Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại tỉnh sóc trăng​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.71 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


VÕ NGỌC HIẾU

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TUÂN
THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


VÕ NGỌC HIẾU

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TUÂN
THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ PHỤNG



Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : ……………………………………….
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
… tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
......TP.HCM,ngày…tháng…năm20…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ..........................................................................Giới tính: .........................
Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................Nơi sinh: .........................
Chuyên ngành: .............................................................................MSHV: ...........................
I- Tên đề tài:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
II- Nhiệm vụ và nội dung:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài)
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: .......................................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) .................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận
văn này.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CÁM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình. Kết quả hôm nay không chỉ do quá trình nỗ lực của bản thân, mà còn nhờ rất
nhiều sự hỗ trợ và động viên của nhiều người. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

- Quý Thầy, Cô đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian tôi học
tại trường, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thị Phụng;
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện thuận lợi và
hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin quý báu để tôi hoàn thành luận văn này;
- Gia đình, bạn bè, những người đã động viên, hỗ trợ và là chỗ dựa tinh thần,
chia sẻ khó khăn trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Trong quá trình hoàn tất luận văn, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu,
tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điều không thế tránh khỏi. Rất
mong nhận được sự đóng góp quý báu từ Thầy, Cô, doanh nghiệp và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn.

Học viên thực hiện Luận văn


iii

TÓM TẮT
Tuân thủ thuế là một đề tài phức tạp và có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác.
Tuân thủ thuế ngày càng trở thành bộ phận quan trọng hơn trong chính sách thuế.
Chính vì vậy, đề tài đã hướng đến mục tiêu phân tích và định lượng mức độ tác
động của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong giai đoạn
hiện nay tại tỉnh Sóc Trăng. Biết được các nhân tố ảnh hưởng và tác động đến việc
tuân thủ thuế của người nộp thuế là rất cần thiết để cơ quan thuế lựa chọn và đề ra
những chiến lược quản lý thu thuế phù hợp, hiệu quả và đầy đủ nhất.
Trên cơ sở lý thuyết được tìm hiểu từ các nghiên cứu trước và thực tiễn được
khảo sát thông qua phiếu khảo sát lấy ý kiến của người nộp thuế tại tỉnh Sóc Trăng
về tuân thủ thuế của người nộp thuế để phân tích và đưa ra nhận định một cách
khách quan và trung thực nhất để làm nên tảng giúp cho cục thuế tỉnh Sóc Trăng
đưa ra các chính sách quản lý thuế phù hợp nhất.
Dữ liệu được xử lý bằng các phương pháp thống kê như phân tích độ tin cậy

thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi quy tuyến tính và
kiểm định mô hình. Kết quả phân tích, đề tài đã định danh và định lượng được mức
độ tác động của 7 nhân tố đến tuân thủ thuế của người nộp thuế. Từ kết quả nghiên
cứu này, đề tài có thể đưa ra các giải pháp liên quan đến hệ thống thuế và chính sách
thuế của Chính phủ nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế. Trong
đó, cần chú trọng đến nhân tố Kiểm tra thuế và hình phạt vì đây là nhân tố có tác
động mạnh đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế tại tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh
đó, các nhân tố như: Tính đươn giản của việc kê khai thuế; Chính sách của Chính
phủ và hiệu quả chi tiêu công; Kiến thức thuế; Vai trò, vị thế và danh tiếng của
doanh nghiệp cũng cần được quan tâm hơn nữa nhằm giúp cho doanh nghiệp tăng
tinh thần về tuân thủ thuế tại tỉnh Sóc Trăng.
Kết quả nghiên cứu này sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo tại tỉnh
Sóc Trăng như: nghiên cứu các nhân tố tác động đến từng loại thuế hoặc từng loại
hình doanh nghiệp trên từng địa phương ở tỉnh Sóc Trăng.


iv

ABSTRACT
Tax compliance is a complicated topic and is related to many other fields. Tax
compliance has increasingly become an important part of tax policy. Therefore, the
study aims at analyzing and quantifying the impact of factors on the tax compliance
attitude of enterprises in Soc Trang province currently. Knowing the factors that
influence on the tax compliance of taxpayers is very essential so that tax agencies
can select and devise management strategies for tax collection in the most
appropriately, effectively and sufficiently way.
Based on theory found in the previous studies and the reality through the
survey on taxpayers in Soc Trang about their tax compliance, the subject will
analyze and devise truthful and unprejudiced judgements as bases for Soctrang Tax
Department to propose the most appropriate tax management policies.

Data were procedured using statistical methods such as scale reliability
analysic, Exploratory Factor Analysis, correlation analysic and linear regression
model tests. From the result of analysis, seven factors impact on tax compliance of
taxpayers has been identified and quantified. Based on the result of this study, the
research suggested solutions related to the tax system and tax policy of government
to increase taxpayers’compliance, in which the factor of tax inspectorate and
penalty should be concerned because it influences considerably on the tax
compliance of taxpayers in Soc Trang Province. Besides, factors such as the
simplification of tax declaration, the policies of government, the effectiveness of
public spending, knowlegde of tax, and the role and reputation of enterprises should
also be taken into consideration so as to improve their attitudes toward tax
compliance.
The results of this study may form the basis for other researchers in Soc Trang
province to conduct resesearch on factors affecting catergories of tax or types of
enterprises in the area of Soc Trang province.


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................ iii
ABSTRACT............................................................................................................. iv
MỤC LỤC................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.................................x
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1

1. LÝ DO NGHIÊN CỨU................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 2
2.1 Mục tiêu chung....................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................ 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................. 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 3
6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU................................................................... 4
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................... 4
CHƯƠNG 1............................................................................................................. 5
TỔNG QUAN.......................................................................................................... 5
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.......................................... 5
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC........................................... 6
1.3. NHẬN XÉT............................................................................................... 8
CHƯƠNG 2........................................................................................................... 10
CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................ 10


vi

2.1. TUÂN THỦ THUẾ................................................................................. 10
2.1.1. Khái niệm tuân thủ thuế................................................................... 10
2.1.2. Hành vi không tuân thủ thuế............................................................ 13
2.2. CÁC THƯỚC ĐO VỀ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ THUẾ VÀ KHÔNG TUÂN

THỦ THUẾ.................................................................................................... 14
2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ....................... 16
2.3.1. Thuế suất.......................................................................................... 16

2.3.2. Kiểm tra thuế và hình phạt............................................................... 18
2.3.3. Tính đơn giản của việc kê khai thuế................................................. 21
2.3.4. Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế............................................. 22
2.3.5. Chính sách của chính phủ và hiệu quả chi tiêu công........................ 23
2.3.6. Vai trò, vị thế và danh tiếng của doanh nghiệp trong xã hội............26
2.3.7. Kiến thức về thuế của doanh nghiệp................................................. 26
CHƯƠNG 3........................................................................................................... 29
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 29
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...................................................................... 29
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH................................................................... 30
3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.............................................................. 31
3.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................... 32
3.5. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC............................................................... 33
3.5.1. Phương pháp chọn mẫu.................................................................... 33
3.5.2. Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi.................................................. 33
3.5.3. Diễn đạt và mã hoá thang đo........................................................... 33
CHƯƠNG 4........................................................................................................... 37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................... 37
4.1. THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU......................................................... 37
4.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO...........38
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha............39
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................... 45


vii

4.3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON.............................................. 49
4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY.......................................................................... 51
4.5. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT CẦN THIẾT TRONG MÔ HÌNH
PHÂN TÍCH HỒI QUY................................................................................. 54

4.5.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy....................54
4.5.2. Kiểm định giả thuyết về phương sai của sai số không đổi................54
4.5.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến................................................ 56
4.5.4. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư..................................... 56
4.5.5. Kiểm định về tính độc lập của phần dư............................................ 56
4.6. KIỂM TRA CÁC GIẢ ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY BỘI.......................57
4.6.1. Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi......57
4.6.2. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn.........................58
CHƯƠNG 5........................................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 62
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................. 62
5.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................ 63
5.2.1. Kiểm tra thuế và hình phạt............................................................... 63
5.2.2. Tính đơn giản của việc kê khai thuế................................................. 67
5.2.3. Chính sách của Chính phủ và hiệu quả chi tiêu công.......................69
5.2.4. Kiến thức thuế.................................................................................. 63
5.2.5. Vai trò, vị thế và danh tiếng của doanh nghiệp trong xã hội.......Error!
Bookmark not defined.
5.2.6. Thuế suất.......................................................................................... 66
5.2.7. Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế............................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 70


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


GTGT

Giá trị gia tăng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

NNT

Người nộp thuế

CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Thống kê thông tin mẫu khảo sát............................................................ 37
Bảng 4.2. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “thuế suất”.......................................... 39
Bảng 4.3. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Kiểm tra thuế và hình phạt”..............40
Bảng 4.4. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tính đơn giản của việc kê khai thuế” 41


Bảng 4.5. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế”
41
Bảng 4.6. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chính sách của chính phủ và hiệu quả
chi tiêu công” lần 1................................................................................................. 42
Bảng 4.7. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chính sách của chính phủ và hiệu quả
chi tiêu công” lần 2................................................................................................. 43
Bảng 4.8. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Vai trò, vị thế và danh tiếng của doanh
nghiệp trong xã hội”................................................................................................ 43
Bảng 4.9. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Kiến thức thuế”.................................44
Bảng 4.10. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tuân thủ thuế”................................. 45
Bảng 4.11: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần................................46
Bảng 4.12: Bảng phương sai trích........................................................................... 47
Bảng 4.13. Ma trận xoay......................................................................................... 48
Bảng 4.14: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần................................ 49
Bảng 4.15: Phương sai trích.................................................................................... 49
Bảng 4.16: Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc........................................................................................................................ 50
Bảng 4.17: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình......................................................... 51
Bảng 4.18: Bảng phân tích ANOVA........................................................................ 52
Bảng 4.19: Bảng kết quả hồi quy............................................................................ 53
Bảng 4.20: Kết quả phân tích tương quan Spearman giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc................................................................................................................. 55
Bảng 4.21: Kết quả chạy Durbin-Watson................................................................ 57
Bảng 4.22: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số.................................... 57


x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Trang

Hình 3.1: Lưu đồ thiết kế nghiên cứu...................................................................... 30
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu................................................................................ 32
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy....................58
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa............................................ 59
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa........................................ 60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Nguồn thu về thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Nhà nước nhằm huy
động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước.
Ngân sách có thể huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên
thiên nhiên, nhận viện trợ… nhưng không có nguồn thu nào mang tính chất bền
vững như thuế. Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước
đối với các tổ chức cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí vì mục đích chung. Một nền
tài chính vững mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc
dân. Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp
luật đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu nguồn thu
ngân sách nhà nước, từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng. Doanh
thu từ thuế được sử dụng để trang trải cho các hoạt động đầu vào cần thiết để sản
xuất các hàng hóa và dịch vụ công của chính phủ, ngoài ra còn có một phần được
dành để chi đầu tư phát triển kinh tế.
Chính vì vậy, thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên
nước ta đang phải đối mặt với tình trạng là làm thế nào để hạn chế thất thoát nguồn
thu thuế trong công tác quản lý thuế mà yếu tố tác động quan trọng nhất là mức độ
tuân thủ thuế của người nộp thuế. Bởi vì, nước ta đang thực hiện cơ chế quản lý
thuế mới là người nộp tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong
việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức và cá nhân. Cơ quan quản lý thuế

không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế của người nộp thuế trừ trường
hợp phát hiện ra sai sót, vi phạm hoặc có dấu hiệu không tuân thủ thuế. Cho nên,
nền móng của quản lý thuế hiện đại hướng đến là phải phát huy cao vai trò tự giác
tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Xuất phát từ những lý do trên và tình hình thực tiễn tại địa phương tôi đang
sinh sống là hoàn toàn chưa có một nghiên cứu chính thức về việc đo lường các
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, cũng như những
yếu tố nào giúp cho người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài:


2

“Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại tỉnh Sóc
Trăng” làm đề tài thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố tác động đến tuân thủ
thuế của người nộp thuế tại tỉnh Sóc Trăng dựa trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng nguồn thu thuế và cải thiện tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
tại tỉnh Sóc Trăng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Những nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế tại tỉnh Sóc Trăng;
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của
người nộp thuế tại tỉnh Sóc Trăng;
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng nguồn thu thuế và cải thiện
tính tuân thủ thuế của người nộp thuế tại tỉnh Sóc Trăng.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu trong đề tài là:

- Những nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại
tỉnh Sóc Trăng?
- Mức độ tác động cụ thể của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế tại tỉnh Sóc Trăng như thế nào?
- Làm thế nào để tăng nguồn thu thuế và cải thiện tính tuân thủ thuế của người
nộp thuế tại tỉnh Sóc Trăng?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp


3

đối với các khoản thuế như: Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế khác thuộc sự quản lý
của Cơ quan thuế tại tỉnh Sóc Trăng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Sóc Trăng.
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ những nhân viên đang trực tiếp thực
hiện công tác kê khai, kế toán thuế cho các doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ
tháng 9/2015 đến tháng 11/2015.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Quá trình
nghiên cứu được tiến hành theo trình tự là: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và
thảo luận nhóm nhằm xác định bảng hỏi cho phù hợp và phỏng vấn trực tiếp với kế
toán trực tiếp kê khai thuế tại các doanh nghiệp hoặc người đang làm tại bộ phân
quản lý kê khai thuế dựa trên phiếu khảo sát được thiết kế sơ bộ ban đầu. Nội dung
và kết quả phỏng vấn được dùng làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh và bổ sung các biến

quan sát để xác định các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế. Kết
quả nghiên cứu sơ bộ là phiếu khảo sát hoàn chỉnh cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Tiến
hành khảo sát mẫu lựa chọn theo phương pháp thuận tiện phi xác suất thông qua
phiếu khảo sát để thu thập thông tin của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa
bàn tại tỉnh Sóc Trăng, với số lượng đối tượng được khảo sát là 250 đối tượng thu
về số phiếu hợp lệ là 234 phiếu. Toàn bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
22.0.0.0, theo trình tự các bước như sau:
- Làm sạch dữ liệu;
- Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm
định sự tương quan giữa các biến và loại bỏ các biến có độ tin cậy không phù hợp;
- Phân tích nhân tố khám phá EFA tìm ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới tuân
thủ thuế của người nộp thuế;


4

- Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố
đến tuân thủ thuế của người nộp thuế.
6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Về mặt lý thuyết, đề tài là kết quả của việc thực hành một nghiên cứu khoa
học bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng nhằm hiểu rõ và thực hiện
đúng những yêu cầu cơ bản của một nghiên cứu khoa học.
Về mặt thực tiễn, đề tài xác định được những nhân tố thực tế có tác động đến
hành vi tuân thủ thuế của những người đang trực tiếp thực hiện công việc kê khai,
kế toán thuế cho các doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, đề xuất những giải
pháp cụ thể nhằm giúp cơ quan thuế nắm rõ hơn tình hình tuân thủ thuế của người
nộp thuế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và tăng cường tính tuân thủ tự nguyện cho
người nộp thuế. Đồng thời, tháo gỡ những vướt mắc, khó khăn đang tồn tại giữa cơ
quan thuế và người nộp thuế, thông qua đó sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách tại

địa phương.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Kết cấu dự kiến của đề tài gồm có 5
chương: Chương 1: Tổng quan;
Chương 2: Cơ sở lý thuyết;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Kết quả nghiên cứu;
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) thực hiện nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quản lý
thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp - Nghiên
cứu tình huống của Hà Nội” tập trung phân tích từ hoạt động quản lý thu thuế của
nhà nước, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường tuân thủ thuế đối với các doanh nghiệp.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp khác nhau như kết
hợp lịch sử với logic, tổng hợp và phân tích để rút ra kết luận (Nguyễn, 2009), tuy
nhiên, đề tài chưa sử dụng các phương pháp phân tích định lượng nhằm cung cấp
những luận cứ xác đáng và thuyết phục hơn. Kết quả, tác giả kết luận các hành vi
gian lận về thuế là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi từ
khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp
vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về
nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế của mình, cũng như các hình thức xử phạt nếu
doanh nghiệp vi phạm luật thuế. Tính tuân thủ, tự nguyện chưa cao trong việc kê
khai, tính thuế và nộp thuế.
Võ Đức Chín (2011) nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân

thủ thuế của doanh nghiệp – trường hợp tỉnh Bình Dương” sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng đã định danh và định lượng được các nhân tố tác động đến
hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu theo đề xuất của tác
giả gồm nhóm nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp, ngành kinh doanh, nhóm nhân tố
về xã hội, về kinh tế, hệ thống thuế và tâm lý ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của
các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy yếu tố kinh tế, hệ thống thuế, các yếu tố về tâm
lý, đặc điểm doanh nghiệp và yếu tố xã hội của doanh nghiệp đều tác động đến hành
vi tuân thủ của doanh nghiệp tại Bình Dương. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ phù
hợp với thực tế các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương.


6

Ngoài ra, giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 cũng có khá nhiều luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế,
mặc dù đó không phải là những nhân tố tác động trực tiếp đến hành vi tuân thủ thuế,
chẳng hạn những nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế, các nhân tố
ảnh hưởng hành vi tuân thủ thuế tại Tp. HCM, ... Tuy nhiên, cho đến hiện tại, vẫn
chưa có nghiên cứu chính thức nào tại tỉnh Sóc Trăng nghiên cứu các nhân tố tác
động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, đó là những người trực tiếp làm
công việc kê khai, kế toán thuế cho các doanh nghiệp.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Tuân thủ thuế đã được phát triển thành một chủ đề nghiên cứu lớn trong lĩnh
vực tâm lý học kinh tế. Vấn đề này đã được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau,
làm sáng tỏ nhiều khía cạnh khác nhau về hành vi của người nộp thuế.
Jackson và Million (1986) thực hiện một sự tổng hợp toàn diện về lý thuyết
tuân thủ thuế và xác định 14 nhân tố chính đã được các nhà nhiên cứu trước đó phát
hiện có tác động đến hành vi tuân thủ thuế. Những nhân tố này đã được Fischer và
cộng sự tổng hợp thành 4 nhóm trong mô hình mở rộng của ông (mô hình Fischer)
bao gồm các nhân tố tác động đến cơ hội không tuân thủ, quan điểm và nhận thức

của người nộp thuế, các nhân tố liên quan đến hệ thống thuế và các nhân tố nhân
khẩu học. Mô hình này cung cấp cho người đọc một khuôn khổ để hiểu tác động
của những nhân tố kinh tế xã hội và tâm lý học đến quyết định tuân thủ thuế của
người nộp thuế.
Gerald Chau và Patrick Leung (2009) đã mở rộng mô hình tuân thủ thuế của
Fisher bằng cách bổ sung thêm các nhân tố môi trường quan trọng khác _ văn hóa
và sự tương tác giữa cơ hội không tuân thủ với hệ thống thuế tác động đến hành vi
tuân thủ thuế (mô hình Fischer mở rộng) và đề nghị các nghiên cứu tiếp theo cần tập
trung xác định tác động của từng nhân tố và tương tác giữa những nhân tố này tác
động như thế nào đến tuân thủ thuế. Nghiên cứu này cũng cho rằng hầu hết những
nghiên cứu hiện có về tuân thủ thuế đều được thực hiện ở các quốc gia đã phát triển,
trong khi các quốc gia đang phát triển lại dễ bị tổn thương hơn khi hành


7

vi không tuân thủ thuế diễn ra. Vì vậy họ đề nghị cần tiến hành nhiều nghiên cứu
thực nghiệm hơn về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ở các quốc gia đang
phát triển.
Một nghiên cứu tổng hợp khác về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế được
thực hiện bởi Nicoleta BARBUTA-MISU (2011) cũng phân chia các nhân tố quan
trọng nhất tác động đến tuân thủ thuế thành 2 nhóm: các nhân tố về kinh tế (thuế
suất, kiểm tra thuế, hình phạt, …) và các nhân tố phi kinh tế (nhận thức về công
bằng, thái độ của người nộp thuế, chuẩn mực xã hội, ..). Nghiên cứu này một lần
nữa cung cấp nền tảng lý thuyết quý báu cho những nhà nghiên cứu sau thực hiện
nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Alm và Torgler (2011) cho rằng chiến lược tuân thủ về hành chính dựa trên
việc bắt buộc sẽ là điểm khởi đầu hợp lý nhưng chưa phải là điểm kết thúc tốt để
giải quyết khoảng cách thuế. Vấn đề ở chỗ chất lượng những dịch vụ do cơ quan
thuế cung cấp và đặc biệt là niềm tin của người nộp thuế. Tương tự, Molero và

Pujol (2011) cho rằng tuân thủ thuế cần được phân tích trong một khuôn khổ rộng
hơn về hành vi con người, không phải chỉ dựa trên các biến về kinh tế mà còn dựa
trên các nhân tố khác chẳng hạn như sự bất bình, ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ
chung, các vấn đề về đạo đức, tinh thần vị tha, tinh thần quốc gia,… (Buchanan,
1995; Gintis và cộng sự 2003, Torgler và Werner 2005; Alm và Torgler 2006).
Nghiên cứu này cho rằng khi công chúng cho rằng chất lượng dịch vụ công do
chính phủ cung cấp không tốt, cách duy nhất để gia tăng đạo đức về thuế cho người
nộp thuế là tăng cường chất lượng của những dịch vụ này. Ngược lại, một khi họ
cảm nhận chất lượng dịch vụ công tốt, bản thân họ sẽ có quan điểm nhìn nhận và
tuân thủ thuế tốt hơn.
Một nghiên cứu khác rộng hơn và khá phù hợp với tình hình của Việt Nam với
đề tài “Các yếu tố quyết định của hành vi tuân thủ thuế ở Châu Á – trường hợp của
Malaysia” được thực hiện bởi Palil và Mustapha (2011). Chín nhân tố quyết định
tuân thủ thuế được xác định gồm khả năng/ xác suất bị kiểm tra, nhận thức về chi
tiêu chính phủ, nhận thức về sự công bằng, hình phạt, những áp lực về tài chính,


8

những thay đổi trong chính sách của chính phủ hiện tại, ảnh hưởng từ các nhóm
tham chiếu, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế và kiến thức về thuế, đặc biệt khi
áp dụng cơ chế tự khai tự nộp. Nghiên cứu cũng giúp các nhà quản lý thuế nhận
thấy tầm quan trọng của kiến thức thuế với việc hỗ trợ thiết kế một chương trình
giáo dục về thuế, đơn giản hóa hệ thống thuế và phát triển một sự hiểu biết rộng hơn
về hành vi của người nộp thuế. Nghiên cứu này được xem là khá phù hợp với tình
hình thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, tuân thủ thuế là một vấn đề phức tạp, chịu sự tác động của hàng loạt
các nhân tố khác nhau và thay đổi theo từng chủ thể nghiên cứu khác nhau.
1.3. NHẬN XÉT
Qua kết quả tổng quan của các nghiên cứu trước cho thấy các nghiên cứu về

tuân thủ thuế của người nộp thuế đã được nghiên cứu rất nhiều và cũng cho nhiều
kết quả khác nhau ở mỗi nước. Trong đó, ở Việt Nam thực trạng việc tuân thủ thuế
cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm khác nhau. Tuy nhiên tất cả các
nghiên cứu trong nước và ngoài nước đều cung cấp được nền tảng lý thuyết cơ bản
về tuân thủ thuế chung cho các nghiên cứu về lĩnh vực này để tham khảo.
Nói đến nghiên cứu về tuân thủ thuế thì phải nói đến nghiên cứu nền tảng nhất
của Jackson và Million (1986) đã xác định được 14 nhân tố chính về tuân thủ thuế
và đã được Fischer và cộng sự tổng hợp thành 4 nhóm trong mô hình Fischer. Mô
hình này cung cấp cho người đọc một khuôn khổ để hiểu tác động của những nhân
tố kinh tế xã hội và tâm lý học đến quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Từ đó, tuỳ vào tình hình của mỗi quốc gia để chọn lọc ra các nhân tố phù hợp
nhất với quốc gia của mình và ở nước ta cũng căn cứ vào các nhân tố trên để áp ụng
cho từng địa phương. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tuân thủ thuế của người nộp thuế
mới chỉ được nghiên cứu ở các tỉnh thành phố có số lượng doanh nghiệp lớn và địa
bàn rộng như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương nên đối tượng nghiên cứu và
các nhân tố cũng khác nhau. Đề tài nghiên cứu này chọn đối tượng nghiên cứu là
các doanh nghiệp và được thực hiện ở địa bàn hẹp như tỉnh Sóc Trăng nên các nhân
tố tác động cũng khác so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. Vì vậy, đây


9

cũng là một khía cạnh nghiên cứu mới để giúp các doanh nghiệp, cũng như cơ quan
thuế có một cách nhìn tổng quát hơn về việc tuân thủ thuế trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng. Qua nghiên cứu này có thể đề xuất các giải pháp về chính sách phù hợp hơn
để nhằm hoàn thiện việc tuân thủ thuế của người nộp thuế và tăng khả năng tuân thủ
thuế của người nộp thuế tại tỉnh Sóc Trăng.
Tóm tắt Chương 1
Chương này trình bày khái quát các nghiên cứu có liên quan đến việc tuân thủ
thuế của người nộp thuế đã được thực hiện trên Thế giới và Việt Nam, các nghiên

cứu này được thực hiện ở các quốc gia khác nhau và ở mỗi địa phương khác nhau
nên đối tượng và các nhân tố tác động cũng khác nhau hoàn toàn. Vì vậy, nghiên
cứu này được thực hiện ở tỉnh Sóc Trăng cũng là một khía cạnh mới về đối tượng và
các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế và để có cái nhìn tổng quan hơn.
Chương tiếp theo sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến việc tuân thủ
thuế của người nộp thuế.


10

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. TUÂN THỦ THUẾ
2.1.1. Khái niệm tuân thủ thuế
Theo Jackson và Milliro (1986), Alm (1991) cho rằng tuân thủ thuế là báo cáo
tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều
khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của toà án. Trong khi Hamm
(1995) thì tuân thủ thuế được định nghĩa là người nộp thuế nộp tờ khai thuế vào thời
điểm thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế,
các quyết định của toà án.
Theo James và Alley (1999), “Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là
mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”.
Theo Andreoni, Erard và Feinstein (1998) nhấn mạnh tuân thủ thuế nên được
định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế tuân thủ theo pháp luật về thuế để đạt
được trạng thái cân bằng kinh tế của một đất nước.
Theo Kirchler (2007) đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn, tuân thủ thuế là
một thuật ngữ trung lập nhất miêu tả việc người nộp thuế sẵn sàng nộp tiền thuế.
Theo Song và Yarbrough (1987) cho rằng do khía cạnh hoạt động đáng chú ý
của hệ thống thuế Hoa Kỳ là người nộp thuế tự xác định nghĩa vụ thuế và tự nguyện
nên tuân thủ thuế được định nghĩa là khả năng của người nộp thuế và sự sẵn lòng

tuân thủ luật thuế được xác định bởi vấn đề đạo đức, môi trường pháp lý, và các yếu
tố tình huống khác tại từng thời gian và địa điểm cụ thể. Đồng thuận với quan điểm
này, một số cơ quan thuế cũng xem tuân thủ thuế là khả năng và sự sẵn lòng của đối
tượng nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật thuế; kê khai thu nhập chính
xác mỗi năm và thanh toán đủ số tiền thuế đúng thời gian quy định (IRS, 2009;
ATO, 2009).
Theo Singh (2003) cho rằng tuân thủ thuế là hành động của một người nộp tờ
khai thuế, công khai chính xác tất cả các khoản thu nhập chịu thuế và thanh toán tất
cả các khoản thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không phải chờ đợi hành


11

động của cơ quan thuế. Trên cơ sở đó, tuân thủ thuế được tách biệt thành 2 quan
điểm: tuân thủ quan điểm về quản lý hành chính và tuân thủ theo quan điểm hoàn
thành chính xác tờ khai thuế. Tuân thủ theo quan điểm quản lý hành chính bao gồm
đăng ký và thông báo với cơ quan thuế tình trạng của người nộp thuế, nộp tờ khai
thuế mỗi năm (nếu cần) và tuân thủ khuôn khổ về thời gian thanh toán theo yêu cầu
(Chow 2004 và Harris 1989). Nghĩa là, tuân thủ thuế đòi hỏi người nộp thuế phải
đạt được một mức độ trung thực nhất định, có kiến thức thuế đầy đủ và khả năng sử
dụng kiến thức này để hoàn thành tờ khai thuế và các hồ sơ có liên quan kịp thời,
chính xác và đày đủ (Singh và Bhupalan, 2001). Cùng quan điểm với Singh và
Bhupalan, Somasundram (2003) cho rằng tuân thủ thuế trở thành một vấn đề chủ
yếu trong hệ thống tự khai thuế bởi vì tổng số tiền thuế phải nộp phụ thuộc rất nhiều
vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế mặc dù không thể tránh khỏi việc cơ quan
thuế sẽ tìm kiếm thông tin từ những người nộp thuế khác trong khu vực để giảm
thiểu rủi ro xảy ra các trường hợp không tuân thủ, hoặc họ sẽ thường xuyên thực
hiện việc kiểm tra nhiều loại thuế khác nhau, và bằng những hình thức khác chẳng
hạn giáo dục kiến thức thuế nhằm tạo ra những tác động nhất định đến việc tuân thủ
thuế của người nộp thuế.

Ngoài ra, một số tác giả khác đã xem xét tuân thủ thuế từ một góc độ khác.
Allingham và Sandmo (1972) mô tả tuân thủ thuế là một vấn đề “báo cáo thu nhập
thực tế” và cũng cho rằng hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế bị ảnh hưởng
bởi một số tình huống mà trong đó có thể người nộp thuế đưa ra quyết định trong
tình trạng không chắc chắn (Clotfelter, 1983). Tức là người nộp thuế có thể sẽ được
hưởng một khoản tiền thuế tiết kiệm được do khai báo thấp thu nhập tính thuế hoặc
đối với các khoản thu nhập không khai báo, họ sẽ bị phạt với một tỷ lệ cao hơn so
với khoản thu nhập được kê khai đầy đủ và chính xác về thời gian. McBarnet (2001)
đề nghị tuân thủ thuế nên được nhìn nhận trong 3 cách, cụ thể là: cam kết tuân thủ sẵn sàng nộp thuế mà không khiếu nại; tuân thủ có điều kiện - miễn cưỡng nộp tờ
khai và nộp thuế; tuân thủ có sáng tạo để giảm thiểu nghĩa vụ thuế


×