Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Hoàn thiện công tác dự toán nguồn thu học phí tại trường cao đẳng lý tự trọng TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.86 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------

LÊ HỬU NHÂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DỰ TOÁN DỰ NGUỒN THU
HỌC PHÍ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG
TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

---------------

LÊ HỬU NHÂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DỰ TOÁN DỰ NGUỒN THU
HỌC PHÍ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG
TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kế Toán - Hướng ứng dụng
Mã số

: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO
TP. Hồ Chí Minh năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Hoàn thiện công tác dự toán nguồn thu học phí tại
Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không sao chép
của người khác.
Luận văn này chưa được công bố ở bất cứ nơi nào. Tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này.
TÁC GIẢ

Lê Hửu Nhân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn vấn đề giải quyết...............................................................................1

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu...........................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.....................................................4
5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu..............................................................................4
6. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................5
CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU....................................6
1.1 Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh...........6
1.1.1 Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển......................................6
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của đơn vị..............................................................................7
1.1.3 Tổ chức công tác kế toán................................................................................9
1.1.4 Giới thiệu chung về tình hình hoạt động....................................................... 11
1.2 Thực trạng của công tác dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự
Trọng TP.Hồ Chí Minh.............................................................................................. 12


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.... 20
2.1 Tổng quan các nghiên cứu ......................................................... 20_Toc33124071
2.2 Nhận xét tổng quan ............................................................................................
23
2.3 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................

25

2.3.1 Khái niệm về dự toán ....................................................................................

25

2.3.2 Phân loại dự toán ..........................................................................................

25


2.3.3 Chức năng của dự toán .................................................................................

27

2.3.4 Mô hình lập dự toán ......................................................................................

28

2.3.5 Các phương pháp lập dự toán .......................................................................

31

CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ..................................................................................

34

3.1 Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết .....................................................................

34

3.1.1 Tóm lược phương pháp nghiên cứu ..............................................................

34

3.1.2 Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết ...............................................................

34


3.2 Dự đoán nguyên nhân tác động ..........................................................................

39

CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN ...................................................

44

4.1 Tóm lược phương pháp kiểm định nguyên nhân ...............................................

44

4.2 Kế hoạch thực hiện phỏng vấn ...........................................................................

44

4.3 Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu ........................................

45

4.3.1 Nguyên nhân 1: Về phương pháp dự toán ....................................................

45

4.3.2 Nguyên nhân 2: Về mô hình dự toán ............................................................

47

4.3.3 Nguyên nhân 3: Về quy trình thực hiện dự toán ..........................................


49

4.3.4 Nguyên nhân 4: Một số nguyên nhân khác tác động đến hiệu quả công tác dự
toán nguồn thu học phí của đơn vị .........................................................................

51


CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TẾ....................................55
5.1 Đề xuất một số giải pháp thực tế........................................................................ 55
5.1.1 Giải pháp hoàn thiện phương pháp dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao
đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh....................................................................... 55
5.1.2 Giải pháp hoàn thiện mô hình dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng
Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh............................................................................... 58
5.1.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao
đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh....................................................................... 61
5.1.4 Giải pháp hoàn thiện một số công tác liên quan tác động đến hiệu quả dự toán
nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh................66
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT

Ý NGHĨA

BGH


Ban giám hiệu

BTC

Bộ Tài chính

CB–NV

Cán bộ, Nhân viên

CTCT-HSSV

Phòng Công tác Chính trị - Học sinh Sinh viên

GD–ĐT

Giáo dục – Đào tạo

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KH-TC

Phòng Kế hoạch – Tài chính


LĐTB&XH

Lao động Thương Binh Và Xã hội

STC

Sở Tài chính

SV

Sinh viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP.Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

TS–ĐT

Phòng Tuyển sinh – Đào tạo

TT GDTX


Trung tâm Giáo dục thường xuyên

UBND

Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

Tổng hợp quy mô đào tạo

Bảng 1.2

Tổng hợp nguồn thu học phí giai đoạn 2016-2018

Bảng 3.1

Kết quả thảo luận nhóm

Bảng 4.1

Tổng hợp số lượng đánh giá nguyên nhân tác động khác


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1

Giai đoạn thay đổi tên đơn vị gắn với nhu cầu phát triển đổi
mới


Hình 1.2

Sơ đồ tổ chức

Hình 1.3

Sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại đơn vị

Hình 1.4

Sơ đồ minh họa mô hình dự toán theo quy trình từ dưới lên tại
đơn vị

Hình 1.5

Quy trình thực hiện công tác dự toán nguồn thu học phí tại đơn
vị

Hình 2.1

Sơ đồ minh họa mô hình dự toán thông tin từ dưới lên

Hình 3.1

Sơ đồ nguyên nhân tác động

Hình 5.1

Mô hình dự toán thông tin phản hồi


Hình 5.2

Quy trình dự toán nguồn thu học phí


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu : “Hoàn thiện công tác dự toán nguồn thu học phí tại Trường
Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh” hướng đến sự hoàn thiện công tác dự toán
nguồn thu học phí hằng năm tại đơn vị để khắc phục những hạn chế khi thực hiện công
tác dự toán tổng thể. Bằng việc vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài
nghiên cứu cũng đã chỉ rõ được những ưu điểm và những hạn chế trong việc thực hiện
công tác dự toán nguồn thu học phí hằng năm tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ
Chí Minh, cũng như nhận định rõ những nguyên nhân chủ yếu tác động trực tiếp, gián
tiếp đến hiệu quả công tác dự toán nguồn thu học phí hằng năm. Từ đó tác giả đề xuất
một số giải pháp khả thi và phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế của tổ chức như:
Hoàn thiện phương pháp lập dự toán nguồn thu học phí, hoàn thiện mô hình dự toán
nguồn thu học phí, hoàn thiện quy trình thực hiện công tác dự toán nguồn thu học phí và
những giải pháp cho các nguyên nhân khác tác động đến hiệu quả dự toán và thực hiện
chỉ tiêu dự toán nguồn thu học phí hằng năm tại đơn vị.
Với những đóng góp của đề tài nghiên cứu, tác giả mong muốn những giải pháp
đề xuất sẽ giải quyết được những vấn đề tồn đọng trong công tác dự toán nguồn thu học
phí – Nguồn thu tài chính quan trọng của Nhà trường đồng thời góp phần nâng cao hiệu
quả công tác kế toán hướng đến mục tiêu phát triển chung của tổ chức.


ABSTRACT
Research title: “The completion of an effective fee forecasting system in Ly Tu
Trong College.” aiming to improve the process of forecasting, especially annual fee
forecasting, where drawbacks should be eliminated during the time overall forecasting

process is implemented. By applying qualitative methodology, this research has
illustrated comprehensively both current advantages and disadvantages in the annual
process of overall fee forecasting system in Ly Tu Trong College. Furthermore, this
research also identified internal and external elements affecting the effectiveness of
annual process for overall fee forecasting system. Up to that points, I proposed effective
solutions that could make further improvements such as radical methods, improved
system, updated procedure as well as further steps for enhancing the effectiveness and
level of fee forecasting process in Ly Tu Trong College. The results of this research
would be applied successfully to solve current problems during the work of fee
forecasting and major income managements in this college. Furthermore, this
outstanding performance also stands more chances in fulfilling the purpose of not only
the improved fee forecasting and management system, but also the general
developments in terms of accountancy in Ly Tu Trong College.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề giải quyết
Trong các đơn vị sự nghiệp có thu, dự toán có thể được sử dụng để cụ thể hóa các
mục tiêu dài hạn và ngắn hạn thành các hoạt động cụ thể. Sau đó, dự toán lại được sử
dụng như một công cụ để kiểm soát và đánh giá hiệu quả của đơn vị. Nhờ dự toán, nhà
quản trị có thể định hướng các hoạt động của đơn vị theo đúng mục tiêu đã đặt ra. Khi các
hoạt động được thực hiện xong, thông qua so sánh thực tế với dự toán, nhà quản trị có thể
đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng bộ phận cũng như toàn đơn vị.
Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi các nhà quản trị trong các tổ
chức phải có các biện pháp đổi mới trong công tác quản lý. Bên cạnh quản lý tốt vấn đề
về nhân sự thì là quản lý tài chính hiệu quả sẽ đảm bảo cho đơn vị hoạt động tốt và phát
triển bền vững hơn. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật đó,
đặc biệt là khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công do Chính phủ ban hành thay thế cho Nghị định 43/2006/NĐ-CP nhằm điều chỉnh cơ

chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường
trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự
chủ ở mức cao, đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp giáo dục phải xây dựng hoàn thiện hệ thống
kiểm soát hiệu quả thu, chi cho đơn vị. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay công tác dự
toán ngân sách thu – chi của Trường Cao đẳng Lý Tự Trong TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là
dự toán nguồn thu học phí hằng năm còn tồn tại nhiều hạn chế ảnh hưởng đến việc triển
khai các kế hoạch, chiến lược phát triển cả về quy mô đào tạo, cở sở vật chất kỹ thuật và
xa hơn là tự chủ nguồn tài chính lâu dài, cụ thể là số liệu dự toán cao hơn với thực tế dẫn
đến sự thiếu hụt nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu phát triển của năm kế hoạch. Bên
cạnh đó, trong quá trình triển khai công tác còn nhiều bất cập ở các phòng ban liên quan
có nhiệm hỗ trợ đối soát số liệu, thông tin báo cáo thực tế làm dự báo cho năm kế hoạch
với tiến độ còn chậm trễ, mô hình dự toán chưa khai thác tối đa thế mạnh về con người
trong việc tham mưu Ban quản trị Nhà trường xem xét các chỉ tiêu dự toán nguồn thu học


2
phí phù hợp nhất cho năm kế hoạch trong khi đội ngũ nhân sự của đơn vị, đặc biệt là lãnh
đạo các phòng ban là những người có thâm niên trong công tác giáo dục và quản lý tài
chính. Ngoài ra những biểu hiện của phương pháp dự toán truyền thống dần dần không
còn phù hợp với nhu cầu phát triển và kiểm soát tài chính của Trường Cao đẳng Lý Tự
Trọng TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, phương pháp dự toán đó giới hạn các
thông tin tham khảo cho các nhà quản trị khi phần lớn tập trung vào số liệu thực hiện của
năm liền trước để làm cơ sở cho năm báo cáo.
Trải qua hơn 33 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Trường Cao đẳng Lý Tự
Trọng TP. Hồ Chí Minh là một trong những trường công lập chất lượng cao, có uy tín về
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành
phố và cả nước. Trong xu hướng chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính, tác giả mong
muốn thực hiện đề tài nhằm hoàn thiện một số vấn đề còn tồn tại trong công tác lập dự
toán nguồn thu học phí hằng năm tại đơn vị vì học phí là một những nguồn thu chính
đóng vai trò quan trọng đối với bộ mặt tài chính của Nhà trường. Ngoài ra, dự toán nguồn

thu học phí một cách hiệu quả sẽ giúp công tác dự toán vẽ ra một tấm bản đồ cho tương
lai mà nhờ đó các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra kế hoạch thực hiện phù hợp để đạt được mục
tiêu đã đề ra đảm bảo tổ chức luôn luôn vững mạnh. Bên cạnh đó, tác giả nhận được đề
nghị thực hiện đề tài nghiên cứu để hoàn thiện công tác dự toán nguồn thu học phí tại
Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh từ phía BGH Nhà trường và Trưởng
phòng KH-TC, với mong muốn sẽ có những giải pháp thực tế và áp dụng đạt hiểu quả tại
đơn vị.
Nhận thức được vai trò của công tác lập dự toán khai thác hiệu quả nguồn tài chính
cụ thể là nguồn thu học phí để phục vụ cho hoạt động tổ chức hằng năm, mục tiêu khắc
phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác dự toán nguồn thu học phí, tác giả đã lựa
chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DỰ TOÁN NGUỒN THU HỌC PHÍ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG TP. HỒ CHÍ MINH” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình với mong muốn góp phần cho sự hiệu quả công tác tài chính kế toán và
mục tiêu xây dựng, phát triển lâu dài của Nhà trường.


3
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hoàn thiện công tác dự
toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
-

Phân tích thực trạng về công tác dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao

đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra và đánh giá những tồn tại trong công
tác.
-

Xác định những nguyên nhân tác động dẫn đến những tồn tại trong công tác dự


toán nguồn thu học phí hằng năm tại đơn vị.
-

Từ đó, đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác dự toán nguồn thu học phí tại

Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng về quy trình, mô hình và phương pháp thực hiện dự toán nguồn thu
học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào? Đánh
giá các thực trạng và chỉ ra những tồn tại trong công tác thực hiện dự toán nguồn thu học
phí.
- Nguyên nhân tác động đến những tồn tại yếu kém của công tác dự toán nguồn
thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh là gì?
- Những giải pháp nào giúp cho việc hoàn thiện công tác dự toán nguồn thu học
phí để nâng cao hiệu quả công tác dự toán hằng năm tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng
TP.Hồ Chí Minh?
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính bao
gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra và nghiên
cứu tài liệu, cụ thể:


4
Đối với nghiên cứu tài liệu bao gồm:
- Dữ liệu thứ cấp: Các văn bản có liên quan đến hoạt động của nhà trường như các
quy định, quy chế tại Nhà trường, các công khai tài chính của Nhà trường, các nghiên cứu
và giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Dữ liệu sơ cấp: Bảng câu hỏi phục vụ thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp các

lãnh đạo điều hành có liên quan để đánh giá thực trạng và nguyên nhân thực trạng của
công tác dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh.
Đối với nghiên cứu điều tra:
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách quan sát thực tế, thảo
luận nhóm, phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia để tìm hiểu về thực trạng của vấn đề,
chỉ ra những ưu nhược điểm trong cách thức thực hiện công tác và những nguyên nhân
tác động.
Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Từ những dữ liệu được thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp và phân loại theo
từng mục đích nghiên cứu, đồng thời phân tích dưới dạng thống kê so sánh để chỉ ra
những thực trạng đang tồn tại, nguyên nhân tác động từ đó tác giả đề xuất những phương
hướng, giải pháp để hoàn thiện công tác dự toán nguồn thu học phí nâng cao hiệu quả
công tác dự toán chung cho toàn trường.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác dự toán nguồn thu học phí tại
Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại đơn vị Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ
Chí Minh. Nguồn dữ liệu được thu thập được trong giai đoạn từ năm 2016-2018.
5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm có 4 chương:


5
Chương 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 3: Kiểm chứng các vấn đề cần giải quyết và dự đoán nguyên nhân tác động

Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân
Chương 5: Đề xuất một số giải pháp thực tế
6. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên những nền tảng về cơ sở lý thuyết và thực tiễn , kết hợp tham khảo các
nghiên cứu có nội dung liên quan về công tác dự toán tại đơn vị sự nghiệp và vận dụng
các phương pháp nghiên cứu phù hợp, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác dự
toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh” với mong
muốn có thể nhận diện và giải quyết được những vấn đề còn tồn tại trong công tác dự
toán nguồn thu học phí, nhằm đưa ra những giải pháp hướng đến nâng cao hiệu quả công
tác dự toán nguồn thu học phí nói riêng và công tác dự toán tổng thể nói chung tại Trường
Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh góp phần hướng tới hoàn thành các chiến lược và
nhu cầu phát triển lâu dài của đơn vị.


6
CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh
1.1.1 Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển
Tên chính thức: Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
Tên tiếng Anh: LY TU TRONG COLLEGE OF HO CHI MINH CITY.
Địa chỉ: 390 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3811.0521 Fax: (028) 3811.8676
Website: www.lttc.edu.vn
Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh thành lập từ năm 1986, là một
trong những trường công lập chất lượng cao, có uy tín về chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và cả nước. Bên cạnh đó,
Nhà trường cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trải qua
nhiều thời kỳ đổi mới và hoàn thiện không ngừng hướng tới mục tiêu và sứ mạng đào tạo
nguồn nhân lực có tay nghề giỏi phục vụ cho nhu cầu của xã hội.


Hình 1.1 : Giai đoạn thay đổi tên đơn vị gắn với nhu cầu phát triển đổi mới
(Nguồn: Website Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh)
Năm học 2017 – 2018, Trường vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội vì đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đào


7
tạo tuyển sinh, giải quyết việc làm cho SV; nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành
phố Hồ Chi Minh và đạt nhiều thành tích khác. Hiện nay, trường đang duy trì và cải tiến
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, với mục tiêu giữ vững niềm
tin và sự an tâm của người học, trường đang phát triển các ngành nghề đào tạo theo tiêu
chuẩn quốc gia, chuẩn ASEAN và quốc tế.
Tính đến thời điểm hiện tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh có 9
hệ bậc đào tạo góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội:
Cao đẳng tiên tiến
Cao đẳng chuyên nghiệp
Cao đẳng nghề chính quy (12+3)
Cao đẳng nghề chính quy (9+4)
Trung cấp chuyên nghiệp (9+3)
Liên thông Cao đẳng chuyên nghiệp
Liên thông Cao đẳng nghề
Trung cấp chuyên nghiệp (12 + 2 năm 3 tháng)
Trung cấp chuyên nghiệp (12 + 2)
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của đơn vị
Dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, cơ cấu tổ
chức của Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh được phân bố theo phòng khoa
chức năng như sau:


8


Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức
(Nguồn: Website Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh)


9
1.1.3 Tổ chức công tác kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN

KẾ TOÁN

KẾ TOÁN

KẾ TOÁN

THUẾ

NGÂN HÀNG

THANH TOÁN

NGÂN SÁCH

THỦ QUỸ

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại đơn vị



(Nguồn:Tài liệu nội bộ của Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh)
Về chức năng:
- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc quản

lý, tổng hợp, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế toán của Trường;
- Thực hiện công tác quản lý thu – chi tài chính theo đúng quy định của pháp luật
hiện hành;
- Kiểm soát và quản lý cơ sở vật chất bằng nghiệp vụ tài chính kế toán, đồng thời
xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn phù hợp với thực tế của đơn vị trong
từng giai đoạn phát triển;
- Hướng dẫn, kiểm tra, rà soát hoạt động tài chính tại các đơn vị nhằm khắc phục
các hạn chế, rủi ro;
- Tiến hành tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động tài chính của trường trình Sở
GD-ĐT, STC và Hiệu trưởng hằng năm.


10


Nhiệm vụ:
- Lập dự toán thu chi tài chính hàng năm (Xây dựng kế hoạch thu – chi ngân sách,

xây dựng kế hoạch thu – chi đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng kế hoạch thu – chi sự
nghiệp).
- Thanh quyết toán các nguồn kinh phí: chi thường xuyên, chi không thường
xuyên, chi kinh phí sự nghiệp, chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản.



Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính tại các đơn vị trực thuộc Trường:
- Định kỳ hàng quý, phòng KH-TC cử cán bộ phụ trách theo dõi tài chính tại các

đơn vị có hoạt động thu chi để hướng dẫn, kiểm tra việc mở sổ sách, báo cáo quyết toán
đúng chế độ Nhà nước và quy định của nhà trường;
- Tập trung mọi nguồn thu chi tại các đơn vị về phòng KH-TC quản lý;


- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà trường.
Tổng hợp báo cáo hoạt động tài chính của nhà trường:
- Định kỳ hàng quý, năm tổng hợp số liệu lập báo cáo quyết toán thu chi tài chính

theo quy định của STC gửi Hiệu trưởng xem xét phê duyệt, sau đó trình lên Sở GD-ĐT,
STC;
- Cùng với các đơn vị lập biểu mẫu, báo cáo cho từng hoạt động cụ thể theo yêu
cầu của các cấp có thẩm quyền;
- Tiến hành lập báo cáo kết quả hoạt động tài chính trình lên Hiệu trưởng vào thời
điểm cuối năm tài chính, trên cơ sở đó Phòng KH-TC sẽ phân tích, tham mưu cho Hiệu
trưởng về tình hình quản lý, phân bổ các nguồn kinh phí, có kế hoạch xây dựng dự toán
thu chi cho năm sau;
- Thực hiện tốt công tác quản lý tài sản, điện, nước, điện thoại và các hoạt động
liên quan đến tài chính;


11
- Thực hiện công tác kiểm kê, thanh lý tài sản định kỳ và đột xuất nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý và sử dung hiệu quả tài sản tại đơn vị hằng năm;
- Tham mưu cho Hiệu trưởng việc ký kết các loại hợp đồng với các đơn vị hợp
tác, đồng thời theo dõi việc thực hiện các hợp đồng của Nhà trường cho đến khi kết thúc
nghiệm thu hợp đồng, cũng như hướng dẫn xử lý các tình huống phát sinh theo quy định

của pháp luật.
1.1.4 Giới thiệu chung về tình hình hoạt động

Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường hơn 300 người, trong đó, 100%
giảng viên đạt và vượt chuẩn về chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm.Với diện tích rộng hơn 5
hécta, môi trường học tập rộng rãi thoáng mát, yên tĩnh, kỹ cương, nề nếp và thân thiện. Quy
mô đào tạo của trường hơn 13.000 SV và tuyển sinh hàng năm trên 5.000 SV. Miễn 100 %
học phí cho SV vào học trung cấp sau THCS, có nhiều mức học bổng khuyến khích học tập
do doanh nghiệp tài trợ và Nhà trường luôn dành nhiều sự động viên, hỗ trợ cho các SV khó
khăn vươn lên trong học tập.

Nhà trường luôn quan tâm đặc biệt và tăng cường mở rộng các mối quan hệ với
doanh nghiệp nhằm đáp ứng 100% nhu cầu việc làm cho SV. Đến nay, trường có mối
quan hệ gắn bó với hơn 900 doanh nghiệp trong và ngoài nước. SV sau khi tốt nghiệp
được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng và thuận lợi học liên thông bậc Đại học tại các
trường trong nước và quốc tế. Tỷ lệ SV ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo
sau 6 tháng chiếm hơn 90% sinh viên tốt nghiệp hàng năm (Nguồn: Website Trường Cao
đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh).
Nhìn chung, hằng năm Nhà trường luôn luôn hướng đến mục tiêu mở rộng quy mô
đào tạo, tăng số lượng SV đào tạo cho mỗi năm (Xem hình 1.1) cụ thể là trong 3 năm gần
đây từ 2016-2018 số lượng SV đào tạo cho các năm tăng đáng kể phục vụ cho nhu cầu
tuyển dụng lao động có tay nghề cao cho hơn 300 doanh nghiệp liên kết với Nhà trường.


12
Bảng 1.1 Tổng hợp quy mô đào tạo
Bậc

Năm 2016


Năm 2017

Năm 2018

Cao đẳng

5.330

8.346

11.449

Trung cấp

1.785

3.082

1.810

Tổng

7.115

11.428

13.259

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Phụ lục 1.2 Công khai giáo dục đào tạo của Trường
Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016- 2018)

Tuy gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh do có những chính sách mới ban
hành của Bộ GD-ĐT và sự cạnh tranh của các trường trong khu vực nhưng nhìn chung
tổng quy mô đào tạo của trường vẫn ổn định và trong xu thế phát triển bền vững. Theo xu
thế phát triển này, các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực đã, đang và sẽ tiếp tục được
mở rộng, phát triển lên. Vì vậy, mô hình quản lý cũng sẽ mở rộng hơn và được chú trọng
nhiều hơn để thực hiện tốt công tác quản lý.
1.2 Thực trạng của công tác dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý


Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh
Về phương pháp và mô hình thực hiện công tác dự toán nguồn thu học phí
Nguồn thu học phí là một nguồn tài chính rất quan trọng và đóng vai trò là nguồn

thu chính tại đơn vị Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh. Nguồn thu học phí
được xây dựng dựa trên số lượng SV và mức thu học phí được quy định theo lộ trình học
phí đã được phê duyệt của Sở GD-ĐT qua từng năm học. Từ đó làm tiền đề và cơ sở cho
CB – NV thực hiện công tác dự toán nguồn thu học phí hằng năm.
Phương pháp lập dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng
TP.Hồ Chí Minh hiện nay đang thực hiện theo phương pháp truyền thống với mô hình dự
toán thông tin từ dưới lên (Xem hình 1.4). Theo phương pháp và mô hình đó, căn cứ vào
số liệu báo cáo dự toán và thực tế về số lượng SV tuyển sinh được trong năm học trước
đó và số lượng SV đang học tại trường để làm dự toán cho số thu học phí của năm kế


13
hoạch, các đơn vị cấp thấp lập dự toán gửi lên BGH, Hội đồng nhà trường xem xét phê
duyệt, từ đó BGH và Hội đồng nhà trường tiến hành họp và thẩm định tỷ lệ tăng quy mô
đào tạo so với năm trước cùng với những thay đổi về định mức, nhu cầu sử dụng kinh phí
tại đơn vị cùng làm cơ sở cho các bộ phận xây dựng dự toán. Các dự toán bao gồm dự
toán nguồn thu học phí được lập với sự hợp tác của các nhà quản lý, tuy nhiên chủ yếu tập

trung vào các đối tượng như: Ban giám hiệu, các trưởng phòng: KH-TC, TS-ĐT, CTCTHSSV.
Ưu điểm: Với việc áp dụng phương pháp dự toán truyền thống trong công tác dự
toán nguồn thu học phí giúp cho đơn vị có thể thực hiện nhanh chóng, dễ dàng phân bổ và
điều chỉnh chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh, chi phí thực hiện thấp vì thời gian thực hiện ngắn,
những tác động làm thay đổi đến tình hình thu học phí trong năm được nhìn thấy một cách
nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình dự toán được lập từ dưới lên, các đề
xuất dự toán từ cấp dưới trình lên cấp quản lý xem xét sẽ gần với thực tế, có độ tin cậy
cao hơn.
Hạn chế: Bằng phương pháp quan sát tác giả đã theo dõi tình hình thực hiện công
tác dự toán nguồn thu học phí hằng năm tại đơn vị bằng phương pháp dự toán truyền
thống cho thấy việc áp dụng phương pháp này chỉ dựa trên kết quả đạt được của năm học
trước làm cơ sở dự toán nên đã bỏ qua hoạt động đánh giá hiệu quả, các vấn đề tồn đọng
trong công tác dự toán thu học phí của năm trước, chưa có những dự trù phát sinh trong
tương lai làm giảm số lượng SV theo học như: Số lượng SV dự kiến tuyển không đạt như
dự toán, số lượng SV bỏ học, bảo lưu kết quả học tập,… làm ảnh hưởng đến số liệu dự
toán thu học phí trong năm. Với việc thực hiện phương pháp này, thực sự vẫn chưa mang
lại hiệu quả tối đa cho công tác dự toán nguồn thu học phí tại đơn vị. Ngoài ra, do mô
hình thực hiện từ dưới lên, nên các đơn vị cấp dưới có thể sẽ đặt ra những mục tiêu thấp
vì họ sợ không hoàn thành được mục tiêu như theo đúng tinh thần của dự toán, nên con số
dự toán số thu học phí chủ yếu là số SV tuyển mới và số SV đang đào tạo được dự toán
trong định mức mà họ có thể đạt được và nếu hoàn thành sẽ được đánh giá cao. Từ đó,


14
cho thấy Nhà trường sẽ không thể khai thác hết tiềm lực về kinh nghiệm, nhân sự và công
suất hoạt động của các bộ phận liên quan để phát triển nguồn thu học phí hằng năm.

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG KH-TC


PHÒNG TS-ĐT

PHÒNG CTCT-HSSV

CÁC KHOA

Hình 1.4: Sơ đồ minh họa mô hình dự toán theo quy trình từ dưới lên tại đơn vị


(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Về quy trình thực hiện công tác dự toán nguồn thu học phí
Quy trình dự toán nguồn thu học phí tại Trường Cao đẳng Lý Tự TP.Hồ Chí Minh

chủ yếu tập trung vào 3 phòng chức năng: phòng KH-TC, phòng TS-ĐT, phòng CTCTHSSV kết hợp với BGH nhà trường thực hiện. Theo đánh giá của chuyên gia kiểm định
ISO 9001:2015 năm 2018 khi tiến hành kiểm định hoạt động của Phòng KH-TC cho rằng:
“Quy trình thực hiện dự toán số thu học phí hằng năm của Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng
TP.Hồ Chí Minh nhìn chung đáp ứng được tiến độ thực hiện, thực hiện theo hướng xuất
phát từ cấp quản lý cơ sở thực hiện và gửi trình lên cấp quản lý cấp cao, tuy nhiên chưa
khai thác tối đa tư liệu tham khảo từ những đề xuất của các đơn vị khoa đào tạo để làm cơ
sở dự toán số thu học phí dựa trên số lượng SV đào tạo, mặc dù trên quy trình minh họa
thì các khoa đào tạo vẫn xuất hiện tham gia quy trình…”.


×