Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Hương liệu pháp cho thai kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.68 KB, 2 trang )

HƯƠNG LIỆU PHÁP TRONG THAI KỲ
Võ Thanh Phong
Maryam Kianpour và cs (2018)[3] nghiên cứu trên 105 phụ nữ
mang thai ở tuần 35-37 của thai kỳ. Can thiệp sử dụng tinh dầu
lavender (7 giọt) và tinh dầu hoa hồng (1 ml), đối chứng với giả
dược. Kết quả cho thấy tinh dầu lavender và tinh dầu hoa hồng
đường hít có tác dụng làm giảm trầm cảm ở phụ nữ mang thai.
Narges Joulaeerad và cs (2018)[2] nghiên cứu trên 56 phụ nữ
mang thai từ 6 đến 20 tuần mà có nôn ói do thai nghén. Can
thiệp bằng hít tinh dầu bạc hà Âu (peppermint) và so sánh với
giả dược. Kết quả thấy rằng hít tinh dầu bạc hà Âu có tác dụng
làm giảm nôn ói trên thai phụ có thai nghén.
Pao-Ju Chen và cs (2017)[1] nghiên cứu trên 52 thai phụ thấy
rằng xoa bóp với tinh dầu lavender 2% trong 70 phút, 10 lần
trong 20 tuần (2 tuần 1 lần) có tác dụng làm cải thiện stress và
tăng cường chức năng miễn dịch.
Một tổng quan hệ thống của hai tác giả Giti Ozgoli và Marzieh
Saei Ghare Naz (2018)[4] thấy rằng sử dụng tinh dầu đường hít
có tác dụng làm giảm nôn ói do thai nghén và các nghiên cứu
đưa vào phân tích đều không thấy có tác dụng phụ nào ở nhóm
can thiệp sử dụng tinh dầu. Trong đó hai nghiên cứu của Pasha
et al. (2012), và Joulaee-Rad (2015) sử dụng tinh dầu bạc hà.
Yavarikia (2014) sử dụng tinh dầu chanh (10 ml x 4 ngày).
Tổng quan của Jackie Tillett và cs (2010)[5] cũng cho nhận xét
rằng hương liệu pháp trên phụ nữ mang thai không gây hại cho
mẹ lần bào thai và trẻ sơ sinh.
Các loại tinh dầu có thể dùng theo rối loạn trên phụ nữ mang
thai:
•Mất ngủ: tinh dầu lavender hoặc tinh dầu bergamot, 1-2 giọt
•Đau lưng: tinh dầu lavender, tinh dầu hồ tiêu, hoặc tinh dầu
trầm hương




•Trĩ: tinh dầu đỗ tùng
•Đau đầu: tinh dầu trắc bách diệp, lavender, trầm hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen, Pao-Ju, et al. (2017), "Effects of aromatherapy massage
on pregnant women's stress and immune function: A
longitudinal, prospective, randomized controlled trial", The
Journal of Alternative and Complementary Medicine. 23(10),
pp. 778-786.
2. Joulaeerad, Narges, et al. (2018), "Effect of aromatherapy
with peppermint oil on the severity of nausea and vomiting in
pregnancy: a single-blind, randomized, placebo-controlled trial",
Journal of reproduction & infertility. 19(1), p. 32.
3. Kianpour, Maryam, et al. (2018), "The effects of inhalation
aromatherapy with rose and lavender at week 38 and postpartum
period on postpartum depression in high-risk women referred to
selected health centers of Yazd, Iran in 2015", Iranian journal of
nursing and midwifery research. 23(5), p. 395.
4. Ozgoli, Giti and Naz, Marzieh Saei Ghare (2018), "Effects of
complementary medicine on nausea and vomiting in pregnancy:
a systematic review", International journal of preventive
medicine. 9.
5. Tillett, Jackie and Ames, Diane (2010), "The uses of
aromatherapy in women's health", The Journal of perinatal &
neonatal nursing. 24(3), pp. 238-245.




×