phòng ban
L
ĐB
:Lao động định biên của phòng ban
NC
CĐ
:Ngày công chế độ trong tháng
L
CBCV
:Lương cấp bậc công việc bình quân của các phòng ban
M
ĐC
:Mức điều chỉnh tiền lương của Công ty (do Công ty ban hành và
được điều chỉnh hàng tháng tuỳ thuộc vào hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty)