Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.41 KB, 12 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm tiền lương và công tác tiền lương
1.1. Khái niệm, bản chất tiền lương
Hiện nay có nhiều cách hiểu về tiền lương. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi
đất nước khác nhau thì khái niệm về tiền lương là khác nhau.
Ở nước ta trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, tiền lương được hiểu là
một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước
phân phối một cách có kế hoạch theo số lượng và chất lượng mà người lao động
đã cống hiến và hao phí.
Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà hai bên đã thỏa thuận
trong hợp đồng lao động.
Theo điều 55 của Bộ Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tiền lương là số tiền do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và
được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), tiền lương là sự trả công hoặc thu
nhập với tên gọi hay cách tính thế nào mà có thể biểu hiện bằng tiền, được ấn
định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc
bằng pháp luật, pháp quy quốc gia do người sử dụng lao động trả cho người lao
động theo hợp đồng lao động được viết ra hoặc bằng miệng cho một công việc
đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện.
Với các khái niệm trên, tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác
của tiền lương. Về bản chất tiền lương và tiền công đều là giá cả sức lao động,
là quan hệ lợi ích trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
1.2. Khái niệm công tác tiền lương
Công tác tiền lương là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào. Công tác tiền lương là toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc
hình thành, quản lý và phân phối tiền lương. Các hoạt động đó được thực hiện
trên cơ sở các quyết định của nhà nước, của ngành có liên quan. Vì vậy các
doanh nghiệp tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mình để thực hiện
công tác tiền lương hiệu quả nhất.


2.Vai trò của công tác tiền lương
2.1. Chức năng của tiền lương
2.1.1. Thước đo giá trị sức lao động
Khi người lao động hoàn thành một công việc nào đó họ sẽ nhận được tiền
lương. Tiền lương lúc này đã trở thành thước đo giá trị sức lao động của người
lao động. Khi giá trị sức lao động thay đổi thì tiền lương cũng phải thay đổi theo
để đo lường giá trị sức lao động, muốn đo được thì bản thân nó phải phản ánh
đúng giá trị sức lao động.
2.1.2. Tái sản xuất SLĐ
Trong quá trình lao động SLĐ bị tiêu hao để bù đắp lại thì con người phải
ăn uống, nghỉ ngơi, tiêu dùng…Khi đó người lao động sử dụng tiền lương của
mình để duy trì cuộc sống và tiếp tục quá trình sản xuất. Muốn thực hiện được
chức năng này thì tiền lương phải đủ lớn. Nếu không thực hiện được thì sức
khỏe người lao động sẽ không được đảm bảo và không thực hiện được công
việc.
2.1.3. Kích thích sản xuất phát triển
Con người không chỉ muốn thỏa mãn về nhu cầu vật chất mà còn muốn
thỏa mãn về nhu cầu tinh thần. Khi người lao động có nhu cầu và nhu cầu đó có
thể được thực hiện thông qua tiền lương thì họ sẽ thấy được ý nghĩa của tiền
lương. Nhu cầu đó càng cao càng thúc đẩy người lao động tích cực làm việc. Để
thực hiện tốt chức năng này thì tiền lương phải đủ lớn và phải tổ chức tốt việc
trả lương, phân biệt được những người làm tốt và những người không làm tốt
công việc được giao.
2.1.4. Chức năng tích luỹ
Đối với người lao động khi nhận được tiền lương một phần họ sẽ tiêu
dùng phần còn lại họ sẽ tích luỹ. Số tiền tích lũy đó họ có thể cất giữ hoặc gửi
tiết kiệm. Đây là một trong những nguồn hình thành vốn rất hiệu quả đối với xã
hội. Hơn nữa những người có thu nhập cao sẽ phải đóng một phần thuế thu nhập
và do đó góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ.
2.2. Vai trò của công tác tiền lương

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc thực hiện CTTL đều rất được coi
trọng. Nếu tổ chức thực hiện tốt CTTL sẽ tạo nên sự phấn khởi cho người lao
động và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng đồng lòng vì sự phát triển của doanh
nghiệp. Với bầu không khí làm việc thoải mái, các chế độ chính sách tiền lương,
tiền thưởng hợp lý sẽ khuyến khích người lao động làm việc, từ đó làm tăng
NSLĐ cá nhân và làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều
kiện để giảm giá thành, hạ giá cả, tăng cường tích luỹ và giành thắng lợi trong
cạnh tranh. Ngược lại khi công tác tiền lương không thực hiện tốt, thiếu công
bằng thì nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đó là sự đấu tranh quyền lợi, sự tranh cãi,
ganh tị giữa những người lao động trong doanh nghiệp. Đó cũng chính là
nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy các doanh
nghiệp cần phải đặc biệt coi trọng CTTL, công tác này càng thực hiện tốt thì
doanh nghiệp càng phát triển.
3. Nội dung của công tác tiền lương
3.1. Xây dựng quỹ lương
3.1.1. Cơ sở để xây dựng quỹ lương
 Xác định tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp
Tiền lương tối thiểu là số tiền được qui định để trả công cho lao động
giản đơn nhất trong điều kiện trung bình của xã hội.
Tiền lương tối thiểu được xác định trên cơ sở:
- Tiền lương tối thiểu do nhà nước qui định
- Hệ số điều chỉnh tăng thêm : k
đc
Tl
minDN
= (1 + k
đc
)Tl
min
k

đc
= k
1
+ k
2
k
1
: Hệ số tăng thêm ngành
k
2
: Hệ số tăng thêm vùng
Tl
minDN
không được thấp hơn Tl
min
chung
 Xác định lao động định biên
Mức lao động tổng hợp tính theo công thức sau:
L
đb
= L
ch
+ L
pv
+ L
bs
+L
ql
Trong đó:
L

đb
: Lao động định biên của công ty
L
ch
: Lao động chính định biên
L
pv
: Lao động phụ trợ, phục vụ định biên
L
bs
: Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ
theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ
trợ, phục vụ.
L
ql
: Lao động quản lý định biên
 Xây dựng đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương là lượng tiền trên một đơn vị lao động. Đơn vị lao
động có thể là: một giờ lao động, một ngày lao động, một sản phẩm của
người lao động tạo ra.
Xây dựng đơn giá tiền lương được tiến hành qua các bước:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Có thể lựa chọn nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau:
- Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm qui đổi) bằng hiện vật
- Tổng doanh thu hoặc tổng doanh số
- Tổng thu trừ tổng chi
- Lợi nhuận
Bước 2: Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền
lương.
Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác

định theo công thức:


Vkh
= { L
đb
x Tl
minDN
x (H
cb
+ H
pc
) + V
vc
} x 12 tháng
Trong đó:
L
đb
: Lao động định biên
Tl
minDN
: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp
H
cb
: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân
H
pc
: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong
đơn giá tiền lương
V

vc
: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này
chưa tính trong định mức lao động tổng hợp
Bước 3: Xác định đơn giá tiền lương.
* Tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi)
Công thức tính đơn giá:
V
đg
= V
giờ
x T
sản phẩm
Trong đó:
V
đg
: Đơn giá tiền lương
V
giờ
: Tiền lương giờ
T
sản phẩm
: Mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi
* Tính trên doanh thu
Công thức xác định đơn giá:
V
đg
=


Tkh

Vkh

Trong đó:
V
đg
:

Đơn giá tiền tiền lương

Vkh
: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch

×