Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.5 KB, 16 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÀI SẢN
VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm về đầu tư, đầu tư vào tài sản vô hình
1. Khái niệm về đầu tư.
1.1 Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nền kinh tế. Nó là một
thành tố không thể thiếu được trong nền sản xuất. Nó cũng là mối quan tâm của bất kỳ
doanh nghiệp nào muốn gia tăng lợi nhuận; bất kỳ cá nhân, gia đình nào muốn gia
tăng thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần. Vậy đầu tư là gì?
Có khá nhiều khái niệm về đầu tư được các nhà kinh tế học đưa ra. P.A.
Samuelson cho rằng, đầu tư là hoạt động tạo ra tư bản thực sự. Đầu tư có thể
dưới dạng vô hình như đầu tư cho giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nghiên cứu phát minh. Theo ông, trong lĩnh vực tài chính, đầu tư có ý nghĩa
hoàn toàn khác. Còn theo Pierce Conso, đầu tư có thể xem xét theo cách tiếp
cận khác nhau như theo quan điểm kinh tế, tài chính và kế toán. Theo cuốn “từ
điển kinh tế”, đầu tư bao gồm đầu tư tài chính và đầu tư tài sản vật chất. Đầu tư
tài sản vật chất là hoạt động chi dùng vốn vào việc mua sắm các tài sản vật chất
như nhà xưởng, máy móc thiết bị (tài sản cố định) và các tài sản tồn trữ (hàng
tồn kho). Đầu tư tài sản vật chất tạo ra những tài sản mới cho nền kinh tế, trong
khi đầu tư tài chính chỉ thuần túy là việc chuyển quyền sở hữu những tài sản
hiện có từ chủ này sang chủ khác.
Có thể thấy khái niệm đầu tư được hiểu khá rộng. Theo nghĩa rộng, đầu tư
có thể hiểu là sự hy sinh nguồn lực hiện tại để đạt được một hay tập hợp mục
đích (mục tiêu) của nhà đầu tư trong tương lai. Theo khái niệm này, đầu tư là
khoản chi trong hiện tại, bao trùm nhiều lĩnh vực như đầu tư tài chính, đầu tư
thương mại, đầu tư tài sản vật chất và phi vật chất…nhiều cấp độ như cấp độ
nền kinh tế, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân. Do đó, mục tiêu
của đầu tư cũng được hiểu là đa lĩnh vực như mục tiêu chính trị, kinh tế, văn
hóa – xã hội và cũng có thể là một mục tiêu nhân đạo đơn thuần… của chủ đầu
tư.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư là việc chi dùng vốn và các nguồn lực khác trong


hiện tại nhằm thu về một kết quả lớn hơn nguồn lực đã chi ra để đạt kết quả đó,
duy trì và tạo thêm những tài sản mới, năng lực mới cho nền kinh tế và cho chủ
đầu tư trong tương lai. Định nghĩa này đã chỉ rõ phạm vi đầu tư là các tài sản
(vật chất và vô hình) và giúp phân biệt hoạt động đầu tư với hoạt động mua sắm
tiêu dùng, vì những hoạt động loại này không nhằm đem lại kết quả trực tiếp
lớn hơn sau chu kỳ đầu tư. Phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp cũng giúp phân biệt
hoạt động đầu tư với việc các tổ chức, doanh nghiệp phải chi một khoản tiền
khá lớn cho các hoạt động mang tính thường xuyên nhằm đảm bảo cho quá trình
sản xuất được diễn ra liên tục. Như vậy, đầu tư là hoạt động rất cần thiết để tái
sản xuất tài sản của nền kinh tế và của chủ đầu tư. Với sự phân tích trên, đầu tư
theo nghĩa hẹp còn được hiểu là đầu tư phát triển.
1.2. Phân loại đầu tư
Phần trên, ta đã thấy có rất nhiều cách tiếp cận với hoạt động đầu tư. Vì
thế, cũng có rất nhiều cách để phân loại hoạt động đầu tư.
- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư: Đầu tư vào tài sản hữu hình, đầu tư vào
tài sản vô hình.
- Theo phân cấp quản lý: Đầu tư dự án nhóm A, đầu tư dự án nhóm B, đầu tư dự
án nhóm C.
- Theo lĩnh vực hoạt động của kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản, đầu tư vận
hành.
- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã
hội: Đầu tư thương mại, đầu tư sản xuất.
- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư: Đầu tư
ngắn hạn, đầu tư dài hạn.
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp.
- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước, đầu
tư bằng nguồn vốn nước ngoài.
-Theo quan điểm mục đích và tính chất của hoạt động đầu tư: Đầu tư tài

chính, đầu tư thương mại, đầu tư phát triển.
1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển có 5 đặc điểm chủ yếu sau:
Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát
triển thường rất lớn. Đầu tư phát triển là một hoạt động quan trọng của nền
kinh tế. Nó là một bộ phận của tăng trưởng kinh tế. Khi quy mô đầu tư tăng, nó
tạo đà cho kinh tế tăng trưởng. Vậy nguồn lực để thực hiện đầu tư phát triển là
từ đâu? Đó là vốn. Bản chất đầu tư phát triển được thể hiện ở vốn. Vậy vì sao
cần phải có một nguồn vốn lớn dành cho đầu tư phát triển?
Vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra
để tạo năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các
hoạt động đầu tư khác. Nguồn vốn này dùng để chi cho đầu tư xây dựng cơ bản,
chi bổ sung cho các hoạt động đầu tư phát triển. Trong đó, chi xây dựng cơ bản
đóng vai trò quan trọng nhất. Nó là nguồn để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng
lại, hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc
dân. Ví dụ như tạo thêm những công trình nhà máy, dây chuyền sản xuất, thiết
bị máy móc mới, diện tích khai hoang, trồng rừng; những công trình thuỷ lợi,
giao thông vận tải, truyền thông bưu điện; hay như sửa chữa, nâng cấp cầu
đường, mua sắm, xây dựng lắp đặt trang thiết bị. Việc chi vốn này đẩy mạnh
hoạt động sản xuất của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, nguồn vốn cần thiết cho
hoạt động này rất lớn. Thực tế, nó chiếm trên 80% tổng vốn đầu tư phát triển
của một nước đang phát triển như Việt Nam. Ngoài ra còn có nguồn vốn chi bổ
sung. Đó là các khoản đầu tư dùng để mua sắm nguyên vật liệu, thuê mướn lao
động. Nguồn vốn này dùng để vận hành các công trình xây dựng cơ bản làm gia
tăng tài sản quốc gia.
Vốn chi cho đầu tư phát triển khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư nhằm
gia tăng năng lực sản xuất của xã hội: trình độ dân trí, trình độ lao động, chất
lượng môi trường. Cụ thể chi cho các công trình vì sức khỏe cộng đồng, phòng
chống tệ nạn xã hội, giáo dục, y tế. Các nguồn vốn này đều vì sự tăng trưởng và
phát triển ổn định của một quốc gia. Để đưa nền kinh tế tăng trưởng nhanh

trước hết nhất thiết phải có nguồn lực lớn mạnh. Do vậy, muốn đưa đất nước đi
lên cần phải có những giải pháp cho việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hợp
lý.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án
trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, và đãi ngộ
cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng
loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất những
ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động,
giải quyết lao động dôi dư…
Tài nguyên, vật tư là những thành tố không thể thiếu đảm bảo cho quá trình
hoạt động bình thường của dự án. Nhưng điều quan trọng là cần phải có hướng
sử dụng sao cho vừa duy trì được cân bằng sinh thái, tránh khai thác cạn kiệt
vừa mang lại lợi ích cho chủ đầu tư.
Một đặc điểm quan trọng khác của đầu tư phát triển là thời kỳ đầu tư kéo
dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi hoàn
thành và thực hiện dự án. Trong đặc điểm trên, ta thấy rằng những dự án đầu tư
phát triển thường có quy mô rất lớn. Quá trình chuẩn bị, thực hiện và vận hành
kết quả đầu tư cần có một khoản thời gian nhất định. Ví dụ thời gian xây dựng
mới một con đường quốc lộ cần ít nhất là 2 đến 3 năm, bao gồm các thủ tục về
mặt pháp lý, giải phóng mặt bằng, thi công công trình, nghiệm thu công trình...
Thực tế có những công trình xây dựng phải mất tới hàng chục năm: xây một tòa
nhà cao tầng, xây nhà máy lớn, công trình thủy điện…
Thời kỳ đầu tư kéo dài là cần thiết đối với một dự án. Nhưng vấn đề quan
trọng là cần bao nhiêu thời gian. Điều này cần phải được nghiên cứu kỹ và có
tính toán, tránh chạy theo thành tích mà đề ra những khoảng thời gian phi thực
tế, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Ngoài ra, như chúng ta đã biết, nguồn
vốn dành cho đầu tư phát triển thường nằm khê đọng trong suốt quá trình thực
hiện đầu tư. Tiến độ công trình chậm bao nhiêu, thời gian hoàn vốn chậm bấy
nhiêu. Điều đó làm giảm hiệu quả đầu tư. Do vậy, việc đảm bảo thời gian thực
hiện dự án cũng là yêu cầu phải được đặt lên hàng đầu.

Thời gian vận hành các kết quả đầu tư thường kéo dài. Thời gian vận
hành các kết quả đầu tư được tính từ khi công trình đưa vào hoạt động cho đến
khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Đây là một đặc điểm rất riêng
của đầu tư phát triển. Thứ nhất, những sản phẩm của đầu tư phát triển đều là bộ
phận của nền sản xuất. Nó tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo đà tăng trưởng
cho nền kinh tế, nên thời gian sử dụng dài. Thứ hai, quy mô của các công trình
rất lớn, nên cần có một khoảng thời gian tương đối để thu hồi vốn và có lợi
nhuận. Trên thực tế có rất nhiều công trình đã tồn tại vài chục năm, hàng trăm
năm, thậm chí hàng thế kỷ như thủy điện sông Đà, cầu Long Biên, phố cổ Hội
An.... Do tính chất này, nên trong suốt quá trình vận hành, nó chịu ảnh hưởng
nhiều của các nhân tố bên ngoài, và đa phần là có ảnh hưởng tiêu cực đến sự
thành công của dự án.
Các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng lớn đến quá trình thực
hiện và vận hành kết quả đầu tư, nhất là đối với các công trình xây dựng. Các
công trình xây dựng nói chung thường có quy mô lớn và phát huy tác dụng ngay
tại địa phương xây dựng. Do vậy quá trình đầu tư cũng như thời gian vận hành
các công trình này chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của vùng. Xây dựng một công trình ở nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa khác với
xây dựng ở vùng hanh khô, hay xây dựng công trình ở nơi có địa chất ổn định
khác với xây dựng ở nơi hay xảy ra động đất. Do vậy nhà đầu tư cần có tính
toán hợp lý vừa để đảm bảo tính kiên cố của công trình, vừa có thể giảm được
chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp đến, sự phát triển kinh tế của vùng có ảnh hưởng
rất lớn đến quyết định đầu tư và quy mô của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến
việc mặt hàng của doanh nghiệp có khả năng phát triển trong điều kiện kinh tế
vùng hay không? Lấy ví dụ về việc mở con đường ở nông thôn - kinh tế còn hạn
chế - và ở thành phố - kinh tế phát triển. Ở nông thôn liệu nhu cầu đi lại đã đủ
lớn để xây dựng con đường đó chưa? Nếu như nó được xây dựng có cần thiết
phải xây con đường lớn không? Điều này buộc nhà đầu tư phải cân nhắc. Ngược
lại ở thành phố, nhu cầu giao thông rất lớn, cần phải mở thêm đường để giảm
bớt lưu lượng xe trên nhũng con đường khác, tránh ùn tắc... Điều kiện xã hội

của vùng cũng có ảnh hưởng lớn tới công trình. Việc xây dựng nhà máy liệu có
đảm bảo an ninh không, sản phẩm của nhà máy có phù hợp với văn hóa địa
phương hay không?.... Do những ảnh hưởng trên đây, nên doanh nghiệp cần
nghiên cứu kỹ càng môi trường đầu tư để quyết định sản xuất mặt hàng gì, công
suất bao nhiêu là hợp lý.
Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Đầu tư nói chung và đầu tư phát triển
nói riêng mang một đặc điểm quan trọng: độ rủi ro cao. Nguồn lực cần cho đầu
tư phát triển là rất lớn. Việc thu hồi vốn liệu có gặp thuận lợi hay không? Cùng
một nguồn vốn đó, nhà đầu tư có thể đa dạng hóa đầu tư. Điều này sẽ làm giảm
thất bại hơn là việc dồn vốn cho một dự án. Hơn thế nữa, thời gian hoàn thành
dự án dài, vốn bị khê đọng trong công trình. Trong khoản thời gian đó, chủ đầu
tư rất có thể gặp khó khăn khi một chính sách mới ban hành không có lợi cho
công trình, hay những biến động về giá cả... Do đo rủi ro là một vấn để được
các nhà đầu tư rất quan tâm.
Rủi ro trong đầu tư cũng có rất nhiều nguyên nhân. Tựu chung lại ta có thể
xét rủi ro trên hai phương diện sau: Rủi ro chủ quan và rủi ro khách quan. Rủi
ro chủ quan: nguyên nhân thuộc về phía các chủ đầu tư. Có thể do chủ đầu tư
yếu kém về mặt trình độ, đã lựa chọn các phương án không hợp lý; do trình độ
quản lý thấp, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu... Rủi ro khách quan: Có

×