Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BAI THU HOACH TƯ TƯỞNG HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.15 KB, 6 trang )

SỞ GD ĐT QUẢNG TRỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT TRIỆU PHONG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
QUA 4 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM
THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
----------  ---------
Họ và tên: Đinh Thị Hồng Nhung
Tổ chuyên môn: Tiếng Anh
Qua học tập và nghiên cứu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xin trình
bày những thu hoạch được về nhận thức và tự liên hệ về việc rèn luyện tu dưỡng
đạo đức, lối sống của bản thân như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả
tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu
mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời
đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối
với mỗi cán bộ công chức, đảng viên và mỗi người Việt Nam.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo
dục, rèn luyện mình, xứng đáng là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
1. Về nhận thức của cá nhân về sự cần thiết phải học tập, rèn luyện tu
dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay:
Như chúng ta đã biết, sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã khẳng định: Đạo đức
là gốc của cách mạng. Bác coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn
của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong
đời sống xã hội. Bởi vậy, học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm
gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết và quan
trọng.
Mỗi chúng ta hiểu rằng trong quá trình chúng ta hội nhập sâu hơn về kinh tế


và giao lưu văn hoá, khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ hơn với bên ngoài, bên
cạnh những thời cơ lớn thì có những thách thức không nhỏ, trong đó có những
thách thức về đạo đức lối sống do những luồng tư tưởng văn hoá ngoại lai du nhập.
Mặt khác, thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy đã và đang xảy ra tình trạng suy thoái
về đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức và
trong các tầng lớp nhân dân. Vì vậy với đợt học tập này lại càng có ý nghĩa to lớn
về nhiều mặt.
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là học tập và làm
theo tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng
sản chân chính, đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người bình dị,
gần gũi, ai cũng có thể học tập, noi theo, để trở thành một người cách mạng, người
công dân tốt trong xã hội. Đó là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, lý tưởng độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Là tấm gương của ý chí, nghị lực, phi thường,
năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi tới đích thắng lợi. Là
tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân,
hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Là tấm gương của một con người nhân ái, vị
tha, khoan dung, nhân hậu, hết lòng vì đồng bào, đồng chí, anh em. Là tấm gương
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hy sinh hạnh phúc riêng vì hạnh phúc chung
của dân tộc. Là nếp sống giản dị và đức khiêm nhường, nói đi đôi với làm, luôn
luôn học tập, rèn luyện, cống hiến, làm điều tốt, nêu gương sáng, từ việc lớn đến
việc nhỏ. Là tâm nguyện suốt đời tu dưỡng đạo đức, lối sống để “ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Những đức tính cao cả, tốt đẹp ấy hun
đúc trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cao
thượng tuyệt vời, mặt khác, gần gũi, thân thương, giàu sức thuyết phục, lay động,
cảm hóa, lan toả.
2
 Những phẩm chất đạo đức cách mạng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
mà cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên học tập và noi theo:
Tinh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ

nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
"Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" là chuẩn mực đạo đức truyền thống
trong quan hệ "đối với mình", được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và
phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ
bản của đạo đức cách mạng.
Tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn
luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân.
Phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn
kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế
Hồ Chí Minh nêu lên những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
- Xây phải đi đôi với chống
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động học tập, làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh
Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, một mặt, thể hiện sự biết ơn và ngưỡng vọng vô hạn của toàn Đảng, toàn
dân ta đối với tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ; mặt
khác, làm cho mọi người nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản, giá trị to lớn
của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức mà Bác để lại cho hôm nay và muôn
đời sau. Qua học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác mà tạo
ra sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống
của mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh
niên, học sinh; nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư; xây dựng, vun đắp các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội; xây dựng con
3
người Việt Nam có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh vững vàng, trí tuệ vươn tới tầm
cao của nhân loại; góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,

làm lành mạnh các quan hệ xã hội, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối
sống và các tệ nạn xã hội; đưa đất nước vững bước trên con đường công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Kết quả cụ thể của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh:
a) Ưu điểm:
 Về ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên:
Đối với tôi: một sinh viên - một giáo viên việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
thường xuyên là hết sức cần thiết. Nhận thức được điều đó bản thân tôi luôn tự rèn
luyện, trau dồi về phẩm chất đạo đức, biết kính trên nhường dưới, cư xử đúng mực,
hoà nhã với mọi người; đặc biệt luôn phấn đấu để là tấm gương cho học trò noi
theo, luôn luôn kiên định theo lập trường tư tưởng của Đảng; đồng cảm và sẵn
sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt; không kiêu căng, tự cao, tự đại
trong mọi trường hợp. Đặc biệt không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
 Về ý thức trách nhiệm, tâm huyết với công việc:
Đối với mỗi một người giáo viên công việc chính là giảng dạy, truyền thụ tri
thức và rèn luyện nhân cách cho học sinh, một công việc hết sức khó khăn nhưng
cũng đầy tự hào. Thấm nhuần được đạo đức, tư tưởng và mong ước của Bác tôi đã
và sẽ không ngừng học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tôi luôn khát khao mình sẽ đóng góp được một
phần nhỏ bé vào công cuộc trồng người và cống hiến cho đất nước những người
con đủ đức, đủ tài để phần nào thoả lòng mong ước của Bác, tôi luôn tự hào và sẽ
cố gắng hết mình để thực hiện tốt điều đó.
 Về chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện "
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập
thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức.
4
- Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; thẳng thắn, trung

thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt;
chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu
giếm khuyết điểm, đặc biệt bản thân sống có trách nhiệm, ủng hộ và thực hiện tốt
các cuộc vận động và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực” trong giáo dục.
- Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi
đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và
việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân.
- Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh
không khoan nhượng trước mọi mưu đồ của các thế lực thù địch, cơ hội hòng chia
rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân bởi đoàn
kết là yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước. Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị là
trái với tinh thần yêu nước chân chính.
 Về ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm
gương Hồ Chí Minh:
Bản thân tôi luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên
tắc, pháp luật, kỷ cương, không kéo bè, kéo cánh để làm rối loạn kỷ cương, không
chuyên quyền, độc đoán làm cho nhân dân bất bình, cần phải lên án và loại bỏ.
Dù ở bất cứ cương vị nào tôi luôn cố gắng gần gũi, chan hoà với mọi người,
cố gắng học tập và sống có trách nhiệm với những người xung quanh.
Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Bản thân tôi không sợ phê
bình, không sợ khuyết điểm mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm dẫn đến những
sai phạm nghiêm trọng hơn vì vậy phải tự nghiêm khắc với chính mình và phê bình
luôn có mục đích xây dựng. Cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những
động cơ cá nhân, vụ lợi mà "đấu đá" lôi kéo, chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ.
Luôn động viên những người thân trong gia đình và xã hội giữ gìn đạo đức lối
sống, xây dựng gia đình văn hoá.
b) Nhược điểm:
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×