Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ngữ văn lớp 12: Luyện tập 1 những đứa con trong gia đình đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.68 KB, 4 trang )

THI ONLNE – NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 1 tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu hỏi:
Sáng hôm sau, nghe chị Chiến nói, Chú Năm cứ ngồi y trên ván nhìn hai cháu thiệt lâu. Một lát, chú
nói:
- Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề, gia thế, đặng bề nước non. Con nít
chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước – Chú cười, đưa mấy ngón tay cứng cỏng chùi nước mắt –
Đây rồi tao giao cuốn sổ gia định cho chị em bây. Gọi là giao vậy chớ đưa cho bây rồi bây lội đùng đùng qua
sông là hư hết. Gọi vậy chớ tao vẫn giữ, tao sẽ ghi cho hai đứa bây từng ngày.
Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang
nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra
hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên
như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng
ngắt lại như một lời thề dữ dội.
Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái
khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy năng, rồi dang cả thân người to
và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ mà lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên
nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đền chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng
trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới
thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai.
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!


( Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Ngữa văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008 )
Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của các thế hệ trong gia đình được khắc họa qua đoạn trích trên. Từ đó,
bình luận ngắn gọn về sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, giữa truyền thống


gia đình và truyền thống dân tộc trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1. Giới thiệu chung:
- Nguyễn Thi là nhà văn – chiến sĩ mà cuộc đời và sự nghệp sáng tác văn chương là một tấm gương sáng cho
thế hệ nhà văn từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tuy sinh ra ở đất Bắc , nhưng
Nguyễn Thi đặc biệt gắn bó với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm ân nghĩa thủy chung mà ông muốn gửi
vào từng trang viết của mình. Ông được trân trọng coi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ác liệt.
- "Những đứa con trong gia đình" là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi ,được viết ngay
trong những ngày đầu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
- Đoạn trích trên thể hiện rõ vẻ đẹp tinh thần yêu nước của các thế hệ trong gia đình Việt, Chiến. Qua đó, cho
thấy sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, giữa truyền thống gia đình và
truyền thống dân tộc…
2. Cảm nhận vẻ đẹp các thế hệ trong gia đình:
- Sau khi được chú Năm ủng hộ, xin anh cán bộ tuyển quân ghi tên cho cả hai cùng đi tòng quân một đợt, chị
em Chiến, Việt cắt đặt việc nhà gọn gàng chu đáo. Buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị
Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá. Cúng má, cơm nước xong, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Hai
chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo
chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác…
- Tình thương mẹ sâu sắc của hai chị em, tình chị em cảm động giữa Việt và Chiến:

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!


+ Trong buổi sáng trước giờ lên đường tòng quân, hai chị em Chiến, Việt đã cho mượn hoặc đem cho hết đồ đạc
trong nhà riêng bàn thờ má thì đem gửi. Điều đó chứng tỏ bàn thờ má là những gì thiêng liêng nhất trong cuộc
sống mà hai chị em đều trân trọng, giữ gìn, nâng niu. Má đã mất nhưng trong giờ phút khiêng bàn thờ má đem
gửi, hai chị em cảm nhận được sự hiện diện gần gũi của má đâu đây.

+ Hai chị em dường như đang nói cùng má: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả
thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, chúng con lại đưa má về”. Những cảm nhận của hai chị em Chiến,
Việt cho ta hiểu đã không còn khoảng cách của hai thế giới của người còn sống và người đã khuất. Những đứa
con đã thấy hình bóng mẹ trở về trong tâm tưởng, trong không gian thoảng mùi hoa cam. Và hình như còn có cả
bước chân lội đồng bì bõm của má trên con đường quen thuộc xưa má đi và nay hai chị em đang bước qua.
Đoạn văn xúc động bởi tác giả cho chúng ta tin rằng đã có một cuộc gặp gỡ cảm động giữa hai chị em Chiến
Việt và người mẹ đã khuất. Còn cuộc gặp gỡ nào cảm động hơn cuộc gặp gỡ ấy!
+ Tình thương chị của Việt thể hiện trực tiếp khi nghe bước chân chị bịch bịch phía sau "Việt thấy thương chị
lạ".
– Tình yêu nước gắn liền lòng căm thù giặc cướp nước: Đoạn văn còn xúc động bởi vì nhắc tới và miêu tả một
trạng thái của cảm xúc rất khó diễn tả thành lời đó là niềm căm thù. Chưa bao giờ Việt thấy rõ như thế mối thù
thằng Mỹ. Mối thù ấy có thể rờ thấy được vì nó đang nằm trên vai, có thể cân đong được vì nó đang đè nặng
trên vai. Bàn thờ má đã “vật chất hóa” cái vốn vô hình đó là mối thù đối với thằng giặc đã giết ba má Việt. Nếu
không có bom thù thì giờ này Việt sẽ được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn. Nếu không có bom thù thì giờ này đâu
có bàn thờ má nặng trên vai. Cảm nhận sức nặng của bàn thờ chính là hiểu được gánh nặng của mối thù phải trả.
Hai chị em Chiến, Việt đã đi qua những trận đánh khốc liệt chính là từ những cảm nhận cụ thể này về mối thù
sâu nặng của gia đình đối với kẻ thù xâm lược.
- Chú Năm:
+ Là người lưu giữ và truyền lại ngọn lửa yêu nước, cách mạng cho thế hệ con cháu trong gia đình. Chú ủng hộ
cả 2 đứa cháu nhập ngũ cùng một lúc, tin tưởng cháu "Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở
được rộng, gọn bề, gia thế, đặng bề nước non". Cuốn sổ chú giữ ý nghĩa biết bao, nó đã tiếp thêm ngọn lửa
trong Việt và Chiến.
+ Giọng hò của chú "cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra,
nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội", như tiếng giục giã chị em Việt ra đi trả thù cho
ba má, cho quê hương.
=> Ở các nhân vật đều sáng lên tình yêu nước và tình cảm gia đình thắm thiết, thiêng liêng.
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!


- Nghệ thuật: Lời kể chân thực, giản dị, mang đậm dấu ấn Nam Bộ kết hợp với ngôn ngữ nửa trực tiếp.

3. Sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước, giữa truyền thống gia đình và
truyền thống dân tộc:
- Câu chuyện bi thương của gia đình Việt, nỗi đau của chị em Việt không phải là duy nhất mà còn biết bao gia
đình Việt Nam cùng chung cảnh ngộ.
- Trả mối thù cho ba má cũng là trả mối thù của toàn dân tộc. Tiêu diệt kẻ thù của gia đình cũng là tiêu diệt kẻ
thù của toàn dân Việt Nam. Giữ gìn, bảo vệ quê hương chính là giữ gìn từng mái ấm gia đình.
=> Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước thống nhất, hòa quyện với nhau. Tình cảm gia đình là cái
nôi của tình yêu quê hương đất nước .
Truyền thống gia đình sẽ tạo ra truyền thống cả một dân tộc yêu nước “Trăm sông đổ về một biển ,con sông của
cả gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm,... rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.”
4. Tổng kết:
- Đoạn văn trên là đoạn cảm động nhất trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” - một truyện ngắn xuất
sắc của Nguyễn Thi. Bằng một phong cách riêng, nhà văn khám phá vẻ đẹp của người dân Nam Bộ trong kháng
chiến chống Mĩ, khám phá nguồn cội sức mạnh chiến đấu của nhân dân ta - qua một giọt nước, thấy được biển
cả.
- Nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc gìn giữ, bảo vệ quê hương, đất nước.

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!



×