Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động đội ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.99 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm huyện Bảo Lạc
Đề nghị Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm huyện Bảo Lạc xét công nhận
sáng kiến : " Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua
hoạt động đội ở trường THCS Thị trấn Bảo Lạc "
Số

Họ và tên

TT

Ngày
tháng năm
sinh

1

Nơi công
tác
(hoặc nơi
thường
trú)
Trường
THCS Thị
Trấn Bảo
Lạc, huyện
Bảo Lạc


Chức Trình độ
danh chuyên
môn

Viên
chức
quản


Đại học
sư phạm

Tỉ lệ
(%)
đóng
góp vào
việc tạo
ra sáng
kiến
100%

(Lịch sử)

1. Tên sáng kiến:
" Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt
động Đội ở trường THCS Thị trấn Bảo Lạc "
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : không có
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở
trường THCS thị trấn Bảo Lạc

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: sáng kiến của
tôi được áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2016, vẫn đang được tiếp tục áp dụng
trong năm học 2017-2018 và những năm tiếp theo.
5. Mô tả bản chất của sáng kiến
Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Thực trạng ban đầu

1


Trường THCS Thị trấn Bảo Lạc thành lập năm 1959, trải qua nhiều lần sáp
nhập với tên gọi khác nhau, năm 2004 trên cơ sở tách ra từ Trường cấp 2-3 Bảo Lạc
thành trường THCS Thị trấn đến nay. Năm 2014 trường được Chủ tịch UBND tỉnh
Cao Bằng công nhận Trường chuẩn quốc gia. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ cho công tác giảng dạy cơ bản đáp ứng yêu cầu. Hằng năm trường có
giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Mặt bằng
chất lượng hai mặt giáo dục hạnh kiểm và học lực luôn duy trì mức 97%, trong đó
tỉ lệ học sinh khá và giỏi chiếm trên 50%.
Để có kết quả đó, nhà trường luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học
sinh bằng nhiều hình thức giáo dục qua các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền, các
buổi sinh hoạt lớp và tích hợp giáo dục đạo đức các qua môn học. Như vậy chủ yếu
là vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn, vai trò của giáo viên
Tổng phụ trách Đội trong các hoạt động nhà trường chưa rõ nét. Giáo dục tư tưởng
đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội các trường THCS trong huyện nói
chung, trường THCS Thị trấn nói riêng còn hạn chế. Việc giáo dục đạo đức trong
các buổi sinh hoạt đội nặng về hình thức triển khai tuyên truyền hơn là học sinh
được thực hành một số kĩ năng sống nên việc đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động
Đội trong giáo dục đạo đức học sinh chủ yếu qua theo dõi số buổi sinh hoạt đội
theo từng khối lớp từ khối 6 đến khối 9 ( 4 buổi/ tuần) của Ban giám hiệu gặp nhiều
khó khăn. Đội tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, ngoại khóa nhưng ít chú ý

đến lưu hồ sơ minh chứng các hoạt động đã thực hiện, các báo cáo kết quả, hoặc
hình ảnh hoạt động qua từng năm học. Phát động thi đua, đánh giá xếp loại thi đua
đối với lớp, chi đội, cá nhân học sinh còn chung chung thiếu tiêu chí cụ thể. Một số
ít học sinh hay mắc lỗi trong thực hiện nề nếp, ý thức học tập chưa tốt, ít quan tâm
đến hoạt động của nhà trường. Những hoạt động mang ý nghĩa giáo dục "Uống
nước nhớ nguồn" " Kế hoạch nhỏ" được thực hiện còn lẻ tẻ chưa mang tính chất
như một "Phong trào Đội".
Giải pháp đã sử dụng
Với thực trạng trên, bản thân là Hiệu trưởng nhà trường, trực tiếp chỉ đạo
hoạt động, với nhận thức rằng, giáo dục đạo đức là bộ phận cấu thành trong giáo
dục tổng thể giúp học sinh hình thành ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm rèn
luyện hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh, như lời Bác Hồ dạy:
" Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên".
Trong quá trình giáo dục đó, công tác đội chiếm một vị trí hết sức quan trọng
nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện, giáo dục truyền thống " Uống nước nhớ
nguồn", lòng tự hào về quê hương đất nước, về Đảng về Đoàn về Bác Hồ kính yêu,
nâng cao hiểu biết về xã hội, kích thích tìm tòi sáng tạo trang bị cho mình những
kiến thức cơ bản, phát triển ý thức phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên


tốt, công dân tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Hoạt động Đội chính là cầu nối giữa nhà
trường và xã hội góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng. Với sáng kiến
kinh nghiệm "Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua
hoạt động đội ở trường THCS Thị trấn Bảo Lạc " nhằm thực hiện các giải pháp
tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh qua các "Phong trào Đội", " Chuyên hiệu
Đội" "Phát động thi đua học tập tốt- làm việc tốt"
Trường THCS thị trấn, có số học sinh từ 190 đến 200 em, đủ 4 khối lớp
6,7,8,9, mỗi tập thể lớp là 1 chi đội. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, như
trường có 1 giáo viên chuyên môn Văn - Đội ( Mã Thị Hồng Gấm) trực tiếp giảng

dạy một môn Ngữ Văn một khối và kiêm Tổng phụ trách Đội toàn trường. Tôi định
hướng chỉ đạo bằng văn bản công khai trước Hội đồng nhà trường Những quy định
nhiệm vụ của Tổng phụ trách Đội như sau:
Xây dựng kế hoạch hoạt động Đội năm học, là kế hoạch được thực hiện xuyên
suốt năm học, có nội dung điều chỉnh thực hiện các tháng trong quá trình thực hiện.
Các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền...có kế hoạch riêng cụ thể chi tiết từng hoat
động, được hiệu trưởng duyệt trước khi thực hiện
Hoạt động dưới cờ theo chủ đề giao cho lớp chủ nhiệm thông báo công khai
ngay đầu năm
Quy định chế độ báo cáo cho hiệu trưởng:
Báo cáo định kì hoạt động Đội 1 lần/tháng, trong đó đánh giá được ưu- nhược,
kế hoạch tháng sau và các báo cáo sơ kết, tổng kết Đội năm học.
Báo cáo thường xuyên 1 lần/tuần tình hình cụ thể hoạt động của lớp - chi đội
trong tuần thông qua quá trình tổng hợp biên bản sinh hoạt tuần của giáo viên chủ
nhiệm các lớp
Đánh giá xếp loại học sinh - đội viên theo tuần bằng các Tiêu chí thi đua, coi
đó là tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thi đua sau một tháng, một học kì và cả năm học
Các hoạt động theo " Phong trào Đội" " Chuyên hiệu Đội" dù được thực hiện
dưới hình thức nào cũng đều phải hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức giáo dục
tư tưởng đạo đức lối sống cho học sinh, tạo cơ hội giáo dục các kĩ năng sống, nhất
là kĩ năng thực hành trong mọi hoạt động.
Các hoạt động " Phong trào Đội", ngoại khóa tuyên truyền... đều lưu giữ bằng
hình ảnh và tổng hợp báo cáo.
Nội dung sáng kiến
Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm tập trung vào các biện pháp, hình thức giáo dục đạo
đức học sinh thông qua các " Phong trào, Chuyên hiệu Đội" và phát động thi đua "
Học tập tốt- làm việc tốt".



a/ Tính mới
Sáng kiến " Một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đức học sinh thông qua
hoạt động đội ở trường THCS Thị Trấn Bảo Lạc" lần đầu tiên được áp dụng tại
trường THCS Thị Trấn Bảo Lạc, thể hiện rõ vai trò chỉ đạo quản lý của hiệu trưởng
trong giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động đội
b/ Tính sáng tạo
Tính sáng tạo thể hiện trong quản lý vận dụng hiệu quả các hình thức giáo
dục một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản
nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN
c/ Tính khoa học
Tính khoa học thể hiện trong quá trình vận dụng những nguyên lý cơ bản
trong giáo dục đạo đức học sinh phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh bậc
THCS, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ theo quan điểm đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Các biện pháp đã triển khai thực hiện:
1. Biện pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng đạo đức lối sống
học sinh qua thực hiện các "Phong trào Đội"
Phong trào "Uống nước nhớ nguồn":
Tôi hướng dẫn giáo viên tổng phụ trách đội của trường xây dựng kế hoạch
thông qua các phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam 22-12 hay ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4, thực
hiện nôi dung phong trào " Uống nước nhớ nguồn" bằng những hành động cụ thể
phù hợp với điều kiện nhà trường như việc lập kế hoạch cụ thể quét dọn vệ sinh
nghĩa trang liệt sĩ 2 tháng 1 lần, đảm bảo đối tượng học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 đều
được thực hiện, bản thân tôi lập kế hoạch, tham mưu phối hợp với Phòng Lao động
thương binh và xã hội huyện Bảo Lạc, cung cấp thu thập một số thông tin về việc
xây dựng nghĩa trang liệt sĩ và danh tính các liệt sĩ có tên trong văn bia nghĩa trang
liệt sĩ huyện Bảo Lạc, với mục tiêu tuyên truyền ý nghĩa ngày thương binh liệt sĩ.
Do ngày thương binh liệt sĩ 27-7 hằng năm trùng dịp nghỉ hè, nên ngày 15 tháng 4
năm 2017 - kỷ niệm ngày thành lập lực lượng vũ trang Cao Bằng, phối hợp với

giáo viên Tổng phụ trách đội ( cô giáo Mã Thị Hồng Gấm), 7 giáo viên chủ nhiệm
các khối lớp 6,7,8,9 huy động 100% học sinh thực hiện hoạt động thực địa trên
nghĩa trang liệt sĩ huyện, tôi trực tiếp lên lớp giới thiệu về tên các anh hùng liệt sĩ,
đồng thời tạo cơ hội cho học sinh, có sự trao đổi thảo luận bằng các câu hỏi kiểm
tra sự hiểu biết về lịch sử địa phương Bảo Lạc. Mục đích là giáo dục cho các em
lòng biết ơn sự hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ, những người con của
huyện Bảo Lạc đã hy sinh trên các chiến trường qua các cuộc kháng chiến cũng
như các liệt sĩ hy sinh ngay trên mảnh đất Bảo Lạc, gắn với những chiến công của


quân đội nhân dân Việt Nam, có sự đóng góp hy sinh của các anh, trong đó có liệt
sĩ Xuân Trường - người liệt sĩ đầu tiên của QĐNDVN, hy sinh trên mảnh đất Đồng
Mu ( Bảo Lạc), được an táng tại nghĩa trang này. Qua đó giúp các em hiểu thêm ý
nghĩa truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" " Ăn quả nhớ người trồng cây"
của dân tộc ta.
Trong năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017, nhân dịp thi đua chào
mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, Ban giám hiệu trường
xin ý kiến chỉ đạo và được sự đồng ý của Đảng ủy Thị trấn, phối hợp tổ chức mời
ông Nông Văn Phúc, thường trú tại Tổ dân phố 2 thị trấn Bảo Lạc- nguyên cán bộ
lãnh đạo huyện Bảo Lạc, đến nói chuyện, tuyên truyền về lực lượng vũ trang Bảo
Lạc qua các thời kì, buổi nói chuyện diễn ra trong không khí của ngày 22-12, dưới
lời kể của cụ ông ngoài 80 tuổi, từng là cán bộ trong lực lượng vũ trang Bảo Lạc,
giới thiệu sự phát triển và trưởng thành của lực lượng vũ trang Bảo Lạc đã thu hút
100% học sinh toàn trường tham gia lắng nghe, để lại trong lòng các em những tình
cảm biết ơn trân trọng những đóng góp cống hiến của lực lượng vũ trang Bảo Lạc
trong sự nghiệp đấu tranh của cả dân tộc Việt Nam.
Cùng song song với hoạt động này, trường còn tổ chức thăm 2 gia đình chính
sách trên địa bàn Thị trấn, là bà Nông Thị Mèo - vợ liệt sĩ thường trú tại xóm Nà
Chùa và ông Tô Văn Khuyên- thương binh, thường trú tại xóm Nà Pằn. Trong qua
trình thực hiện, chúng tôi chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm gồm có đại diện Ban giám

hiệu, giáo viên chủ nhiệm và đại diện học sinh 8 lớp, nhiệm vụ thăm hỏi gia đình,
giúp quét dọn vệ sinh quanh nhà, sửa lại lối lên nhà ( nhà ông Tô Văn Khuyên)
tặng quà, mỗi xuất quà trị giá 1.000.000 ( một triệu đồng). Với hoạt động này, đã
tác động trực tiếp đến tư duy tình cảm các em, các em thấy cần sống có trách nhiệm
hơn, đầu tiên phải biết tu dưỡng rèn luyện đạo đức, phấn đấu vươn lên trở thành
người có ích cho xã hội, xứng đáng với sự hy sinh của các mẹ, các vợ liệt sĩ, những
con người bằng xương bằng thịt đã cống hiến một phần xương máu của mình cho
đất nước để chúng ta có cuộc sống tươi đẹp hôm nay.
Phong trào " Kế hoạch nhỏ":
Căn cứ vào điều kiện trường thuộc khu vực thị trấn, việc tổ chức thực hiện "
kế hoạch nhỏ" bằng ngày công lao động tập trung gây quỹ khó thực hiện, nên
trường đã xây dựng kế hoạch mỗi năm học phát động 2 đợt thu gom lon nhôm lọ
nhựa, mỗi học sinh 40 lon nhôm/ đợt nghiệm thu vào dịp 22-12 và 30/4 tức là cuối
kì 1 và cuối kì 2 năm học, do giáo viên chủ nhiệm nghiệm thu và tổng hợp báo cáo
Tổng phụ trách đội, bình quân mỗi đợt thu gom lon nhôm lọ nhựa gây quỹ " Kế
hoạch nhỏ" được 2.000.000 ( hai triệu đồng). Sau mỗi đợt tổng kết thi đua, học sinh
nào nộp thừa số lon quy định đều được nhà trường biểu dương, nêu gương việc tốt,
thực hiện theo lời dạy của Bác : " Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".
Trong năm học 2015- 2016, số tiền gây quỹ từ " kế hoạch nhỏ" nhà trường sử dụng
cho việc thăm hai gia đình chính sách là bà Nông Thị Mèo, ông Tô văn Khuyên


đồng thời giúp đỡ cho một học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ là em Thào A Páo xóm
Nà Dường một bộ sách giáo khoa chương trình V.NEN ( chương trình sách Việt
Nam mới) và một bộ quần áo đồng phục. Các em cảm nhận được việc làm của
mình, công sức của mình bỏ ra thực sự có nghĩa, nhận thức này khuyến khích các
em hăng hái tham gia góp phần làm sạch môi trường bằng việc hằng ngày thu lượm
những lon nhôm lọ nhựa từ gia đình hay ngoài đường, từ những học sinh ở xa
trường ( Nà Dường) vẫn luôn cần mẫn thực hiện " Kế hoạch nhỏ". Ngay cả phụ
huynh học sinh, khi được giáo viên chủ nhiệm qua các buổi họp chi hội phụ huynh

hằng tháng thông báo tuyên truyền về ý nghĩa của quỹ " Kế hoạch nhỏ" cũng giám
sát hỗ trợ động viên con em mình tham gia.
Một hình thức khác, thông qua " kế hoạch nhỏ" phát động học sinh, ủng hộ
sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện đọc đã qua sử dụng ủng hộ cho thư viện
nhà trường, trong các đợt nhà trường tổ chức ngoại khóa tuyên truyền " Ngày hội
đọc sách" hay khi kết thúc năm học, số sách thu được bổ sung cho đầu sách giáo
khoa, nguồn sách tham khảo và truyện đọc phong phú cho thư viện nhà trường thu
hút các em đến với thư viện ngày một đông. Đầu năm học mới ngoài số học sinh
gia đình tự mua sách giáo khoa mới, nhà trường phục vụ hơn 100 cuốn SGK, chiếm
50% số học sinh toàn trường được nhận sách giáo khoa để học. Do số sách ủng hộ
được nhiều, năm 2016, nhà trường đã bàn giao ủng hộ 1.719.000 bộ Sách giáo khoa
từ lớp 6 đến lớp 9 đã qua sử dụng của học sinh trường THCS Thị trấn cho trường
PTDTBT-THCS Bảo Toàn. Nhà trường cũng đã nhận được lời cảm ơn từ phía BGH
trường và phụ huynh xã Bảo Toàn.
Phong trào " Áo ấm tặng bạn":
Định kì, mỗi năm một lần bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11, hưởng ứng lời kêu
gọi Hội chữ thập đỏ huyện, mỗi cán bộ giáo viên ủng hộ một bộ quần áo đã qua sử
dụng, đồng thời nhà trường phát động mỗi học sinh tùy từng điều kiện cụ thể ủng
hộ một bộ quần áo còn dùng được tặng cho các bạn học sinh nghèo ở vùng sâu
vùng xa. Trong những năm 2015, 2016 và 2017, nhờ tuyên truyền phát động trong
hoạt động đội nhà trường đã thu được từ 230 đến 250 bộ quần áo cùng nhiều giày,
mũ khăn cho mỗi đợt. Sau khi có sự thống kê chọn lựa, đóng thùng, nhà trường
bằng nhiều hình thức, chủ yếu thông qua các kì giao ban của ngành giáo dục, thông
báo đến các đơn vị trường ở vùng sâu vùng xa, nhiều học sinh còn khó khăn khi
không đủ áo ấm, bảo vệ sức khỏe trong mùa đông giá rét. Nhà trường đã tổ chức
trao tặng hơn 200 bộ quần áo ấm cho các trường PTDTBT- THCS Phan Thanh,
Khánh Xuân, Kim Cúc và PTCS Hưng Thịnh. Đến nay trường THCS Thị trấn được
các trường vùng khó khăn coi như " Địa chỉ đỏ" liên hệ xin được ủng hộ quần áo
ấm cho học sinh nghèo.
Cũng là " Áo ấm tặng bạn", các em học sinh lớp 6 trường THCS Thị trấn như

Vương Nguyên Anh, Nông Nhật Hằng đã tình nguyện góp tặng 2 bộ quần áo ấm, 2
đôi giày, 2 đôi tất và 2 vở, 5 bút tất cả đều còn mới cho học sinh nghèo cùng lớp là


Thào Thị Xay vốn ở Lũng Rạc- Xuân Trường Bảo Lạc, đầu năm học 2017-2018
theo gia đình xuống nhập cư tại xóm Nà Chùa Thị trấn Bảo Lạc). Việc trao và nhận
diễn ra ngay trong giờ sinh hoạt lớp, trước sự chứng kiến của cô giáo chủ nhiệmanh chị phụ trách lớp 6b. Trong buổi tập trung đầu tuần hôm sau, tôi đã biểu dương
khen ngợi nghĩa cử cao đẹp của hai học sinh Vương Nguyên Anh, Nông Nhật Hằng
trong thực hiện phong trào " Áo ấm tặng bạn" mong rằng phong trào " Áo ấm tặng
bạn" tiếp tục được lan tỏa nhân rộng góp phần vun đắp, bồi dưỡng tình yêu thương
giữa con người với con người, sáng thêm đạo lý "Thương người như thể thương
thân", " Lá lành đùm lá rách" của dân tộc ta.
2. Biện pháp 2: Định hướng chỉ đạo tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua
một số " Chuyên hiệu Đội"
Trong Hoạt động Đội có 10 chuyên hiệu rèn luyện đội viên, căn cứ vào điều
kiện thực tế ở trường THCS Thi trấn Bảo Lạc, cùng với tổng phụ trách đội hướng
dẫn lập kế hoạch tiến hành ít nhất được 3 đến 4 chuyên hiệu, bố trí trong các buổi
sinh hoạt đội theo thời khóa biểu buổi chiều hoặc hoạt động dưới cờ đầu tuần. Quy
định mỗi lớp mỗi- chi đội ít nhất có một hoạt động dưới cờ, tạo cơ hội cho các em
được thể hiện kĩ năng sống của mình cũng như tính tập thể tình đồng đội trong quá
trình hợp tác nhóm.
Ví dụ với Chuyên hiệu "Nhà sử học nhỏ tuổi" với mục tiêu tìm hiểu giáo
dục về lịch sử Đảng, Đoàn, Đội về Bác Hồ về quê hương đất nước. Với học sinh
cấp trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 có độ tuổi từ 11 đến 15, muốn giáo dục kĩ
năng sống theo nguyên lý độ tuổi từ thấp đến cao, tức là từ hạng ba, hạng nhì, rồi
đến hạng nhất, tương ứng với mức độ giáo dục " Hiểu biết -> Thực hiện tốt ->
Thuần thục thành thạo", cùng với giáo viên Tổng phụ trách, tôi thống nhất, học
sinh khối lớp 6,7 thực hiện chuyên hiệu nên áp dụng ở mức "hiểu biết và thực hiện
tốt", học sinh khối 8,9 có thể mức cao hơn đó là "thuần thục". Thời khóa biểu sinh
hoạt đội buổi chiều, bố trí xắp xếp học sinh khối lớp 6 cùng khối 7, khối 8 cùng

khối 9, điều này phù hợp khi tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên hiệu giáo dục
kĩ năng. Ví dụ đối với học sinh khối lớp 6, 7, để rèn luyện chuyên hiệu " nhà sử học
nhỏ tuổi trong giờ sinh hoạt đội, Giáo viên tổng phụ trách đội xây dựng giáo án tích
hợp bằng hệ thống câu hỏi như: hãy đọc to Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng ! Em đang thực hiện tốt điều nào ! Điều nào em thực hiện chưa tốt cần rèn
luyện thêm ! đó là :
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thất tốt
Khiêm tốn thật thà dũng cảm.


Đứng trước tất cả các bạn và cô giáo, dễ dàng nhận ra có bạn đọc lưu loát, rõ
ràng có bạn đọc lí nhí, ấp úng chân tay long ngóng. Giáo viên dùng lời khen,
thưởng tràng pháo tay cho những bạn đọc to và thuộc, đồng thời động viên, khích
lệ các em chưa thuộc hoặc thuộc rồi nhưng do chưa quen đứng trước đông người
mà quên sẽ tiếp tục cố gắng tập luyện thường xuyên. Như vậy, chỉ một điều đơn
giản là học thuộc Năm điều Bác Hồ dạy được tích hợp thực hành trong giờ sinh
hoạt đội cũng tạo thêm cho học sinh những kĩ năng tự tin trong giao tiếp trước đông
người, quan trọng hơn, giúp học sinh hiểu mình đã làm tốt điều nào, điều nào chưa
tốt trong thực hiện lời dạy của Bác.
Thực tế cho thấy học sinh khối lớp 8, 9, có thể giao cho các em tên chủ đề, sau
đó để các em thể hiện kĩ năng trải nghiệm sáng tạo, giáo viên chỉ đóng vai trò
hướng dẫn giám sát. Thực tế thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động dưới
cờ , các em có nhiều cơ hội thể hiện kĩ năng thuyết trình, kể chuyện lịch sử hay tìm
hiểu về quê hương đất nước, chủ quyền dân tộc. Ví dụ, khi tổ chức hoạt động ngoại
khóa tuyên truyền ba văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền giữa Việt nam và
Trung Quốc năm học 2016-2017, nhiều học sinh thể hiện rất tốt khi đóng vai là
tuyên truyền viên, dẫn chương trình hay vai anh bộ đội biên phòng với nhiệm vụ

bảo vệ biên giới chủ quyền quốc gia dân tộc. Nhiều học sinh thể hiện kĩ năng ghi
nhớ thông tin, kĩ năng thuyết trình, kể chuyện rất tốt như em Đặng Quỳnh Hương
lớp 8, Trần Hương Trà, Nguyễn Nguyệt Ngà, Lương Tiến Thuần (lớp 9 )
Năm học 2017-2018, nhận sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo Bảo Lạc,
tổ chức hoạt động tuyên truyền về " Công viên địa chất non nước Cao Bằng", sau
khi dự hoạt động ngoại khóa chỉ đạo điểm tại trường PTDTBT-THCS Bảo Toàn, tôi
hướng dẫn và giao trách nhiệm chính cho giáo viên Tổng phụ trách đội xây dựng kế
hoạch tuyên truyền bằng hình thức ngoại khóa, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
lớp 9 và giáo viên giảng dạy môn Tin Học, chọn đội tuyển tuyên truyền là học sinh
lớp 9. Theo kế hoạch, các em lập ra 3 đội thi giáo viên tin học ( cô Lâm Thị Lập) hỗ
trợ thiết kế các thông tin minh chứng giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh của Cao Bằng, sử dụng phần mềm Powerpoint thu thập thông tin tư liệu trình
chiếu tuyên truyền. Đúng dịp Cao Bằng vừa được UNESCO công nhận Công viên
địa chất toàn cầu 12/4/2018, trường THCS thị trấn tổ chức hoạt động ngoại khóa
tuyên truyền về công viên địa chất non nước Cao Bằng, học sinh sẽ thể hiện kĩ năng
giới thiệu trình thuyết trình với 2 nội dung chính: giới thiệu về công viên địa chất
non nước Cao Bằng qua tư liệu tranh ảnh trực quan do Phòng Giáo dục huyện, nội
dung này có cô giáo tổng phụ trách đội hỗ trợ, nội dung thứ hai, 3 đội thi tự thu
thập tư tiệu lịch sử non nước Cao Bằng, về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,
dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của giáo viên Tin học và đội thi thể hiện kĩ năng giới
thiệu qua hình ảnh tư liệu và kĩ năng trình chiếu trên phần mềm Powerpoint. Sự
thành công của buổi ngoại khóa tuyên truyền về công viên địa chất non nước Cao
Bằng, cũng thể hiện rõ kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin thu thập tư liệu, kĩ
năng thuyết trình miệng với những học sinh tiêu biểu như Đặng


Quỳnh Hương, Hoàng Bảo Ngọc, Nguyễn Quang Trí. Lần đầu tiên các em học sinh
của trường chứng kiến các anh chị lớp 9 ứng dụng kĩ năng công nghệ thông tin,
cung cấp tư liệu bằng lời giới thiệu thuyết trình nội dung về lịch sử non nước Cao
Bằng, vun đắp thêm lòng tự tôn dân tộc, niềm tự hào về quê hương Cao Bằng thân

yêu của chúng ta.
3. Biện pháp 3: Phát động phong trào thi đua " Học tập tốt - làm việc
tốt"
Thực hiện phong trào thi đua " Hai tốt" trong nhà trường, song song với giáo
viên thi đua "dạy tốt", học sinh thi đua "học tốt" gắn với phong trào xuyên suốt
của đội " Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy", tôi yêu cầu giáo
viên Tổng phụ trách đội công khai tiêu chí thi đua, tuyên truyền đên học sinh - giáo
viên chủ nhiệm lớp bằng văn bản, đưa lên Bảng tin Đội. Theo báo cáo của giáo
viên Tổng phụ trách Đội, tiêu chí thi đua được thực hiện từ năm học 2015-2016 và
đang tiếp tục trong năm học 2017- 2018 và những năm tiếp sau, có nội dung như
sau:
TIÊU CHÍ THI ĐUA CỦA LỚP- ĐỘI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
Năm học 2016-2017
STT

Tiêu chí thi đua

Điểm cộng ( +)

I/ Đối với lớp ( 25 tiêu chí)

Điểm trừ ( -)

1

Điểm giỏi (điểm 9-> 10)

+ 5 điểm/ 1điểm giỏi/HS

2


Giờ học tốt

+ 5 điểm/ 1giờ tốt

3

Việc tốt

+ 5-> 20 điểm/1 việc tốt

4

Không chép bài

- 2điểm/1 lần

5

Giờ trống ( trống tiết) mất trật tự

- 2điểm/1 HS/1 lần

6

Bỏ giờ

- 5điểm/1 HS/1 lần

7


Mất trật tự hoặc làm việc riêng trong giờ học

- 2điểm/1 HS/1 lần

8

Chậm 15 đầu giờ hoặc giờ học

- 2điểm/1 HS/1 lần

9

Điểm yếu ( 3->4)

- 3điểm/1 HS

10

Điểm kém ( 0->2)

-2điểm/1 HS

11

Trực nhật chậm

-2điểm/1 HS



12

Không trực nhật lớp

-5điểm/1 lần


13

Thực hiện giờ tự quản không tốt

- 5 điểm/ tiết

14

Nghỉ học không phép

- 10 điểm/1buổi/1HS

15

Gây mất đoàn kết ( chửi nhau, đánh nhau...)

- 5 điểm-> 20 điểm/HS

16

Quay cóp bài giờ kiểm tra thi cử

- 10 điểm/ lần


17

Vô lễ với giáo viên

- 10 điểm/ lần

18

Nói tục, chửi bậy

- 5 điểm/ lần

19

Không bảo vệ tài sản chung

- 5 điểm-> 20 điểm/lần

20

Hút thuốc, uống rượu...

- 5 điểm/ lần

21

Ăn quà, mang quà vào khu vực trường

- 2 điểm/lần


22

Vệ sinh lớp, khu vực được giao không sạch

- 5 điểm-> 20 điểm/lần

23

Thiếu đồ dùng học tập, ghi chép bài sơ sài

- 2 điểm/lần

24

Không thuộc bài, không chuẩn bị bài

- 2 điểm/lần

25

Không mặc áo đồng phục thứ hai đầu tuần

- 2 điểm/HS

II/ Đối với Đội
26

Nghỉ sinh hoạt Đội không phép


- 10 điểm/1đội viên

27

Không đeo khăn quàng

-5 điểm/lần

28

Không mang sổ ghi chép khi đến sinh hoạt
Đội

- 3 điểm/1đội viên

29

Bỏ giờ sinh hoạt Đội

- 5 điểm/lần

30

Chậm giờ sinh hoạt Đội

- 2 điểm/lần

31

Làm việc riêng hoặc mất trật tự trong giờ

sinh hoạt Đội

- 3 điểm/đội viên

Tiêu chí thi đua này, mục đích rèn ý thức nền nếp học tập cho mỗi cá nhân và
cả tập thể lớp- chi đội, khuyên khích tinh thần, thái độ vươn lên trong học tập và


làm việc tốt nhiều hơn. Học sinh- đội viên nhìn vào tiêu chí chỉ thấy điểm thưởng
dành cho điểm giỏi, việc tốt, giờ tốt, còn điểm trừ về ý thức đạo đức, học tập nhiều
tiêu chí. Đặc điểm tâm lý học sinh THCS là thích được khen, thích được thầy, bạn
bè cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình,
không thích nhắc đến ý thức chưa tốt của mình giúp các em có ý thức vươn lên.
Đồng thời Quy định chi tiết "Điểm giỏi" ( là điểm 9 và điểm 10 và phải là
điểm kiểm tra miệng, chứ không phải điểm kiểm tra viết). Giờ học tốt ( là giờ học
đủ sĩ số, chú ý nghe giảng, xung phong phát biểu xây dựng bài, hoạt động nhóm
hiệu quả không có học sinh vi phạm nề nếp như chậm giờ, mất trật tự, làm việc
riêng, bị điểm yếu kém...). " Việc tốt" là những việc làm có ý nghĩa về mạt đạo đức
theo " Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng" tùy theo từng việc được cộng 5
đến 20 điểm. Với nội dung này, phong trào thi đua " học tập tốt- làm việc tốt" của
học sinh trường THCS Thị trấn mang nhiều sắc thái phong phú hiệu quả
Việc tốt của học sinh trường THCS Thị trấn, đơn giản là cá nhân hay tập thể
lớp tình nguyện tặng quần áo, sách vở cho bạn nghèo, hay nhặt chìa khóa xe đạp
điện của bạn đánh rơi, hoặc nhặt được khăn quàng của bạn, nhiều hơn cả là nhặt
được tiền đánh rơi trả cho người đánh mất. Bởi lẽ học sinh ở Thị trấn, khi đi học
thường được cha mẹ, ông bà cho tiền 5.000đồng đến 20.000 đồng ăn sáng, nhiều
học sinh đánh rơi tiền. Khi nhặt được tiền rơi các em thường thông báo cho giáo
viên chủ nhiệm, sau đó thông báo lên bảng tin Đội, tập trung đầu tuần, giáo viên
Tổng phụ trách đội tiếp tục thông báo để trả lại đúng chủ. Ví dụ em Vương Thúy
Ngân học sinh lớp 6a, nhặt được 500.000 đồng của học sinh Dương Khánh Linh,

bạn Ngân đã nhanh chóng trả lại cho bạn Linh.
Đối với những tài sản hoặc giấy tờ cá nhân học sinh nhặt được ngoài khu vực
trường, nhà trường bằng các phương tiện thông tin thông báo để gửi lại chủ nhân,
ví dụ Trong năm học 2016-2017, 8 học sinh lớp 8a nhặt được một ví xách tay, trong
đó có 2 điện thoại và một số tiền hơn 700.000 đồng ngay trước cổng trường. Các
em lập tức báo đến nhà trường, trong buổi tập trung đầu tuần, nhà trường nhanh
chóng thông báo và ghi trên bảng tin Đội của trường, ngay hôm sau đã có chủ chiếc
ví đến nhận, đó là cô Lưu Thị Vui, nhà trước cổng trường đánh rơi. Hoặc một
trường hợp khác, nhân dịp liên Đội trường tổ chức quét dọn vệ sinh nghĩa trang liệt
sĩ huyện, các em nhặt được một ví xách tay, qua kiểm tra trong đó có 2 thẻ ATM, và
nhiều giấy tờ tùy thân, biết được của cô Nông Thị Cúc giáo viên trường DTNT Bảo
Lạc, nên nhà trường đã nhanh chóng liên lạc trả lại cho cô Cúc.
Đối với những trường hợp không xác định chủ nhân, ở trường THCS Thị trấn
chỉ là tiền lẻ từ 5000 đến 10.000đồng, nhà trường cho phép công khai đưa vào Quỹ
Đội sử dụng cho các hoạt động Đội ( năm 2016 là 40.000đ, năm 2017: 60.000đ,
năm 2018, tính đến thời điểm tháng 4/2018: 30.000đ). Cá nhân hay tập thể thực
hiện tốt được biểu dương hằng tuần, giáo viên chủ nhiệm biểu dương ở lớp Tổng
phụ trách đội và nhà trường khen trong buổi tập trung đầu tuần. Cuối mỗi tháng


họp chi hội phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm lại thông báo thành tích của các em
trong việc thi đua học tập tốt- việc làm tốt đến phụ huynh học sinh. Trong năm học
phát động 4 đợt thi đua
- Thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Thi đua chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12
- Thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3
- Thi đua chào mừng ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30-4,
ngày thành lập Đội 15-5, ngày sinh nhật Bác 19-5
Dù mỗi đợt phát động thi đua, chủ điểm khác nhau nhưng những tiêu chí thi
đua đánh giá về " Điểm giỏi - Giờ tốt - Việc tốt" là những tiêu chuẩn mang tính cố

định, nên học sinh không thể quên mà mong muốn thực hiện theo.
Qua báo cáo tổng hợp sinh hoạt cuối tuần của giáo viên chủ nhiệm các lớp,
thông báo của giáo viên Tổng phụ trách đội nhận xét tập trung đầu tuần và sự kiểm
tra đánh giá của hiệu trưởng, cho thấy phát động phong trào thi đua " Học tập tốt làm việc tốt" là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình tu dưỡng đạo đức, học tập tốt
hơn, làm nhiều việc tốt hơn. Có những học sinh, dù có sức học tốt nhưng ít khi giơ
tay phát biểu xây dựng bài, không thích được thầy cô giáo gọi lên bảng, hay đứng
tại chỗ phát biểu lấy điểm kiểm tra miệng nhưng với phong trào thi đua " Học tập
tốt", bạn nào có nhiều điểm giỏi trong tuần, lớp nào có nhiều giờ học tốt trong tuần
được biểu dương khen ngợi trước toàn trường, góp thêm vào bảng thành tích thi
đua theo từng đợt và cả năm học, các em có ý thức hơn, xung phong nhiều hơn.
Thực tế cho thấy có những học sinh tuần nào cũng đạt điểm giỏi, đặc biệt có em có
5-6 điểm giỏi/tuần chỉ riêng kiểm tra miệng các môn như: Nguyễn Nguyệt Ngà,
Nông Phương Thảo, Đinh Ngọc Gia Huy, Phạm Thế Nhật, Lục Ban Thị Mai Hiên,
Đặng Quỳnh Hương...
Theo biểu tổng hợp dưới đây của giáo viên Tổng phụ trách đội, thì số "giờ tốtđiểm giỏi-việc tốt" qua 3 năm học gần đây đều có chiều hướng đi lên, phản ánh
tính hiệu quả của nội dung thi đua " Học tập tốt - làm việc tốt".
Năm học

Năm học

Năm học

2015-2016

2016-2017

2017-2018

Số "Giờ học tốt" của tập thể
lớp/chi đội


1872 giờ

1898 giờ

1911 giờ

Số "Điểm giỏi" (điểm 9->10 )

4371 điểm

4434 điểm

4572 điểm

198 việc tốt

270 việc tốt

293 việc tốt

Nội dung

từ kiểm tra miệng của HS
Số " Việc tốt" của học sinh


5.3 Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến đã và đang được áp dụng tại trường THCS Thị Trấn Bảo Lạc và có
khả năng áp dụng trong phạm vi các trường THCS huyện Bảo Lạc

6. Những thông tin cần được bảo mật ( nếu có)
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Ban giám hiệu trường phải thường xuyên chỉ đạo quản lý hoạt động đội, từ
khâu xây dựng kế hoạch hoạt động đội năm học, hằng tuần có giám sát kiểm tra,
đánh giá thông qua nhận định đánh giá sáng thứ hai đầu tuần trong giờ tập trung
chào cờ. Các kế hoạch Hoạt động dưới cờ trong năm học, hay kế hoạch tổ chức
phát động các đợt thi đua, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền
hiệu trưởng phê duyệt trước khi tiến hành.
- Giáo viên Tổng phụ trách Đội, là người xây dựng kế hoạch hoạt động và trực
tiếp tổ chức thực hiện. Cuối tuần học, trên cơ sở biên bản sinh hoạt các lớp, do giáo
viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá, giáo viên Tổng phụ trách đội tổng hợp đánh giá
xếp loại lớp- chi đội công khai trong giờ tập trung đầu tuần. Báo cáo công tác đội
định kì hằng tháng, sơ kết, tổng kết và một số việc bất thường đến hiệu trưởng.
- Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách
đội phối hợp tổ chức thực hiện.
- Giáo viên bộ môn có nhiệm vụ tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng
qua môn học mà mình giảng, phối hợp với Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm
thực hiện nhiệm vụ
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Với sáng kiến " Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông
qua hoạt động Đội ở trường THCS Thị trấn Bảo Lạc", góp phần hiệu quả trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng hai mặt giáo dục học lực hạnh
kiểm được duy trì và phát triển qua các năm. Học sinh phấn đấu thi đua học tập tốt,
làm nhiều việc tốt, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ngày càng phong
phú, đa dạng về hình thức. "Phong trào Đội" " Chuyên hiệu Đội" tích hợp giáo dục
kĩ năng, vươn tới mục tiêu Học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng. Nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi cũng đồng thời
được xét danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, Đội viên xuất sắc.
Xếp loại hai mặt giáo dục Học lực - Hạnh kiểm được duy trì, mặt bằng chất

lượng bình quân hằng năm đạt 97%, trong đó tỉ lệ học sinh có học lực khá và giỏi
trên 60%. Hạnh kiểm khá và tốt 97%, hạnh kiểm trung bình 3%, không có hạnh
kiểm yếu.
Năm học

TS

XẾP LOẠI HỌC LỰC

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM


2015-2016

2016-2017

HS

Đạt TB
trở lên

Trong đó
Khá
&Giỏi

Yếu

Đạt Khá
&Tốt


T.B

Yếu

193

188/193

125/193 5/188=

188/193

5/188=

0

188

= 97,4% = 64,8% 3,6%

= 97,4% 3,6%

186/188 121/188

2/188

= 98,9% = 64,4%

= 1,1%


184/188 4=
= 97,9% 2,1%

1 187/199= 135/199 12/199 197/199
93,4%
2017-2018 199
= 67,8% =6,6% = 99%
Học kỳ I

0

2 /199

0

= 1%

Danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ" " Đội viên xuất sắc" được duy trì phát triển
Năm học

Tổng số học sinh

Danh hiệu Cháu
ngoan Bác Hồ
( xét vào cuối năm
học)

Đội viên xuất
sắc ( xét cuối
học kì đối đội

viên đạt danh
hiệu Học sinh
Giỏi)

2015-2016

193

112

37

2016- 2017

188

107

31

Học kì I

199

2017-2018

35


9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử.
Ngay từ đầu năm học 2017-2018, tôi đã công khai thông báo với Hội đồng
giáo viên nhà trường, chủ đề viết sáng kiến của tôi năm học này là " Một số biện
pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động Đội"; sự đồng thuận
hưởng ứng của giáo viên khi thấy tôi khảo sát kết quả hoạt động Đội đầu tháng 4
năm 2018 và hoàn thành sáng kiến, báo cáo trước Hội đồng chấm sáng kiến kinh
nghiệm, trong thời gian báo cáo sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, tôi nhận được
những nhận xét đánh giá của giáo viên về điểm mạnh của sáng kiến là thể hiện tính
mới trong áp dụng lần đầu ở trường THCS thị trấn. Vận dụng sáng tạo, khoa học
trong sử dụng các hình thức hoạt động của đội nhằm giáo dục học sinh một cách
toàn diên, phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi học sinh THCS và nguyên lý giáo dục
của Đảng.
Thành tích học sinh:
Tập thể Liên đội trường được Hội đồng đội trung ương khen năm học 20152016 và 2016-2017. Chi đội khen cấp tỉnh, cấp huyện. Cá nhân khen cấp trung
ương, cấp tỉnh và cấp huyện nhiều. Cuộc thi " Nghi thức đội" đạt giải ba cấp huyện
năm 2017.
Năm học

TSHS

HS đạt giải các môn văn hóa các cấp
Cấp huyện

Cấp tỉnh

2015-2016

193


14

3

2016-2017

188

9

3

2017-2018

199

6

1

Khen thưởng trong công tác Đội
Năm học

2015-2016
2016-2017

Được khen thưởng các cấp
Liên đội trường

Chi đội


Đội viên

Khen cấp Trung
ương

Cấp huyện: 3 chi đội

Cấp tỉnh: 3

Khen cấp Trung
ương

Khen cấp tỉnh: 2 chi
đội

Cấp trung ương: 2

Cấp huyện: 3

Cấp huyện: 8

Cấp huyện: 5
Cấp tỉnh: 5


Cùng với giải học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh thì học sinh
được công nhận " Chỉ huy đội giỏi cấp huyện" năm học 2017- 2018, dành tặng cho
2 em Là Đặng Quỳnh Hương lớp 9, Trương Khánh Hiền lớp 8a. 2 học sinh Luân
Minh Hà My lớp 8a và Đặng Quỳnh Hương lớp 8b, được Sở GD&ĐT Cao Bằng

tỉnh chọn tham dự Diễn đàn: "Lắng nghe trẻ em nói" được tổ chức tại Tỉnh Cao
Bằng năm 2017. Học sinh Đặng Quỳnh Hương lớp 8b tham dự Diễn đàn Trẻ em
tại Hà Nội năm 2017.
Theo đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo Bảo Lạc: trường THCS Thị
trấn là trường có số lượng giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, đề nghị Phòng
GD&ĐT Bảo Lạc công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều nhất so với các
trường học trong huyện, và đề nghị UBND huyện Bảo Lạc công nhận sáng kiến
kinh nghiệm và xét danh hiệu CSTĐ cũng cao nhất toàn huyện. Cá nhân tôi, liên
tục từ năm 2010 đến 2017, Sáng kiến kinh nghiệm đều được chủ tịch UBND
Huyện Bảo Lạc công nhận và cho áp dụng. Giáo viên Tổng phụ trách đội Mã Thị
Hồng Gấm, có sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017 "Một số kinh nghiệm
thực hiện kế hoạch nhỏ tại liên đội trường THCS thị trấn Bảo Lạc " được chủ tịch
UBND huyện công nhận. Là giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện
và danh hiệu Giáo viên tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện nhiều năm.
10. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu: giáo viên trường THCS Thị Trấn Bảo Lạc
STT

Họ và tên

Chức vụ

Lĩnh vực liên quan đến
sáng kiến

1

Mã Thị Hồng Gấm

Tổng phụ trách Đội


Trực tiếp tổ chức thực
hiện các hoạt động Đội
nhà trường

2

Tô Thị Lan, Lâm Thị 7/7 giáo viên chủ Phối hợp hỗ trợ thực hiện
Lập, Tô Thị Nguyệt, nhiệm lớp: 6a, 6b,7a, nhiệm vụ giáo dục
Vi Thị Nguyệt, Phan 7b,8a,8b,9
Thị
Hồng
Thơ,
Nguyễn Ngọc Thư,
Nông Thị Anh

3

Nông Quang Hùng

Phó hiệu trưởng

Hỗ trợ, phối hợp giúp
hiệu trưởng quản lý kiểm
tra

4

Lâm Thị Lập


Giáo viên giảng dạy
môn Tin học

Hướng dẫn hỗ trợ ứng
dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động tuyên


truyền giáo dục kĩ năng
sống.
5

Tô Hồng Hạnh

Giáo viên môn Lịch
sử - GDCD

Hỗ trợ thực hiện nhiệm
vụ giáo dục

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của cơ quan đơn vị
Nơi giải pháp được áp dụng
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Bảo Lạc, ngày 12 tháng 4 năm 2018
Người nộp đơn

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT




×