Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong dạy học trực tuyến tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.63 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
***

PHAN CHÍ THÀNH

Đề tài
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Mã số: 9140110

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT

Hà Nội - 2020


Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGÔ TỨ THÀNH

Phản biện 1: ..................................................................................
Phản biện 2: ..................................................................................
Phản biện 3: ..................................................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Trường
họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội dựa trên tri thức và số hóa, GD&ĐT phải đương đầu với
thách thức to lớn chuyển từ dạy học (DH) truyền thống sang phương pháp
DH mới. Nó đặt ra yêu cầu lớn biến đổi vai trò người dạy từ truyền thụ
kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối. Sự
biến đổi này buộc người dạy đối diện với nhiệm vụ mới một cách linh
hoạt hơn và cần được đào tạo, bồi dưỡng lại cho các nhiệm vụ rất mới mẻ
này. Vai trò người dạy đã và đang tiếp tục thay đổi từ vị thế người dạy
sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường học
tập trực tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung DH trực tuyến được phát
triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học; người học
có thể khai thác nội dung học tập trực tuyến từ thiết bị di động, thiết bị
công nghệ thông tin (CNTT), hay học tập trong mô hình trường “trường
học ảo”, “lớp học ảo” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào khi công nghệ truyền
thông được kết nối, đặc biệt với nền tảng công nghệ của CMCN 4.0 đang
bùng nổ hiện nay là xu thế tất yếu trong giáo dục (GD) hiện đại.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng khung năng
lực (NL), chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT hay đánh giá NL sử dụng CNTT
trong DH trong và ngoài nước; Kết quả nghiên cứu từ các công trình nêu
trên đã phần nào cung cấp khá đầy đủ và bao phủ về tính vận dụng hay
NL sử dụng CNTT trong DH. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đang
dừng lại ở việc mô tả bộ khung NL CNTT với các yếu tố cơ bản, cụ thể

về công cụ như sử dụng máy tính và thiết bị ngoại vi hay sử dụng một số
phần mềm máy tính ở mức độ cơ bản; những yếu tố thiết yếu phát triển
khung NL CNTT trong DH chưa được đề cập đến và đào sâu như: về
chính sách trong sử dụng CNTT, ứng dụng CNTT trong phát triển chương
trình đào tạo, tính sư phạm gắn với kỹ năng sử dụng CNTT, NL sử dụng
và vận hành các phần mềm chuyên sâu theo từng chuyên môn, tích hợp
các yếu tố công nghệ trong xây dựng tài nguyên số, quản trị học tập trực
tuyến, … và đây cũng là vấn đề cần được bàn luận và làm rõ hơn nhiệm
vụ của giảng viên (GV) về sử dụng CNTT trong DH, cùng với đó bằng
kết quả tương tác, đánh giá NL người học được tổ chức trên nền tảng trực
tuyến chưa giải quyết, đặt ra vấn đề về xây dựng bộ công cụ về tiêu chí
đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH và DH trực tuyến. Vấn đề
về đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến của các
trường đại học trong đào tạo giáo viên còn ít được nghiên cứu và chưa có

1


công bố nào về thang đo NL sử dụng CNTT đối với GV hay sinh viên
(SV) sư phạm trong DH trực tuyến.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Đánh giá năng lực
sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong dạy học trực tuyến”
được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận án Tiến
sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học kỹ thuật. Kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ phát huy hiệu quả trong DH tích hợp CNTT với NL sư
phạm của GV trong GD&ĐT, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo giáo viên ở các trường đại học nói chung và ở các trường đại học, cao
đẳng sư phạm nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn NL sử dụng CNTT của GV

trong DH và DH trực tuyến, luận án đề xuất quy trình và xây dựng khung
NL CNTT với bộ tiêu chí đánh NL sử dụng CNTT dành cho GV trong
DH trực tuyến đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của GV, góp phần đổi
mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT bậc đại học.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH trực tuyến tại các trường đại
học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên.
+ Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong
DH trực tuyến của các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên.
+ Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu: Bao gồm GV, SV sư
phạm các trường ĐHSP Huế, trường ĐHSP Đà Nẵng, trường ĐH Bách
khoa Hà Nội, trường CĐSP Quảng Trị. Phạm vi thực nghiệm: Tổ chức
thực nghiệm với khóa học trực tuyến cho khoảng từ 70 đến 90 SV thuộc
chuyên ngành sư phạm của trường đại học, cao đẳng sư phạm.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT theo khung NL
CNTT của GV trong DH trực tuyến phù hợp với thực tiễn DH, sẽ góp
phần phát triển NL CNTT của người dạy và người học, nâng cao chất
lượng dạy và học của các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong đào
tạo giáo viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn NL sử dụng CNTT của GV trong
DH trực tuyến của các trường đại học đào tạo giáo viên.
Thiết lập quy trình, xây dựng khung NL CNTT của GV trong DH trực
tuyến.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo khung NL CNTT của GV trong

2



DH trực tuyến.
Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của kết quả nghiên
cứu thông qua việc thiết kế và tổ chức thực nghiệm khóa học trực tuyến
vận dụng khung NL CNTT cho môn học cụ thể nhằm phát triển NL
CNTT của người dạy và người học.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Quan điểm phương pháp luận duy
vật biện chứng; quan điểm hệ thống cấu trúc; quan điểm thực tiễn.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa các nguồn thông tin, tài liệu để xây dựng cơ sở
lý thuyết cho đề tài; sử dụng các phương thức, cách thức đã được chứng
minh, khẳng định trước đó nhằm mục đích nhận thức đầy đủ và sâu sắc
hơn về các phạm trù có liên quan đến đề tài, lấy đó làm cơ sở tiến hành
nghiên cứu thực trạng.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Kết hợp các phương
pháp về điều tra, quan sát sư phạm, phỏng vấn, chuyên gia, nghiên cứu
sản phẩm, thực nghiệm sư phạm để làm cơ sở xác nhận, xử lý kết quả và
đưa ra các đề xuất, đánh giá kết quả nghiên cứu của luận án.
7. Đóng góp mới của luận án
+ Về lý luận
Góp phần bổ sung vào lý luận DH trong đào tạo trực tuyến theo định
hướng phát triển NL sử dụng CNTT của GV.
Làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn, các khái niệm về DH hướng
phát triển NL CNTT.
Đề xuất quy trình, xây dựng khung NL CNTT dành cho GV và thiết
lập bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến
trong đào tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Khung NL xác định độ đáp ứng NL cần thiết về sử dụng CNTT so với
chuẩn NL nghề nghiệp của GV; xác nhận cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng NL
nghề nghiệp sư phạm và NL công nghệ đối với đội ngũ GV trong sử dụng

CNTT.
+ Về thực tiễn
Đánh giá thực trạng về DH vận dụng khung NL CNTT dành cho GV
trong DH trực tuyến trong đào tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng
sư phạm.
Xác lập kết quả thực nghiệm, đánh giá tính hiệu quả trong DH thông
qua việc thiết kế và tổ chức khóa học trực tuyến vận dụng khung NL
CNTT dành cho GV.

3


Xác lập các tiêu chí theo các cấp độ cần có đối với GV về sử dụng
CNTT trong DH mang tính mở nhằm thích ứng trong môi trường DH
truyền thống và trực tuyến đáp ứng xu thế của sự phát triển nhanh của
công nghệ ngày nay.
Chỉ rõ phương thức đào tạo trực tuyến vận dụng bộ công cụ đánh giá
NL sử dụng CNTT có nhiều ưu điểm giúp nâng cao NL phát hiện và giải
quyết vấn đề trong DH hướng phát triển NL đối với người dạy và người
học bậc đại học nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV và yêu cầu đổi
mới căn bản và toàn diện GD Việt Nam.
8. Bố cục của luận án
Luận án gồm 149 trang nội dung, trong đó có 73 hình vẽ, sơ đồ và
biểu đồ; 39 bảng biểu. Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh
mục các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án cấu
trúc gồm 3 chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG
LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
TRỰC TUYẾN
Chương 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG

TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Chương 3. KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH
Mục tiêu nghiên cứu liên quan đến đánh giá NL sử dụng CNTT của
GV trong DH ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên
tập trung vào 4 vấn đề nghiên cứu chính, đó là:
(1) Nghiên cứu về NL CNTT trong DH.
(2) Nghiên cứu về đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH.
(3) Nghiên cứu về khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến.
(4) Nghiên cứu về bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với khung
NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến.
Sự phát triển của NL nói chung, NL sử dụng CNTT nói riêng được
hiểu theo hai khía cạnh: Thứ nhất, sự phát triển là quá trình tăng dần về
số lượng các kỹ năng, trên cơ sở các kỹ năng đã có sẽ hình thành và phát
triển thêm các kỹ năng sử dụng CNTT mới. Thứ hai, sự phát triển là quá
trình thay đổi về chất lượng các kỹ năng tức là trên cơ sở các kỹ năng đã

4


được hình thành (biết hoặc có các kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng
CNTT) sẽ phát triển lên mức độ cao hơn (sử dụng thành thạo).
Các kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố cốt yếu cũng như những đặc
điểm và nhân tố tác động về phát triển NL trong GD đã được làm rõ. Tuy
nhiên, khả năng tương tác cũng như vận dụng của phương thức DH gắn
với yếu tố phát triển NL trong môi trường trực tuyến chưa được đề cập
đến, xác định đây là nhiệm vụ mà tác giả cần nghiên cứu và chứng thực

trong khuôn khổ mục đích nghiên cứu của luận án.
* Những vấn đề đã nghiên cứu:
Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến NL CNTT trong DH, trong
đó đề cập đến nhiều khía cạnh về NL sử dụng CNTT như: NL CNTT của
GV, kỹ năng sử dụng CNTT, phát triển NL CNTT trong DH, ứng dụng
CNTT trong GD. Các nghiên cứu đã được các tổ chức, các tác giả xác
định rõ yếu tố tác động về khả năng vận dụng CNTT trong DH hướng
phát triển NL của người dạy và người học trong đó NL CNTT được chú
trọng; kết quả đó đã góp phần nhằm nâng cao chất lượng GD có vận dụng
công nghệ, đáp ứng xu thế đào tạo thời đại công nghệ số của thế kỷ 21.
Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về NL
CNTT và đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH và DH
trực tuyến. Tổng hòa các nghiên cứu đã công bố có điểm chung là đưa ra
những cấu trúc, những yêu cầu chung chung về vận dụng CNTT trong
GD nói chung, chưa xác định đối tượng cụ thể để phát triển NL CNTT
trong quá trình đào tạo, chưa làm rõ những yếu tố gắn với chính sách GD,
chưa nêu bật các nhân tố cần có để phát triển NL CNTT của người GV
cũng như đối tượng thụ hưởng qua quá trình đào tạo là SV ngành sư phạm
xem như là một bộ quy định hay là bộ khung NL CNTT dành cho GV
trong DH trực tuyến. Xác định đây là vấn đề được đặt ra mà luận án cần
phải giải quyết.
* Những vấn đề đặt ra cần giải quyết:
Từ những đánh giá, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đã
công bố trong và ngoài nước và những nhận định của tác giả, luận án cần
tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề trọng tâm như sau:
1). Xác định căn cứ làm cơ sở lý luận xây dựng cấu trúc khung NL
CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến từ các nghiên cứu, phân tích,
đánh giá và chuẩn hóa các định nghĩa, các kết quả đã công bố về NL
CNTT và NL sử dụng CNTT trong DH trực tuyến.
2). Xây dựng quy trình xác định khung NL CNTT của GV trên cơ sở

phân tích, đánh giá chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra các chương trình

5


đào tạo giáo viên và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trong hệ thống GD
Việt Nam.
3). Đánh giá thang đo bộ tiêu chí theo khung NL CNTT dành cho GV
thông qua việc phân tích, đánh giá kết quả khảo cứu thực trạng, lấy ý kiến
chuyên gia về thang đo của khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến.
4). Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV
trong DH trực tuyến dựa trên khung NL CNTT sau khi đã được chuẩn
hóa thang đo giá trị các tiêu chí của khung NL CNTT.
5). Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả vận dụng khung NL CNTT của
GV trong DH trực tuyến thông qua quá trình tổ chức DH trong đào tạo
GV, kết luận tính khả dụng và hiệu quả tác động đến chất lượng đào tạo
theo hướng phát triển NL CNTT của người dạy và người học.
Qua phân tích, đánh giá từ những nghiên cứu nêu trên, cùng với những
vấn đề được đặt ra cần phải giải quyết về vận dụng NL CNTT trong DH
đã xác định tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu về “Đánh giá năng lực
sử dụng CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến” mà luận án tập
trung chứng thực.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
* Năng lực (competence) là tổng hòa và khả năng vận dụng các yếu
tố kiến thức (knowledge), kỹ năng (skill) và thái độ (attitude) của cá nhân
trong thực hiện một hoạt động nhất định đảm bảo hiệu quả trong một
tình huống cụ thể.
* Năng lực CNTT (information technology competence) là một tập
hợp đa dạng gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng dụng CNTT của cá
nhân, tích hợp trong sử dụng các công cụ và tài nguyên công nghệ được

sử dụng để trao đổi, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thông tin cho
những tình huống xác định cụ thể.
* Năng lực sử dụng CNTT (competence to use information
technology) trong DH là khả năng vận dụng những chính sách về công
nghệ, ứng dụng các công cụ, tiện ích của nền tảng CNTT trong tổ chức,
triển khai, quản lý và đánh giá quá trình DH.
* Dạy học trực tuyến (online teaching) là phương thức tổ chức DH ảo
thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh kết nối mạng đối với hệ
thống máy chủ có lưu trữ bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để
triển khai hoạt động DH trực tuyến từ xa.
* Đánh giá theo NL (assessment according to competence) trong DH
là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của người
dạy và người học trong thực hiện nhiệm vụ của hoạt động DH theo một

6


chuẩn nhất định và dựa trên sản phẩm đầu ra cụ thể của quá trình DH.
* Đánh giá NL sử dụng CNTT (assessment the information
technology use competence) trong DH trực tuyến là đánh giá khả năng
sử dụng phức hợp cấu trúc gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ tích hợp
NL CNTT của người dạy và người học để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
DH trong môi trường trực tuyến.
1.3. Lý luận chung về đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH trực tuyến
Nghiên cứu của các nhóm tác giả trong [58, 93, 94], đã đánh giá NL
sử dụng CNTT trong DH và đề xuất, phát triển khung NL CNTT cho
chuyên ngành cụ thể với 4 mục tiêu về kiến thức và kỹ năng, tích hợp
kiến thức và NL sư phạm, ứng dụng trong lưu trữ, phản hồi và đánh giá,
NL giao tiếp trong DH bộ môn và trong DH với đối tượng được hướng
đến là SV của một số ngành sư phạm.

Các nghiên cứu tiêu biểu như: UNESCO (2018) [5], ISTE (2017) [6],
mô hình TPACK với cấu trúc ICT-TPCK (2009) [7], ETS (2006) [8], Hsu
(2017) [9], Lê Thị Kim Loan (2019) [11], Claudia & Robert (2000) [10],
Ala-Mutka (2011) [86], Gascoigne & Parnell (2014) [105], Paula và
nhóm cộng sự (2010) [30], đã xác định các cơ sở ban đầu cho việc định
hướng đưa ra khung NL CNTT hay các thành tố cho đánh giá NL sử dụng
CNTT trong DH mà việc DH trực tuyến cần định hướng xây dựng trong
hoạt động DH cho người dạy và người học.
Vấn đề nâng cao NL và NL giải quyết vấn đề trong GD được nghiên
cứu khá mạnh ở nước ta [39, 42, 81]. Tuy vậy, các nghiên cứu về vận
dụng NL CNTT thì vẫn còn thiếu vắng, NL giải quyết vấn đề thực tiễn
nào được hình thành từ ứng dụng CNTT vẫn là một yếu tố đáng quan tâm
với xu thế phát triển của thời kỳ công nghệ và số hóa hiện nay.
Khái quát vấn đề nghiên cứu DH định hướng phát triển NL, NL CNTT
đã và đang là vấn đề đáng quan tâm trong GD hiện nay và tiếp tục được
đặt ra nghiên cứu trong bối cảnh của kỷ nguyên số hóa toàn cầu.
Một câu hỏi được đặt ra là: mô hình DH định hướng phát triển NL gắn
với NL sử dụng CNTT trong DH trực tuyến có quan hệ như thế nào và hỗ
trợ phát triển NL CNTT cho người dạy và người học ra sao?
Qua nghiên cứu, đánh giá các công trình trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài luận án, cho thấy hiện nay vẫn chưa có công bố chính thức nào
về bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT (hay khung NL CNTT) dành
cho GV trong DH trực tuyến.
* Các luận cứ khoa học:
1). Triết lý DH hướng phát triển NL bậc đại học trong đào tạo giáo viên.

7


2). Lý thuyết về lý luận và phương pháp DH hiện đại theo phương

thức mới, tiên tiến so với phương thức đào tạo truyền thống.
3). Phân tích đi đến đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH trực tuyến
dựa vào các luận cứ nghiên cứu theo các bộ tiêu chí đánh giá NL CNTT và
luận cứ nghiên cứu thực nghiệm trên lớp học thực tế và lớp học đối xứng.
4). Phân tích, đánh giá tính hiệu quả của phương thức DH trực tuyến
vận dụng bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV so với
phương thức DH truyền thống của các trường đại học, cao đẳng sư phạm
trong đào tạo giáo viên.
5). Chỉ rõ phương thức đào tạo trực tuyến là một quan điểm DH có
nhiều ưu điểm giúp nâng cao NL ứng dụng công nghệ và phát triển NL sử
dụng CNTT cho người dạy và người học ở bậc đại học, cao đẳng sư phạm.
Các căn cứ và các luận điểm trên là cơ sở lý luận khoa học để xác lập
nguyên tắc, quy trình xây dựng khung NL CNTT cùng với bộ tiêu chí
đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến.
1.4. Mô hình tổ chức dạy học phát triển năng lực CNTT
Trong các hình thức tổ chức hoạt động DH, việc tích hợp các yếu tố
hỗ trợ quá trình DH sẽ mang lại nhiều lợi thế và hiệu quả cho kết quả đào
tạo. Công nghệ và CNTT sẽ là những nhân tố quan trọng tác động đến
đối tượng, nội dung và phương thức của quá trình DH, đặc biệt trên môi
trường học tập trực tuyến. Mỗi khi NL CNTT được vận dụng và khai thác
hiệu quả trong DH sẽ góp phần phát triển NL toàn diện của người học,
một trong những mục tiêu cốt lõi của DH lấy người học làm trung tâm,
là đặc trưng của mô hình DH tích cực hiện nay.
1.5. Cơ sở thực tiễn về đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH trực tuyến
1.5.1. Đánh giá thực trạng về NL sử dụng CNTT trong DH trực tuyến
Mục đích đánh giá: Khảo sát thực trạng NL sử dụng CNTT trong DH
đối với GV của trường đại học, cao đẳng sư phạm, nhằm đánh giá hiện
trạng, phân tích nguyên nhân, làm cơ sở thực tiễn của luận án và xác định
tính khả thi cho những đề xuất của mục tiêu nghiên cứu về xây dựng
khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến.

Nội dung đánh giá: Tập trung khảo sát với 2 nội dung về nhu cầu và
điều kiện NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến.
1.5.2. Đánh giá kết quả khảo sát NL sử dụng CNTT trong DH trực tuyến
Khảo sát ý kiến của 510 GV và SV sư phạm (trong đó: 132 GV và
378 SV) đang giảng dạy và học tập tại các trường: Đại học sư phạm Huế,
Đại học sư phạm Đà Nẵng và Cao đẳng sư phạm Quảng Trị.
Hình thức khảo sát: Bảng hỏi điều tra bằng phiếu (bản giấy), phỏng

8


vấn trực tiếp và phiếu điều tra trực tuyến (qua: google docs forms,
fanpage facebook, đa phương tiện khác).
Phân tích kết quả khảo sát theo các yếu tố về nhu cầu và điều kiện sử
dụng NL CNTT của GV (những người đang áp dụng) và SV sư phạm
(đối tượng cần trang bị để áp dụng sau này) trong DH trực tuyến.
Kết quả phân tích và đánh giá thực trạng (mục 1.5.2 của luận án).
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận án đã phản ánh các kết quả nghiên cứu tổng quan
các vấn đề liên quan đến luận án, đã hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý
luận về phát triển NL sử dụng CNTT trong đào tạo giáo viên, vai trò của
mô hình DH ứng dụng NL CNTT, những vấn đề lí luận và thực tiễn
nghiên cứu áp dụng mô hình DH trực tuyến phát triển NL sử dụng CNTT
trong đào tạo giáo viên ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm. Chương
1 đã đạt được những kết quả chính sau:
1) Đưa ra các đánh giá, nhận xét chung về tình hình nghiên cứu các vấn
đề có liên quan đến đề tài của luận án và đưa ra các định hướng nghiên
cứu của luận án.
2) Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, kế thừa những thành công của
những nghiên cứu trước đó và xác định những vấn đề cần giải quyết, luận

án đã hoàn thiện các khái niệm liên quan đến NL sử dụng CNTT của GV
trong DH trực tuyến; tác giả đã đưa ra khái niệm về đánh giá NL sử dụng
CNTT trong DH trực tuyến được thể hiện theo 03 yếu tố chính yếu, đó là:
(1) đánh giá NL, (2) NL sử dụng CNTT và (3) môi trường DH trực tuyến,
đối tượng cần xác định đó là GV. Xác định NL sử dụng CNTT trong DH
là khả năng sử dụng phức hợp cấu trúc gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ
tích hợp CNTT của người dạy để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ DH.
3) Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình tổ chức DH phát triển NL, đánh
giá những hình thức tổ chức DH phát triển NL sử dụng CNTT, luận án
đã làm rõ các yếu tố cũng như đánh giá phương thức DH trực tuyến dựa
trên công nghệ và NL sử dụng CNTT. Những yếu tố tiêu chuẩn, tiêu chí,
thang đo về đánh giá NL sử dụng CNTT đã được tổng hợp, phân tích và
đánh giá chi tiết làm căn cứ trong việc thiết lập và xây dựng cấu trúc
khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến ở các cơ sở GD đào
tạo giáo viên mà mục tiêu luận án đề ra.
4) Kết quả đánh giá thực trạng về NL sử dụng CNTT dành cho GV trong
DH trực tuyến được khảo sát, phân tích trong chương 1 của luận án đã
chứng minh tính khả dụng và khả năng vận dụng thành công của phương
thức DH này, tỷ lệ khảo sát thực trạng cho thấy sự thích ứng và hứng thú

9


của người dạy và người học khi được tiếp cận theo phương thức DH ứng
dụng công nghệ, kết quả mang lại tác động tích cực và hiệu quả đối với
yêu cầu của người dạy và nhu cầu của người học. Tuy nhiên, để cụ thể
hóa các tiêu chí trong đánh giá NL sử dụng CNTT cần phải có một cấu
trúc mô tả các tiêu chuẩn, tiêu chí trong đánh giá và thực hiện theo thang
đo với các cấp độ cần đạt đến đối với người dạy lẫn người học trong vận
dụng hình thức DH sử dụng CNTT; cần hoàn thiện từ quy trình thiết kế,

xây dựng cấu trúc khung NL CNTT với bộ các nhóm tiêu chuẩn NL thành
phần đạt từng tiêu chí theo các cấp độ cụ thể đến cách thức thiết lập và tổ
chức triển khai vận dụng trong môi trường DH trực tuyến sao cho hiệu
quả và phù hợp với đối tượng đào tạo. Vấn đề này cần được xem xét và
giải quyết trong chương 2 của luận án.
5) Nội dung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về đánh giá NL sử
dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến trình bày trong chương này có
vai trò quan trọng, làm cơ sở để nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đánh
giá, kiểm nghiệm sẽ được nghiên cứu và giải quyết trong các chương tiếp
theo của luận án.
Chương 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
2.1. Đánh giá năng lực sử dụng CNTT trong dạy học
2.1.1. Năng lực sử dụng CNTT trong dạy học
Hiện nay, trên thế giới xuất hiện một xu hướng học tập mới đó là học
tập di động (mobile learning) dựa trên nền tảng phát triển của công nghệ
và thiết bị di động (mobile devices) và để hướng tới hình thức học tập cá
nhân hóa (personalized learning) theo hướng liên ngành.
Xác định NL sử dụng và đánh giá NL CNTT&TT và NL CNTT trong
GD và đào tạo nói chung và đối với GV nói riêng là nhu cầu hiện hữu và
là hoạt động đánh giá phổ biến của nhiều nước trên thế giới có nền GD
và công nghệ tiên tiến. Nhu cầu về việc xây dựng các khung NL, các bộ
tiêu chí, các thang đo về đánh giá NL CNTT đã và đang được nhiều quốc
gia quan tâm.
Nhận định: Kết quả từ các công trình nghiên cứu đã cung cấp khá đầy
đủ và bao phủ về NL sử dụng CNTT trong DH được phát triển dựa trên
nền tảng của nghiên cứu về khung NL CNTT được công bố trên thế giới.
Tuy nhiên, những yếu tố thiết yếu phát triển NL sử dụng CNTT trong DH
chưa được đề cập đến hay việc thiết kế, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NL
sử dụng CNTT dành cho GV trong DH và DH trực tuyến chưa được giải


10


quyết thấu đáo và đây cũng là vấn đề cần được bàn luận và làm rõ hơn về
một trong những nhiệm vụ phát triển NL của GV trong ứng dụng khung
NL CNTT trong DH và DH trực tuyến.
2.1.2. Tiêu chí về năng lực sử dụng CNTT trong dạy học
Tiêu chuẩn công nghệ GD Quốc gia dành cho GV (NETS-T) phát
triển dựa trên khung NL của tổ chức ISTE xác định tất cả các GV trong
lớp học cần được chuẩn bị để đáp ứng các tiêu chuẩn và chỉ số hoạt động
về ứng dụng CNTT trong DH [121].
2.2. Nguyên tắc và yêu cầu đánh giá theo NL trong dạy học
2.2.1. Nguyên tắc đánh giá theo NL trong dạy học
Dựa trên những nghiên cứu lý luận về đánh giá cũng như qua thực
tiễn triển khai quá trình đánh giá kết quả học tập về đánh giá theo NL, tác
giả đúc kết bốn nguyên tắc đánh giá theo NL trong DH cơ bản như sau:
1). Sự minh bạch; 2). Độ giá trị; 3). Độ tin cậy; 4). Tính linh hoạt.
2.2.2. Yêu cầu của đánh giá theo NL trong dạy học
Các chứng cứ thể hiện NL trong đánh giá phải bảo đảm cả về chất
lượng và số lượng trong đánh giá.
Phương pháp và điều kiện trong đánh giá phải bảo đảm đầy đủ và phù
hợp với mục tiêu đánh giá. Các phương pháp và công cụ đánh giá sẽ được
thiết kế để đánh giá nhiều loại kỹ năng tùy theo tiêu chuẩn yêu cầu của
công việc.
2.3. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gắn với khung NL
CNTT của GV trong DH trực tuyến
2.3.1. Tiêu chí đánh giá theo khung NL CNTT trong DH trực tuyến
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu xác định yếu tố đánh giá theo NL
và vận dụng NL CNTT trong DH và DH trực tuyến được nhiều tổ chức,

tác giả công bố, như: Gascoigne & Parnell [105], nghiên cứu về công
nghệ và phương pháp DH tập trung vào các kỹ năng cốt yếu trong tổ chức
giảng dạy trực tuyến; Paula và nhóm cộng sự [30], đã nghiên cứu về xác
định NL cho sự thành công trong DH trực tuyến đã chỉ ra nguyên tắc 7điểm; UNESCO (2018) [5] phát triển khung NL CNTT&TT cho GV
phiên bản 3.0, gồm 6 khía cạnh: (1) hiểu CNTT&TT trong chính sách
GD, (2) chương trình giảng dạy và đánh giá, (3) sư phạm, (4) ứng dụng
các kỹ năng số, (5) tổ chức và quản trị, (6) học tập nghề nghiệp GV theo
3 mức độ liên tục quá trình phát triển NL của GV trong DH; Bộ tiêu
chuẩn ISTE dành cho nhà GD (ISTE standards for Educators) [6] gồm
02 nhóm tiêu chuẩn (1) Trao quyền chuyên nghiệp, (2) Chất xúc tác học
tập; Mô hình TPACK đề xuất với cấu trúc ICT-TPCK được khái niệm

11


hóa như một khối kiến thức độc đáo giúp GV có NL thiết kế việc học dựa
trên nâng cao công nghệ, theo các yếu tố CNTT&TT (ICT) với nội dung
(content), sư phạm (pedagory), bối cảnh (context) và người học (learner)
tạo nên khung ICT-TPCK trong GD (Angeli & Valanide, 2009) [7]; Tổ
chức Educational Testing Service (ETS) [8], phát triển một bộ công cụ
kiểm tra NL CNTT&TT cho SV nhằm xác định NL CNTT&TT của
người học, kỹ năng giải quyết vấn đề và nhận thức trong môi trường số
hóa; Claudia & Robert (2000) [10], đưa ra bộ công cụ đánh giá NL
CNTT&TT gồm 09 tiêu chuẩn với 45 chỉ tiêu đánh giá.
Tuy nhiên, đến nay trên thế giới và trong nước vẫn chưa có công bố
chính thức quy định về bộ tiêu chuẩn khung NL CNTT dành cho GV
trong DH trực tuyến.
2.3.2. Quy trình thiết kế bộ tiêu chí đánh giá gắn với khung NL
CNTT của GV trong DH trực tuyến
* Các thành tố xác định khung NL CNTT trong dạy học:

GD với sự hỗ trợ của CNTT là một giải pháp cải tiến, hỗ trợ cho việc học
của SV nhằm tập trung vào tư duy phê phán và sáng tạo. Tuy nhiên, các
khóa học ứng dụng CNTT thường được điều khiển bởi kỹ thuật và được
thiết kế nhiều hơn cho sự tiện lợi của hệ thống trực tuyến và công nghệ.
Với sự tiến bộ của công nghệ mà nhân tố chính là CNTT, cần tăng tính
ứng dụng của nhiều công cụ công nghệ thúc đẩy tương tác hiệu quả hơn
và tăng trưởng của một cộng đồng học tập thông qua phương tiện truyền
thông mạng xã hội và các môi trường thực tế ảo.
* Các căn cứ làm nền tảng xây dựng khung NL CNTT:
Các khung NL CNTT và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT trong GD tiêu
biểu được tác giả vận dụng làm nền tảng thiết kế và xây dựng khung NL
CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến, gồm: UNESCO, ISTE, ICTTPCK, ETS và các yếu tố về DH trực tuyến.
Bảng 2.3. Các khung NL CNTT với các tiêu chí NL thành phần trong DH
UNESCO 2018
Hiểu biết về CNTT&TT
trong chính sách GD
Chương trình giảng dạy
và đánh giá
Sư phạm
Ứng dụng các kỹ năng số
Tổ chức và quản trị
Học tập nghề nghiệp GV

Người học

ICT-TPCK
2009
CNTT&TT

Truy cập


Lãnh đạo

Nội dung

Quản lý

Cộng đồng
Cộng tác viên
Người thiết kế
Người hướng dẫn
Chuyên viên phân
tích

Sư phạm
Bối cảnh
Người học

Tích hợp
Đánh giá
Khởi tạo
Truyền đạt
Sáng tạo

ISTE 2017
Trao
quyền
chuyên
nghiệp
Chất xúc

tác học
tập

12

ETS 2006


Qua tra cứu, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên
cứu về sử dụng NL CNTT trong DH, về đánh giá NL sử dụng CNTT
trong DH và DH trực tuyến và vận dụng khung NL CNTT trong DH. Với
mục đích xây dựng khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến
phù hợp với thực tiễn GD và luật pháp ở Việt Nam đồng thời tiếp cận với
xu hướng chung của quốc tế, tác giả dựa trên 11 căn cứ sau trong quá
trình xây dựng khung NL CNTT, gồm:
1) Khung NL CNTT&TT dành cho GV của UNESCO
2) Bộ khung lý thuyết mô hình TPACK
3) Bộ chuẩn về kĩ năng công nghệ của tổ chức ISTE
4) Phát triển khung công việc thực hiện với NL CNTT của tổ chức ETS
5) Luật CNTT
6) Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT của Bộ TT&TT
7) Quy định về ứng dụng CNTT trong DH của Bộ GD&ĐT
8) Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo giáo viên các trường đại học, cao
đẳng sư phạm
9) Đặc trưng của mô hình DH trực tuyến
10) Yếu tố công nghệ và CNTT&TT trong DH trực tuyến
11) Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về các bộ khung NL CNTT,
bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH và DH trực tuyến
2.4. Xây dựng khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến
2.4.1. Sơ đồ hóa quy trình xây dựng khung NL CNTT

Quy trình xây dựng khung NL CNTT trong DH trực tuyến được xem
xét trên các giả thiết đặt ra về: lựa chọn tiêu chí, giá trị đo lường và đánh
giá kết quả; việc xây dựng khung NL phải bao quát các NL chung, NL
chuyên môn và NL quản trị, quản lý nhằm giải quyết các yếu tố về mục
tiêu, tiêu chuẩn và yêu cầu NL trong đào tạo trực tuyến.
Dựa vào nguyên tắc và
nền tảng các căn cứ xác
lập, tác giả đề xuất quy
trình xây dựng cấu trúc
khung NL CNTT dành
cho GV trong DH trực
tuyến (hình 2.6). Khung
NL CNTT được xây dựng
theo quy trình 6 bước
Hình 2.6. Sơ đồ 6 bước xây dựng khung NL CNTT
dành cho GV trong DH trực tuyến
(hình 2.6), lặp lại các bước
(2 <->5) khi cần có sự thống nhất cao ý kiến của nhóm các chuyên gia.

13


2.4.2. Các bước thực hiện quy trình xây dựng khung NL CNTT
Thực hiện quy trình 6 bước theo hình 2.6. (chi tiết ở Mục 2.4.2)
Quy trình xây dựng cấu trúc khung NL CNTT giải quyết các mục tiêu
chính yếu trong DH nói chung và trong DH trực tuyến nói riêng theo
hướng phát triển NL: Có kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT căn bản
phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp; Tích hợp kiến thức và kỹ năng sư
phạm với công nghệ; Ứng dụng công nghệ để xử lý, lưu trữ, phản hồi và
đánh giá kết quả học tập; Sử dụng công nghệ để nâng cao NL giao tiếp,

khả năng hợp tác và tính hiệu quả trong giảng dạy; Khai thác hiệu quả
ứng dụng CNTT trong DH phù hợp với thời kỳ số hóa.
2.4.3. Xác định các tiêu chí về tổ chức và đánh giá trong DH
Nghiên cứu và phân tích các
chuẩn và thang đo nêu trên, có thể
xác định, thực chất kỹ năng sử dụng
CNTT trong DH đào tạo GV là tổ
hợp của kỹ năng công nghệ và
phương pháp DH (sư phạm) tương
Hình 2.9. Khái quát kỹ năng sử dụng
ứng theo từng cấp độ vận dụng được
CNTT trong DH
minh họa theo hình 2.9.
2.4.4. Xây dựng khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến
Xác định nội dung cốt lõi của khung NL CNTT dành cho GV trong
DH trực tuyến là hệ thống các NL thành phần mô tả cụ thể các biểu hiện
về (1) kiến thức, (2) kỹ năng và (3) thái độ theo từng cấp độ trong đánh
giá NL CNTT của GV (hình 2.11). Khung NL CNTT của GV trong DH
trực tuyến (ITCFL-OT: Information Technology Competence
Framework of Lecturers in Online Teaching) được xây dựng gồm 10
tiêu chuẩn các nhóm NL (hình 2.12).

Hình 2.12. Khung NL CNTT của GV
trong DH trực tuyến (ITCFL-OT)

Hình 2.11. Sơ đồ hóa cấu trúc khung NL
CNTT trong DH trực tuyến

Cụ thể hóa 10 nhóm NL CNTT mà một GV cần có trong DH nêu trên,


14


tác giả đề xuất khung tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV
trong DH trực tuyến gồm 10 nhóm NL thành phần với 33 chỉ số tiêu chí.
Bảng 2.6. Khung tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến
Năng lực thành phần
(1). Nhóm NL hiểu biết
về chính sách ứng dụng
CNTT trong DH

(2). Nhóm NL CNTT
trong phát triển chương
trình chuyên môn,
ngành nghề
(3). Nhóm NL CNTT
gắn với sư phạm

(4). Nhóm NL vận hành
máy tính, sử dụng phần
mềm cơ bản và thiết bị
CNTT trong DH

(5). Nhóm NL CNTT
trong thiết kế và xây
dựng tài nguyên số cơ
bản

(6). Nhóm NL sử dụng
phần mềm chuyên sâu

trong phát triển chuyên
môn đặc trưng
(7). Nhóm NL CNTT tổ
chức triển khai và đánh
giá kết quả

(8). Nhóm NL CNTT
trong khai thác, sử dụng
và quản lý tài nguyên số
qua mạng máy tính và
internet
(9). Nhóm NL CNTT
gắn với các yếu tố thiết
bị công nghệ

(10). Nhóm NL CNTT
tổ chức và quản trị khóa
học trực tuyến

Chỉ số tiêu chí
1. Phân tích, đánh giá tác động của việc ứng dụng CNTT trong DH
2. Cập nhật và phân tích được các xu hướng và chính sách áp dụng CNTT trong DH
theo luật CNTT.
3. Đề xuất các phương án ứng dụng CNTT vào quá trình DH phù hợp với những điều
kiện khách quan và chủ quan.
1. Xác định yếu tố ứng dụng CNTT trong chương trình về chuyên môn, ngành nghề.
2. Đánh giá sự tác động của yếu tố CNTT đối với ngành nghề đào tạo.
3. Nhu cầu về ứng dụng CNTT trong phát triển chương trình chuyên môn, nghiệp vụ.
1. Xác định yếu tố NL CNTT trong phương pháp giảng dạy.
2. Vận dụng NL CNTT trong DH để phát triển nghề nghiệp của bản thân.

3. NL sử dụng CNTT trong bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV.
4. NL kết hợp việc ứng dụng CNTT với các phương pháp DH tích cực và phương
pháp DH đặc thù của từng chuyên ngành.
1. Sử dụng và vận hành máy tính cơ bản.
2. Thiết lập và sử dụng các phần mềm, các chương trình ứng dụng cơ bản trên máy
tính.
3. Sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT cơ bản trong DH.
4. Sử dụng các thiết bị ngoại vi và phương tiện kĩ thuật CNTT thông thường trong
DH.
1. Sử dụng các phần mềm, các chương trình ứng dụng CNTT cơ bản trong thiết kế,
xây dựng tài nguyên số.
2. Sử dụng công cụ tìm kiếm, khai thác, cập nhật, hiệu chỉnh và kết xuất tư liệu phục
vụ DH.
3. Sử dụng các phần mềm tiện ích, công cụ hỗ trợ CNTT khai thác và quản lý tài
nguyên số trong DH.
1. Sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT chuyên sâu theo từng đặc trưng chuyên
môn, ngành nghề.
2. Sử dụng tích hợp và nhúng các sản phẩm ứng dụng CNTT trong chương trình DH.
3. Hiệu quả trong vận dụng các sản phẩm tạo ra từ các phần mềm chuyên sâu.
1. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ xây dựng, thiết kế và quản lí ngân hàng đề thi dưới
dạng số hóa.
2. Sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua các công cụ, các phần
mềm nhằm cung cấp được thông tin đánh giá, phản hồi về việc dạy và việc học.
3. Phát huy NL ứng dụng CNTT trong tương tác của quá trình tổ chức kiểm tra, đánh
giá, phản hồi đối với SV trên môi trường ứng dụng công nghệ.
1. Sử dụng công cụ để tìm kiếm, quản lí thời gian, tổ chức cơ sở dữ liệu số và quản
lý tài nguyên trực tuyến.
2. Sử dụng các công cụ để theo dõi, quản lí, liên lạc và hỗ trợ SV trong quá trình tham
gia khóa học.
3. Sử dụng hệ thống, thiết bị lưu trữ dữ liệu ngoài và lưu trữ trực tuyến

1. Sử dụng các thiết bị công nghệ, các thiết bị ngoại vi gắn với hệ thống máy tính và
hệ thống ứng dụng CNTT.
2. Sử dụng các yếu tố thiết bị công nghệ hỗ trợ trong thiết kế môi trường học tập
hướng tương tác đa chiều.
3. NL sử dụng các thiết bị công nghệ mới trong DH.
1. NL Sử dụng các chương trình tiện ích và vận hành khóa học trực tuyến.
2. Tối đa hóa khả năng quản trị và tổ chức khóa học trong môi trường trực tuyến.
3. NL phân tích và truy xuất tài nguyên số trên môi trường trực tuyến.
4. NL làm việc trực tuyến.

15


Khung NL với các tiêu chuẩn, tiêu chí được xây dựng trên cơ sở tham
khảo, xem xét và đánh giá kỹ lưỡng sao cho phù hợp với thực tiễn của
GD Việt Nam và hướng tiếp cận với xu thế quốc tế.
Thang đo bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với khung NL
CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến trên được lấy xin ý kiến chuyên
gia (Phụ lục 2).
2.4.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo các tiêu chí khung NL CNTT
Quy trình thiết lập và xây
dựng thang đo đánh giá NL sử
dụng CNTT gắn với khung NL
CNTT trong DH được thực
hiện và kiểm chứng qua hai yếu
tố nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng, quy
trình xây dựng thang đo được
mô tả theo sơ đồ (hình 2.13).
Hình 2.13. Sơ đồ quy trình đánh giá thang đo NL CNTT trong DH


Xuất phát từ cấu trúc khung NL CNTT (bảng 2.6), tác giả đã tiến hành
trích xuất kết quả khảo sát trên 210 đối tượng là các chuyên gia, GV
chuyên ngành CNTT, GV có kinh nghiệm sử dụng CNTT trong DH và
SV sư phạm năm cuối; tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được
bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 20 để kiểm chứng các chỉ số về độ
tin cậy của thang đo gồm: Cronbach's Alpha để đánh giá độ tin cậy và
khoảng giá trị giữa các biến quan sát và hệ số EFA để đánh giá giá trị hội
tụ và giá trị phân biệt của các biến quan sát.
Kết quả đánh giá thang đo khung NL CNTT (Mục 3.2.2.2 của luận án).
2.5. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH
trực tuyến
2.5.1. Yếu tố xác định trong xây dựng bộ tiêu chí
Kết quả nghiên cứu từ các công trình nêu trên đã phần nào cung cấp
khá đầy đủ và bao phủ về kỹ năng, NL sử dụng CNTT trong DH, đã khái
quát vấn đề nghiên cứu DH định hướng phát triển NL đã và đang là vấn đề
đáng quan tâm hiện nay của GD Việt Nam và tiếp tục được đặt ra nghiên
cứu trong bối cảnh của kỷ nguyên số hóa toàn cầu. Tuy nhiên, khung NL
và các bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT cần được chỉ rõ theo các
mặt ưu điểm và hạn chế trong đánh giá NL và tính ứng dụng trong phát
triển nghề nghiệp của GV và phát triển NL của người học thông qua kết
quả đào tạo; các kết quả nghiên cứu đang dừng lại ở việc mô tả bộ khung
NL CNTT với các yếu tố cơ bản, cụ thể về công cụ như sử dụng máy tính

16


và thiết bị ngoại vi hay sử dụng một số phần mềm máy tính ở mức độ cơ
bản, những yếu tố thiết yếu phát triển NL sử dụng CNTT trong DH chưa
được đề cập đến, đây cũng là vấn đề cần được bàn luận và làm rõ hơn về

nhiệm vụ của GV trong ứng dụng khung NL CNTT trong DH và đó chính
là mục tiêu nghiên cứu nhằm thiết kế và xây dựng một bộ tiêu chuẩn gồm
các tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với khung NL CNTT dành
cho GV trong DH trực tuyến.
2.5.2. Bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực
tuyến
Quá trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho
GV dựa trên cấu trúc của khung NL CNTT được thực hiện theo quy trình
6 bước. Hệ thống các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT
dành cho GV được mô tả theo các cấp độ NL tương ứng với các biểu hiện
chỉ số của khung NL CNTT cần có trong tổ chức hoạt động DH.
Dựa trên khung NL CNTT (bảng 2.6), tác giả xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá NL sử dụng CNTT với thang đo theo các cấp độ cần đạt được
của một GV trong DH trực tuyến.
Xác định các khối NL về (1) kiến thức, (2) kỹ năng và (3) thái độ theo
3 cấp độ ứng với mỗi biểu hiện NL của khung NL CNTT dành cho GV
trong DH trực tuyến cần đạt được, gồm:
Cấp độ 1. GV có NL ở mức độ thấp (mức cơ bản: biết sử dụng và có
sự so sánh trong vận dụng).
Cấp độ 2. GV có NL ở mức độ trung bình (mức khá thành thạo: sử
dụng khá thành thạo và có sự đánh giá trong vận dụng).
Cấp độ 3. GV có NL ở mức độ cao (mức thành thạo: sử dụng thành
thạo và có sự phân tích và đánh giá, phản biện và sáng tạo, có thể chia
sẻ và hướng dẫn lại).
Bộ tiêu chí về NL sử dụng CNTT theo ITCFL-OT được đánh giá theo
3 cấp độ này và là thước đo NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực
tuyến (Chi tiết tại Bảng 2.7 của luận án).
2.5.3. Vai trò vận dụng bộ tiêu chí đánh giá theo ITCFL-OT
Phát triển kỹ năng, NL sử dụng CNTT của GV trong DH tùy vào đặc
thù của đối tượng, ngành nghề và các điều kiện đảm bảo nền tảng ứng

dụng công nghệ trong các cơ sở GD&ĐT nhằm trang bị và hướng bồi
dưỡng các NL cần có theo bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT dành
cho GV trong DH.
2.6. Hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chí đánh giá theo ITCFL-OT
Hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chí trong quá trình DH thể hiện nội dung

17


và yêu cầu về các yếu tố chính, gồm: (1) Vai trò của GV trong thiết kế
hoạt động DH trực tuyến; (2) Vận dụng các tiêu chuẩn theo nhóm NL của
bộ tiêu chí; (3) Phương thức đánh giá theo bộ tiêu chí.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã xác định nguyên tắc, yêu cầu và các tiêu chí đánh giá
NL sử dụng CNTT trong DH trực tuyến; thiết kế quy trình xây dựng cấu
trúc khung NL CNTT và đề xuất bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT
của GV trong DH trực tuyến áp dụng cho các cơ sở GD&ĐT bậc đại học
trong đào tạo giáo viên.
Quá trình thiết kế đến xác định quy trình, xây dựng cấu trúc khung NL
CNTT và đề xuất bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong
DH trực tuyến là không bất biến trong việc vận dụng vào quá trình DH.
Trong chương 2, kết quả đạt được về việc xây dựng khung NL CNTT
trong DH trực tuyến dành cho GV với bộ tiêu chí được xây dựng theo 3
cấp độ theo hướng từ mức cơ bản đến thành thạo về NL sử dụng CNTT
với 10 nhóm tiêu chuẩn NL thành phần được chi tiết hóa thành 33 tiêu
chí đánh giá. Mỗi tiêu chí ứng với mỗi mức hiểu biết và khả năng vận
dụng CNTT trong DH của GV được xây dựng theo hướng phổ quát từ
xác định chính sách, vận dụng các chuẩn đầu ra về đào tạo cho đến yêu
cầu thiết yếu về sử dụng CNTT nhằm phát triển NL người dạy và người
học dựa trên môi trường công nghệ.

Hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với
khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến được xây dựng theo
hướng linh hoạt trong vận dụng vào quá trình DH của từng đối tượng GV;
xác lập lựa chọn các nhóm tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp với những mục
tiêu đặt ra trong từng ngành học, học phần, từng tiết học, từ đó làm cơ sở
để xây dựng nội dung và lựa chọn phương thức DH phù hợp trong tổ chức
hoạt động DH của GV trên môi trường trực tuyến, thông qua quá trình
DH cũng chính là kết quả đánh giá NL sử dụng CNTT của người học.
Bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với khung NL CNTT
dành cho GV trong DH trực tuyến được xây dựng nhằm cung cấp một
nền tảng lý luận DH về ứng dụng công nghệ và khai thác NL sử dụng
CNTT trong DH đáp ứng xu thế của thời kỳ GD với công nghệ số mà cốt
lõi là CNTT và truyền thông, giải quyết các mục tiêu chính yếu trong DH
nói chung và trong DH trực tuyến nói riêng theo hướng phát triển NL của
người dạy và người học, giải quyết được mục tiêu đặt ra trong nội dung
nghiên cứu của chương 2 và luận án.

18


Kết quả nghiên cứu được nêu ra trong chương này cung cấp một
khuôn khổ cho việc tiếp cận các phương thức, nội dung dưới hình thức
của đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH cần thiết được đưa vào chương
trình phát triển DH chuyên nghiệp trong các cơ sở GD. Phương pháp và
kết quả được nêu trong nghiên cứu này có thể minh chứng hữu ích cho
các cơ sở GD xác định NL sử dụng CNTT nhằm mục tiêu xây dựng các
chương trình đào tạo chuyên môn hướng phát triển NL của người học.
Tính khả thi và hiệu quả từ những kết quả nghiên cứu về đề xuất xây
dựng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với khung NL CNTT
vận dụng trong DH trực tuyến trong chương 2 sẽ được kiểm nghiệm và

đánh giá ở chương 3 của luận án.
Chương 3. KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Khái quát mục đích khảo nghiệm và đánh giá
Mục đích: Khảo nghiệm và đánh giá là kiểm nghiệm nhằm xác định
tính khoa học, tính khả thi và tính hiệu quả của mục tiêu và nội dung nghiên
cứu mà luận án đặt ra đó là đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH với kết
quả nghiên cứu đề xuất quy trình và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gắn với
khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến. Trên cơ sở đó kiểm chứng
tính đúng đắn của giả thuyết khoa học với mục tiêu nghiên cứu của luận
án, đồng thời đánh giá tính hiệu quả của việc vận dụng kết quả nghiên cứu
trong DH trực tuyến, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhiệm vụ: Thực hiện kiểm nghiệm và đánh giá để đạt được mục đích
nghiên cứu của luận án, gồm:
(1). Khảo nghiệm, đánh giá thang đo khung NL CNTT.
(2). Kiểm chứng tính khoa học của khung NL CNTT thông qua việc
lấy ý kiến chuyên gia.
(3). Thực nghiệm sư phạm đánh giá sự tác động của mô hình DH vận
dụng khung NL CNTT.
3.2. Khảo nghiệm, đánh giá thang đo khung NL CNTT
(1). Khảo sát về nhu cầu và điều kiện sử dụng khung NL CNTT trong
DH trực tuyến.
(2). Đánh giá độ tin cậy thang đo các tiêu chí của khung NL CNTT
trong DH trực tuyến với việc trích xuất kết quả từ khảo sát về đánh giá
các thành tố theo bộ tiêu chí của ITCFL-OT.
Tiến hành khảo sát ý kiến của 510 đối tượng khảo sát (gồm 132 GV
và 378 SV sư phạm) đang giảng dạy và học tập tại các trường đại học và
cao đẳng đào tạo GV.

19



Kết quả phân tích các chỉ số về Cronbach’s Alpha, nhân tố EFA và hệ
số tương quan Pearson cho thấy các hệ số giá trị tương quan của các nhóm
NL, các tiêu chí NL thành phần được mô tả trong khung NL CNTT dành
cho GV trong DH trực tuyến là tương đối cao điều này cho thấy thang đo
giá trị của khung NL CNTT là đáng tin cậy.
Kết quả chi tiết xem tại mục 3.2 và Phụ lục 1 và 2 của luận án.
3.3. Lấy ý kiến chuyên gia về khung năng lực CNTT
* Nội dung: Kiểm nghiệm tính khả thi, tính đúng đắn và hiệu quả các
tiêu chí của khung NL CNTT và khả năng vận dụng ITCFL-OT.
* Phương pháp thực hiện: Bộ tiêu chí đánh giá khung NL CNTT của
GV được lấy ý kiến chuyên gia thông qua phiếu điều tra bằng bản giấy
và trực tuyến (qua: google driver, google docform, email).
(Phiếu xin ý kiến chuyên gia xem tại Phụ lục 2 và 9)
* Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia: Tiến hành lấy ý
kiến 52 chuyên gia có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và hàm giáo sư, phó giáo
sư, bao gồm các nhà quản lí chuyên môn về DH và DH trực tuyến, các
chuyên gia sư phạm và các GV có thâm niên giảng dạy CNTT trường đại
học, cao đẳng sư phạm gồm: Trường ĐHSP Huế, Trường ĐHSP Đà
Nẵng, Trường ĐHBK Hà Nội, Trường CĐSP Quảng Trị.
Kết quả xem Mục 3.3 của luận án.
3.4. Thực nghiệm sư phạm đánh giá tác động và hiệu quả của mô
hình DH vận dụng bộ tiêu chí gắn với ITCFL-OT
* Mục đích TN: Đánh giá hiệu quả tác động qua việc tổ chức DH theo
mô hình vận dụng ITCFL-OT đối với người dạy và người học; đánh giá,
đối chiếu kết quả học tập qua quá trình tổ chức hoạt động DH của một bộ
môn cụ thể.
* Đối tượng TN: GV và SV của trường CĐSP Quảng Trị trong năm
học 2018 – 2019.
* Công cụ và thang đo TN: Sử dụng thang đo theo ITCFL-OT với 10

nhóm NL và 33 tiêu chí thành phần theo các cấp độ đạt được của thang đo
từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 tương ứng với từng tiêu chí cụ thể của khung NL.
* Thiết kế môi trường và quy trình TN: Tổ chức DH cho các lớp TN
và lớp ĐC trên Hệ thống quản lý học tập - LMS (Learning Management
System) của Trường CĐSP Quảng Trị. Các đợt TN được triển khai theo
hướng chung một học phần (nội dung chương trình học), chung một
chuyên ngành đào tạo, chung nhóm GV giảng dạy, chung một khóa đào
tạo (các lớp trong cùng một khóa) và trong cùng một điều kiện học tập.
+ Lớp TN: Tổ chức hoạt động DH theo mô hình vận dụng bộ tiêu chí

20


đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với khung NL CNTT của GV trong khóa
học trực tuyến. Khung NL CNTT sẽ được GV áp dụng trong thiết kế và
tổ chức hoạt động dạy, SV áp dụng trong hoạt động học và khảo nghiệm
NL CNTT của GV.
+ Lớp ĐC: Tổ chức hoạt động DH theo phương thức DH truyền thống
thông thường trên môi trường trực tuyến.
Các lớp nhóm TN và ĐC với GV và SV được phân chia ngẫu nhiên,
tương đương, đảm bảo khách quan và SV có đầu vào tương đương nhận
thức về môn học.
Mô hình DH TN cho lớp TN và lớp ĐC được thiết kế theo hình thức
DH trực tuyến (kết hợp e-learning) với nền tảng LMS được xây dựng trên
Trung tâm học tập trực tuyến – OLC (Online Learning Centre) của trường
CĐSP Quảng Trị, tại địa chỉ:
* Phương thức đánh giá thực nghiệm: (1). Tự đánh giá: Tự xác nhận
NL CNTT của GV và SV đạt được theo các cấp độ của bộ tiêu chí gắn
với ITCFL-OT; (2). Đánh giá khả năng vận dụng: Người học đánh giá
NL sử dụng CNTT thông qua nhu cầu và kết quả vận dụng bộ tiêu chí

gắn với khung NL CNTT của GV trong khóa học trực tuyến đối với người
dạy; (3). Kết quả dạy học: Đối chiếu kết quả đạt được của lớp TN và lớp
ĐC qua khóa học trực tuyến.
* Kết quả phân tích dữ liệu và đánh giá thực nghiệm:
Khảo sát ý kiến của 88 GV và 128 SV, tỷ lệ % trung bình tự đánh giá
cấp độ NL sử dụng CNTT đạt ở các cấp độ: 1 (mức cơ bản), 2 (mức khá
thành thạo), 3 (mức thành thạo) đối với GV (hình 3.12).

Hình 3.12. Tỷ lệ % GV đạt các cấp độ về NL sử dụng CNTT trong DH

Tiến hành 2 đợt TN cho 4 lớp (2 lớp TN và 2 lớp ĐC) với 121 SV.
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016 thống kê, mô tả các kết quả
học tập với các bảng phân phối Fi (số SV đạt điểm Xi), bảng tần suất
fi(%), bảng tần suất hội tụ lùi fa (số % SV điểm Xi trở xuống) và phân
tích các thông số qua kết quả TN nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động DH

21


theo kết quả điểm thi và kết quả điểm đánh giá tổng kết của SV với từng
học phần cụ thể (Kết quả tại Mục 3.4.4 của luận án).
Đánh giá: Qua các đợt TN với số liệu thống kê, phân tích đánh giá
định lượng cho thấy, kết quả học tập của SV với các giá trị về độ tin cậy
có thể khẳng định chất lượng đạt được điểm bình quân của lớp TN cao
hơn lớp ĐC; việc tổ chức DH vận dụng bộ tiêu chí gắn với khung NL
CNTT của GV trong mô hình DH trực tuyến theo hướng phát triển NL
CNTT đã có tác động tích cực và có sự chuyển biến rõ về phát triển NL
CNTT đối với GV, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo đối
với SV sư phạm; mục tiêu nghiên cứu của luận án đã được kiểm chứng
và đã chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả trong vận dụng khung lý luận và

khung NL CNTT của GV trong DH và DH trực tuyến; chất lượng học tập
của SV đã được nâng cao, NL sử dụng CNTT của GV và SV có sự chuyển
biến tích cực.
Kết luận chương 3
Vận dụng bộ tiêu chí gắn với khung NL CNTT trong tổ chức DH theo
tiếp cận phát triển NL hướng đến việc DH với sự hỗ trợ của CNTT được
kiểm nghiệm khi áp dụng vào DH cho môn học cụ thể. Kết quả sử dụng
các phương pháp kiểm nghiệm và đánh giá cho thấy:
Đánh giá thang đo khung NL CNTT: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang
đo ITCFL-OT đã được kiểm chứng. Mỗi khi vận dụng khung NL CNTT
của GV trong DH sẽ đáp ứng được xu thế đổi mới phương pháp DH theo
hướng phát triển NL của người dạy lẫn người học. Cấu trúc ITCFL-OT
được xây dựng nhằm khai thác tính ứng dụng của CNTT trong DH trực
tuyến, giải quyết các mục tiêu chính yếu trong DH nói chung và trong
DH trực tuyến nói riêng theo hướng phát triển NL CNTT.
Đánh giá chuyên gia: Kết quả thu được ở phương pháp chuyên gia
cho thấy đa số các chuyên gia đều đồng ý tập các tiêu chí NL thành phần
của ITCFL-OT đã xây dựng từ nghiên cứu của luận án. Cấu trúc khung
NL cùng với bộ tiêu chí các NL CNTT thành phần được xây dựng mang
tính phổ quát, đảm bảo tính đúng đắn, hoàn toàn có tính khả thi và mang
tính hiệu quả trong vận dụng DH với môi trường học tập ứng dụng CNTT
hiện nay.
Đánh giá thực nghiệm sư phạm: Qua các đợt TN với số liệu thống kê
đánh giá định lượng cho thấy, kết quả học tập của SV với các giá trị về
độ tin cậy có thể khẳng định chất lượng đạt được điểm bình quân của lớp
TN cao hơn lớp ĐC, GV đã chủ động, tích cực trong vận dụng, kết quả
học tập của SV được cải thiện rõ rệt. Sự cải thiện trong quá trình DH tiếp

22



cận và vận dụng khung NL CNTT của GV đã được nâng lên, kỹ năng
thực hiện phát triển NL CNTT gắn với yếu tố sư phạm đã được tích hợp
mang lại sự hiệu quả rõ rệt thông qua kết quả đánh giá tiến trình DH của
từng môn học cụ thể.
Việc vận dụng ITCFL-OT theo mô hình chủ động và sáng tạo, với
động cơ học tập phát triển NL và NL CNTT của người học, quan điểm
và phương thức mà luận án đề xuất là hoàn toàn phù hợp với nhận thức
và nhu cầu của GV và SV, huy động được người dạy và người học tích
cực tham gia vào các hoạt động DH khám phá và tự khám phá, phát hiện
và giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển kỹ năng, sáng tạo qua đó
phát triển NL nghề nghiệp toàn diện cho GV và SV, vận dụng và khai
thác hiệu quả từ khung NL CNTT tích hợp và tương tác sư phạm trong
tổ chức hoạt động DH qua môi trường trực tuyến là hoàn toàn phù hợp
về phát triển NL nghề nghiệp mà mỗi GV và SV sư phạm cần có.
Kết quả thực nghiệm đã xác thực tính đúng đắn giả thuyết khoa học
được nêu trong luận án, khẳng định các đề xuất của vấn đề nghiên cứu là
khả thi và có giá trị góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong
các cơ sở GD đại học và cao đẳng sư phạm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
A. Kết luận
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án và kết quả
nghiên cứu thực nghiệm đề tài “Đánh giá năng lực sử dụng CNTT của
giảng viên trong dạy học trực tuyến” đã đạt được, có thể kết luận một số
vấn đề cơ bản sau:
Luận án đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu
đặt ra. Các kết quả đóng góp của luận án đã được nêu rõ trong phần mở
đầu và kết luận của mỗi chương.
Bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với ITCFL-OT được xây
dựng nhằm cung cấp một nền tảng lý luận DH về ứng dụng công nghệ và

khai thác tính ứng dụng của CNTT trong DH và DH trực tuyến. Khung
NL đáp ứng xu thế của thời kỳ GD với công nghệ số mà cốt lõi là CNTT
và truyền thông, giải quyết các mục tiêu chính yếu trong DH nói chung
và trong DH trực tuyến nói riêng theo hướng phát triển NL chung và NL
CNTT của người dạy và người học, hoàn toàn phù hợp trong kỷ nguyên
GD&ĐT trên nền tảng số hóa ngày nay.
Kết quả nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học mà
luận án đã nêu ra là đúng đắn, xác nhận tính khả thi và hiệu quả của việc

23


×