Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hóa học lớp 11: Bài giảng 6 đề thi kiểm tra 15 phút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.8 KB, 7 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHƢƠNG HIĐROCACBON KHÔNG NO
MÔN: Hóa học lớp 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề thi gồm 15 câu, 2 trang)
Mục tiêu:
- Từ CTCT nhận biết đƣợc tên gọi, nhận biết đƣợc độ bền của các liên kết đơn, đôi, ba; sản phẩm của phản
ứng buta-1,3-đien với HBr (1:1) ở nhiệt độ 400C.
- Quy tắc cộng Maccopnhicop của phản ứng cộng HX vào anken không đối xứng => sản phẩm cộng và số
đồng phân thu đƣợc.
- Lập CTPT khi biết đƣợc phân tử khối.
- Bài tập về phản ứng của hiđrocacbon không no với dd Br2 => học sinh vận dụng bảo toàn khối lượng và
công thức nhanh (n anken = n Br2 ; n ankin = 2 nBr2).
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

6

5

3

1

Câu 1 (ID:223984)-[NB]: Độ bền của liên kết ba, liên kết đôi, liên kết đơn giữa 2 nguyên tử C tăng theo thứ tự
A. ba, đơn, đôi.


B. đơn, đôi, ba.

C. đôi, đơn, ba.

D. ba, đôi, đơn.

Câu 2 (ID:223985)-[NB]: Một trong những loại đồng phân nhóm chức của ankin là:
A. ankan.

B. anken.

C. ankađien.

D. aren.

Câu 3 (ID:223986)-[NB]: Ankin CH≡C–CH(C2H5)–CH(CH3)–CH3 có tên gọi là:
A. 3-etyl-2-metylpent-4-in.

B. 3-metyl-3-etylpent-4-in.

C. 4-metyl-3-etylpent-1-in.

D. 3-etyl-4-metylpent-1-in.

Câu 4 (ID:223987)-[NB]: Cho CH≡CH cộng nước (xt Hg2+) sản phẩm thu được là:
A. CH3-CH2-OH.

B. CH2=CH-OH.

C. CH3-CH=O.


D. CH2(OH)-CH2(OH).

Câu 5 (ID:223988)-[NB]: Các ankin có đồng phân vị trí liên kết ba khi số cacbon trong phân tử lớn hơn hoặc
bằng:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6 (ID:223989)-[NB]: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 400C (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của
phản ứng là:
A. CH3CHBrCH=CH2.

B. CH2BrCH2CH=CH2.

C. CH3CH=CHCH2Br.

D. CH3CH=CBrCH3.

Câu 7 (ID:223990)-[TH]: Cho các chất sau: CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5C(CH3)=C(CH3)-C2H5 (IV); C2H5-C(CH3)=CCl-CH3 (V). Những hợp chất có đồng phân hình học (cis - trans) là
A. (I), (IV), (V).

B. (II), (IV), (V).

C. (III), (IV).


D. (II), (III), (IV), (V).

1 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!


Câu 8 (ID:223991)-[TH]: A, B, C là 3 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có khối lượng 162 đvC. Công thức
A, B, C lần lượt là:
A. C2H2, C3H4, C4H6.

B. C3H4, C4H6, C5H8.

C. C4H6, C3H4, C5H8.

D. C4H6, C5H8, C6H10.

Câu 9 (ID:223992)-[TH]: Hiđrat hóa hỗn hợp 2 anken thu được chỉ 2 ancol. X gồm
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3.

B. CH2=CH2 và CH3CH=CHCH3.

C. CH2=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.

D. CH3CH=CHCH3 và CH2=CH-CH=CH3.

Câu 10 (ID:223993)-[TH]: Oxi hóa etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.

B. C2H5OH, MnO2, KOH.

C. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.


D. K2CO3, H2O, MnO2.

Câu 11 (ID:223994)-[TH]: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom?
A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 12 (ID:223995)-[VD]: X là một hiđrocacbon khí ở điều kiện thường, mạch hở. Hiđro hóa hoàn toàn X thu
được hiđrocacbon no Y có khối lượng phân tử gấp 1,074 lần khối lượng phân tử X. Công thức phân tử X là:
A. C2H2.

B. C3H4.

C. C4H6.

D. C3H6.

Câu 13 (ID:223996)-[VD]: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+, t0) thu
được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng?
A. 2

B. 4

C. 5


D. 6

Câu 14 (ID:223997)-[VD]: Hỗn hợp X gồm 3 anken. Cho a gam hỗn hợp X làm mất màu vừa hết 32 gam brom.
Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 22 gam CO2 và b
gam H2O. Giá trị lần lượt của a và b là:
A. 7 và 9.

B. 7 và 10,8.

C. 7 và 12,6.

D. 8,4 và 10,8.

Câu 15 (ID:223998)-[VDC]: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa
1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm
6,7 gam và không có khí thoát ra. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là:
A. C2H2 và C4H6.

B. C2H2 và C4H8.

C. C3H4 và C4H8.

D. C2H2 và C3H8.

2 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!


ĐÁP ÁN
1
D


2
C

3
D

4
C

5
C

6
C

7
B

8
B

9
B

10
A

11
D


12
C

13
B

14
C

15
B

HƢỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
Câu 1 (ID:223984)
Hƣớng dẫn giải: Độ bền liên kết: liên kết ba < liên kết đôi < liên kết đơn.
Đáp án D
Câu 2 (ID:223985)
Hƣớng dẫn giải: Akađien là một trong những loại đồng phân nhóm chức của ankin.
Đáp án C
Câu 3 (ID:223986)
Phƣơng pháp: Tên thay thế của ankin được xuất phát từ tên của ankan có cùng mạch cacbon bằng cách đổi đuôi an thành -in. Từ C4H6 trở đi cần thêm số chỉ vị trí nguyên tử cacbon bắt đầu liên kết ba.
Hƣớng dẫn giải:
1

CH≡2C–3CH(C2H5)–4CH(CH3)–5CH3

Tên gọi: 3-etyl-4-metylpent-1-in.
Đáp án D

Câu 4 (ID:223987)
Hg 2

Hƣớng dẫn giải: PTHH: CH≡CH + H2O  CH3CHO
Bản chất quá trình:
Hg 2

+ Khi có xúc tác Hg2+ thì chỉ cộng một phân tử H2O: CH≡CH + H2O  CH2=CH-OH
+ Do CH2=CH-OH không bền nên bị chuyển vị: CH2=CH-OH → CH3CHO
Đáp án C
Câu 5 (ID:223988)
Hƣớng dẫn giải: Ankin có đồng phân vị trí liên kết ba từ C4H6.
Đáp án C
Câu 6 (ID:223989)
3 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!


Phƣơng pháp:
Phản ứng cộng vào buta-1,3-đien:
+ Ở -80oC ưu tiên cộng 1,2.
+ Ở 40oC ưu tiên cộng 1,4.
Hƣớng dẫn giải:
Phản ứng cộng vào buta-1,3-đien:
+ Ở -80oC ưu tiên cộng 1,2.
+ Ở 40oC ưu tiên cộng 1,4.
40 C
 CH3-CH=CH-CH2Br
Vậy: CH2=CH-CH=CH2 + HBr 
1:1
o


Đáp án C
Câu 7 (ID:223990)
Phƣơng pháp: Dựa vào điều kiện để có đồng phân hình học:

Chất trên có đồng phân hình học khi A ≠ B và C ≠ D.
Hƣớng dẫn giải: Các chất có đồng phân hình học là:
CH3CH=CHCl (II); C2H5-C(CH3)=C(CH3)-C2H5 (IV); C2H5-C(CH3)=CCl-CH3 (V).
Đáp án B
Câu 8 (ID:223991)
Phƣơng pháp: Ankin là đồng đẳng kế tiếp thì hơn nhau 1 nhóm CH2 (14 đvC).
Hƣớng dẫn giải: Ankin là đồng đẳng kế tiếp thì hơn nhau 1 nhóm CH2 (14đvC)
Do các ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau nên ta đặt khối lượng phân tử của chúng lần lượt là: M; M + 14; M + 28
(đvC)
Tổng phân tử khối là 162 đvC nên ta có: M + M + 14 + M + 28 = 162 => M = 40 (C3H4)
Vậy các ankin là C3H4, C4H6, C5H8
Đáp án B
Câu 9 (ID:223992)
Hƣớng dẫn giải:
4 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!


B. CH2=CH2 → CH3-CH2-OH

CH3CH=CHCH3 → CH3-CH(OH)-CH2-CH3

=> 2 ancol
Đáp án B
Câu 10 (ID:223993)
Phƣơng pháp: Dựa vào tính chất hóa học của anken.

Hƣớng dẫn giải: PTHH: 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2OH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH.
Đáp án A
Câu 11 (ID:223994)
Phƣơng pháp: Dựa vào cấu trúc của buta-1,3-đien để xác định được số mol brom tối đa phản ứng được với 1
mol buta-1,3-đien.
Hƣớng dẫn giải: Buta-1,3-đien có công thức cấu tạo là CH2=CH-CH=CH2 có chứa 2 liên kết đôi C=C nên 1
mol buta-1,3-đien phản ứng được tối đa 2 mol Br2.
PTHH: CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 → CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br
Đáp án D
Câu 12 (ID:223995)
Phƣơng pháp: Đặt công thức của hidrocacbon là: CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2
Dựa vào dữ kiện Y có khối lượng phân tử gấp 1,074 lần khối lượng phân tử X lập phương trình mối liên hệ giữa n
và k.
Do hidrocacbon là khí ở điều kiện thường nên n = 1, 2, 3, 4. Thay vào biểu thức mối liên hệ để tìm ra n và k phù
hợp.
Hƣớng dẫn giải: Đặt công thức của hidrocacbon là: CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2
=> (14n + 2) = 1,074(14n + 2 - 2k) => 1,036n + 0,148 = 2,148k => k 

1, 036n  0,148
(*)
2,148

Do hidrocacbon là khí ở điều kiện thường nên n = 1, 2, 3, 4. Thay vào biểu thức (*) thấy với n = 4; k = 2 thỏa mãn
=> C4H6
Đáp án C
Câu 13 (ID:223996)
Hƣớng dẫn giải:
C=C-C-C → C-C(OH)-C-C và C-C-C-C-OH
C-C=C-C → C-C(OH)-C-C
5 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!



C-C(C)=C → C-C(C)(OH)-C và C-C(C)-C-OH
Vậy các sản phẩm cộng là:C-C(OH)-C-C; C-C-C-C-OH; C-C(C)(OH)-C và C-C(C)-C-OH.
Đáp án B
Câu 14 (ID:223997)
Hƣớng dẫn giải: nanken = nBr2 = 0,2 mol
- Hidro hóa anken => nH2 = nBr2 = nankan = 0,2 mol
- Đốt cháy ankan: nH2O - nCO2 = nankan => nH2O - 0,5 = 0,2 => nH2O = 0,7 mol
=> b = 12,6 gam
m ankan = mC + mH = 0,5.12 + 1,4.1 = 7,4 gam
- Mặt khác: a = manken = mankan – mH2 = 7,4 - 0,2.2 = 7 gam
Đáp án C
Câu 15 (ID:223998)
Phƣơng pháp: Phương pháp trung bình.
Hƣớng dẫn giải: nBr2 = 0,7 mol => nBr2 pứ = 0,35 mol

k

n Br2

M

nX



0,35
 1, 75  C n H 2n  2 2.1,75  Cn H 2n 1,5
0, 2


6, 7
 33,5  14n  1,5  33,5  n  2,5
0, 2

C  2,5

H  2.2,5  1,5  3,5
Ta thấy số H trung bình là 3,5 mà số H chẵn nên 1 hidrocacbon có số H là 2
=> C2H2 (k = 2) => Hidrocacbon còn lại là anken (vì có k < 1,75)
Giả sử hỗn hợp chứa: C2H2 (a mol) và CmH2m (b mol)
nX = a + b = 0,2 mol
nBr2 pư = 2a + b = 0,35 mol
Giải hệ trên được a = 0,15 và b = 0,05
Ta có: mX = 26.0,15 + 14m.0,05 = 6,7 => m = 4
Vậy các hidrocacbon là C2H2 và C4H8
Đáp án B
6 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!


7 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!



×