Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Giáo án Địa lí ki 2 chuẩn năng lực 5 hoạt động mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.3 KB, 104 trang )

Ngày soạn: 08/01/2019
Ngày giảng: 09/01/2019
Tiết 20 - Bài 14
ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ ĐẢO
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Qua bài HS cần nắm được
- Vị trí, lãnh thổ khu vực ĐNÁ và ý nghĩa của nó.
- Đặc điểm tự nhiên của khu vực: địa hình đồi núi là chính, đồng bằng màu mỡ,
nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa, sông ngòi có chế độ
nước theo mùa, rừng rậm thường xanh chiếm phần lớn diện tích.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng phân tích lược đồ, biểu đồ , tranh ảnh .
3. Thái độ:
- HS hiểu được vị trí chiến lược quan trọng của ĐNÁ trong sự phát triển kinh tế,
quốc phòng.
- HS có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống của loài người.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,...
- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê,
sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, bản đồ tự nhiên châu Á, Đông Nam Á, tư liệu,...
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đọc bài mới. …
3. Phương pháp:
- Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, thảo luận, trực quan...
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p):......................Vắng:.................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS
3. Nội dung bài: (39p)


Giáo viên dùng bản đồ tự nhiên châu Á khái quát lại những khu vực đã được học
và từ đó dẫn dắt vào khu vực mới.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và giới 1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông
hạn của khu vực Đông Nam Á:
Nam Á:
- GV: Giới thiệu vị trí, giới hạn khu vực
Đông Nam Á, đặt câu hỏi:
? Vì sao Đông Nam Á lại có tên là: - Đông Nam Á bao gồm phần đất liền và
“Đông Nam Á – Đất liền và hải đảo”
bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là
quần đảo Mã Lai.
? Cho biết các điểm cực bắc, cực nam,
cực đông, cực tây thuộc các nước nào?
HS: Điểm cực bắc thuộc Mianma( biên
giới với TQ tại vĩ tuyến 28o5’B)
1


Điểm cực tây thuộc Mianma biên giới
với Băng la đét kinh tuyến 92o Đ
Điểm cực nam thuộc In đônê xi a vĩ
tuyến 10o5’ N
Điểm cực đông trên kinh tuyến 140oĐ
biên giới với Niu Ghi Nê.
? Cho biết khu vực Đông Nam Á nằm
giữa các đại dương nào ?
? Khu vực Đông Nam Á nằm giữa các
châu lục nào ?

? Khu vực Đông Nam Á thuộc đới khí
hậu nào ?
(Đới nóng, kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa ảnh hưởng rất sâu sắc tới thiên
nhiên của vùng.)
- Chốt ý về vị trí của khu vực Đông
Nam Á có ý nghĩa quan trọng về mặt tự
nhiên và kinh tế
Hoạt động 2: Tìm hiểu điểm tự nhiên:
? Quan sát hình 14.1 giải thích các đặc
điểm tự nhiên của khu vực:

- Khu vực là cầu nối giữa Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương.
- Là cầu nối châu Á với châu Đại Dương

- Ý nghĩa vị trí ảnh hưởng sâu sắc tới
khí hậu, cảnh quan khu vực, có ý nghĩa
lớn về kinh tế và quân sự.
2. Đặc điểm tự nhiên:

- Toàn bộ bán đảo địa hình đồi núi là
chủ yếu, đồng bằng phù sa màu mỡ tập
trung ở phía đông, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có nhiều sông lớn chảy theo hướng
Bắc – Nam, cảnh quan là rừng rậm
? Nêu đặc điểm địa hình của bộ phận nhiệt đới.
bán đảo và đảo ?
- Bộ phận quần đảo và đảo có nhiều núi
(Vì sao núi lửa và động đất hoạt động lửa, thường xảy ra động đất.

mạnh ở khu vực đảo và quần đảo)
? Đông Nam Á có những kiểu khí hậu
gì ? Giải thích.
- Khí hậu phần lớn mang tính chất xích
đạo nóng và mưa quanh năm, cảnh quan
- Quan sát hai biểu đồ khí hậu ở hình là rừng rậm nhiệt đới .
14.2 SGK:
? Vì sao Y-an-gun chỉ có mưa nhiều vào
mùa hạ, còn Pa đăng mưa quanh năm.
- Dựa vào hình 14.1:
? Kể tên và nêu đặc điểm sông ngòi của
vùng (nơi bắt nguồn, hướng chảy, vùng
khí hậu sông chảy qua , chế độ nước )
? Dựa vào hình 3.1 cho biết cảnh quan
tự nhiên của bộ phận bán đảo và hải đảo
- GV: Bổ sung kiến thức về đặc điểm tự
nhiên.
- Dựa vào sách giáo khoa hãy cho biết
Đông Nam Á có những nguồn tài
2


nguyên quan trọng nào?

- Đông Nam Á có nhiều nguồn tài
nguyên quan trọng, đặc biệt là dầu mỏ,
? Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông khí đốt.
Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì đối
với sản xuất nông nghiệp?
- Thuận lợi:

+ Tài nguyên khoáng sản giùa có.
+ Khí hậu nóng ẩm thuận lợi phát triển
nông nghiệp.
+ Tài nguyên nước, biển, rừng…
- Khó khăn:
+ Động đất, núi lửa.
+ Bão lũ lụt
+ Khí hậu nóng ẩm sâu bệnh phát
triển…
GV: Gọi học sinh đọc kết luận
- Kết luận: SGK
Bảng phụ: (máy chiếu)
Đặc điểm

Bán đảo Trung ấn
Quốc đảo Mã Lai
Chủ yếu núi, cao nguyên, hướng
Chủ yếu núi, hướng Đông –
Bắc-Nam, Tây Bắc - Đông Nam.
Tây, Đông Bắc –Tây Nam,
Bị chia xẻ mạnh bởi các thung
nhiều núi lửa.
Địa hình
lũng.
Đồng bằng ven biển nhỏ
Đồng bằng tập trung ở ven biển
hẹp
và hạ lưu sông.
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa, có bão

Xích đạo và nhiệt đới gió mùa
Có 5 sông lớn: sông Hồng, sông
Sông ngắn, đa số chế độ nước
Mê Kông, sông Mê Nam, sông Xa- điều hoà do mưa quanh năm.
lu-en, Sông I-ra-oa-đi bắt nguồn từ
Sông ngòi vùng núi phía Bắc, chảy theo hướng
Bắc - Nam và Tây Bắc-Đông Nam,
mưa cung cấp nước nên chế độ
nước theo mùa mưa.
Cảnh
Rừng nhiệt đới, rừng thưa rụng
Rừng rậm nhiệt đới
quan
lá vào mùa khô, xa van
4. Củng cố: (4p)
- GV yêu cầu hs xác định lại vị trí, địa hình, các điểm cực ở lược đồ.
- Đặc điểm khác nhau về gió mùa hạ và gió mùa đông.
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: (1p)
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong phần bài tập của sách giáo khoa.
- Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị tiếp nội dung bài 15 hôm sau học, theo nội dung câu hỏi của bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3


.....................................................................................................................................
.....................


Ngày soạn: 08/01/2019
Ngày giảng: 11 /01/2019
Tiết 21 - Bài 15
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ- XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Biết Đông Nam Á có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, dân cư tập trung
đông đúc tại các đồng bằng, ven biển.
- Đặc điểm dân số gắn với đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp với ngành chủ
đạo là trồng trọt, trong đó trồng lúa gạo chiếm vị trí quan trọng .
2. Kĩ năng :
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu.
3. Thái độ:
- Các nước vừa có những nét chung, vừa có những phong tục tập quán riêng
trong sản xuất sinh hoạt, tín ngưỡng tạo nên sự đa dạng trong văn hoá của khu vực.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,...
- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, tư liệu,...
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đọc bài mới. …
3. Phương pháp:
- Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, thảo luận, trực quan...
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p):
.......................Vắng:..........................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)

- Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á?
3. Nội dung bài: (35p)
Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục, hai đại dương với các đường giao
thông ngang, dọc trên biển và nằm giữa hai quốc gia có nền văn minh lâu đời. Vị trí đó
đã ảnh hưởng tới đặc điểm dân cư, xã hội của các nước trong khu vực.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
4


Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân/ cặp
GV: Yêu cầu quan sát bảng 15.1 cho biết :
? Nhận xét về số dân, mật độ dân số, tỉ lệ
tăng tự nhiên của Đông Nam Á so với
châu Á và thế giới .
(GV yêu cầu HS tính toán để biết số dân
Đông Nam Á chiếm bao nhiêu % so với
thế giới và so với châu Á ).
? Dân số Đông Nam Á có thuận lợi và khó
khăn gì?
- Thuận lợi: Dân số trẻ nguồn lao động
lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn…
- Khó khăn: giải quyết việc làm cho người
lao động, diện tích đất canh tác trên đầu
người bị thu hẹp…
GV: mở rộng về dân số Đông Nam Á.
? Dựa vào hình 15.1 và bảng 15.2 hãy cho
biết Đông Nam Á có bao nhiêu nước, kể
tên thủ đô của các nước?
? So sánh diện tích, dân số của nước ta

với các nước trong khu vực?
GV: Hướng dẫn so sánh với một số quốc
gia trong khu vực.
? Những ngôn ngữ nào được dùng phổ
biến trong các quốc gia ở Đông Nam Á?
? Điều này ảnh hưởng gì tới giao lưu giữa
các nước?
- Ngôn ngữ bất đồng khó khăn trong giao
tiếp
? Quan sát hình 6.1 nhận xét về dân cư
của khu vực Đông Nam Á, giải thích về sự
phân bố đó.
- Nội địa và các đảo tập trung ít.
- Đồng bằng, vên biển thuận tiện cho sinh
hoạt và sản xuất.
Hoạt động 2:
GV:Yêu cầu: xem thông tin mục 2 trong
sách giáo khoa trả lời các vấn đề sau :
? Người dân khu vực Đông Nam Á có
những nét tương đồng nào trong hoạt
động sản xuất?
(gợi ý cho HS do thuận lợi khí hậu nhiệt
đới gió mùa  trồng lúa nước , cây công
nghiệp phổ biến hầu hết các quốc gia
Đông Nam Á .
? Đông Nam Á có bao nhiêu tôn giáo?
5

1. Đặc điểm dân cư:
- Đông Nam Á là khu vực có số dân đông

536 triệu (2002), 612.7 triệu người (2015)
- Dân số tăng khá nhanh.

- Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 quốc
gia.

- Ngôn ngữ được dùng phổ biến là: Tiếng
Anh, Hoa và Mã Lai.

- Dân cư phân bố không đều: tập trung
đông đúc tại các vùng đồng bằng và vùng
ven biển.

2. Đặc điểm xã hội :


Nơi phân bố?
- Có 4 tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên chúa
giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng
địa phương
? Giải thích vì sao lại có những nét tương
đồng này ?
- Các nước trong khu vực Đông Nam Á có
- Do vị trí là cầu nối, cùng nền văn minh những nét tương đồng trong sản xuất và
lúa nước, khí hậu nhiệt dới ẩm gió mùa… sinh hoạt , phong tục tập quán vừa có sự
GV chốt ý: dân cư Đông Nam Á có những đa dạng trong văn hoá từng dân tộc.
nét tương đồng về mặt lịch sử và hoạt
động sản xuất là những điều kiện thuận
lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các
nước.

? Vì sao ? Đông Nam Á bị nhiều đế quốc
thực dân xâm chiếm?
- Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân
- Giàu tài nguyên.
tộc.
- Nhiều nông phẩm nhiệt đới.
- Vị trí quan trọng.
? Trước chiến tranh thế giới thứ hai các
nước bị các nước đế quốc nào xâm
chiếm? Giành độc lập trong thời gian - Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự
nào?
hợp tác toàn diện giữa các nước.
? Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự
tương đồng và đa dạng trong xã hội có
thuận lợi và khó khăn gì?
- Kết luận: SGK
- Khó khăn: ngôn ngữ các nước khác
nhau…
GV: Bổ sung thêm về kiến thức xã hội của
khu vực.
GV: Gọi học sinh đọc kết luận
4. Củng cố: (4p)
- Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á.
- Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội
của các nước Đông Nam Á thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước.
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: 1p')
- Về nhà học bài dựa vào nội dung đã học để trả lời câu hỏi trong sgk
- Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Xem trước các bảng 16.1, 16.2, hình 16.1 và trả lời các câu hỏi kèm theo
bảng và hình để tiết hôm sau học.

IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................

6


Ngày soạn: 14/01/2019
Ngày giảng: 16/01/2019
Tiết 22 Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng
trong nền kinh tế nhiều nước. Tốc độ phát triển kinh tế nhiều nước khá nhanh song
chưa vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, phân
bố các ngành sản xuất tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.
2. Kỹ năng:
- Phân tích lược đồ, bảng thống kê .
3. Thái độ:
- Thấy được sự tăng trưởng kinh tế giữa các nước Đông Nam Á
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,...
- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
1. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đọc bài mới. …

2. Giáo viên:
- SGK, giáo án, tư liệu, bản đồ kinh tế các nước Đông Nam Á...
3. Phương pháp:
- Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, thảo luận, trực quan...
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p):............................Vắng:..................................................
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
7


- Dân cư khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì ?
3. Nội dung bài mới : (35)
Hơn 30 năm qua các nước Đông Nam Á đã có những nổ lực lớn để thoát
khỏi nền kinh tế lạc hậu. Ngày nay Đông Nam Á được thế giới biết đến như một
khu vực có những thay đổi đáng kể trong kinh tế- xã hội.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
1. Nền kinh tế các nước Đông Nam Á
Hoạt động nhóm
phát triển khá nhanh song chưa vững
Yêu cầu xem bảng 16.1 trong SGK thảo chắc.
luận giải quyết các vấn đề sau :
? Nhận xét về mức tăng trưởng kinh tế
của các nước trong từng giai đoạn
- Nửa đầu thế kỉ XX các nước Đông Nam Á
1990, 1994, 1996, 1998, 2000.(Lấy mức có nền kinh tế lạc hậu chủ yếu dựa vào nông
tăng trưởng bình quân của thế giới trong nghiệp.
thập kỉ 90 là 3%/năm để so sánh )?
? Giai đọan nào đánh dấu nền kinh tế

khu vực bị khủng hoảng ?
GV Hãy nhận xét về nền kinh tế các
nước trong khu vực Đông Nam Á từ
1990 2000.
GV chốt ý : trong thời gian qua các nước - Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi
trong khu vực Đông Nam Á có tốc độ giúp nền kinh tế phát triển khá nhanh, song
tăng trưởng kinh tế khá nhanh , song chưa vững chắc vì nợ nước ngoài khá nhiều.
- Ở Đông Nam Á vấn đề môi trường chưa
chưa vững chắc.
được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển
kinh tế.
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi:
Hoạt động 2 :Hoạt động nhóm
Yêu cầu phân tích bảng 16.2 để trả lời
các vấn đề sau :
? Cho biết tỉ trọng của các ngành trong
tổng sản phẩm trong mước của từng
quốc gia tăng giảm như thế nào ?
? Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu
của các ngành trong tổng sản phẩm - Cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á
trong nước của mỗi quốc gia theo xu đang thay đổi theo xu hướng công nghiệp
hoá đất nước .
hướng nào ?
GV chốt ý : Cơ cấu kinh tế các nước
Đông Nam Á đang thay đổi theo xu
hướng công nghiệp hoá đất nước .
Yêu cầu : quan sát hình 16.1 trả lời các câu
- Nông nghiệp: Trồng nhiều lúa gạo , cây
hỏi :
? Cho biết cây lương thực được trồng ở công nghiệp nhiệt đới

vùng nào ? Giải thích.
? Các loại cây công nghiệp chủ yếu là
những loại cây nào ? Được trồng ở vùng
nào ? Giải thích sự phân bố.
8


GV Sản xuất công nghiệp gồm các
ngành nào ? Đặc điểm phân bố của mỗi - Công nghiệp: Khai thác khoáng sản, luyện
ngành ? Giải thích về sự phân bố các kim chế tạo máy, hoá chất , thực phẩm.
ngành này.
- Các nghành kinh tế tập trung chủ yếu ở
GV chốt ý : Phần lớn các ngành sản xuất
các vùng đồng bằng và ven biển
tập trung chủ yếu tại các vùng đồng
bằng và vùng ven biển .
GV: Gọi học sinh đọc kết luận chung
SGK.
4. Củng cố: (3p)
- Cho biết kinh tế các nước Đông nam Á có 3 đặc điểm cơ bản nào ?
- Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ tròn về sản lượng một số vật nuôi và cây trồng.
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: (2p)
- Về nhà làm bài tập số 2, xem trước hình 17.1 và trả lời câu hỏi kèm theo
hình trong bài để tiết hôm sau học.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................
Ngày soạn : 15/01/2019

Ngày giảng: 18/01/2019
TIẾT 23. BÀI 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số đặc điểm nổi bậc về Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN)
2. Kỹ năng:
- Phân tích lược đồ, các bảng thống kê về dân số, kinh tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh cách bảo vệ sự ổn định và an ninh, hòa bình của khu
vực Đông Nam Á.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,...
- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
1. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đọc bài mới. …
2. Giáo viên:
- SGK, giáo án, tư liệu,...
3. Phương pháp:
- Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, thảo luận, trực quan...
9


III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
(1p):.......................Vắng:............................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- Vì sao nền kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á phát triển nhanh nhưng

chưa vững chắc ?
3. Nội dung bài mới : (35p)
Biểu tượng mang hình ảnh “Bó lúa với mười rễ lúa” của hiệp hội các nước
Đông Nam Á, có ý nghĩa thật ngần gũi mà sâu sắc với cư dân ở khu vực có chung
nền văn minh lúa nước lâu đời, trong môi trường nhiệt đới gió mùa. Bài học hôm
nay chúng ta cùng tìm hiểu một tổ chức liên lết hợp tác cùng phát triển kinh tế xã
hội, cùng nhau bảo vệ sự ổn định an ninh, hòa bình của khu vực Đông Nam Á.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cá nhân
1. Hiệp hội các nước ĐNA
GV Chiếu hình H17.1 SGK
? Cho biết hiệp hội các nước ASEAN được
thành lập ngày tháng năm nào? Kể tên 5
quốc gia đầu tiên ra nhập hiệp hội ?
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á
thành lập ngày 8/8/1967 gồm năm
HS: Thái Lan, Ma-lay-xia, Xin-ga-po, In-đô- thành viên đầu tiên.
nê-xia, Phi-líp-pin
? Từ khi thành lập đến nay có những quốc
gia nào tiếp tục gia nhập ASEAN?
GV: Các quốc gia còn lại tiếp tục gia nhập
ASEAN. Việt Nam gia nhập ASEAN vào
28/7/1995.
? Mục tiêu ban đầu của hiệp hội các nước - Trong 25 năm đầu hợp tác về quân
ĐNÁ là gì?
sự.
HS: Hợp tác về quân sự.
? Đến nay mục tiêu của hiệp hội có gì thay
đổi?

- Ngày nay mở rộng hợp tác trong
HS: Hợp tác trong mọi lĩnh vực nhằm thúc mọi lĩnh vực nhằm thúc đẩy nền
đẩy nền kinh tế khu vực phát triển đi lên. - kinh tế khu vực phát triển đi lên.
--- Mục tiêu giữ vững hoà bình an ninh ổn - Mục tiêu giữ vững hoà bình an
định của khu vực.
ninh ổn định của khu vực.
GV: Hiệp hội tổ chức nào cũng có nguyên
tắc hoạt động riêng của mình vậy:
? Nguyên tắc hoạt động của hiệp hội các
nước ĐNÁ ASEAN là gì?
GV: Các nước cùng hợp tác trên nguyên tắc
tự nguyện, bình đẳng trong quan hệ, tôn
trọng chủ quyền, an ninh chính trị công việc
nội bộ của nhau.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã
Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp:
hội.
? Bằng những kiến thức đã học hãy cho biết
10


các nước Đông Nam Á có những điều kiện
nào để hợp tác phát triển kinh tế?
HS: Có chung vị trí địa lí có những nét
tương đồng trong văn hoá, sinh hoạt, sản
xuất và lịch sử phát triển.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc “Vị trí .......
Nhân công và nguyên liệu” Kết hợp với
quan sát H17.2 SGK
? Trình bày hiệu quả hợp tác giữa Ma-lai-xia, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a qua “ Tam

giác tăng trưởng XI-GIÔ-RI ?
HS: Các nước đã tiến hành hợp tác về kinh
tế “Lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-GiôRi” Đạt được thành tựu to lớn. Đó là tiền đề
cho sự hợp tác toàn diện trong khu vực sau - Các nước Đông Nam Á có nhiều
này
điều kiện thuận lợi để hợp tác phát
triển kinh tế - xã hội. Sự hợp tác đã
đem lại hiệu quả to lớn trong mọi
lĩnh vực với các nước thành viên.
? Em hãy cho biết biểu hiện của sự hợp tác
để phát triển kinh tế giữa các nước trong
ASEAN?
HS: Bốn biểu hiện cơ bản trong SGK
GV: Hướng dẫn hs đọc phần chữ in nghiêng
trong mục 3 SGK
3. Việt Nam trong ASEAN.
? Lợi ích trong quan hệ mậu dịch và hợp tác
của Việt Nam với ASEAN là gì?
HS: Tốc độ trao đổi mậu dịch giữa các quốc
gia trong khu vực tăng nhanh chóng. Dự án
hành lang đông tây được thực hiện. Các mối
quan hệ giao lưu kinh tế văn hoá ngày càng
mở rộng
? Ngoài những cơ hội trên Việt nam còn gặp - Tham gia vào ASEAN Việt Nam
những thách thức nào?
có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế
HS: Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa,
- xã hội song cũng có nhiều thách
trình độ KT - XH
thức cần vượt qua

4. Củng cố : (3p)
- Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời
gian như thế nào?
- Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên
của ASEAN
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: (2p)
- Làm bài tập câu hỏi số 1, 2 trong sách giáo khoa

11


- GV: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ cột và nhận xét GDP/người của các nước
ASEAN trong sách ở Bảng 17.1.
- Xem trước lược đồ hình 18.1, 18.2 và các yêu cầu của tiết thực hành ở bài
18 .
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................

Ngày soạn: 20/01/20189
Ngày giảng: 22/01/2019
Tiết 24 Bài 18: THỰC HÀNH - TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM PU CHIA
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Lào và Cam-pu-chia
2. Kỹ năng:
- Tập hợp các tư kiệu , sử dụng để tìm hiểu địa lí một quốc gia .
- Trình bày kết qủa bằng văn bản .

3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh cách tìm hiểu địa lí một quốc gia, hay một địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,...
12


- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê,
sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
1. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đọc bài mới. …
2. Giáo viên:
- SGK, giáo án, tư liệu, bản đồ Đông Nam Á...
3. Phương pháp:
- Thuyết trình, so sánh, gợi mở, thảo luận, trực quan...
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p) ...........................Vắng:..........................................................
2. Kiểm tra bi cũ: (4p)
- Mục tiêu hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời
gian như thế nào?
- Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên
ASEAN
3. Nội dung bài mới: (35p)

- GV nêu các yêu cầu của tiết thực hành, giới thiệu các tài liệu HS cần
phải làm việc xử lí để khai thác kiến thức : các hình và bảng 18.1 trong sách
giáo khoa .Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm bổ sung vào bảng sau :

Hoạt động của thầy và trò


Nội dung

1. Vị trí địa lí:

Vị trí địa
Campuchia

Diện tích 181.000km2
- Thuộc bán đảo Đông Dương
- Phía Đông, Đông Nam giáp
Việt Nam
- Phía Đông Bắc giáp Lào
- Phía Tây Bắc giáp Thái Lan
- Phía Tây Nam giáp vịnh
Thái Lan
Khả năng Bằng tất cả các loại đường
liên hệ giao thông
với nước
ngoài

Lào
236,8000km2
- Thuộc bán đảo Đông Dương
- Phía Đông giáp Việt Nam
- Phía Bắc giáp Trung Quốc
- Phía Tây giáp Thái Lan
- Phía Nam giáp Campuchia
- Bằng đường bộ, sông, hàng
không

- Không giáp biển nhờ cảng biển
miền Trung Việt Nam

2. Điều kiện tự nhiên.

Địa hình 75% là đồng bằng, núi cao ven
biên
giới:
dãy
Rếch,
Cácđamôn. Cao nguyên phía
Đông Bắc, Đông
Khí hậu Nhiệt đới gí mùa, gần xích đạo
nóng quanh năm
- Mùa mưa(4-10)gió Tây Nam
từ vịnh biển cho mưa
13

- 90% là núi, cao nguyên
- Các dãy núi cao tập trung phía
Bắc, cao nguyên dải từ Bắc
xuống Nam
Nhiệt đới gió mùa
- Mùa hạ- gió Tây Nam từ biển
vào mưa nhiều
- Ma đông- gió Đông Bắc từ lục


- Mùa khô(11-3 năm sau) gió địa nên khô, lạnh
Đông Bắc khô, lạnh

Sông
Sông Mê Công, Tông lê sáp và Sông Mê Công (một đoạn chảy
ngòi
Biển Hồ
trong đất Lào)
Thuận
- Khí hậu nóng quanh năm có - Khí hậu ấm áp quanh năm (trừ
lợi đối
điều kiện tốt phát triển các vùng núi phía Bắc)
với nông ngành trồng trọt
- Sông Mê Công là nguồn nước,
nghiệp
- Sông ngòi, hồ cung cấp nước, thủy lợi

- Đồng bằng đất màu mỡ rừng
- Đồng bằng chiếm diện tích còn nhiều
lớn, đất đai màu mỡ
Khó
- Mùa khô thiếu nước
- Diện tích đất nông nghiệp ít
khăn
- Mùa mưa gây lũ lụt
- Mùa khô thiếu nước
4. Củng cố: (4p)
- Nêu đặc điểm địa hình của Lào và Campuchia ?
- Trình bày điều kiện tự nhiên của Lào và Campuchia ?
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: (1p)

- Chuẩn bị và soạn trước nội dung bài 22: Việt Nam – Đất nước con
người.

- Sưu tầm tranh ảnh nói về sự thay đổi của Việt Nam
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................

Ngày soạn: 21/01/2019
Ngày giảng: 23/01/2019
PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Tiết 25 - Bài 22:
VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần:
- Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và toàn thế
giới.
14


- Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh KT - chính trị hiện nay của nước
ta.
- Biết nội dung, phương pháp chung học tập địa lí Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận xét qua bảng số liệu về tỉ trọng các ngành kinh tế năm
1990 và 2000.
- Thông qua bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cơ cấu tổng sản phẩm
kinh tế 2 năm ( 1990 và 2000 ).
3. Thái độ:
Qua bài học HS có thêm hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam, tăng
thêm lòng yêu quê hương, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Định hướng phát triển năng lực:
- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,...
- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ khu vực Đông Nam Á
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
3. PP: Thảo luận, HĐ nhóm, phân tích, chứng minh, nêu vấn đề…
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức:( 1p)...........................Vắng:...................................................
2. Kiểm tra bài cũ:(4p)
a. Kể tên những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
b. Nêu những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước
trong khu vực.
3. Bài mới: (35p)
Vào bài: Các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng
trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, có phong tục, tập quán, sản xuất, sinh
hoạt gần gũi, có sự đa dạng trong văn hoá từng dân tộc. Mỗi quốc gia có những sắc
thái riêng về thiên nhiên và con người. Việt Nam, tổ quốc của chúng ta là một
trong những quốc gia thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm khu vực.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Cá nhân:
GV: Dựa vào bảng 17.1, kết hợp nội
dung SGK và kiến thức đã học cho biết:
? Việt nam gắn với châu lục và đại
dương nào?
? Việt Nam có biên giới chung trên bộ,
biển với những quốc gia nào?


NỘI DUNG
1. Việt Nam trên bản đồ thế giới
- Việt Nam nằm trong khu vực ĐNA.
- Việt Nam là một quốc gia có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
bao gồm đất liền, hải hảo, vùng biển và
vùng trời.

? Tại sao nói Việt Nam là bộ phận trung
tâm tiêu biểu cho khu vực ĐNA về:
+ Tự nhiên:

-Việt Nam là một bộ phận trung tâm
tiêu biểu cho khu vực ĐNA về tự nhiên
văn hoá , lịch sử
15


+ Văn hoá:
+ lịch sử:
? Việt nam gia nhập ASEAN vào thời
gian nào?
HS: Trình bày

- Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày
25/7/1995

? Ngày nay với vai trò là một trong các
thành viên ASEAN, Việt Nam đang mở

rộng hợp tác với các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp:
? Dựa vào bảng 22.1 kết hợp nội dung
SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
Những khó khăn trong công cuộc xây
dựng và đổi mới đất nước ta là gì?
HS: TB
? Đảng và nhà nước đã đề ra đường lối
chính sách như thế nào để phát triển
kinh tế?
TB

2. Việt Nam trên con đường xây dựng
đất nước và phát triển

- Khó khăn: chiến tranh tàn phá, nề nếp
sản xuất cũ kém hiệu quả
- Đường lối: Xây dựng nền kinh tế xã
hội theo con đường kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.

? Từ năm 1990-2000 nền kinh tế có sự
chuyển dịch như thế nào ?
? Nêu một số thành tựu nổi bật của nền
kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian
qua?
HS: TB

- Kinh tế xã hội có nhiều thành tựu nổi

bật

? Quê hương em trong những năm gần
đây đã có sự đổi mới, tiến bộ như thế
nào?
HS: Trình bày
? Mục tiêu chiến lược của nước ta trong
- Mục tiêu đên năm 2020 nước ta cơ
20 năm( 2001-2020) là gì?
bản trở thành nước công nghiệp .
HS: Trình bày
GV: Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII là đại hội lần thứ 12 của Đảng
Cộng sản Việt Nam, diễn ra từ ngày 20
đến 28 tháng 1 năm 2016 ở Trung tâm
Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại Mỹ
Đình Hà Nội.
GV: Mục tiêu tổng quát :Tăng cường
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
16


đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn
dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc
đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền
vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng

hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế để phát triển
đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của
Việt Nam trong khu vực và trên thế
giới.
Hoạt động 3: Cá nhân/ cặp:
3. Học địa lý Việt Nam như thế nào?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
mục 3 SGK kết hợp kinh nghiệm học
địa lý cho biết :
? Địa lý Việt Nam Nghiên cứu những
vấn đề gì?
? Để học tốt môn địa lý Việt nam cần có
phương pháp gì?
- Cần đọc kĩ SGK và làm đầy đủ các bài
GV: Kết luận.
tập, cần sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế,
sinh hoạt ngoài trời, du lịch ...
4. Củng cố: (3p)
- Mục tiêu tổng quát chiến lược 20 năm 2001- 2010 của nước ta là gì?
- Làm bài tập 2 - SGK (T 80)
5. Hướng dẫn về nhà: (2p)
- Về nhà học CH SGK
- Hoàn thiện tập bản đồ.

IV. Tự rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..............

Ngày soạn: 27/01/2019
17


Ngày giảng: 29/01/2019
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Tiết 26 - Bài 23
VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần:
- Hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn,
diện tích, hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
- Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lý hình
dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của
nước ta.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng xác định vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của đất nước. Qua đó
đánh giá ý nghĩa và giá trị của vị trí lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế
xã hội.
3. Thái độ:
Có ý thức và hành động bảo vệ, gìn giữ độc lập chủ quyền của đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,...
- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,..

II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, BĐ ĐNA, BĐ TG.
2. HS: Chuẩn bi bài ở nhà.
3. PP: Thảo luận, HĐ nhóm, phân tích, chứng minh, nêu vấn đề…
III. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
* Từ năm 1986 đến nay kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu
nổi bật trong công cuộc đổi mới như thế nào ?
* Dựa vào bảng 22.1 vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai
năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét.
3. Bài mới: (35p)
Vào bài: Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định các yếu tố tự
nhiên của một lãnh thổ, một quốc gia. Vì vậy muốn hiểu rõ những đặc điểm
cơ bản của thiên nhiên nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu, nghiên cứu vị trí,
giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam trong nội dung bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu vị trí, giới hạn 1. Vị trí giới hạn lãnh thổ
lãnh thổ:
a. Phần đất liền
CH: Xác định trên H23.2 các điểm cực Bắc, Nam,
Đông, Tây của phần đất liền nước ta? Cho biết toạ Cực Bắc: 23023’B - 105020’Đ
độ các điểm cực (B.23.2).
Cực Nam: 8034’B - 104040’Đ
Cực Tây: 22022’B - 102010’Đ
Cực Đông: 12040’B - 109024’Đ
18



GV: Gọi HS lên xác định các điểm cực của phần
đất liền nước ta ( trên bản đồ treo tường ).
CH: Qua bảng 23.2 hãy tính
- Từ Bắc và Nam, phần đất liền nước ta kéo dài
bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào ?
( > 15 vĩ độ ).
- Nước ta nằm trong đới khí hậu
nhiệt đới.
CH: Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở
rộng bao nhiêu kinh độ ?
( > 7 kinh độ )
- Lãnh thổ nước ta nằm trong Múi giờ thứ mấy theo
giờ GMT.
- Nằm trong múi giờ thứ 7 theo
giờ GMT, diện tích 331.212 km2
b. Phần biển
GV: Hướng dẫn HS quan sát H24.1 giới thiệu phần
biển nước ta mở rộng ra tới kinh tuyến 117 020’Đ và
có diện tích khoảng 1 triệu km2 rộng gấp 3 lần diện
tích đất liền.
- Biển nước ta nằm phía Đông
lãnh thổ với diện tích khoảng 1
CH: Biển nước ta nằm phía nào lãnh thổ? Tiếp triệu km2
giáp với biển của nước nào ? Đọc tên và xác định
các quần đảo lớn? thuộc tỉnh nào ?
( Quần đảo Hoàng Sa - huyện Hoàng Sa - Đà
Nẵng ).
2. Đặc điểm lãnh thổ.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ. a. Phần đất liền.

CH:? Hình dạng lãnh thổ VN có đặc điểm gì?
HS: Trình bày trên bản đồ.
- Phần đất liền kéo dài theo
chiều bắc nam khoảng 15 vĩ độ
dài khoảng 1650km, hẹp chiều
CH: Hãy nêu đặc điểm của biển VN và cho biết ý ngang, có hình dạng chữ S.
nghĩa lớn lao của biển Việt Nam.
(GV tham khảo phụ lục mờ rộng thêm về vịnh Cam - Biển nước ta mở rộng về phía
Ranh).
Đông có nhiều đảo, quần đảo,
- Kết luận
vịnh biển.
CH: ( dành cho HS khá )
- Có ý nghĩa chiến lược về an
Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ nước ta có ninh và phát triển kinh tế.
những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
+ Thuận lợi:
- Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành, nghề
nhờ có khí hậu gió mùa, có đất liền, có biển ...
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong
khu vực Đông Nam Á và thế giới do vị trí trung
tâm và cầu nối.
+ Khó khăn:
- Luôn phải phòng, chống thiên tai: Bão lụt, sóng
19


biển, cháy rừng ...
- Bảo vệ lãnh thổ kể cả vùng biển, vùng trời và đảo

xa ... ( trước nguy cơ ngoại xâm ... )
4. Củng cố và đánh giá: (3p)
Câu 1: Điền vào chỗ trống ( .... ) trong bảng sau:
Điểm cực

Địa danh hành chinh

Vĩ độ

Kinh độ

Bắc

........ huyện Đồng Văn .....

23o23’ B

105o20’Đ

Nam

.............

8o34’ B

104o40’Đ

Tây

Xã Xìn Thầu ........ .........


22o22’ B

102o10’Đ

Đông

......

12o40’ B

109o24’Đ

.............. ..........

........ Tỉnh Khánh Hoà

Câu 2 : Chọn các số liệu và các yếu tố ở 2 cột trong hàng sau cho phù
hợp
Các yếu tố

Đáp án

Số liệu

1. Diện tích đất tự nhiên của nước ta ( km2 )

-e

a. 50


2. Chiều dài bờ biển ( km )

-c

b. 4550

3. Diện tích phần biển ( km2 )

-d

c. 3260

4. Chiều dài đường biên giới quốc gia trên đất liền (km)

-b

d. 1.000.000

5. Nơi hẹp nhất theo chiều Tây - Đông (km)

-a

e. 329.247

5. Hướng dẫn về nhà: (2p) Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về vấn đề ô nhiễm biển
và tài nguyên biển nước ta.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................

20


Ngày soạn: 27/01/2019
Ngày giảng: 30/01/2019
Tiết 27 - Bài 24
VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần:
- Nắm được đặc điểm tự nhiên Biển Đông.
- Hiểu biết về tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam
- Có nhận thức đúng về vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Phân tích những đặc tính chung và riêng của biển đông.
- Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên vùng biển và đất liền. Hiểu
sâu sắc thiên nhiên Việt Nam mang tính bán đảo khá rõ nét.
3. Thái độ:
Thấy được sự cần thiết bảo vệ chủ quyền trên biển, tài nguyên biển và vấn
đề bảo vệ môi trường vùng biển là rất quan trọng và cấp bách.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,...
- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam hoặc ( khu vực Đông Nam Á )
2. HS: - Chuẩn bị bài ở nhà
- SGK

3. PP: Đàm thoại, phân tích, chứng minh, HĐ nhóm, ...
III. Hoạt động trên lớp:
1.
Ổn
định
tổ
chức
(1p)..........................Vắng:.......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó
khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
- Xác định trên bản đồ treo tường “ Vùng biển và đảo Việt Nam ” các đảo và
quần đảo lớn ở nước ta.
3. Bài mới: (35p)
Vào bài: Chủ quyền lãnh thổ nước ta có vùng biển rộng lớn với tính 1 triệu
km2, gấp 3 lần đất liền. Vùng biển rộng chi phối tính bán đảo của tự nhiên Việt
Nam khá rõ nét. Do đó muốn hiểu biết đầy đủ về tự nhiên Việt Nam phải nghiên
cứu kỹ biển đông, vai trò của vùng biển nước ta đối với công cuộc xây dựng kinh
21


tế và bảo vệ đất nước. Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề đó trong nội dung bài
học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của
I. Đặc điểm chung của vùng
biển VN
biển Việt Nam.
1. Diện tích, giới hạn

CH: Gọi HS lên xác định vị trí giới hạn biển
Đông trên bản đồ treo tường (Biển Đông nằm từ
3o - 26oB, 100o - 121oĐ).
- Biển Đông nằm trong vùng khí hậu nào ?
- Diện tích? Cho nhận xét ? ( Biển lớn thứ 3 trong
các biển thuộc Thái Bình Dương )
- Biển Đông là một biển lớn
tương đối kín, diện tích
3.447.000km2.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa Đông Nam Á.
CH: Biển Đông thông với các đại dương nào?
qua eo? Cho nhận xét.
- Xác định vị trí, tên các eo thông với Thái Bình
Dương ?
- Xác định vị trí, tên các eo thông với Ấn Độ
Dương ?
CH: Biển Đông có vịnh nào? xác định vị trí ?
( Vịnh Thái Lan diện tích 462.000km2, vịnh Bắc
Bộ diện tích 15.000km2 )
GV: Kết luận.
CH: Phần biển thuộc Việt Nam trong biển Đông
có diện tích là bao nhiêu ?
- Vùng biển Việt Nam là một
- Tiếp giáp vùng biển các quốc gia nào ?
phần của Biển Đông, có diện
- Xác định vị trí các đảo, quần đảo lớn của Việt tích khoảng 1 triệu km2
Nam.
2. Đặc điểm khí hậu và hải
GV: Kết luận.

văn của biển.
CH: Nhắc lại đặc tính của biển và đại dương?
( Độ mặn, sóng, thuỷ triều ... )
CH: Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nên
khí hậu biển nước ta có đặc điểm gì
( Chế độ gió, nhiệt độ, mưa ... )
- H24.2 cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay
đổi như thế nào ?
( Sự thay đổi các đường đẳng nhiệt tháng 1, tháng
7.
GV: Kết luận.

22

a. Đặc điểm khí hậu biển
Đông.

- Gió trên biển mạnh hơn trong
đất liền gây sóng cao.
Có 2 mùa gió:
- Từ tháng 10 - tháng 4 gió
hướng Đông Bắc.
- Từ tháng 5 - 11 gió hướng tây


nam
- Nhiệt độ TB 23º C, biên độ
nhiệt nhỏ hơn đất liền.
- Mưa ở biển ít hơn trên đất
liền.

b. Đặc điểm hải văn biển
CH: Dựa vào H24.3 hãy cho biết hướng chảy của Đông:
các dòng biển Đông tương ứng với hai mùa gió
chính khác nhau như thế nào ?
GV: Bổ sung giá trị to lớn các dòng biển trong - Dòng biển tương ứng hai mùa
gió:
biển Đông
+ Dòng biên mùa đông hướng
Đông Bắc - Tây Nam.
( Tạo vùng thềm lục địa vùng nước có nhiều đàn + Dòng biển mùa hè hướng
cá, các luồng di cư lớn của sinh vật biển từ các Tây Nam - Đông Bắc.
biển ôn đới ... )
CH: Cùng với các dòng biển, trên vùng biển Việt - Dòng biển cùng các vùng
nam còn có hiện tượng gì kéo theo các luồng sinh nước trồi, nước chìm kéo theo
sự di chuyển sinh vật biển.
vật biển.
- Chế độ triều vùng biển Việt Nam có đặc điểm
gì?
(Cần lưu ý: +chế độ tạp triều các vùng biển VN... - Chế độ triều phức tạp, độc
đáo
+ Vịnh Bắc bộ chế độ nhật triều điển hình.
(tạp triều, nhật triều).
- Vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật
triều điển hình.
- Độ muối bình quân 30 - 33%.
- GV chuyển ý: Vùng biển nước ta có ý nghĩa lớn
đối với việc hình thành các cảnh quan tự nhiên và
có giá trị to lớn về kinh tế, quốc phòng, khoa học.
- Giới thiệu một số tranh ảnh cảnh đẹp, tài nguyên
vùng biển Việt Nam.

II. Tài nguyên và bảo vệ môi
Hoạt động 2: Tìm hiểu Tài nguyên và bảo vệ trường biển Việt Nam
môi trường biển Việt Nam
1. Tài nguyên biển VN
CH: Bằng kiến thức thực tế của bản thân kết hợp
SGK em chứng minh biển Việt Nam có tài nguyên
phong phú?
- Nguồn tài nguyên biển VN là cơ sở cho những
ngành kinh tế nào phát triển?
(+ Thềm lục địa và đáy: khoáng sản, dầu mỏ, khí
đốt, kim loại, phí kim loại.
* Lòng biển: Hải sản ..., muối ... Bãi cát ...
+ Mặt biển: Giao thông ... trong nước, quốc tế ...
23


- Bờ biển: Bãi biển đẹp, vịnh, vũng sâu, tốt tiện
cho xây dựng cảng du lịch.
CH: Biển có ý nghĩa đối với tự nhiên nước ta như
thế nào ?
- Vùng biển VN có giá trị to
( Điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan duyên hải, hải lớn về kinh tế và tự nhiên.
đảo ).
- Hãy cho biết loại thiên tai nào thường xẩy ra ở
vùng biển nước ta? (bão, nước dâng ...)
2. Bảo vệ môi trường biển
CH: Hãy cho biết các hiện tượng, các tác hại của VN
vùng biển bị ô nhiễm
( Tác hại đối với kinh tế, thiên nhiên ... )
- Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi - Khai thác biển cần chú ý bảo

trường biển VN cần phải làm gì?
vệ môi trường biển.
4. Củng cố: (3p)Phiếu học tập:
Câu 1: Điền vào ô trống nội dung phù hợp để hoàn chỉnh sơ đồ sau:
Vị
trí ............................................................................
Có hai vịnh lớn ...........................................................
Diện tích vịnh .............................................................
Thông với T.B.D qua
eo ..............................................
Câu 2: Đánh dấu x vào ô đúng nhất:
Nội dung nào không phải là đặc điểm của biển Đông:
a. Biển lớn, tương đối kín
b. Độ muối bình quân 30-33%
c. Chỉ có chế độ tạp chiều
d. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa
5. Hướng dẫn về nhà: (2p) Chuẩn bị bản đồ trống Việt Nam ( cỡ nhỏ )
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................

24


Ngày soạn: 10/02/2019
Ngày giảng: 12/02/2019
Tiết 28 - Bài 25
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VIỆT NAM

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần nắm được:
- Lãnh thổ Việt Nam đã được hình thành qua quá trình lâu dài và phức tạp
- Đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn hình thành lãnh thổ Việt Nam và ảnh
hưởng của nó tới địa hình và tài nguyên thiên nhiên nước ta.
2. Kỹ năng:
- Đọc, hiểu sơ đồ địa chất, các khái niệm địa chất đơn giản, niên đại địa chất.
- Nhận biết các giai đoạn cơ bản của niên biểu địa chất.
- Nhận biết và xác định trên bản đồ các vùng địa chất kiến tạo của Việt Nam.
3. Thái độ:
Có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,...
- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bản đồ địa chất Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam
2. HS: - Chuẩn bị bài ở nhà
3. PP: Đàm thoại, phân tích, HĐ nhóm, chứng minh, ...
III. Hoạt động trên lớp:
1.
Ổn
định
tổ
chức
(1p).............................Vắng:....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
25



×