Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỆT MAY CỦA CĂMPUCHIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.39 KB, 18 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO NGÀNH DỆT MAY CỦA CĂMPUCHIA
3.1 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành
dệt may của Cămpuchia.
3.1.1 Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào cămpuchia.
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế của Cămpuchia đã đạt được
những thành công đáng kể, Chính phủ Cămpuchia đã có những thay đổi chính
sách thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài không căn cứ vào tài nguyên phong phú.
Như nghiên cứu cho thấy 70 – 80% nguồn vốn đầu tư nước ngoài di
chuyển trong nội bộ các nước phát triển, vì vậy Cămpuchia không bị mất lợi
thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Cămpuchia có tài nguyên phong
phú ngành dệt may phát triển, nhân công giá rẻ là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu
tư nước ngoài.
+ Cămpuchia tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới.
Cămpuchia là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, tham gia sớm
vào khối kinh tế ASEAN, WTO đã có những thay đổi lớn về chính sách, luật
pháp phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tế và thương mại. Chính
những thay đổi về chính sách cũng như luật pháp là cơ hội cho Cămpuchia thu
hút ngày càng lớn hơn nguồn vôn của các doanh nghiệp dầu tư trực tiếp nước
ngoài, Cămpuchia chú trọng mở của thị trường thu hút đầu tư của các tập đoàn
xuyên quốc gia, các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á các nước thuộc khối
ASEAN + 3.
+ Thành công của các doanh nghiệp dệt may trong việc thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Như nghiên cứu số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp dệt may của
Cămpuchia hoạt động có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng gần 10 % một năm, thị
trường xuất khẩu luôn được mở rộng. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn quan tâm
tới hoạt động của các doanh nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài
+ Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn , nó cần nhiều vốn hơn


nữa . Nếu vốn trong nước không đủ thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất là có
vai trò quan trọng trong việc góp phần vấn đề này .
+ Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp
thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích luỹ và
phát triển qua nhiều năm và những bằng khoản chi phí lớn .
+ Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia , không chỉ xí nghiệp có vốn
đầu tư của công ty đa quốc gia , mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có
quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động
khu vực , Chính vì vậy , nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới
sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu .
+ Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp , nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương . Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa
phương . Trong quá trình thuê mướn đó , đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp , mà
trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút
FDI , sẽ được xí nghiệp cung cấp . Điều này tạo ra một đội ngũ cán bộ lao động
có kỹ năng cho nước thu hút FDI . Không chỉ có lao động thông thường mà cả
các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng
nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
3.1.2 Thách thức thu hút đầu tư nước ngoài vào Cămpuchia.
+ Cạnh tranh khốc liệt của các quốc gia thuộc khu vực, đặc biệt là Việt
Nam và Trung Quốc trong những năm gần đây thị phần hàng dệt may của cả
Việt Nam và Trung Quốc luôn chiến tỷ trọng lớn, Chính phủ Việt Nam cũng
như Trung Quốc có nhiều chính sách tốt hơn Cămpuchia cũng như nhũng thuận
lợi của các quốc gia trong khu vực làm cho nguồn vốn đầu tư vào Cămpuchia
tăng với tốc độ không cao so với Việt Nam và Trung Quốc.

+ Một số chính sách như chuyển giao công nghệ, cạnh tranh công bằng
của Cămpuchia chưa hoàn thiện làm cho tỷ trọng ngành dệt may không tăng
nhanh, hiệu quả hoạt động ngành thấp, kém hấp dẫn với các nhà đầu tư nước
ngoài.
+ Lợi thế cạnh tranh giá nhân công rẻ và chi phí đầu vào rẻ dần mất đi,
cộng với những thay đổi chậm chạp không phù hợp với thời đại làm cho hiệu
quả hoạt động của ngành giảm sút, đặc biệt giá nhân công ngày càng tăng nhanh
và lạm phát cao trong những năm gần đay làm tăng chi phí đầu vào giảm hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp dệt may.
+ Vấn đề nguồn nhân lực của Cămpuchia chưa đáp ứng hoàn toàn cho
các nhà đầu tư nước ngoài , đào tạo về chuyên môn ở Cămpuchia còn hàn chế
làm cho nhà đầu tư nước ngoài thiếu rất nhiều công nhân lao động có tay nghề
cao , từ đó tạo việc khó khăn cho việc thu hút FDI vào ngành dệt may của
Cămpuchia .
+ Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
Sự hạn chế của cơ sở hạ tầng cũng là nguy cơ đối với việc thu hút FDI
vào ngành dệt may của Cămpuchia . Từ đó tạo việc không thuận lợi trong việc
tăng cường thu hút FDI .
+ Môi trường kinh doanh và đầu tư của ngành dệt may của Cămpuchia
vẫn còn nhiều bất cập .
3.2. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành
dệt may ở Cămpuchia
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng trong chính
sách mở cửa góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là
một chủ trương đúng đắn và cần thiết phù hợp với xu thế chung trên thế giới và
thực tiễn phát triển của nước Cămpuchia. Ngành công nghiệp dệt may sẽ là một
ngành công nghiệp mũi nhọn của nước Cămpuchia trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Việc thu hút vốn nước ngoài vào phát triển ngành công
nghiệp dệt may Cămpuchia trong thời gian tới cần quán triệt những quan điểm
cơ bản sau:

- Thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành cả về quy mô, năng lực sản
xuất, cũng như chất lượng sản phẩm, trên cơ sở tích cực mở rộng thị trường, đầu
tư đồng bộ công nghệ, lựa chọn thiết bị tiên tiến, nâng cao tay nghề của công
nhân…
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp dệt may ở
Cămpuchia cần thiết phát triển theo hướng cân đối khép kín quy trình sản xuất
trên địa bàn thành phố, từ khâu kéo sợi, dệt vải… nhằm phát huy tốt năng lực
nhà xưởng, thiết bị, máy móc, lao động… tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường. Phát triển công nghiệp dệt gắn với công nghiệp may nhằm tạo ra
sức mạnh tổng hợp góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp dệt may phải
xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, vừa phân công, vừa hợp tác giữa các đơn
vị sản xuất quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa đơn vị trung ương và đơn vị
địa phương. Trong đó các doanh nghiệp quốc doanh là đơn vị đầu mối củng cố
phát triển các vệ tinh ngoài quốc doanh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của thành phố.
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phát triển công nghiệp dệt may cần
đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư. Đầu tư phát triển ngành dệt may
liên quan đến nhiều vấn đề như: Tốc độ tăng trưởng năng suất, chất lượng, giá
cả sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, lượng vốn, cơ chế huy động
vốn, việc làm… Hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là căn cứ của việc lựa chọn dự án.
Tuy nhiên vấn đề xã hội như việc làm, tận dụng năng lực hiện có cũng cần đặt
ra khi lựa chọn dự án.
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia
3.3.1. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI)
Trên thực tế nhiều dự án mất nhiều thời gian chờ đợi trong khâu cấp giấy
phép, một mặt là do sự phân công nhiệm vụ không rành mạch giữa các cơ quan
chức năng, mặt khác là do tệ quan liêu của quyền các cấp Chính quyền cơ quan

Bộ quản lý. Hiên nay, các tỉnh, thành phố ở Cămpuchia đã được phân quyền cấp
giấy phép cho các dự án FDI dưới 2 triệu USD, đó là thuận lợi lớn cho tỉnh,
thành phố có thể chủ động giải quyết nhanh chóng các thủ tục có liên quan đến
việc cấp giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, để làm tốt chức năng cần có sự chuyển
biến tích cực hơn nữa.
Ở Cămpuchia hiện nay tuy thủ tục hành chính đã có nhiều đổi mới nhưng
vẫn còn rườm ra và chưa phù hợp với yêu cầu của thực tế. Chính vì vậy cần
phải có biện pháp cải tiến thủ tục hành chính cho phù hợp cụ thể là:
Thứ nhất, nên thực hiện chế độ một cửa như hiện nay một số cơ quan cấp
phép kinh doanh ở nhiều tỉnh thành Việt Nam đang thực hiện.
Thứ hai, không cần thiết phải để một dự án đầu tư qua quá nhiều bộ
ngành kiểm duyệt để rồi CDC mới cấp giấy phép. Mà nên thực hiện theo hình
thức là chỉ cần thông qua bộ hoặc ngành trực tiếp quản lý trong lĩnh vực đó
kiểm duyệt là được. Đồng thời cung cấp cho nhà đầu tư biết các quy định và các
yêu cầu khác buộc nhà đầu tư phải thực hiện mà không cần phải thẩm định.
Trong quy định đó cần nêu rõ nếu nhà đầu tư không thực hiện mà bất kỳ lúc nào
đó cơ quan Chính phủ kiểm tra mà không thấy thực hiện thì họ sẽ bị phạt thật
nặn (phạt bằng tiền). Số tiền phạt sẽ rất lớn để họ không giám không thực hiện
theo các quy định đó vì nếu họ bị phát hiện một lần là làm trái quy định thì số
tiền phạt đó có thể làm cho họ bị phá sản.
Thứ ba, cần phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính,
như sử dụng hệ thống mạng Internet vào công tác quả lý FDI. Như có thể cho
phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký qua mạng,
nộp báo cao hay các giải trình qua hệ thống mạng Internet.
3.3.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư kết hợp với lựa chọn thẩm tra đối tác
đầu tư nước ngoài
♦ Xúc tiến đầu tư:
Hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư vào ngành dệt máy của
Cămpuchia nối riêng ở giai đoạn ban đầu khi các chủ đầu tư còn đang tiếp tục
thăm dò và lựa chọn thì hoạt động xúc tiến đầu tư như chiếc cầu nối cuốn hút

các công ty nước ngoài đến đầu tư vào Cămpuchia. Xúc tiến đầu tư tác động
trực tiếp hữu hiệu tới thu hút đầu tư nước ngoài, là công cụ để chuyển những
yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua các cơ chế hữu hiệu của hệ
thống các khuyến khích tác động đến các nhà đầu tư. Cần phải xúc tiến đầu tư
vì nhà đầu tư có thể có quá nhiều cơ hội đầu tư mới, sự lựa chọn của các nhà
đầu tư phải trên lượng thông tin kịp thời và chính xác trên cơ sở so sánh mức độ
sinh lời và rủi ro. Thông qua xúc tến đầu tư sẽ giúp cho các chủ đầu tư nước
ngoài và trong nước rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh
chóng hợp tác.
Ta có thể thấy vai trò của xúc tiến đầu tư là rất quan trọng như hiện nay
đội ngũ cán làm công tác xúc tiến đầu tư tại Cămpuchia còn thiếu thiết bị yếu
kém về trình độ năng lực. Không những thế hệ thống xúc tiến còn thiếu đồng
bộ, thống nhất và đã đến lúc phải tổ chức lại như sau:
- Cần phải hoạch định một chiến lược xúc tiến đầu tư nhằm đáp ứng được
nhu cầu và mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Việc hoạch định này cần
phải do Bộ Thương mại phối hợp cùng Uỷ ban Phát triển Cămpuchia nghiên cứu
tìm hiểu và vạch ra.
- Chính phủ hoàng gia Cămpuchia hàng năm cần phải bỏ ra một khoản
ngân sách để đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.
- Cần phải tăng cường và có kế hoạch đưa các Bộ, viện, trường và các cơ
quan làm công tác đối ngoại tham gia vào hoạt động xúc tiến đầu tư.
Ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia phải chủ động tìm kiếm đối tác
đầu tư để đầu tư vào những dự án đã quy hoạch để có thể tìm kiếm và xác định
khuyến khích đầu tư đúng đắn, có thể thông qua nhiều biện pháp và cách thức
khác nhau.
♦ Lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài:
Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Cămpuchia không phải là bất cứ cong
ty nước ngoài nào ta cũng thu hút mà cần phải bết lựa chọn đói tác để sao cho
dự án đầu tư có hiệu quả, chống ô nghiễm môi trường và điều quan trọng là
không thể biến Cămpuchia trở thành bãi thải công nghệ của thế giới. Chính vì

vậy việc lựa chọn đối tác đầu tư là rất cần thiết và có tâm quan trọng đặc biệt.
Với chủ trương đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức quan hệ và luật
đầu tư hấp dẫn đương nhiên sẽ có nhiều đối tác đầu tư. Do vậy, việc lựa chọn
đối tác phải quán triệt hai vấn đề quan trọng:
Một là: Lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài cần phải hướng trọng tâm vào
các đối tác là các công ty xuyên quốc gia thực thụ, bởi vì đó là nơi có nguồn
vốn, nguồn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, đồng thời ở đó có mức độ đúng đắn,
mối quan hệ trong tin cậy cũng cao hơn.
Hai là: Lựa chọn đối tác cho từng ngành, từng lĩnh vực.
Để công tác lựa chọn đối tác đạt được mục đích đề ra, cần phải xây dựng
hệ thống tiêu chuẩn cơ bản đánh giá đối tác nước ngoài, như: Tư cách pháp
nhân, năng lực tài chính, tiềm lực công nghệ, khả năng cạnh tranh, kinh nghiệm
kinh doanh, thiện chí kinh doanh. Các chỉ tiêu này đều rất quan trọng đối với
công tác thẩm định và lựa chọn đối tác. Song với thực trạng ngành dệt may
Cămpuchia thi phải quan tâm nhiều hơn tới 2 chỉ tiêu: Thứ nhất, năng lực tài
chính. Thứ hai, tiềm năng công nghệ.

×