Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 10: Lí thuyết 7 hồi trống cổ thành tiết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.55 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH – TIẾT 2
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƢƠNG
I.Tiểu dẫn
II. Tìm hiểu đoạn trích
1.Nhân vật Trƣơng Phi
2. Nhân vật Quan Công
- Quan Công là một người trung nghĩa nhưng thể hiện theo cách riêng của mình, không máy móc và cứng nhắc
như Trương Phi.
- Trong tình thế bị mắc lại ở trên núi, phải chăm sóc vợ con Lưu Bị cũng thà chết chứ không chịu hàng
->Tào Tháo nể phục Quan Công nên tìm cách dụ hàng, thu phục và một lí do là nếu Quan Công chết thì sẽ
không thể bảo vệ Cam phu nhân và Mi phu nhân
->Hàng nhưng cũng đưa ra những điều kiện của mình.
->Mục đích chính của Quan Công khi chấp nhận hàng Tào Tháo là bảo vệ tính mạng của hai chị dâu.
-> Nhất định giữ lòng trung tuyệt đối với anh mình.
Khi lựa chọn hàng cũng bất lợi cho Quan Công vì:
+ Chính anh em của mình là Trương Phi cũng không hiểu
+ Tướng của Tào Tháo luôn không phục, luôn tìm cách giết
+ Tào Tháo để các tướng tự định đoạt số phận, tính mạng của Quan Công khi Quan Công phải trải qua 5 cửa
thành
 Đối mặt với khó khăn
=>Trải qua khó khăn để giữ lòng trung nghĩa.
- Trong đoạn trích, Quan Công rơi vào tình thế trớ trêu: vượt qua 5 cửa quan của Tào Tháo để hội ngộ anh em
nhưng bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa và phản ứng quyết liệt
->Cửa ải thứ 6 này khó khăn, ngặt nghèo hơn 5 cửa vừa vượt qua.
- > Nhiệm vụ: hóa giải mối nghi ngờ của Trương Phi, chứng thực lòng trung của mình.
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


- Quá trình minh oan, lấy lại lòng tin của Trương Phi:


+ Khi Quan Công mừng rỡ tiến đến giáp mặt Trương Phi, Trương Phi hăm hở vác xà mâu đâm Quan Công,
Quan Công hỏi lí do nhưng không thể thanh minh được nên cầu cứu hai chị dâu thanh minh cho mình. “Chuyện
này em không biết, ta cũng khó nói, may có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”.
+ Từ tốn thuyết phục với cách xưng hô đầy yêu thương -> tình nghĩa cả quá trình được đem ra để Trương Phi có
thể lắng mình lại.
+ Tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi: chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời
gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện.
Sái Dương là tướng giỏi của Tào Tháo. Dưới trướng Tào Tháo, Sái Dương là người duy nhất không phục
Quan Công. Tần Kì – một người trong số 6 tướng bị Quan Công giết lại là cháu ngoại của Sái Dương. Khi Tào
Tháo không đồng ý cho đi giết Quan Công thì Sái Dương vẫn nhất quyết đi.
+ Bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu.
->Quan Công khác Trương Phi. Nếu Trương Phi bộc trực, ngay thẳng, rạch ròi trắng đen. Quan Công là người
trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.
=> Chính vì thế mới xứng đáng là anh của Trương Phi.
=> Cả hai nhân vật đều là những người trung tín và trung nghĩa nhưng lại có những nét tính cách khác nhau và
bổ sung cho nhau và tôn vinh nhau.
III. Tổng kết
1.Nội dung
- Ca ngợi sự “tuyệt trực” của Trương Phi và “tuyệt nghĩa” của “Quan Công” – vẻ đẹp tiêu biểu của các nhân
vật.
- Ca ngợi tình nghĩa cao đẹp, sâu nặng – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”.
2. Nghệ thuật
- Giàu kịch tính, cốt truyện được xây dựng như một màn kịch sinh động.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu thông qua lời đối thoại.
-> bộc lộ tính cách tự nhiên, chân thực.
- Chi tiết hồi trống của Trương Phi: thách thức + minh oan.

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!




×