Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.55 KB, 9 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NH TECHCOMBANK
Sứ mệnh:
Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt nam,
cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh
cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo
giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp
vào sự phát triển của cộng đồng.
Tầm nhìn 2010:
Techcombank phấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ
tin cậy, chất lượng và hiệu quả.
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH NĂM 2009 CỦA
NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
Như đã phân tích ở trên về thực trạng rủi ro tín dụng tại NH Techcombank
và đây là vấn đề mà Ngân hàng đang rất quan tâm. Vì vậy, để phòng ngừa và
hạn chế rủi ro tín dụng tại NH Techcombank em xin đưa ra một số giải pháp
sau:
SVTH: Phạm Thị Hương Giang Lớp: KTPT 47B_QN
3.3.1 Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá mức độ rủi ro của mỗi
khoản vay trước khi quyết định cho vay
a. Nâng cao chất lượng thẩm định
Hiện nay NH Techcombank đưa vào quy trình tín dụng áp dụng cho từng
loại khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá
nhân. Việc đưa vào quy trình mới, một số cán bộ tín dụng còn chưa nắm bắt
được tất cả các nội dung nhất là các nhân viên mới, chính điều này làm cho
chất lượng thẩm định một số khách hàng vay chưa cao. Vì vậy muốn nâng cao
chất lượng thẩm định thì trước hết các cán bộ tín dụng phải nắm vững quy
trình bằng cách Ngân hàng phải tổ chức các buổi thảo luận về các quy trình


mới để các cán bộ có thể trao đổi với nhau, giảng giải cho nhau.
Mặt khác, thẩm định khách hàng vay không phải là một công việc đơn
giản, nó yêu cầu cán bộ tín dụng không những phải có trình độ chuyên môn
tốt mà còn phải có các kỹ năng và kinh nghiệm. Để việc thẩm định đạt chất
lượng thì cần lấy thông tin khách hàng thông qua phỏng vấn trực tiếp là rất
quan trọng. Đối với những cán bộ có kinh nghiệm thì thông qua việc phỏng
vấn này họ có thể đánh giá được uy tín, tính cách của khách hàng vay. Chính
vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định thì Ngân hàng cần chú trọng hơn
trong công tác truyền đạt kinh nghiệm của những nhân viên giỏi về tiếp xúc
khách hàng, lấy thông tin từ nguồn nào... cho nhân viên mới.
b. Đánh giá mức độ rủi ro của mỗi khoản vay trước khi quyết định cho
vay
Để tính toán và đo lường được rủi ro tín dụng và tổn thất của nó là một
việc không đơn giản. Hiện nay, ở Techcombank cũng đã sử dụng hệ thống
chấm điểm tín dụng và sử dụng phương pháp định tính để xác định mức độ
SVTH: Phạm Thị Hương Giang Lớp: KTPT 47B_QN
rủi ro của từng khoản cho vay vì vậy khó ước tính được chính xác mức độ rủi
ro của từng khoản cho vay. Ngân hàng có thể ước tính rủi ro tín dụng theo
phương pháp định lượng sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.
Phương pháp: Ước tính tổn thất tín dụng trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh
giá nội bộ – IRB.
LGD: Tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên
tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao
gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi
khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được
thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: Chi phí xử lý tài
sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.
3.3.2 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào quá trình cho vay ngay từ
khâu đầu tiên là nhận hồ sơ cho đến khâu cuối cùng là thu nợ, do đó cán bộ

tín dụng có vai trò rất quan trọng đến chất lượng các khoản cho vay.
Cán bộ tín dụng cần phải là những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích, phán đoán và xử lý tình huống. Ngoài
ra, cán bộ tín dụng còn phải am hiểu thị trường, pháp luật, có trực giác nhạy
bén...
Hiện nay ở NH Techcombank còn có sự chênh lệch về trình độ cán bộ và
quy trình tuyển chọn nhân viên chưa hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao chất lượng
cán bộ tín dụng, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau:
Một là, nâng cao nhận thức về rủi ro cho cán bộ tín dụng
SVTH: Phạm Thị Hương Giang Lớp: KTPT 47B_QN
Làm sao để cán bộ tín dụng có thể nhận thức được rõ về rủi ro tín dụng và
hậu quả của nó để từ đó họ làm việc có trách nhiệm hơn. Chính vì vậy,
Techcombank cần có các buổi thảo luận hoặc khoá học nâng cao nhận thức
của cán bộ nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng thẩm định, quản lý rủi ro...
Hai là, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và tăng
cường nguồn nhân lực cho bộ phận tín dụng
NH Techcombank cần mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nhân viên ngay từ
khi mới được tuyển dụng, tạo cho họ có phong cách làm việc chuyên nghiệp
ngay từ đầu. Hoạt động đào tạo cần được xem xét trên tất cả các mặt: Phẩm
chất đạo đức, trình độ chuyên môn, phong cách giao tiếp... Việc đào tạo có thể
tiến hành bằng cách tự đào tạo hoặc thuê chuyên gia đào tạo.
3.3.3 Sử dụng các công cụ phái sinh
Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới đã sử dụng công cụ phái sinh rất phổ
biến trong khi đó NH Techcombank chỉ mới sử dụng các biện pháp truyền
thống mà chưa sử dụng đến các công cụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian tăng trưởng nóng tín dụng, NH
Techcombank không thể trách khỏi những rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động tín
dụng. Vì vậy, NH có thể áp dụng các công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa
và hạn chế rủi ro tín dụng và thành công trong việc áp dụng này sẽ góp phần
đáng kể nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng.

Để thực hiện thành công các công cụ phái sinh này thì bên cạnh Hành
lang pháp lý với Quy chế hoàn thiện từ phía NHNN, thì cần sự sẵn sàng từ
phía NH Techcombank với đầy đủ điều kiện con người, cơ sở vật chất và quy
trình.
Vì vậy, NH Techcombank cần đảm bảo các điều kiện sau:
SVTH: Phạm Thị Hương Giang Lớp: KTPT 47B_QN
- Có hệ thống giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng vay hoàn hảo, để
từ đó xác định chính xác các khách hàng tiềm ẩn rủi ro. Đây chính là cơ sở để
thực hiện quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện “trao đổi” những khoản cho
vay nhằm cơ cấu lại danh mục cho vay của ngân hàng.
- Xây dựng bộ phận chuyên môn thực hiện các nghiệp vụ phái sinh tín
dụng. Bộ phận này không chỉ thực hiện mua bảo hiểm mà còn có thể thực
hiện bán bảo hiểm. Trên thực tế, với tư cách là người bán bảo hiểm, ngân
hàng có thể coi như một nhà đầu tư vào khách hàng vay của ngân hàng đối
phương. Điều này giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục đầu tư.
- Xây dựng quy trình thực hiện các nghiệp vụ: Hoán đổi tổng thu nhập,
hoán đổi tín dụng, quyền chọn tín dụng, hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng
rủi ro, hợp đồng quyền chọn trái phiếu, hợp đồng tương lai chỉ số chứng
khoán.
3.3.4 Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro
Ngân hàng cần chủ động tìm kiếm nhiều khách hàng kinh doanh trên nhiều
lĩnh vực, ngành nghề có tiềm năng, năng lực kinh doanh tốt, không bị động
ngồi chờ khách hàng đến.
Cần đa dạng hoá sản phẩm cho vay, thiết kế sản phẩm phù hợp với từng
khách hàng vay, tư vấn cho khách hàng để khách hàng có sản phẩm phù hợp
với phương án/dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Ở Techcombank tỷ trọng cho vay quốc doanh tăng dần qua các năm từ
năm 2005 đến 2007 nhưng so với tỷ trọng cho vay quốc doanh thì còn nhỏ
hơn nhiều. Vì vậy, Ngân hàng cần cân đối cho vay giữa hai loại hình doanh
nghiệp này. Nên mở rộng hơn nữa trong việc cho vay các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh làm ăn có hiện quả như các doanh nghiệp tư nhân, kinh tế cá thể,
SVTH: Phạm Thị Hương Giang Lớp: KTPT 47B_QN

×