Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG ĐIỀU KIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.54 KB, 23 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG
QUỐC TRONG ĐIỀU KIỆN
GIA NHẬP WTO
3.1. Định hướng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
3.1.1. Mục tiêu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
- Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày 30- 6- 2006 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn từ năm 2006- 2010, là một văn
bản quan trọng cho việc Việt Nam phấn đấu hoàn thành mục tiêu xuất khẩu đã đề
ra nhằm thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp CNH- HĐH đất nước sau gia nhập
WTO. Theo đó, mục tiêu tổng quát là: “Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng
cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng xuất khẩu có
lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có
giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ
và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô; đẩy mạnh xuất khẩu các
dịch vụ”. Cụ thể như sau:
+ Phấn đấu tăng tốc độ xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,5% /năm và đạt
khoảng 72,5 tỷ USD vào năm 2010
+ Đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của cả nước bình
quân 16,3% /năm và đạt 12 tỷ USD vào năm 2010.
+ Xuất khẩu các mặt hàn nông- lâm- thuỷ sản chiếm khoảng 13,7%; nhóm
hàng nhiên liệu- khoáng sản chiếm 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ
cao chiếm 54% và nhóm hàng hoá khác chiếm 22,75 trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam vào năm 2010. Về thị trường xuất khẩu hàng hoá,
châu Á chiếm khoảng 45%, châu Âu chiếm khoảng 23%, châu Mỹ chiếm khoảng
24%, châu Đại Dương chiếm khoảng 5% và các thị trường khác chiếm khoảng 3%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.
+ Tiến tới trạng thái cân bằng giữa xuất- nhập khẩu hàng hoá vào những
năm đầu sau năm 2010
- Mục tiêu xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực đến năm 2010:


+ Thuỷ sản: Đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 4- 5 tỷ
USD tức là từ nay đến năm 2010 mỗi năm tăng 200 triệu USD.
+ Dệt may: Đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt 10 tỷ
USD với tốc độ tăng bình quân là 15,8% /năm. Đối với hàng dệt may cần không
ngừng mở rộng sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, đảm bảo được
các yêu cầu của những thị trường khắt khe như Hoa Kỳ, EU…
+ Giày dép: Đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 6,2- 6,5 tỷ
USD với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,7%. Để tăng kim ngạch xuất khẩu cần
mở rộng sản xuất, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng của mặt
hàng này để đáp ứng nhu cầu của một số thị trường chiến lược như Hoa Kỳ, EU,
Nhật Bản, Hông Kông, Hàn Quốc…
+ Điện tử và linh kiện máy tính: 4,7 tỷ USD là con số kim ngạch xuất khẩu
của mặt hàng này vào năm 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 27%/năm.
Đây là mặt hàng chiến lược được ưu tiên phát triển trọng tâm vào năm 2010. Bởi
vì nhu cầu mặt hàng này của các thị trường nhập khẩu là rất lớn như: ASEAN cần
nhập khẩu khoảng 25 tỷ USD/năm; Nhật Bản khoảng 30 tỷ USD/năm và EU
khoảng 484 tỷ USD/năm.
+ Sản phẩm gỗ: Là mặt hàng có vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam . Đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này là
5,5 tỷ USD với tốc độ bình quân là 28,9% /năm.
- Để cụ thể hoá mục tiêu chiến lược của Đề án kinh tế mà Thủ tướng chính
phủ đã phê duyệt năm 2008 chính phủ cũng đã đề ra mục tiêu xuất khẩu hàng hoá
cụ thể như sau:
+ Xuất khẩu nâm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng 22% , kim ngạch xuất khẩu
đạt 58,8 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông- lâm- thuỷ sản
đạt 10,65 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng là 8,2%; nhóm hàng khoáng sản đạt 9,7 tỷ
USD với tốc độ tăng trưởng 3,3%; hàng công nghiệp chế biến đạt 28 tỷ USD với
tốc độ tăng trưởng là 30,8%; nhóm hàng hoá khác đạt 10,25 tỷ USD với tốc độ
tăng trưởng là 39,5%
+ Các thị trường xuất khẩu chủ lực vẫn là châu Á như Nhật Bản, Trung

Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Hông Kông, Đài Loan; châu Âu chủ yếu là EU; Bắc
Mỹ vẫn là Hoa Kỳ, Canada; châu Đại Dương là Australia. Ngoài ra cần tiếp tục
khai thác một số thị trường truyền thống khác để hàng hoá của Việt Nam thâm
nhập sâu rộng vào các thị trường này đồng thời mở rộng khai thác một số thị
trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La Tinh, châu Phi…
+ Sau đây ta xem xét mục tiêu cụ thể đối với một số mặt hàng chủ lực của
Việt Nam trong năm 2008:
Bảng3.1: Mục tiêu phấn đấu cụ thể đối với các nhóm hàng hoá chủ lực
(Đơn vị tính số lượng: 1000T; trị giá: USD )
Xuất khẩu hàng hoá
Thực hiện năm 2007 Kế hoạch năm 2008 % KH 2008 so với 2007
Số lượng Gía trị Số lượng Gía trị Số lượng Gía trị
Tổng giá trị 48 58.6 122,1
Trong đó:
1, Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 9.84 10.65 108,2
- Thuỷ sản 3.750 4.250 113,3
- Gạo 4.500 1.480 4.500 1.500 100,0 101,4
- Cà phê 1.200 1.820 1.100 1.800 91,7 98,9
- Rau quả 300 350 116,7
- Cao su 750 1.420 780 1.450 104,0 102,1
- Hạt tiêu 100 300 120 400 120,0 133,3
- Nhân điều 155 640 160 680 103,2 106,3
- Chè các loại 118 130 120 130 101,7 100,0
2. Nhóm hàng khoáng sản 9.390 9.700 103,3
- Dầu thô 15.200 8.400 15.000 9.000 107,1 107,1
- Than đá 32.000 990 20.000 700 70,7 70,7
3. Nhóm hàng CN chế biến 21.400 28.000 130,8
- Hàng dệt may 7.700 9.500 123,4
- Hàng giày dép 3.900 4.500 115,4
- Hàng điện tử- linh kiện máy tính 2.200 3.500 159,1

- Hàng TCMN 740 1.000 135,1
- Sản phẩm gỗ 2.340 3.000 128,2
- Sản phẩm nhựa 700 1.000 142,9
- Xe đạp& phụ tùng 80 100 125,0
- Dây điện& cáp điện 850 1.300 152,9
- Túi xách, vali, mũ, ô dù 600 800 133,3
- Nhóm sản phẩm cơ khí 2.200 3.000 136,4
4. Nhóm hàng hoá khác 7.350 10.250 139,5
( Nguồn: Vụ kế hoạch và đầu tư, Bộ Công Thương)
- Trên đây là mục tiêu xuất khẩu hàng hoá cụ thể mà Việt Nam đề ra trong năm
2008. Theo đó, giá trị xuất khẩu hàng hoá ngày càng tăng, cơ cấu các mặt hàng xuất
khẩu cũng đa dạng và tỷ lệ hàng công nghiệp chế biến là rất cao. Điều đó có thực hiện
được hay không còn tuỳ thuộc vào nhu cầu của các thị trường nhập khẩu cũng như
sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường nước ngoài trong năm nay
đồng thời nó còn phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của nhà nước tác động như thế nào
đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong thời gian này.
3.1.2. Mục tiêu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai
đoạn 2007- 2015
- Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu, định hướng này Việt Nam đưa ra phương
châm là tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc để tăng kim ngạch
xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, quản lý tốt thương mại biên giới, xử lý nhanh gọn và
tốt hơn nữa các tranh chấp thương mại giữa hai bên trên cơ sở quan hệ kinh doanh
bình đẳng theo khuôn khổ của WTO.
- Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt Ðề án Phát triển xuất nhập
khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015. Mục tiêu đặt ra của Ðề án
này là đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc đạt 5,4 tỷ
USD vào năm 2010 và phấn đấu đạt 11,1 tỷ USD vào năm 2015 với tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu bình quân cả giai đoạn này đạt 15,5%/năm
- Từ lâu, Trung Quốc đã được xem là một thị trường lớn có chung biên giới
và là một đối tác lớn trong Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

(ACFTA), vì vậy, phát triển quan hệ thương mại với quốc gia này được coi là một
nhiệm vụ quan trọng trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước.
Theo đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được thực hiện theo
quan điểm lựa chọn những mặt hàng phù hợp và có tiềm năng, xây dựng những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực, những điểm tăng trưởng xuất khẩu mới, tăng cường
thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tiến tới
giảm nhập siêu từ Trung Quốc.
- Các chuyên gia thương mại nhận xét, hiện nay, nhu cầu nhập khẩu các loại
hàng hoá từ Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn và cùng với
việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc
sẽ tiếp tục tăng, nên yêu cầu đặt ra là tăng tốc độ và kim ngạch xuất khẩu để giảm
nhập siêu đang là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
- Ðề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007-
2015 cũng đưa ra định hướng nhập khẩu cho thời kỳ này là 12,2 tỷ USD năm 2010
và đến năm 2015 là 19,9 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân từ
Trung Quốc cả giai đoạn này là 11,6%/năm.
- Ðể đạt được mục tiêu xuất khẩu 11,1 tỷ USD vào năm 2015, ngành công
thương sẽ phải thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp. Trước mắt, đẩy mạnh và tổ
chức có hiệu quả, thiết thực các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy
thương mại, thu hút các công ty lớn, có thực lực của Trung Quốc vào Việt Nam để
sản xuất hàng xuất khẩu có tiềm năng để xuất khẩu trở lại Trung Quốc và xuất
sang các nước thứ 3. Tận dụng thị trường trung chuyển Hồng Kông vốn có mối
quan hệ thương mại mật thiết với Trung Quốc để đưa hàng hoá Việt Nam vào sâu
trong nội địa nước này. Ngoài ra, ngành chức năng phải tăng cường công tác thông
tin xuất khẩu cho các doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp buôn bán với các
công ty có thực lực, xây dựng mạng lưới thương nhân, tiêu thụ hàng xuất khẩu ổn
định, lâu dài cũng như tận dụng khả năng các tập đoàn, siêu thị lớn của nước ngoài
trong việc mua hàng của Việt Nam để bán tại hệ thống siêu thị của các tập đoàn
này tại Trung Quốc.
- Hiện cao su, hạt điều, thuỷ sản...đang là những mặt hàng có khả năng xuất

khẩu mạnh sang thị trường Trung Quốc. Vì vậy, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu nhu cầu cao su thiên nhiên của
Trung Quốc để có kế hoạch phát triển phù hợp, liên kết với các doanh nghiệp
Trung Quốc hoặc nước ngoài để sản xuất các sản phẩm cao su có giá trị gia tăng
cao để xuất khẩu sang Trung Quốc.
- Ðối với hạt điều, phải mở rộng quy hoạch diện tích và năng suất trồng
điều, khuyến khích các cơ sở xây dựng nhà máy chế biến đến sản phẩm cuối cùng
để đạt được giá trị cao khi xuất khẩu.
- Về phía các doanh nghiệp, để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, phải
xây dựng định hướng xuất khẩu sang Trung Quốc cho cả thời kỳ 2007 - 2015 và
nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu phù hợp với thị trường Trung
Quốc. Ðặc biệt, Bộ Công Thương khuyến khích doanh nghiệp tích cực triển khai
nghiên cứu khả năng sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm xuất khẩu, tìm kiếm cơ
hội kinh doanh và đón nhận các cơ hội chuyển giao sản xuất sắc sản phẩm mà các
nước đang xuất khẩu vào Trung Quốc muốn chuyển sản xuất ra nước ngoài.
- Mặt khác, doanh nghiệp cần có cơ cấu hợp lý trong việc sử dụng hình thức
xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch theo hướng tận dụng những thuận lợi để đẩy
mạnh xuất khẩu những mặt hàng buôn bán qua đuờng tiểu ngạch có lợi hơn, kiên
quyết chuyển sang phương thức chính ngạch những mặt hàng có kim ngạch lớn
cùng với thiết lập bạn hàng nhập khẩu ổn định, bền vững tại thị trường.
3.2. Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc
giai đoạn năm 2008- 2012
3.2.1. Mô hình sử dụng:
* Số liệu được thu thập gồm:
- Gía trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc từ
năm 1991- 2007 (Đơn vị: triệu USD)
- Mô hình dự báo được thực hiện trên giả thiết các yếu tố khác không đổi
Bảng 3.2.: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai
đoạn 1991- 2007
Đơn vị: Triệu USD

Năm Kim ngạch Xuất khẩu
1991 19,3
1992 95,6
1993 135,8
1994 295,7
1995 361,9
1996 340,2
1997 471,1
1998 478,9
1999 858,9
2000 1534
2001 1418
2002 1595
2003 1748
2004 2735
2005 2961
2006 3030
2007 3900
- Từ các số liệu thu thập được, em đã sử dụng 4 mô hình dự báo: Hàm tuyến
tính, hàm bậc hai (compund), hàm bậc 3 (cubic), hàm tăng trưởng (growth) để dự báo
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ năm 2008 đến
năm 2012. Việc dự báo đối với mỗi mặt hàng sẽ được thực hiện trên tất cả các mô
hình trên, mô hình được lựa chọn có sai số chuẩn (SE) nhỏ nhất, phần mềm được sử
dụng trong việc dự báo là phần mềm thống kê SPSS.
3.2.2. Kết quả dự báo
- Dựa vào số liệu kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Trung
Quốc từ năm 1991- 2007, các hàm dự báo được tính toán trên phần mềm SPSS cho
một bộ kết quả, trong đó có hàm dự báo bậc hai cho kết quả sát với những số liệu
mà theo kế hoạch xuất khẩu sang Trung Quốc do Chính phủ đề ra trong giai đoạn
2006- 2015. Kết quả như sau:

Bảng 3.3: Kết quả dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung
Quốc giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Dự Báo 4360,46176 4960,77402 5610,90098 6312,61192 7067,67611
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang Trung Quốc
- Từ thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong
thời gian qua. Đồng thời thấy được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của
chúng đề tài mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây:
3.3.1. Giải pháp từ phía nhà nước
3.2.1.1. Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác song phương Việt Nam- Trung Quốc
để tạo đà cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Trung
Quốc
- Kể từ khi hai nước Việt Nam- Trung Quốc bình thường hoá mối quan hệ
đến nay, hai bên luôn cố gắng để đưa mối quan hệ này đến một kết quả tốt đẹp.
Chính vì nhận thức được cố gắng của cả phía Trung Quốc, chính phủ Việt Nam
luôn luôn thực hiện tốt các cam kết, thoả hiệp giữa hai bên để xây đắp mối quan hệ
này càng thêm bền vững. Đứng trong quan hệ ASEAN- Trung Quốc, nước này cho
phép các thoả thuận song phương trong khuôn khổ của hiệp định khung ACFTA
nhưng chỉ trong “Chương trình thu hoạch sớm” nhằm hạn chế sự lạm dụng song
phương gây nguy cơ phá vỡ thế cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong
hiệp định. Do đó, Việt Nam cần xúc tiến hơn nữa việc ký kết các thoả thuận song
phương với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ nhằm khai thác tốt các ưu đãi
dành cho các nước thành viên mới, thông qua chương trình hỗ trợ kỹ thuật khác để
cơ cấu lại nền kinh tế, hơn thế nữa là để phát triển quan hệ thương mại với Trung
Quốc.
- Thông qua mối quan hệ song phương với Trung Quốc, Việt Nam có thể
phát triển các sản phẩm có thế mạnh của nước mình để gia tăng xuất khẩu. Đồng
thời tạo đòn bẩy để khắc phục những khó khăn do các đối tác song phương với

Trung Quốc gây ra. Tiêu biểu là Thái Lan, việc ký được hiệp định đẩy nhanh cắt
giảm thuế đối với mặt hàng nông sản từ Chương 1 đến Chương 8 của biểu thuế
nhập khẩu đã tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hàng hoá của Thái Lan và
Việt Nam. Minh chứng là một sơ hàng hoá có tính cạnh tranh trực tiếp là: chôm
chôm, măng cụt, dưa hấu, sắn lát khô, nhãn khô...Một khi các thoả thuận song
phương được kí kết giữa Việt Nam và Trung Quốc thì khả năng cạnh tranh mặt
hàng rau quả thuộc thế mạnh về Việt Nam nhiều hơn do Việt Nam có vị trí địa lý
rất gần với Trung Quốc. Do vậy các chi phí vận chuyển, thời gian giao- nhận hàng
hoá, việc bảo quản hàng hoá này đều thuận lợi.
3.3.1.2. Việt Nam cần khai thác tốt lợi thế về vị trí địa lý của mình để thúc đẩy quan
hệ thương mại của hai nước Việt Nam- Trung Quốc trong bối cảnh WTO
- Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi, có biên giới giáp các tỉnh Quảng
Tây và Vân Nam của Trung Quốc, có thể nói là “núi liền núi, sông liền sông”. Đây
là một lợi thế vô cùng quan trọng của Việt Nam khi mà Trung Quốc đang thực
hiện chiến lược đại khai phá miền Tây Nam và lấy hai tỉnh này làm trung tâm để
tiến hành thực hiện ACFTA.
- Hơn thế nữa phía Việt Nam đang có các chương trình, kế hoạch phát triển
và xây dựng các hành lang kinh tế như hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà
Nội- Hải Phòng và hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng-
Quảng Ninh. Thông qua các hành lang kinh tế này hai nước muốn củng cố và phát
triển quan hệ kinh tế của hai bên. Do đó, Việt Nam cần tích cực thúc đẩy sự phát
triển của các hành lang kinh tế này bằng những chính sách thể hiện được độ “mở”
và thông thoáng của Việt Nam để khai thác tốt vị trí trung gian, cầu nối của mình
trong ACFTA.
3.3.1.3. Hoàn thiện hành lang pháp lý trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc
- Hợp tác trong quan hệ kiểm dịch động vật: Hiện nay, xuất khẩu hàng nông
sản của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu bằng đường tiểu ngạch. Việt Nam cần
nhanh chóng chuyển sang hình thức chính ngạch để được hưởng những ưu đãi về

×