Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.12 KB, 20 trang )

KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG
VÀ QUẢN LÝ ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT
NAM.
I/ HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐƠN GIÁ TIỀN
LƯƠNG.
1/ Hoàn thiện phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương.
1.1. Hoàn thiện mức tiền lương tối thiểu.
Tiền lương tối thiểu là một nội dung quan trọng trong chính sách tiền
lương là mức lương căn cứ xác định các mức tiền lương khác trong các ngành
nghề. Vì vậy mức tiền lương tối thiểu quy định chung và các mức tiền lương
tối thiểu theo ngành, theo vùng nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:
Bảo đảm tái sản xuất sức lao động giản đơn và một phần để tích luỹ tái
sản xuất sức lao động mở rộng cho những người làm công ăn lương, phù hợp
với khả năng chi trả của người sử dụng lao động và đảm bảo quan hệ hợp lý
với mặt bằng tiền công của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Bảo vệ những người hưởng lương thấp nhất để chống sự bóc lột quá
mức đối với những người lao động không có tay nghề hoặc những người lao
động trong những ngành nghề có cung- cầu lao động bất hợp lý trên thị
trường. Các mức tiền lương tối thiểu do Chính phủ quy định có ảnh hưởng đến
sự ổn định mức sống cho người lao động ở mức tối thiểu là một trong những
biện pháp ngăn cản sự đói nghèo dưới mức cho phép.
Thiết lập mối ràng buộc kinh tế đối với người sử dụng lao động, duy trì
và nâng cao sức cạnh tranh của lao động khuyến khích việc nâng cao hiệu suất
sử dụng sức lao động.
Là căn cứ để hoàn thiện hệ thống trả công lao động tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh giữa các nghành nghề khu vực. Mức tiền lương tối thiểu
được coi là nền của chế độ tiền lương dùng làm căn cứ tính các mức lương
khác của hệ thống thang lương và phụ cấp lương.
Vì vậy độ lớn, cơ cấu và mức tiền tệ hoá tiền lương tối thiểu vừa quyết
định độ lớn của các mức lương khác trong hệ thống thang lương, bảng lương
vừa làm cân đối các chính sách phân phối trong nền kinh tế, ngân sách Nhà


nước và chất lượng hạch toán của nền kinh tế.
Tạo cơ sở để tăng khả năng hoà nhập của lao động Việt Nam vào thị
trường lao động khu vực, quốc tế là yếu tố để thu hút đầu tư nước ngoài và
thực hiện một bước tự do hoá thị trường lao động.
Tóm lại các mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu nêu trên nhằm đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong đó có sự luân chuyển tự do của
lao động và khả năng thoả thuận của các bên có liên quan đồng thời là bước
an toàn chung cho cả xã hội không chỉ bó hẹp trong khu vực Nhà nước. Tiền
lương tối thiểu vừa là căn cứ để phát triển thị trường lao động vừa góp phần
phát triển kinh tế.
Với các mục tiêu nêu trên và mức tiền lương tối thiểu chung hiện nay
Chính phủ quy định tại nghị định 77/2000/NĐ-CP kể từ năm 2001 là
210.000đ/ tháng và hệ số điều chỉnh cao nhất là 2 lần thì mức tiền lương tối
thiểu cao nhất trong các doanh nghiệp có thể áp dụng là:
210.000 đồng/ tháng x (1+2 ) = 630.000 đồng/ tháng
Đối với doanh nghiệp Nhà nước đủ điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh
cao nhất, với mức tiền lương tối thiểu như vậy nếu so sánh với khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài có mức tiền lương tối thiểu là 40$ tương đương với
600.000 (đồng/ tháng) và mức sống tối thiểu hiện tại. Mức tiền lương tối thiểu
sau khi áp dụng hệ số điều chỉnh là tương đối cao và đảm bảo được các mục
tiêu của tiền lương tối thiểu nêu trên.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện được áp dụng hệ
số tăng tiền lương tối thiểu (không có lợi nhuận, mức lợi nhuận năm sau thấp
hơn năm trước, không đảm bảo các chỉ tiêu nộp ngân sách) với mức 210.000
(đồng/ tháng) là quá thấp. Trên thực tế với mức tiền lương tối thiểu chung
như vậy các doanh nghiệp nhà nước khi xây dựng đơn giá tiền lương hầu hết
đều hợp thức hoá các chỉ tiêu tài chính để có thể áp dụng hệ số điều chỉnh tăng
tiền lương tối thiểu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đơn giá. Đối với Tổng
công ty Giấy Việt Nam mặc dù các chỉ tiêu tài chính toàn Tổng công ty đạt đủ
điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu nhưng thực tế qua

các năm cho thấy trong các đơn vị sản xuất giấy chỉ có từ 4 đến 5 đơn vị có lợi
nhuận, lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước và đạt chỉ tiêu nộp ngân sách
nhà nước còn các đơn vị khác hoặc sản xuất hoà vốn hoặc làm ăn thua lỗ.
Nhưng các đơn vị này vẫn được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng tiền lương tối
thiểu. Ta có thể lấy ví dụ ở Công ty Giấy Tân Mai có chỉ tiêu lợi nhuận là
-14249 (triệu đồng), nhưng mức lương tối thiểu được Công ty áp dụng vẫn
đạt 316800 (đồng/ tháng) tương ứng với hệ số điều chỉnh tăng tiền lương tối
thiểu là Kđc= 0,76.
Tóm lại để tiền lương tối thiểu thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra
chúng ta cần phải xem xét một số nội dung sau.
- Mức lương tối thiểu chung hiện nay do Chính phủ quy định khi không
được áp dụng hệ số điều chỉnh là thấp nên trong thực tế không có tính khả thi.
Vì vậy để phù hợp với mục tiêu của tiền lương tối thiểu, trong thời gian tới
Chính phủ cần phải nâng cao mức tiền lương tối thiểu nên khoảng từ 300.000
(đồng/ tháng) đến 400.000 (đồng/ tháng) và có sự điều chỉnh kịp thời khi chỉ
số giá cả sinh hoạt thay đổi qua các năm.
- Để phát huy tốt hơn hiệu quả của hệ số điều chỉnh tăng tiền lương tối
thiểu nhằm bảo đảm công bằng trong các doanh nghiệp. Các cơ quan chức
năng Nhà nước nói chung và đặc biệt đối với Tổng công ty Giấy nói riêng phải
quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu tài chính và thực thi triệt để điều kiện áp dụng hệ
số điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu.
- Việc quy định áp dụng hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu căn cứ vào
các chỉ tiêu tài chính là đúng nhưng chưa đủ vì các chỉ tiêu tài chính phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố khách quan như sự điều chỉnh chính sách giá cả, chính
sách thuế của Nhà nước … Vì vậy, để đảm bảo công bằng trong việc áp dụng hệ
số điều chỉnh và yếu tố tốc độ tăng tiền lương tối thiểu, cần phải kết hợp giữa
chỉ tiêu tài chính và yếu tố tốc độ tăng tiền lương bình quân đầu người phải
thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đầu người.
- Qua phân tích ở phần mối quan hệ tiền lương giữa các đơn vị thành
viên sản xuất giấy Tổng công ty Giấy Việt Nam ta thấy có một vấn đề đó là có

sự chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các vùng- miền của đất nước. Đây
có thể là do có sự chênh lệch về mức sống giữa các khu vực trong nước, vì vậy
Chính phủ cần xây dựng tiền lương tối thiểu theo khu vực nhằm phù hợp với
mức sống của người lao động.
1.2. Hoàn thiện định mức lao động.
Với quy định tất cả các sản phẩm trong doanh nghiệp nhà nước đều
phải có định mức lao động. Điều này cho ta thấy định mức lao động là một
trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tình hình xây dựng và quản
lý đơn giá tiền lương có chính xác hay không.
Mặc dù hiện nay đã có Thông tư số 14 của Bộ lao động –Thương binh và
xã hội hướng dẫn xây dựng định mức lao động trong các doanh nghiệp nhà
nước. Nhưng trên thực tế Thông tư này không được thi hành một cách nghiêm
chỉnh, khi xây dựng đơn giá tiền lương, nhiều doanh nghiệp đã nâng cao định
mức lao động tổng hợp để nâng cao đơn giá tiền lương (qúa trình thẩm định
đơn giá tiền lương ở Tổng công ty Giấy đã cho ta thấy rõ điều này).
Ngoài việc nâng cao định mức lao động hơn so với sản phẩm chính các
doanh nghiệp còn lợi dụng cơ cấu sản phẩm có mức hao phí lao động khác
nhau để tăng hệ số quy đổi. Nhiều sản phẩm chỉ thêm vài công đoạn sản xuất
nhưng mức lao động đã tăng thêm 2 đến 3 lần.
Việc các doanh nghiệp duy trì quá lâu định mức lao động tổng hợp qua
các năm để tính đơn giá tiền lương là thiếu chính xác và không khách quan. Cụ
thể như Tổng công ty Giấy Việt Nam có định mức lao động tổng hợp để xây
dựng đơn giá tiền lương cho đến năm 2000 vẫn không có gì thay đổi so với
năm 1999 và năm 1998. Do đó để có thể nắm được một cách chính xác mức
hao phí cho từng loại mặt hàng, từng loại sản phẩm. Nhà nước nên có quy
định yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng mức lao động căn cứ vào thông số kỹ
thuật quy định cho sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị kết hợp với kinh
nghiệm thực tế tiên tiến. Phải có sự so sánh định mức lao động giữa các doanh
nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Khi tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương trình nên cấp có thẩm quyền

phê duyệt, doanh nghiệp phải xây dựng bản giải trình định mức lao động tổng
hợp một cách cụ thể và có thể theo các bưóc sau:
Bước 1: Phân chia quá trình lao động thành các bước lao động hợp
thành.
Bước 2 : Xây dựng mức thời gian để làm ra một sản phẩm của các bước
công việc.
Bước 3: Xây dựng mức thời gian hao phí tổng hợp cho một đơn vị sản
phẩm.
Để tránh tình trạng doanh nghiệp không tiến hành điều chỉnh định mức
lao động tổng hợp Nhà nước nên có quy định hàng năm doanh nghiệp phải
đánh giá tình hình thực hiện định mức lao động và so sánh với định mức lao
động tổng hợp để củng cố và hoàn thiện hệ thống định mức lao động của
doanh nghiệp.
Trong Thông tư số 14 có hướng dẫn hai cách xây dựng định mức lao
động tổng hợp.
Cách 1: Xây dựng từ thành phần kết cấu theo công thức tổng quát.
Tsp= Tcn+ Tpv+ Tql
Cách 2: Xây dựng định mức lao động tổng hợp theo số lao động cần
thiết.
Trong Thông tư còn hướng dẫn các doanh nghiệp chưa có điều kiện xây
dựng định mức lao động theo cách 1 thì tạm thời xây dựng định mức theo
cách 2. Theo cách xây dựng thứ hai định mức lao động thường xác định theo
công suất thiết kế nên khối lượng sản phẩm định mức thường rất thấp so với
số lượng sản phẩm sản xuất thực tế, hơn thế nữa nếu xây dựng định mức lao
động theo cách 1 sẽ rất khó so sánh định mức giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành, một nghề chứ không phải so sánh giữa các ngành, các nghề.
Trong Tổng công ty Giấy Việt Nam định mức lao động thấp nhất là của Công ty
Giấy Tân Mai với Tsp= 53,18 (giờ/ tấn) còn cao nhất là Công ty Giấy Viến Đông
Tsp= 401,97(giờ/ tấn) chênh nhau tới 7 lần, điều này thường được lý giải do
sự khác nhau về trình độ công nghệ.

Do đó, để khắc phục tình trạng trên Nhà nước cần có văn bản hướng
dẫn cách tính định mức cho từng ngành và quy định khoảng cách cao nhất và
thấp nhất từ đó làm căn cứ các doanh nghiệp xây dựng. Riêng đối với Tổng
công ty Giấy đến nay đã xây dựng đơn giá tiền lương và định mức lao động
được 5 năm do đó đã đủ điều kiện để xây dựng theo 1 cách để tính chính xác
và khách quan hơn.
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định đơn giá tiền lương Vụ
Tiền lương- Tiền công Bộ lao động –Thương binh và xã hội các sở, ban, ngành
phải tăng cường thanh tra, kiểm tra việc xây dựng định mức lao động tổng
hợp có theo các thông số kỹ thuật hay không? có sát với định mức lao động
giao cho người lao động hay không? hay định mức lao động tổng hợp xây
dựng đơn giá tiền lương trình cấp có thẩm quyền thì quá lạc hậu còn định
mức lao động giao cho người lao động lại quá cao. Vì vậy nếu cần thiết các cơ
quan chức năng cần phải tiến hành khảo sát thực tế để xác định lại định mức
làm căn cứ để xây dựng đơn giá tiền lương một cách chính xác.
1.3. Hoàn thiện hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước xây dựng hệ số lương cấp bậc
công việc bình quân căn cứ vào hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy
định tại Nghị định 26 CP. Nhưng trên thực tế khi xây dựng đơn giá tiền lương
thì hầu hết số lao động trong doanh nghiệp đều hưởng hệ số lương cấp bậc
công việc ở mức cao trong nhóm lương của bảng lương. Cụ thể như đã trình
bày ở phần thẩm định của Tổng công ty Giấy Việt Nam thì 100% công nhân
công nghệ giấy của Tổng công ty đều hưởng hệ số lương ở bậc 4,5 của các
nhóm lương tương ứng. Điều này đặt ra cho chúng ta các vấn đề cần quan
tâm trong quản lý.
Thứ nhất: các doanh nghiệp nhà nước đã lợi dụng khai tăng cấp bậc
công việc để nâng hệ số lương. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ hơn Nhà nước nên
yêu cầu các doanh nghiệp phải giải trình chi tiết hơn cấp bậc của các công việc
khi xây dựng đơn giá tiền lương.
Thứ hai: Để có thể kiểm tra xem số lao động đó có hệ số lương phù hợp

không Nhà nước cần kiểm tra, xem xét lại chế độ nâng bậc, nâng ngạch lương
của doanh nghiệp có phù hợp với các quy định hiện hành không.
Thứ ba: Hệ thống thang bảng lương trong khu vực sản xuất kinh doanh
còn nhiều cấp bậc: khoảng cách giữa các bậc 1, bậc 2, bậc 3, còn thấp chênh
lệch vào khoảng từ 10% đến 12%, việc thiết kế thang bảng lương chưa dựa
trên sự điều chỉnh thay đổi công nghệ mới và tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật các
nghề công nhân. Do đó, hiện nay mặc dù chúng ta có hệ thống thang, bảng
lương nhiều nhưng vẫn chưa đủ để áp dụng cho tất cả các ngành, các nghề,
các công việc đặc biệt trong nền kinh tế thị trường sản phẩm đa dạng, kết cấu
ngành nghề luôn thay đổi. Vì vậy, thực chất các doanh nghiệp nhà nước áp
dụng thang, bảng lương chỉ có ý nghĩa cơ bản để thực hiện chế độ BHXH, trả
lương ngày nghỉ theo chế độ, làm đêm, làm thêm giờ. Còn khi tại chức người
lao động ít chú ý đến lương theo ngạch, bậc, chức vụ họ chỉ quan tâm đến thu
nhập tiền lương thực hiện.
Do đó để tránh tình trạng doanh nghiệp nâng cao hệ số lương cấp bậc
công việc Nhà nước nên xây dựng lại, điều chỉnh lại hệ thống thang, bảng
lương cho rõ ràng, bổ sung những công việc làm theo công nghệ mới phù hợp
với hao phí lao động.
1.4. Hoàn thiện hệ số phụ cấp bình quân.
Mức phụ cấp lương được quy định bằng hệ số so với mức lương tối
thiểu hoặc tính bằng tỷ lệ % trên lương cấp bậc, chức vụ chuyên môn, nghiệp
vụ hoặc bằng số tiền tuyệt đối theo ngày làm việc.
Các loại phụ cấp và hệ số phụ cấp nhìn chung chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ
trong đơn giá tiền lương hơn nữa với sự hướng dẫn rất cụ thể và rõ ràng, cho
nên hệ số phụ cấp lương nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với thực tế.
Mặc dù vậy qua công tác xây dựng và thẩm định hệ số phụ cấp lương của Tổng
công ty Giấy Việt Nam ta thấy vẫn còn một số tồn tại trong việc thực hiện chế
độ phụ cấp tiền lương.
Trong đặc điểm sản xuất của ngành giấy rõ ràng có sử dụng đến các loại
hoá chất như trong Công ty Giấy Bãi Bằng có nhà máy hoá chất nhưng năm

2000 trong các chế độ phụ cấp của Công ty lại không có phụ cấp độc hại, nguy
hiểm. Vì vậy Tổng công ty Giấy và Công ty Giấy Bãi Bằng cần phải xem xét và
thực hiện chế độ phụ cấp này để đảm bảo bù đắp hao phí lao động chưa tính
được trong tiền lương đối với những lao động làm việc và tiếp xúc với hoá
chất, đảm bảo bù đắp hao phí sứ lao động cho người lao động, đảm bảo sự
công bằng.
Mặt khác để xác định chính xác hệ số phụ cấp các cơ quan chức năng
Nhà nước cần phải xác định chính xác số người được hưởng phụ cấp nhất là
các khoản phụ cấp tính trên tiền lương cấp bậc, lương chức vụ vì nó có mức
phụ cấp lớn như chế dộ phụ cấp ca ba ( phụ cấp làm đêm).
1.5. Hoàn thiện cách xác định số lao động định biên.
Lao động định biên là chỉ tiêu quan trọng để xây dựng quỹ tiền lương
cho doanh nghiệp, tính năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân.
Theo quy định hiện nay, số lao động định biên của doanh nghiệp nhà nước
được các cơ quan chức năng có thẩm quyền duyệt trên cơ sở số lao định mức
và bằng 95-120% lao động định mức. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay ở
phần lớn các doanh nghiệp thì số lao động thực tế có mặt tại doanh nghiệp
không chỉ thấp hơn số lao động định biên mà còn thấp hơn số lao động định
mức rất nhiều. Số lao động định mức năm 2000 của Tổng công ty Giấy Việt
Nam là 8.111 người, số lao động định biên được Bộ lao động –Thương binh và
xã hội duyệt là 7.952 người nhưng số lao động có mặt tại thời điểm ngày
31/12/2000 là 7.445 người giảm so với lao động định mức là 666 người
tương ứng giảm 6,4%.
Việc số lao động thực tế giảm so với số lao động định mức và số lao
động định biên như vậy cho ta thấy định mức lao động tổng hợp các doanh
nghiệp xây dựng trình cấp thẩm quyền quá lạc hậu. Vì vậy, các cơ quan chức
năng cần phải hoàn thiện việc thẩm định định mức lao động của doanh nghiệp
nhà nước.
Nhà nước không nên qui định để khoảng cách điều chỉnh tăng lên tới
20% là quá cao so với số lao động cần bổ sung để thực hiện chế độ ngày nghỉ

theo quy định, dễ dàng tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng. Tổng công ty Giấy
năm 2000 có số lao động dôi dư là 6,4% tương ứng dư 507 người nhưng quỹ
tiền lương bổ sung thực hiện trong năm cũng chỉ giảm so với kế hoạch là 971
triệu đồng tương ứng giảm 22,18 %. Đáng lý ra số lao động dôi dư trên có thể
làm thay cho những người nghỉ vì học tập, công tác xã hội …. thì quỹ tiền

×