ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – CHƢƠNG HIĐROCACBON KHÔNG NO
MÔN: Hóa học lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi gồm 30 câu, 3 trang)
Mục tiêu:
- Nắm đƣợc điều kiện để xảy ra phản ứng trùng hợp, quy tắc cộng Maccopnhicop.
- Từ CTCT gọi tên chất và ngƣợc lại.
- Mối quan hệ giữa CO2 và H2O khi đốt cháy hiđrocacbon => anken, ankin hay ankađien và ngƣợc lại.
- Anken: Tính chất hóa học của anken (+X2, H2O, HX, KMnO4…)
- Ankin: Tính chất hóa học (+X2, H2O, HX, KMnO4, +AgNO3/NH3…)
- Phân biệt anken và ankin, ankin đầu mạch. Viết đƣợc các đồng phân của anken, ankin.
- Lập CTPT của chất khi biết phân tử khối của chất đó.
- Bài tập đốt cháy, bài tập cộng H2, Br2 => HS vận dụng đƣợc phƣơng pháp bảo toàn khối lƣợng; công thức
nhanh (n anken = n Br2 ; n ankin = 2 nBr2), quan hệ tỉ lệ mol và phân tử khối trung bình của các chất trƣớc và
sau phản ứng vào để giải bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
12
12
5
1
Câu 1 (ID:223999)-[NB]: Điều kiện để một chất hữu cơ tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. Hiđrocacbon.
B. Hiđrocacbon không no.
C. Có liên kết bội trong phân tử hoặc vòng kém bền.
D. Hiđrocacbon không no, mạch hở.
Câu 2 (ID:224000)-[NB]: Áp dụng quy tắc cộng Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?
A. Phản ứng cộng của brom với anken đối xứng.
B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
C. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 3 (ID:224001)-[NB]: Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là:
A. 3-etylpent-2-en.
B. 3-etylpent-3-en.
C. 3-etylpent-1-en.
D. 3,3-đietylpent-1-en.
Câu 4 (ID:224002)-[NB]: Hiđrocacbon nào sau đây lội qua dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa vàng?
A. CH4.
B. C3H4.
C. C2H4.
D. C3H6.
Câu 5 (ID:224003)-[NB]: Anken X có công thức cấu tạo: CH3-CH2-C(CH3)=CH-CH3. Tên của X là
A. isohexen.
B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en.
D. 2-etylbut-2-en.
Câu 6 (ID:224004)-[NB]: Công thức phân tử của buta-1,3-đien là:
A. C4H8.
B. C4H4.
C. C4H6.
D. C3H4.
Câu 7 (ID:224005)-[NB]: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Vậy X
có thể là hiđro cacbon nào trong các hiđrocacbon sau:
A. CH4.
B. C2H2.
C. C4H4.
D. C3H6.
Câu 8 (ID:224006)-[NB]: Phản ứng nào sau đây không phải của anken?
1 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!
A. Phản ứng với dung dịch KMnO4.
B. Phản ứng với dung dịch HCl loãng.
C. Phản ứng với dung dịch Br2.
D. Đốt cháy cho sản phẩm nCO2 < nH2O.
Câu 9 (ID:224007)-[NB]: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây?
A. dd AgNO3/ NH3 dư.
B. dd Br2 dư.
C. dd KMnO4 dư.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10 (ID:224008)-[NB]: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?
A. Ag2C2.
B. CH4.
C. Al4C3.
D. CaC2.
Câu 11 (ID:224009)-[NB]: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế etilen bằng cách:
A. đun etanol ở nhiệt độ cao.
B. đun etanol với H2SO4 đặc ở 1700C.
C. đun etanol với H2SO4 đặc ở 1400C.
D. đun etanol với dung dịch KMnO4.
Câu 12 (ID:224010)-[TH]: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa được bao nhiêu mol brom?
A. 1 mol
B. 1,5 mol
C. 2 mol
D. 0,5 mol
Câu 13 (ID:224011)-[TH]: Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm 2 anken chỉ thu được 2 ancol. X gồm
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3.
B. CH2=CH2 và CH3CH=CHCH3.
C. CH3CH=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.
D. B hoặc C.
Câu 14 (ID:224012)-[TH]: Có 4 chất: metan, etilen, but-1-in và but-2-in. Trong 4 chất đó, có bao nhiêu chất tác
dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3tạo thành kết tủa?
A. 2 chất.
B. 4 chất.
C. 3 chất.
D. 1 chất.
Câu 15 (ID:224013)-[TH]: Propilen tham gia phản ứng cộng với hiđro, tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng tạo
propilenglicol. Trong hai phản ứng trên, propilen đóng vai trò?
A. Chất oxi hóa và chất khử.
B. Chất oxi hóa.
C. Chất khử.
D. Không là chất khử, cũng không là chất oxi hóa.
Câu 16 (ID:224014)-[TH]: Với công thức phân tử C4H8 có tất cả bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?
A. 5 đồng phân.
B. 3 đồng phân.
C. 6 đồng phân.
D. 4 đồng phân.
Câu 17 (ID:224015)-[TH]: Hợp chất X có CTPT C3H6, X tác dụng với dung dịch HBr thu được một sản phẩm
hữu cơ duy nhất. Vậy X là:
A. propen.
B. propan.
C. isopropen.
D. xiclopropan.
Câu 18 (ID:224016)-[TH]: Sản phẩm chính của sự đề hiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol là chất nào?
A. 3-metylbut-1-en.
B. 2-metylbut-1-en.
C. 3-metylbut-2-en.
D. 2-metylbut-2-en.
Câu 19 (ID:224017)-[TH]: Cho các phản ứng sau:
(1) CH4 + Cl2 (askt, 1 : 1)
(2) C2H4 + H2 (Ni, t0)
(3) CH ≡ CH + H2 (Ni, t0)
(4) C2H2 + Ag2O
(5) CH ≡ C – CH3 + H2O (Ni, t0)
Số phản ứng oxi hóa khử là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 20 (ID:224018)-[TH]: Dẫn hỗn hợp khí axetilen (CH≡CH) và H2 qua Pb/PbCO3, t0 thu được hỗn hợp khí X
gồm 2 chất. Biết dX/CH4 = 1. Vậy hỗn hợp X gồm 2 chất là:
2 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!
A. CH2=CH2, H2.
B. CH3-CH3, H2.
C. CH2=CH2, CH3-CH3.
D. CH2=CH2, CH≡CH.
Câu 21 (ID:224019)-[TH]: Anken Y có tỉ khối so với nitơ bằng 2,5. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Y có đồng phân hình học.
B. Có 5 anken đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X.
C. Có 3 đồng phân hình học có cùng công thức phân tử với X.
D. Khi X tác dụng với HBr tạo ra một sản phẩm duy nhất.
Câu 22 (ID:224020)-[TH]: Để phân biệt được khí propen, propan, propin có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch KMnO4.
B. Dung dịch Br2.
C. Dung dịch AgNO3/NH3.
D. Dung dịch Br2 và dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 23 (ID:224021)-[TH]: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hiđrocacbon X thu được 6,72 lít khí CO2 (các thể tích khí
đo ở đktc). X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 sinh ra kết tủa Y. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2=CH-CH≡CH.
B. CH3-CH=CH2.
C. CH3–C≡CH.
D. CH≡CH.
Câu 24 (ID:224022)-[TH]: Biết 7 gam hỗn hơp 2 anken phản ứng hết với 75 ml dung dịch Br2 2M. Thể tích hỗn
hợp 2 anken ở điều kiện chuẩn là:
A. 672 ml.
B. 3,36 lít.
C. Không xác định được.
D. 336 ml.
Câu 25 (ID:224023)-[VD]: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng,
thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là:
A. 20%
B. 25%
C. 50%
D. 40%
Câu 26 (ID:224024)-[VD]: X, Y, Z là 3 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó M Z = 2MX. Đốt
cháy hoàn toàn 0,1 mol Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dd Ba(OH)2 0,1M được một lượng kết tủa là:
A. 19,7 gam.
B. 59,1 gam.
C. 39,4 gam.
D. 9,85 gam.
Câu 27 (ID:224025)-[VD]: Đốt cháy một hiđro cacbon M thu được số mol nước bằng 3/4 số mol CO2 và số mol
CO2 nhỏ hơn hoặc bằng 5 lần số mol M. Xác định CTPT và CTCT của M biết rằng M cho kết tủa với dung dịch
AgNO3/NH3.
A. C4H6 và CH3CH2C≡CH. B. C4H6 và CH2-C≡CHCH3. C. C3H4 và CH3C≡CH.
D. C4H6 và CH3 C≡CCH3.
Câu 28 (ID:224026)-[VD]: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 xúc tác Ni, sau một thời
gian thu được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom ( dư) thì còn lại 0,448 lít
hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình đựng dung dịch Brom tăng là:
A. 1,20 gam.
B. 1,04 gam.
C. 1,32 gam.
D. 1,64 gam.
Câu 29 (ID:224027)-[VD]: Khối lượng etilen thu được khi nung nóng 230 gam rượu etylic với H2SO4 đậm đặc,
hiệu suất phản ứng đạt 40% là:
A. 56 gam.
B. 84 gam.
C. 196 gam.
D. 350 gam.
Câu 30 (ID:224028)-[VDC]: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua
chất xúc tác thích hợp, đun nóng thu được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình nước brom thấy khối lượng bình
tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp Y là:
A. 33,6 lít.
B. 22,4 lít.
C. 16,8 lít.
D. 44,8 lít.
3 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!
ĐÁP ÁN
1
C
11
B
21
B
2
D
12
C
22
D
3
A
13
D
23
C
4
B
14
D
24
B
5
C
15
A
25
C
6
C
16
B
26
A
7
D
17
D
27
A
8
D
18
D
28
C
9
A
19
C
29
A
10
C
20
A
30
A
HƢỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
Câu 1 (ID:223999)
Phƣơng pháp: Dựa vào điều kiện để 1 chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
Hƣớng dẫn giải: Chất hữu cơ có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là những chất trong phân tử có liên kết
bội hoặc vòng kém bền.
Đáp án C
Câu 2 (ID:224000)
Phƣơng pháp: Quy tắc cộng Maccopnhicop được áp dụng cho trường hợp cộng phân tử HX vào liên kết đôi hoặc
liên kết ba bất đối xứng.
Hƣớng dẫn giải: Như vậy, trường hợp cộng HX vào aken bất đối xứng ta cần áp dụng quy tắc cộng
Maccopnhicop.
Đáp án D
Câu 3 (ID:224001)
Phƣơng pháp: Dựa vào quy tắc cộng Maccopnhicop để dự đoán anken ban đầu.
Hg 2
Hƣớng dẫn giải: CH3–CH=C(CH2–CH3)2 + H2O (CH3CH2)3C-OH
Đáp án A
Câu 4 (ID:224002)
Phƣơng pháp: Những ankin đầu mạch có phản ứng với AgNO3 tạo kết tủa vàng.
CH≡C-R + AgNO3 + NH3 → AgC≡C-R + NH4NO3
4 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!
Hƣớng dẫn giải:
Những ankin đầu mạch có phản ứng với AgNO3 tạo kết tủa vàng. Trong các chất, chỉ có C3H4là ankin có liên kết
ba đầu mạch.
CH ≡ C – CH3 → AgC ≡ C – CH3↓
Đáp án B
Câu 5 (ID:224003)
Phƣơng pháp: Dựa vào cách đọc tên anken theo danh pháp thay thế: Tên thay thế của anken được xuất phát từ tên
ankan tương ứng bằng cách đổi đuôi -an thành đuôi –en. Từ C4H8 trở đi tên anken cần có thêm số chỉ vị trí của liên
kết đôi. Mạch C được đánh từ phía gần liên kết đôi hơn.
Hƣớng dẫn giải: 5CH3-4CH2-3C(CH3)=2CH-1CH3 có tên gọi là 3-metylpent-2-en.
Đáp án C
Câu 6 (ID:224004)
Hƣớng dẫn giải:
Đáp án C
Câu 7 (ID:224005)
Phƣơng pháp: Đốt hidrocacbon thu được nCO2 = nH2O => anken hoặc xicloankan
Hƣớng dẫn giải:
Đốt hidrocacbon thu được nCO2 = nH2O => anken hoặc xicloankan có công thức chung là CnH2n
Chất phù hợp là C3H6
Đáp án D
Câu 8 (ID:224006)
Hƣớng dẫn giải: D sai vì khi đốt cháy anken ta luôn thu được nCO2 = nH2O
Đáp án D
Câu 9 (ID:224007)
Phƣơng pháp: Để làm sạch C2H4 có lẫn C2H2 ta chọn chất sao cho chỉ phản ứng với C2H2 mà không phản ứng
C2H4
Hƣớng dẫn giải: Chọn dung dịch AgNO3 vì AgNO3 phản ứng với C2H2 mà không phản ứng với C2H4
Đáp án A
Câu 10 (ID:224008)
Hƣớng dẫn giải:
Các chất điều chế trực tiếp được C2H2:
Ag2C2 + 2HCl → 2AgCl + C2H2
1500 C
C2H2 + 3H2
2CH4
lamlanh nhanh
o
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Đáp án C
5 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!
Câu 11 (ID:224009)
Phƣơng pháp: Dựa vào phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm.
Hƣớng dẫn giải:
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế C2H4 bằng cách đun etanol với H2SO4 đặc ở 170oC:
H2SO4 dac
C2H5OH
C2H4 + H2O
170o C
Đáp án B
Câu 12 (ID:224010)
Phƣơng pháp: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của chất, số phân tử Br2 bằng số liên kết π không bền có trong phân tử.
Hƣớng dẫn giải:
Buta-1,3-đien có CTCT CH2=CH–CH=CH2 chứa 2 liên kết π không bền nên phản ứng được với 2 phân tử Br2.
Đáp án C
Câu 13 (ID:224011)
Phƣơng pháp: Xác định sản phẩm cộng của mỗi anken từ đó chọn được phương án thỏa mãn đề bài.
Hƣớng dẫn giải:
A. CH2=CH2 → CH3-CH2-OH
CH2=CHCH3 → CH3-CH(OH)-CH3 và HO-CH2-CH2-CH3
=> 3 ancol: CH3-CH2-OH; CH3-CH(OH)-CH3 và HO-CH2-CH2-CH3
B. CH2=CH2 → CH3-CH2-OH
CH3CH=CHCH3 → CH3CH2-CH(OH)-CH3
=> 2 ancol: CH3-CH2-OH; CH3CH2-CH(OH)-CH3
C. CH3CH=CHCH3 → CH3CH2-CH(OH)-CH3
CH2=CHCH2CH3 → CH3-CH(OH)-CH2-CH3 và HOCH2-CH2-CH2-CH3
=> 2 ancol: CH3-CH(OH)-CH2-CH3 và HOCH2-CH2-CH2-CH3
Đáp án D
Câu 14 (ID:224012)
Phƣơng pháp: Chất có liên kết 3 đầu mạch có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa.
Hƣớng dẫn giải:
Chất có liên kết 3 đầu mạch có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa.
Chỉ có but-1-in phản ứng với AgNO3 sinh ra kết tủa vàng.
Đáp án D
Câu 15 (ID:224013)
Phƣơng pháp: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong propilen trước và sau mỗi phản ứng từ đó xác định
được vai trò của propilen trong phản ứng.
Hƣớng dẫn giải:
6 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!
2
1
3
2
H2
*Tác dụng với H2: C H2 C H CH3
C H3 C H2 CH3 => nhận e => chất oxi hóa
2
1
1
0
H2
*Tác dụng với KMnO4: C H2 C H CH3
C H2 OH C HOH CH3 => nhường e => chất khử
Đáp án A
Câu 16 (ID:224014)
Phƣơng pháp: Tính độ bất bão hòa k = (2C + 2 – H) : 2
Hƣớng dẫn giải:
Độ bất bão hòa k = (2C + 2 – H) : 2 = (2.4 + 2 – 8) : 2 = 1
Do mạch hở có k = 1 => Anken
Các đồng phân cấu tạo mạch hở có cùng CTPT C4H8 là:
C=C–C–C
C–C=C–C
C – C(C) = C
Đáp án B
Câu 17 (ID:224015)
Hƣớng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 18 (ID:224016)
Phƣơng pháp: Dựa vào quy tắc tách Zai-xep:
Nhóm OH ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh để tạo thành liên kết đôi C=C.
Hƣớng dẫn giải:
1
C – 2C(CH3)(OH) – 3C – 4C
Có thể tách H của C1 hoặc C3
Do C3 bậc 2 còn C1 là bậc 1 => ưu tiên tách H của C3
Sản phẩm chính là C – C(CH3) = C – C
Đáp án D
Câu 19 (ID:224017)
Phƣơng pháp: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử.
Hƣớng dẫn giải: Ta thấy các phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là: (1) (2) (3) (5)
Đáp án C
Câu 20 (ID:224018)
Phƣơng pháp: Ghi nhớ khi ankin cộng H2 có mặt xúc tác Pb/PbCO3 chỉ cộng 1 nấc để tạo anken.
7 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!
Hƣớng dẫn giải: MX = 16 => có H2 dư. Do chỉ có xúc tác là Pb/PbCO3 => chỉ tạo anken
Đáp án A
Câu 21 (ID:224019)
Phƣơng pháp: Từ tỉ khối anken so với N2 ta tính được M anken => CTPT anken
Hƣớng dẫn giải: Manken = 70 => C5H10
Các đồng phân anken có công thức phân tử C5H10 là:
(1) C=C-C-C-C
(2) C-C=C-C-C
(3) C=C(C)-C-C
(4) C-C(C)=C-C
(5) C-C(C)-C=C
A. Sai vì nếu X là (1), (3), (4) hoặc (5) thì không có đồng phân hình học.
B. Đúng
C. Sai. Vì chỉ có duy nhất 2 đồng phân hình học của CTCT (2)
D. Sai vì mỗi đồng phân cộng HBr đều thu được 2 sản phẩm cộng.
Đáp án B
Câu 22 (ID:224020)
Hƣớng dẫn giải:
- Dùng Br2:
+ Không hiện tượng: propan
- Dùng AgNO3/NH3:
+ Mất màu: propen, propin
+ Kết vàng (Ag2C2): propin
+ Không hiện tượng: propen
Đáp án D
Câu 23 (ID:224021)
Phƣơng pháp: Số C = nCO2 : nX
Do X tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa nên X có chứa liên kết ba ở đầu mạch.
Hƣớng dẫn giải: nC = 0,3 mol; nX = 0,1 => Số C = 3
X + AgNO3/NH3 => X có nối ba đầu mạch
Đáp án C
Câu 24 (ID:224022)
Phƣơng pháp: Anken tác dụng với dung dịch Br2 ta luôn có: nanken = nBr2
Hƣớng dẫn giải: nBr2 = nanken = 0,15 mol => V = 3,36 lít.
Đáp án B
Câu 25 (ID:224023)
Phƣơng pháp: Viết và tính theo PTHH.
Hƣớng dẫn giải: MX = 15. Áp dụng quy tắc đường chéo => nC2H4 = nH2
8 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!
Giả sử: nC2H4 = nH2 = 1 mol
Bđ
1
Pứ
x → x
Cb
(1 – x) (1 – x)
H2 + C2H4 → C2H6
1
→ x
x
=> nY = (2 – x)
BTKL: mX = mY => 15.2 = 20(2 – x)
=> x = 0,5 mol => H% = 50%
Đáp án C
Câu 26 (ID:224024)
Phƣơng pháp: Bài toán CO2 tác dụng với dd kiềm
Hƣớng dẫn giải:
Do các hidrocacbon kế tiếp nên ta có khối lượng phân tử tương ứng của X, Y, Z là: M; M + 14; M + 28.
Mà MZ = 2MX => M + 28 = 2M => M = 28 => X là C2H4
=> C2H4 ; C3H6 ; C4H8
Đốt 0,1 mol C3H6 => nCO2 = 0,3 mol
nBa(OH)2 = 0,2 mol => nOH- = 0,4 mol
Ta thấy: 1 < nOH-/nCO2 = 0,4/0,3 = 1,33 < 2 => Tạo hỗn hợp CO32- và HCO3Giả sử: BaCO3 (x mol) và Ba(HCO3)2 (y mol)
+ BTNT "Ba": x + y = nBa(OH)2 = 0,2 (1)
+ BTNT "C": x + 2y = nCO2 = 0,3 (2)
Giải hệ (1) và (2) được x = y = 0,1
=> m kết tủa = mBaCO3 = 19,7 gam
Đáp án A
Câu 27 (ID:224025)
Phƣơng pháp: nH2O = ¾ nCO2 => nC: nH
Mà số mol CO2 nhỏ hơn 5 lần số mol M => số C < 5
Mà số H luôn chẵn => CTPT
Hƣớng dẫn giải: nH2O = ¾ nCO2 => nC: nH = 4: 6 = 2: 3
CTPT có dạng (C2H3)n
Mà số mol CO2 nhỏ hơn 5 lần số mol M => số C < 5
Mà số H luôn chẵn => CTPT: C4H6
M + AgNO3/NH3 tạo kết tủa => M có liên kết 3 đầu mạch
Đáp án A
Câu 28 (ID:224026)
9 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!
Phƣơng pháp: Bảo toàn khối lượng.
Hƣớng dẫn giải: nZ = 0,02 mol ; MZ = 16 => mZ = 0,32g
Bảo toàn khối lượng: mbình tăng = mhh đầu – mZ = 1,32g
Đáp án C
Câu 29 (ID:224027)
Phƣơng pháp: Bài toán tính toán có hiệu suất
1) A → B (H là hiệu suất phản ứng)
nB = nA . H%
2) A → B → C (H1, H2 là hiệu suất phản ứng A → B và B → C)
nC = nB . H2% = nA . H1%. H2%
Hƣớng dẫn giải:
C2H5OH → C2H4 + H2O
5 mol →
5.40% = 2 mol
=> mC2H4 = 56 gam
Đáp án A
Câu 30 (ID:224028)
Phƣơng pháp: Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.
Hƣớng dẫn giải:
nZ = 0,2; MZ = 16 => Z: H2; C2H6
=> nH2 = nC2H6 = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng: mX = mtăng + mZ = 14 gam
=> nC2H2 = nH2 bđ = 0,5 mol
Số mol nguyên tố trong X cũng bằng trong Y => đốt cháy X cũng tương đương Y
C2H2 + 2,5O2 → 2CO2 + H2O
H2 + ½ O2 → H2O
=> nO2 = 1,5 mol => VO2 = 33,6 lit
Đáp án A
10 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD tốt nhất!