BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------------------------
NGUYỄN THÁI NGỌC
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC
VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
THÉP VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành : 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------------------------
NGUYỄN THÁI NGỌC
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC
VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
THÉP VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành : 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
TS. Hoàng Công Gia Khánh
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày
25 tháng 07 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
PGS. TS Phan Đình Nguyên
Chủ tịch
2
TS. Hà Văn Dũng
Phản biện 1
3
PGS.TS. Nguyễn Thị Loan
Phản biện 2
4
TS. Phan Thị Hằng Nga
5
TS. Phan Mỹ Hạnh
Uỷ viên
Uỷ viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2015
NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên
: NGUYỄN THÁI NGỌC
Ngày, tháng, năm sinh :10/08/1987
Giới tính : Nữ
Nơi sinh : TP.HCM
Chuyên ngành
MSHV
: Kế toán
: 1341850036
I-Tên đề tài:
Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các Doanh nghiệp ngành thép Việt Nam.
II-Nhiệm vụ và nội dung:
- Thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc của các DN ngành
thép niêm yết trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
-
Thu thập và xử lý số liệu của các nhân tố trong thời gian từ 2009-2013. Từ đó
rút ra được kết quả những nhân tố nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc vốn
ngành thép Việt Nam.
-
Đề xuất một số giải pháp do các nhân tố tác động trực tiếp đến nhằm nâng cao
cấu trúc vốn ngành thép Việt Nam.
III-Ngày giao nhiệm vụ
: Ngày 18 / 08 / 2014
IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ : Ngày 15 / 06 / 2015
V-Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. HÒANG CÔNG GIA KHÁNH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
-i-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các
doanh nghiệp ngành thép Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
Học viên thực hiện
Nguyễn Thái Ngọc
-ii-
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu và tất cả
các Quý Thầy Cô trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt những kiến thức quý báu cũng như các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện
hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn Thầy TS.Hoàng Công Gia Khánh đã
hướng dẫn nhiệt tình tận tâm và có những lời nhận xét, góp ý quý giá để tôi có thể
hòan thành được luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng quan
tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hòan thành được luận văn tốt nghiệp này.
Học viên thực hiện
Nguyễn Thái Ngọc
-iii-
TÓM TẮT NỘI DUNG
Trong bài nghiên cứu này tác giả xem xét nhân tố tác động đến cấu trúc
vốn của các DN ngành thép Việt Nam. từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp sử
dụng cấu trúc vốn được hiệu quả hơn. Dữ liệu đựơc thu thập từ các báo cáo tài
chính của 20 công ty ngành thép Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khóan Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khóan Hà Nội trong giai
đọan năm năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 để nghiên cứu. Luận văn sử dụng mô
hình hồi quy kinh tế lượng để nghiên cứu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn.
Biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính. Gồm sáu biến độc lập là quy mô doanh nghiệp
(SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập doanh
nghiệp (TAX), tài sản cố định hữu hình (TANG), đặc điểm riêng của sản phẩm
(UNI).
Kết quả nghiên cứu cho thấy 73.88% sự thay đổi của biến phụ thuộc là
do các biến độc lập. Phân tích hồi quy cho thấy có ba nhân tố tác động đến cấu trúc
vốn ngành thép là: quy mô DN (SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tài sản cố định hữu
hình (TANG). Ba nhân tố còn lại như: tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập
DN (TAX), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) không có ý nghĩa thống kê trong
mô hình nghiên cứu, nghĩa là không tác động đến cấu trúc vốn của các DN ngành
thép Việt Nam.
-iv-
ABSTRACT
In this paper the authors consider factors that affect the capital structure of the
steel companies in Vietnam. Thereby offering solutions to help to use the capital
structure more efficient. Data were collected from the financial statements of 20
companies Vietnam steel industry is listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange
and Hanoi Stock Exchange during the period of 2009, 2010, 2011, 2012, and 2013
to study. Thesis using regression models econometric study of the factors affecting
capital structure. The dependent variable is financial leverage. Six independent
variables are firm size (SIZE), of low liquidity (LIQ), growth (GROW), corporate
income tax (TAX), tangible fixed assets (TANG), characterized Own products
(UNI).
Research results show that 73.88% change of the dependent variable is due to
the independent variable. Regression analysis shows that there are three factors
affecting the steel industry is capital structure: scale enterprises (SIZE), of low
liquidity (LIQ), tangible fixed assets (TANG). The three remaining factors such as
growth (GROW) corporate income tax (TAX), specific characteristics of the product
(UNI) no statistical significance in the study model, meaning no impact capital
structure of the steel companies in Vietnam.
-v-
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
TÓM TẮT NỘI DUNG..........................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH..................................................... xi
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu...................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 1
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:.............................................................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2
1.3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu....................................................................................2
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................ 4
1.5. Một số các nghiên cứu trước........................................................................... 4
1.5.1. Nghiên cứu thế giới..............................................................................................4
1.5.2. Nghiên cứu trong nước........................................................................................ 8
1.6. Ý nghĩa khoa học.......................................................................................... 13
1.7. Bố cục luận văn............................................................................................ 13
Kết luận chương 1................................................................................................. 14
-vi-
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TỔNG QUAN CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM................................................ 15
2.1. Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn ...................................................................... 15
2.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn theo ngành ............................................................15
2.1.2. Ý nghĩa cấu trúc vốn trong DN....................................................................... 16
2.1.3. Các thành phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp ..................................... 16
2.2. Các lý thuyết nghiên cứu và các lý thuyết về cấu trúc vốn DN .................... 17
2.2.1. Lý thuyết nhân quả .........................................................................................17
2.2.2. Lý thuyết Durand: Tác động của chi phí sử dụng nợ vay và vốn chủ sở hữu đến
giá trị DN. ...............................................................................................................21
2.2.3. Lý thuyết Modigliani và Miller về cấu trúc vốn doanh nghiệp ........................ 22
2.2.4. Vấn đề chênh lệch thông tin trong quyết định cấu trúc vốn ............................. 29
2.3. Tổng quan thị trường thép ........................................................................... 32
2.3.1. Ngành thép thế giới trong những năm gần đây ............................................... 32
2.3.2. Đặc điểm cấu trúc vốn và xu hướng phát triển trong những năm gần đây của các
công ty lớn trên thế giới. ..........................................................................................32
2.3.3. Đặc điểm ngành thép Việt Nam ...................................................................... 32
2.3.4. Tình hình họat động của các DN ngành thép Việt Nam trong giai đọan (20102011)....................................................................................................................... 33
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 34
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 35
3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 35
3.1.1. Quy trình nghiên cứu: ....................................................................................35
3.1.2. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .........................................................................35
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................35
3.1.4. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................35
3.1.5. Phương pháp đo lường các biến ..................................................................... 38
-vii-
3.2 Các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố với đòn bẩy tài chính
……..…………………………………………………………………………..42
3.2.1
3.2.2
Giả thuyết 1: Quy mô DN với đòn bẩy tài chính ......................................... 42
Giả thuyết 2: Tính thanh khỏan với đòn bẩy tài chính ................................. 42
3.2.3
Giả thuyết 3: Tốc độ tăng trưởng với đòn bẩy tài chính .............................. 42
3.2.5 Giả thuyết 5: Tài sản cố định hữu hình với đòn bẩy tài chính ...................... 43
3.2.6
Giả thuyết 6: Đặc điểm riêng của sản phẩm với đòn bẩy tài chính .............. 43
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 44
CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 45
4.1 Thực trạng cấu trúc vốn của các DN ngành thép Việt Nam ....................... 45
4.2
Mô tả các biến trong mô hình ................................................................... 45
4.3 Ý nghĩa thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................ 47
4.4
Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan .............................................. 48
4.4.1
Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................48
4.4.2
Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng .....................................................49
4.4.3
Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................51
Kết luận chương 4 ............................................................................................... 54
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 55
5.1
Kết luận: ................................................................................................... 55
5.2
Những hạn chế: ........................................................................................ 55
5.3
Kiến nghị một số giải pháp ....................................................................... 56
5.3.1
Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ................................... 56
5.3.2
Đối với các tổ chức tài chính ......................................................................57
5.3.3
Đối với các DN ngành thép ........................................................................58
5.4
Những hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 60
Kết luận chương 5 ............................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 61
-viii-
PHỤ LỤC 1............................................................................................................ 64
PHỤ LỤC 2............................................................................................................ 66
PHỤ LỤC 3............................................................................................................ 71
-ix-
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
DN
: Doanh nghiệp
TNDN
:
Thuế thu nhập doanh nghiệp
CTY
: Công ty
TSCĐ
:
Tài sản cố định
-x-
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sơ đồ các lọai biến số trong mối quan hệ nhân quả................................................ 19
Bảng 3.1 Tổng hợp mức độ đo lường các biến trong mô hình............................................... 37
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt các giả thuyết mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và các
nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính........................................................................ 44
Bảng 4.1 Thống kê mô tả đòn bẩy tài chính.................................................................................. 45
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến độc lập.................................................................................... 46
Bảng 4.3 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập...................................................................... 48
Bảng 4.4 Bảng kết quả hồi quy........................................................................................................... 49
Bảng 4.5 Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn
của các DN ngành thép Việt Nam.................................................................................. 52
-xi-
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH.
Hình 2.1 Sơ đồ các lọai biến số trong mối quan hệ nhân quả................................................. 19
-1-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề:
Ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều
khó khăn. Các DN phải đối đầu nguy cơ phá sản cao. Vì thế, để DN tồn tại và phát
triển bền vững trong nền kinh tế hiện nay buộc các DN phải nghiên cứu thị trường,
tìm ra cách giải quyết, quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công tác quản trị là
một trong những yếu tố cần quan tâm, đặc biệt là việc lựa chọn và sử dụng cấu trúc
vốn hợp lý, vì nó ảnh hưởng đến các quyết định trong việc thực hiện các chiến lược
kinh doanh trong sự phát triển bền vững của DN. Tìm một cấu trúc vốn hợp lý, tùy
vào đặc điểm của từng ngành nghề, từng DN để xem xét, nghiên cứu thời điểm nào
công ty vay nợ, vay nợ bao nhiêu là hợp lý, và sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu như
thế nào để đạt hiệu quả cao. Như vậy, thì mới giảm thiểu rủi ro làm tăng giá trị DN
giúp DN có cơ hội phát triển bền vững, cạnh tranh trên thị trường.
Có thể nói không có một nguyên tắc nào để gọi là tối ưu cho các DN. Để
xây dựng cấu trúc vốn phù hợp với DN, ta phải xác định những nhân tố nào tác
động đến cấu trúc vốn. Đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc vốn trong nhiều ngành
nghề khác nhau, và kết quả cho thấy cấu trúc vốn của mỗi ngành sẽ bị tác động bởi
những nhân tố khác nhau vì mỗi ngành đều có những đặc điểm riêng.
Cho nên, vấn đề cần nghiên cứu là cấu trúc vốn của các công ty ngành thép
ở Việt Nam bị tác động bởi những nhân tố nào? Đây cũng chính là lý do tác giả
chọn đề tài nghiên cứu sau đây làm luận văn tốt nghiệp cho mình “Các nhân tố tác
động đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quan: vận dụng các lý thuyết về cấu trúc vốn để từ đó
xây dựng mô hình phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn các DN ngành
-2-
Thép Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng cấu trúc hợp lý để nâng cao
hiệu quả hoạt động của các DN ngành thép Việt Nam.
Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể:
− Về mặt lý thuyết: Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết về cấu trúc vốn, tác
giả sẽ xây dựng mô hình phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc
vốn của các DN ngành thép Việt Nam.
− Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
+ Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn các DN ngành
Thép Việt Nam, nhằm tìm ra những nhân tố tác động và tiêu cực
đến cấu trúc vốn các DN này.
+ Từ các mô hình và kết quả phân tích định lượng, luận văn đề
xuất một số giải pháp xây dựng cấu trúc vốn cho các DN ngành
thép Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN ngành thép
Việt Nam?
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động của các DN ngành thép
Việt Nam?
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu:
− Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: Các tài liệu, giáo trình có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Các nghiên cứu của tác giả khác như các đề tài
nghiên cứu khoa học, bài báo đăng trên tạp chí, luận văn nghiên cứu trước…..có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
− Số liệu phục vụ cho nghiên cứu: Nguồn số liệu thu thập cho nghiên cứu
là số liệu thứ cấp tổng quan về ngành thép Việt Nam được thu thập qua niêm giám
-3-
thống kê giai đoạn 2009-2013 ở Việt Nam. Đối với các DN ngành thép niêm yết cả
nước, nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của 20
doanh nghiệp giai đọan 2009-2013 tại trang web (). Do đó, số
lượng quan sát có thể thu thập được là 100 quan sát (20DN x 05 thời kỳ=100 quan
sát).
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này tác giả kết hợp giữa hai phương pháp định tính và
định lượng:
− Phương pháp định tính:thông qua việc nghiên cứu các tài liệu về lĩnh vực
đang nghiên cứu công bố, tác giả tiến hành thu thập, phân tích số liệu từ
các BCTC của các DN ngành thép niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán TPHCM, Hà Nội.
− Phương pháp định lượng: được thực hiện từ số liệu thu thập từ phương
pháp định tính.
Phương pháp xử lý số liệu gồm các bước sau:
− Nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô: tác giả sử dụng phần mềm
Microsoft Excel 2010 để nhập dữ liệu sau đó tiến hành xử lý số liệu thô
bằng phương pháp thống kê mô tả để xác định tính hợp lý.
− Phương pháp phân tích số liệu thống kê được sử dụng để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ngành thép Việt Nam. Phương pháp
hồi quy đa biến sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu nhằm xác định hệ
số tương quan giữa các biến và giải thích ý nghĩa kinh tế của mô hình hồi
quy.
− Dựa vào việc xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập và
biến phụ thuộc trên kết quả phân tích, đồng thời dựa vào kết quả nghiên
cứu từ đó có kết luận về sự tác động của cấu trúc vốn ngành thép Việt
Nam hiện nay.
-4-
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc
vốn của các DN ngành thép Việt Nam. Là những DN thuộc ngành thép đang niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong 20 DN niêm yết
trên thị trường giao dịch chứng khoán TPHCM, Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong 5 năm từ
2009 đến 2013 trên BCTC của khoảng 20 DN niêm yết trên thị trường giao dịch
chứng khoán TPHCM, Hà Nội.
1.5. Một số các nghiên cứu trước:
1.5.1. Nghiên cứu thế giới:
Nghiên cứu của Joshua Abor (2008):
Đối tượng nghiên cứu: so sánh cấu trúc vốn ba nhóm công ty: các công ty
đang niêm yết, và các công ty không niêm yết trên thị trường chứng khóan
Ghama
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khỏang thời gian 1998 – 2003.
Kết quả nghiên cứu:
− Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy nợ ngắn hạn chiếm một tỷ lệ
tương đối cao trong tổng số nợ cả tất cả các nhóm mẫu cà các công ty
lớn không niêm yết thể hiện tỷ lệ nợ cao hơn đáng kể so với các DN vừa
và nhỏ, không có sự khác biệt giữa cấu trúc vốn của các công ty niêm yết
và các công ty không niêm yết.
− Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các kết quả kiểm định cho thấy rằng
tuổi thọ của công ty, cơ cấu tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro và quyền sở
-5-
hữu cổ phần của quản lý là rất quan trọng có tác động lớn đến cấu trúc
vốn của các công ty Ghama. Đối với DN vừa và nhỏ, nghiên cứu đã phát
hiện ra rằng các yếu tố như giới tính doanh nhân, tình trạng xuất khẩu,
công nghiệp, vị trí công ty và hình thức kinh doanh có tác động lớn đến
sự lựa chọn cấu trúc vốn của công ty. Mối tương quan giữa các nhóm
mẫu nghiên cứu như sau:
+ Đối với các công ty niêm yết, tỷ lệ nợ dài hạn có mối tương quan
dương với quy mô công ty, cơ cấu tài sản và sự tăng trưởng, nhưng
có mối tương quan âm với tuổi thọ của DN, thanh khoản cổ tức, rủi
ro kinh doanh, quyền sở hữu và thuế. Tỷ lệ nợ ngắn hạn có mối
quan hệ dương với tuổi thọ DN, quy mô công ty, thanh toán cổ tức
và thuế, nhưng có mối tương quan âm với lợi nhuận, cơ cấu tài sản
và rủi ro kinh doanh.
+ Đối với của các công ty lớn không niêm yết, tỷ lệ nợ dài hạn có mối
tương quan tích cực với cơ cấu tài sản, tăng trưởng, nhưng tương
quan tiêu cực đến lợi nhuận, rủi ro kinh doanh và quyền sở hữu.Tỷ
lệ nợ ngắn hạn có tương quan tích cực đến rủi ro kinh doanh, tuổi
thọ công ty, thuế và quyền sở hữu, nhưng tương quan tiêu cực với
quy mô công ty, cơ cấu tài sản và lợi nhuận.
+ Đối với các DN vừa và nhỏ, kết quả cho thấy mối tương quan giữa
tỷ lệ nợ dài hạn với cơ cấu tài sản, tuổi thọ công ty, giới tính, xuất
khẩu là quan hệ dương. Tỷ lệ nợ dài hạn có tương quan âm với rủi
ro kinh doanh. Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tương quan dương đáng kể với
tuổi thọ của doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, quy mô công ty, thanh
toán cổ tức, thuế, giáo dục và xuất khẩu, nhưng có tương quan âm
với cơ cấu tài sản , lợi nhuận và quyền sở hữu.
Nghiên cứu của Joy Pathak (2010):
Đối tượng nghiên cứu: 135 công ty ở thị trường chứng khóan Bombay
-6-
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 1990- 2009
Kết quả nghiên cứu: Cho thấy sáu yếu tố như: tài sản hữu hình, tốc độ tăng
trưởng, quy mô doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, tính thanh khoản và lợi nhuận có
ảnh hưởng đáng kể đến đòn bẩy tài chính, trong đó nhân tố tài sản hữu hình, tốc độ
tăng trưởng, quy mô DN có ảnh hưởng tích cực với đòn bẩy tài chính, các nhân tố
như rủi ro kinh doanh, tính thanh khoản, lợi nhuận có ảnh hưởng tiêu cực đến đòn
bẩy tài chính, nhân tố nghiên cứu phát triển R&D cũng được đưa vào mô hình
nghiên cứu, nhưng tác giả không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ quan trọng nào với
đòn bẩy tài chính.
Nghiên cứu của Attaullah Shah và cộng sự (2007)
Đối tượng nghiên cứu: 286 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường
chứng khoán Pakistani (KSE)
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 1994- 2002
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm ngành nghề có
tác động đáng kể đến cấu trúc vốn.Tài sản hữu hình có quan hệ tích cực với cấu trúc
vốn, cơ hội tăng trưởng và khả năng sinh lời có quan hệ tiêu cực với cấu trúc vốn.
Quy mô DN, sự biến động thu nhập và tấm chắn thuế không nợ không ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn. Nhóm tác giả cho rằng, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và lý
thuyết trật tự phân hạng có thể giải thích quyết định cấu trúc vốn cho các công ty
Pakistina.
Nghiên cứu của Bambang Sudiyatno và cộng sự (2013)
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố quyết định cấu trúc vốn của
114 công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia (ISE)
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khỏang thời gian 2007- 2009
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy tài sản hữu hình, cơ hội
tăng trưởng và quy mô DN có quan hệ tích cực với cấu trúc vốn, tỷ suất sinh lời có
-7-
quan hệ tiêu cực với cấu trúc vốn và tấm chắn thuế không nợ không ảnh hưởng đến
cấu trúc vốn DN.
Nghiên cứu của Gurcharan (2010)
Đối tượng nghiên cứu: 155 công ty niêm yết trên các thị trường chứng
khóan của các nước ASEAN
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khỏang thời gian 2003- 2007
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời trên tài
sản và cơ hội tăng trưởng của các CTY ở tất cả các nước ASEAN(Malaysia,
Indonesia, Philippines, Thailand) có mối quan hệ tiêu cực với cấu trúc vốn, tấm
chắn thuế không nợ có tác động tiêu cực đáng kể đến cấu trúc vốn của các công ty ở
Malaysia nhưng lại không có ý nghĩa thống kê đối với các công ty ở các quốc gia
khác. Quy mô DN có quan hệ tích cực đáng kể với các công ty ở Indonesia và
Philippnes, nhưng lại không có ý nghĩa thống kê đối với các công ty ở các quốc gia
khác. Những yếu tố khác như yếu tố vĩ mô, vốn hóa thị trường và tỷ lệ tăng trưởng
GDP cho thấy mối quan hệ tích cực với cấu trúc vốn, tuy nhiên quy mô ngân hàng
và lạm phát cho thấy tác động không đáng kể đến cấu trúc vốn của các công ty ở các
nước ASEAN (Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand). Tác giả cũng cho rằng
những yếu tố quyết định đến cấu trúc vốn ở các nước ASEAN gần như phù hợp với
lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ.
Nghiên cứu của Farooqi, R. (2006)
Đối tượng nghiên cứu: So sánh cấu trúc vốn giữa các công ty niêm yết và
chưa niêm yết tại Thụy Điển
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 1997-1999
Kết quả nghiên cứu: Tài sản hữu hình là yếu tố quyết định quan trọng nhất
của các cấu trúc vốn đối với các công ty ở Thụy Điển, nhưng tài sản hữu hình tác
động đến cấu trúc vốn mạnh hơn đối với CTY chưa niêm yết, lá chắn thuế không nợ
-8-
có tác động dương đến cấu trúc vốn của các CTY chưa niêm yết, nhưng lại tác động
âm đến cấu trúc vốn của các CTY niêm yết.
Nghiên cứu của Sarbapriya Ray (2011)
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu cấu trúc vốn của 43 cty nghành thép và
sắt tại Ấn Độ
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 1991- 1992 đến
2009-2010
Kết quả nghiên cứu: Mô hình giải thích khoảng 46% sự thay đổi trong tỷ lệ
nợ trên vốn cổ phần. Thống kê t là đáng kể đối với hầu hết các biến. Tỷ lệ tài sản cố
định, quy mô hoạt động và tấm chắn thuế từ khấu hao có quan hệ tích cực với đòn
bẩy tài chính, phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu trước đó. Số năm hoạt động, lợi
nhuận và tỷ lệ tài sản thế chấp có quan hệ tiêu cực với đòn bẩy tài chính. Các nhân
tố khác như rủi ro kinh doanh, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng không có một
tác động đáng kể nào đến cấu trúc vốn.
1.5.2. Nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có những nghiên cứu về cấu trúc
vốn đã được thực hiện bởi một số các tác giả chẳng hạn như sau:
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2006):
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn
của các CTY cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
TPHCM.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 2007 -2011
Kết quả nghiên cứu: Cho thấy quy mô DN, hiệu quả hoạt động kinh doanh
và đặc điểm riêng của tài sản có quan hệ ngược chiều với cấu trúc vốn, trong khi tốc
độ tăng trưởng lại tác động cùng chiều với cấu trúc vốn.
-9-
Nghiên cứu của Tran Dinh Khoi Nguyen và Ramachandran
(2006)
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu cấu trúc vốn của các DN nhỏ và vừa tại
Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu 558 DN nhỏ, 176 DN nhà nước và 382 DN tư nhân
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khỏang thời gian 2007 -2011
Kết quả nghiên cứu: Các DN vừa và nhỏ của Việt Nam chủ yếu sử dụng nợ
ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động của mình. Cấu trúc sở hữu cũng ảnh hưởng
đến phương thức tài trợ cho hoạt động của các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam. Cấu
trúc vốn của các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam có quan hệ dương với tốc độ tăng
trưởng, rủi ro kinh doanh, quy mô DN, quan hệ thân thuộc và các mối quan hệ với
các ngân hàng, nhưng có quan hệ âm với tài sản cố định. Khả năng sinh lời không
tác động đến cấu trúc vốn của DN vừa và nhỏ ở Việt Nam. Tác động mạnh đến các
yếu tố như cấu trúc sở hữu của công ty, quy mô, mối quan hệ với ngân hàng, và
quan hệ thân thuộc phản ánh sự mất cân xứng trong tiến trình chu chuyển các nguồn
tài chính ở nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.
Nghiên cứu của Nahum Biger, Nam V.Nguyen VA Quyen
X.Hoang (2008)
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đến các nhân tố quyết định cấu trúc vốn
của Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 3778 DN chưa niêm yết tại Việt
Nam
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 2007 -2011
Kết quả nghiên cứu: Kết quả cho thấy cấu trúc vốn của các DN Việt Nam có
quan hệ dương với quy mô của DN, cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ sở hữu của ban quản
lý. Cấu trúc vốn có quan hệ âm với khả năng sinh lời, tài sản cố định và lợi ích từ
tấm chắn thuế không nợ của DN, và tương quan dương với đặc điểm các ngành
-10-
của DN. Thuế thu nhập DN tác động âm và không tác động đáng kể đến DN Việt
Nam.
Nghiên cứu của Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều (2010)
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ thực nghiệm giữa giá trị DN, được đo
lường bằng chỉ số Tobin’s Q và cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn
chứng khóan TPHCM.Với nguồn dữ liệu không cân bằng của 159 DN phi tài chính
ngân hàng
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 2006 -2009
Kết quả nghiên cứu: Bài nghiên cứu đã cho kết quả rằng có mối quan hệ
chặt chẽ giữa giá trị công ty và cấu trúc tài chính như: giá trị DN có mối quan hệ
hàm bậc 3 với tỷ lệ nợ/ VCSH, khi tỷ lệ nợ tăng và nhỏ hơn 105% thì giá trị công ty
tăng cùng chiều với nó, kết quả ngược lại nếu tỷ lệ tăng lớn hơn 105%, cấu trúc vốn
đạt đến điểm tối ưu khi tỷ lệ nợ 105%.Với kết quả nghiên cứu trên, đã hỗ trợ rất
nhiều cho lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Cường và Nguyễn Thị Cành
(2012)
Đối tượng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN
chế biến thủy sản Việt Nam. Mẫu dữ liệu 92 DN chế biến thủy sản Việt Nam
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong khỏang thời gian 2005 -2010
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của hai tác giả cho thấy: đối với
các DN chế biến thủy sản của Việt Nam có tỷ lệ nợ thấp hơn 59,27% (LSEAs), yếu
tố quyết định quan trọng của cấu trúc vốn bao gồm: quy mô công ty (SIZEit), tài sản
hữu hình (TANGit), lợi nhuận (ROAit) và tính thanh khỏan (LIQit). Có ảnh hưởng
tích cực đến cấu trúc vốn cuả DN là quy mô công ty (SIZEit). Có ảnh hưởng tiêu
cực đến cấu trúc vốn gồm tài sản hữu hình (TANGit), lợi nhuận (ROAit) và tính
thanh khỏan (LIQit). Các yếu tố còn lại như: tốc độ tăng trưởng (SGit), rủi ro kinh
doanh (RISKit), chi phí lãi vay (INTit), tuổi của công ty (AGEit) không ảnh