Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Địa lý lớp 9: Bài giảng thực hành về phân tích biểu đồ đồng bằng sông Cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.11 KB, 4 trang )

BÀI GIẢNG – THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH
BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Iiết 2)
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ
MÔN ĐỊA: LỚP 9
CÔ GIÁO: ĐỖ THỊ THANH NGA – Tuyensinh247.com

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Bài tập 1: Dựa vào bảng 37.1 :
Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ờ Đồng bằng sông Cửu Long
và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%).
Bảng 37.1. Tình hình sản xuất thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 (nghìn tấn)
Vùng Đồng bằng sông Cửu
Sản lượng
Long
Cá biển khai thác
493,8

Đồng bằng sông
Hồng
54,8

Cả nước
1189,6

Cá nuôi

283,9

110,9



486,4

Tôm nuôi

142,9

7,3

186,2

Hướng dẫn
a. Xử lí số liệu.
Bảng 37.1. Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước, năm 2002 (Đơn vị %)
Đồng bằng
sông Cửu Long

Đồng bằng
sông Hồng

Các vùng
khác

Cả nước

Cá biển khai thác

41,5


4,6

53,9

100,0

Cá nuôi

58,4

22,8

18,8

100,0

Tôm nuôi

76,7

3,9

19,4

100,0

Vùng
Sản lượng

b. Vẽ biểu đồ:


1

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


II. Bài tập 2.
Căn cứ vào biểu đồ và các bài 35, 36, hãy cho biết:
a. Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự
nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ….)
b. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số
biện pháp khắc phục.
Hướng dẫn
a. Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Có đường bờ biển dài, giáp vùng biển có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang, vùng biển có nhiều bãi
tôm, bãi cá với trữ lượng lớn (chiếm hơn 1/2 trữ lượng hải sản của cả nước), có nguồn lợi thủy sản nước ngọt
phong phú
+ Có diện tích mặt nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước (hơn 50 vạn ha):
+ Ven biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, vùng cửa sông thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản
nước lợ, nước mặn (tôm sú, cua biển, sò huyết ....)
+ Vùng nội địa có nhiều diện tích mặt nước của sông rạch, ao hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt
(cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh ...)
+ Thời tiết khí hậu ổn định, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, ít khi có bão.
Có nhiều giống thủy sản có giá trị cao (tôm càng xanh, cá tra… )
- Điều kiện kinh tế — xã hội:
+ Nguồn lao động có truyền thống, nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đông đảo, năng
động, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật nghề cá ngày càng phát triển:

. có nhiều cơ sở sản xuất giống và chế biến thủy sản
. Có đội tàu thuyền đánh bắt thủy sản đông đảo.

2

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước (tại chỗ của hơn 17 triệu dân, Đông Nam Bộ….) và nước
ngoài (EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản ....)
+ Được sự khuyến khích và chú trọng đầu tư của Nhà nước
b. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba sa xuất
khẩu vì.
- Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong nước:
+ Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất cả nước (rừng ngập mặn, vùng nước mặn ven
biển, nước lợ cửa sông có diện tích lớn, nhiều diện tích trồng lúa kết hợp nuôi tôm)
+ Khí hậu thời tiết ít biến động, ít thiên tai, nhiệt độ nước ổn định.
- Nuôi tôm đem lại thu nhập lớn, người dân sẵn sàng đầu tư, tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát
triển, có kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm, năng động.
- Nhu cầu thị trường tăng mạnh.
- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển của Nhà nước.
c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số
biện pháp khắc phục.
- Sự biến động thủy văn phức tạp.
- Diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp
- Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh.
- Nuôi trồng chủ yếu phát triển ở hình thức nhỏ, cá thể
- Thiếu hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao.
- Thiếu vốn đầu tư,
- Thị trường không ổn định.

*Giải pháp:
+ Nâng cao trình độ lao động.
+ Quy hoạch vùng nuôi trồng, tránh phát triển ồ ạt, tự phát, đảm bảo nguồn giống, thức ăn
+ Tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Thu hút vốn đầu tư
+ Tìm hiểu kĩ thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
+ Bảo vệ môi trường
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng
lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Kiên Giang, Cà Mau.
B. Kiên Giang, An Giang.
C. An Giang, Đồng Tháp.
D. Đồng Tháp, Cà Mau.
Câu 2. Nhận xét nào sau đâu đúng về tình hình sản xuất thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Có sản lượng cá, tôm lớn nhất cả nước.
B. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
C. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, ổn định, ít thiên tai.
D. Vùng biển có nhiều bãi tôm bãi cá.

3

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


Câu 3. Yếu tố nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở Đồng
bằng sông Cửu Long?
A. ngư trường rộng lớn.
B. có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất.
C. có diện tích mặt nước lớn nhất.

D. khí hậu cận xích đạo
Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho sản lượng hải sản khai thác của Đồng bằng sông Cửu Long
luôn dẫn đầu cả nước là
A. có trữ lượng hải sản lớn nhất.
B. có diện tích mặt nước lớn nhất.
C. người dân có kinh nghiệm.
D. thị trường rộng lớn.
Câu 5. Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995 – 2016
(Đơn vị: nghìn tấn)
1995
ĐBSCL
Cả nước

819.2
1584.4

2000

2005

2010

2013

2016

1169.1

1846.3


2999.1

3439.7

3863.3

2250.5

3466.8

5142.7

6019.7

6870.7

Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 1995 – 2016 là
A. biểu đồ tròn.
B. biểu đồ cột.
C. biểu đồ miền.
D. biểu đồ đường

HẾT

4

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!




×