Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 12: Lí thuyết 1 những đứa con trong gia đình tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.13 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
- Sinh năm 1928, mất năm 1968.
- Tên khai sinh: Nguyễn Hoàng Ca. Bút danh khác: Nguyễn Ngọc Tấn.
- Quê: Hải Hậu – Nam Định. Tuy nhiên lại có tình yêu sâu nặng với mảnh đất Nam Bộ.
- Là con người tài hoa: viết văn, vễ tranh, sáng tác bài hát, điệu múa…
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Sáng tác trên nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Thường viết về những người nông dân Nam Bộ yêu nước mãnh liệt, căm thù giặc sâu sắc, trung thành với
cách mạng, gan góc, có tinh thần chiến đấu.
+ Năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, có khả năng thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật.
+ Màu sắc Nam Bộ đậm đà trong trang viết, đặc biệt được thể hiện qua ngôn ngữ.
-> Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: In trong tập “Truyện và kí”
- Hoàn cảnh sáng tác: hoàn thành vào tháng 2 năm 1966 – giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ đang
rất căng thẳng, ác liệt.
- Tóm tắt:
II. Tìm hiểu đoạn trích:
1. Nhân vật Việt:
* Giới thiệu tình huống xuất hiện:
- Việt bị thương, bị lạc đồng đội giữa chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần, nhớ lại những câu chuyện
ngày xưa khi còn ở nhà, nhớ những người thân, nhớ cuốn sổ gia đình, nhớ những kỉ niệm ngày xưa…
- Tác giả trao ngòi bút cho nhân vật để tự kể về mình, về những hồi ức.
a. Giới thiệu lai lịch:


Sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ rạng rỡ những chiến công và có nhiều đau thương mất mát.
* Những đau thương mất mát:
- Cái chết của ba: ba bị chặt đầu, ba mẹ con dắt díu nhau đi đòi đầu chồng.
- Cái chết của má.
- Sự hi sinh của ông nội, thím Năm.
-> Chồng chất nỗi đau.
-> Đau thương chung của những gia đình Nam Bộ lúc bấy giờ.
* Nhiều chiến công rạng rỡ, hào hùng:
- Bắn Mĩ trên sống Định Thủy.
- Vào đồn giặc cướp vũ khí…
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


b. Vẻ đẹp:
* Chan chứa tình cảm dành cho gia đình:
- Tình cảm dành cho má:
+ Giữa những lần ngất đi tỉnh lại khi bị thương ở chiến trường luôn nhớ về má.
+ Tưởng tượng (sản phẩm của ước mong) như má ở đâu đây.
+ Đêm trước khi ra chiến trường, nhìn hình ảnh chị Chiến lại liên tưởng đến má.
-> Tình cảm dành cho má sâu nặng dù má đã mất.
- Tình cảm dành cho chị Chiến:
+ Khi khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm, nghe thấy tiếng chân chị bịch bịch thấy thương chị lạ, lần
đầu tiên thấy lòng mình rõ thế.
+ Khi ra chiến trường, Việt không bao giờ kể về chị với anh em đồng đội, giấu chị như giấu của riêng.
* Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm trả thù:
- Ý nghĩ đi bộ đội thôi thúc -> tranh giành quyết liệt với chị Chiến.
- Khi khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm , suy nghĩ trong tâm trí hai chị em: “…khi nào nước nhà
độc lập chúng con lại đưa má về”
-> Lòng căm thù là động lực quyết tâm đánh giặc.
- Ở ngoài mặt trận Việt là người lính gan góc, dũng cảm, kiên cường:

+ Mới vào trận lần đầu nhưng với lòng dũng cảm vô song đã lập được chiến công: tiêu diệt được một xe bọc
thép của kẻ thù và 6 tên giặc,
+ Sẵn sàng chiến đấu cho dù bị thương.
-> Quyết tâm trả thù biến thành những hành động lập công.
* Trong cuộc sống đời thường, Việt mang nét riêng dễ mến của một cậu con trai mới lớn: lộc ngộc, vô tư, hồn
nhiên, hiếu động.
- Khi còn ở nhà:
+ Luôn tranh giành với chị Chiến.
+ Giận dỗi.
- Đêm trước khi lên đường:
+ Không để tâm đến lời chị Chiến nói.
+ Ngủ quên…
- Khi đi bộ đội:
+ Mang theo ná thun.
+ Không bao giờ kể về chị.
- Khi bị thương, lạc đồng đội ở giữa chiến trường: Sợ ma.
(*) Tổng hợp đánh giá:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt.
+ Nghệ thuật trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật.
+ Ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
- Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:
+ Ca ngợi lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước, lòng trung thành tuyệt đối với
cách mạng của những người con trong các gia đình nông dân Nam Bộ.
+ Khẳng định sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống gia đình với
truyền thống dân tộc đã làm nên chiến thắng vẻ vang.
--- HẾT TIẾT 1 ---

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!




×