Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TCT SÔNG ĐÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.96 KB, 47 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI TCT SÔNG ĐÀ
I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.
1. Trụ sở chính.
- Tên đơn vị: Tổng công ty Sông Đà.
- Trụ sở chính: Nhà G10 – Thanh Xuân Nam – Thanh Xuân – Hà Nội.
- Điện thoại: (84-4) 8541164 - (84-4) 8543805 - (84-4) 8542578.
- E-mail:
- Website: hptt//www.songda.com.vn.
2 . Quá trình hình thành phát triển TCT.
- Ngày 01 tháng 6 năm 1961: Tổng công ty Sông Đà được thành lập, Công ty Sông
Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập với tên gọi ban đầu
là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà, sau đổi thành Công ty Xây dựng Thuỷ
điện Thác Bà với nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thuỷ
điện Thác Bà có công suất 110MW. Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu
đàn của ngành thuỷ điện Việt Nam.
- Từ năm 1979 – 1994: Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thuỷ
điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên Sông Đà - một công trình thế kỷ. Chính trong thời
gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng công ty xây
dựng Thuỷ điện Sông Đà.
- Ngày 15 tháng 11 năm 1995: Theo Quyết định số 966/BXD-TCCB của Bộ trưởng
Bộ xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là
Tổng công ty Xây dựng Sông Đà
Ngày 11 tháng 3 năm 2002: Theo Quyết định số 285/QĐ-Bộ Xây dựng của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông
Đà giữ tến đó cho đến ngày nay.
1
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
1
Tháng 3 năm 2010 : TCT Sông đà chính thức sát nhập các công ty trong lĩnh vực xây
dựng khác như TCT Lilama, Tổng công ty Sông hồng, TCT Licogi…thành lập Tập đoàn


công nghiệp xây dựng Việt nam với TCT Sông đà làm nòng cốt.
- Lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thuỷ
điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi
công. Đó là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà (110MW), Hoà Bình (1.920MW), Trị An
(400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Yaly (720 MW), Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342 MW),
Sơn La (2.400 MW)…; Đường dây 500KV Bắc – Nam; Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy dệt
Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc
lộ 10, Quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân…
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một
Tổng công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ
điện. Từ một đơn vị nhỏ chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã
phát triển với nhiều đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau: Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi,
công nghiệp, dân dụng, giao thông, kinh doanh điện thương phẩm, sản xuất vật liệu xây
dựng, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu lao
động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, CNV TCT Sông Đà đã được
Đảng, Nhà nước khen thưởng các danh hiệu:
- Danh hiệu Anh hùng Lao động: 4 tập thể và 13 cá nhân.
- 2 Huân chương Hồ Chí Minh cho CBCNV TCT Sông Đà.
- 3 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 4 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 6 Huân
chương Độc lập hạng Ba cho các tập thể.
- Huân chương Lao động hạng Nhất cho 9 tập thể và 11 cá nhân.
- Huân chương Lao động hạng Nhì cho 16 tập thể và 25 cá nhân .
- Huân chương Lao động hạng Ba cho 76 tập thể và 132 cá nhân.
- Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ liên tục từ năm 1996 đến năm 2008.
- Và nhiều danh hiệu cao quý khác.
2
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
2

3. Các hoạt động chủ yếu của công ty trong những năm gần đây.
Từ một đơn vị chỉ chuyên về thi công xây lắp thủy điện, đến nay Tổng công ty Sông
Đà đã trở thành nhà thầu chuyên nghiệp với nhiều công trình dự án và trở thành nhà đầu tư
lớn các lĩnh vực SXCN, đầu tư kinh doanh bất động sản và dịch vụ khác,... là một trong
những Tổng công ty hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, hoạt động trên khắp mọi
miền của đất nước và nước ngoài, trong nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau như:
• Xây lắp:
- Các công trình thủy điện, thủy lợi: Xây dựng các nhà máy thủy điện, các công trình
thủy nông, các công trình thủy lợi: trạm bơm, đê, kè, kênh đập..
- Các công trình đường dây truyền tải điện và trạm biến áp; hệ thống điện công
nghiệp và dân dụng
- Xây lắp các công trình thuộc lĩnh vực bưu điện, viễn thông.
- Các công trình công nghiệp: lắp dựng nhà xưởng, xây dựng các nhà máy công
nghiệp sản xuất xi măng, thép, giấy, dệt, đường, vật liệu chịu lửa.
- Các công trình dân dụng: nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn, chung cư cao tầng,
trung tâm thương mại, trung tâm văn hoá thể thao, trường học, bệnh viện, các công trình
công cộng, ...
- Các công trình cơ sở hạ tầng và giao thông: các công trình ngầm, san nền, xử lý và gia
cố nền móng, xây dựng các công trình giao thông theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
- Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
- Các hệ thống thoát nước, chống thấm và xử lý nước.
- Gia công cơ khí và lắp máy
• Sản xuất kinhdoanh công nghiệp:
- Sản xuất điện thương phẩm.
- Sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, thép, gạch, ....
- Sản xuất kết cấu thép.
- Sản xuất bê tông và các cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Khai thác và kinh doanh: cát, đá, sỏi và vật liệu xây dựng khác.
3
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48

3
- Sản xuất và gia công hàng may mặc, vỏ bao xi măng.
• Đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp.
• Các ngành nghề kinh doanh khác
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ xây dựng; tư liệu sản xuất và tư liệu
tiêu dùng.
- Tư vấn thiết kế xây dựng.
- Xuất khẩu lao động: Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có
thời hạn tại nước ngoài.
- Vận tải đường thủy và đường bộ.
- Nghiên cứu đào tạo: thuộc các lĩnh vực: xây dựng, giao thông, công nghiệp, công
nghệ thông tin.
- Và nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ khác như: dịch vụ tài chính, tin học,.....
4. Cơ cấu tổ chức TCT.
Tổng công ty Sông Đà tổ chức và hoạt động của Tổng công ty theo mô hình Công ty
Mẹ - Công ty Con. Tổ chức bộ máy của Tổng công ty gồm:
- Hội đồng quản trị.
- Ban Kiểm soát.
- Ban Tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng Tổng công ty.
- Các đơn vị sự nghiệp.
- Các Ban quản lý; Ban điều hành Dự án.
- 57 công ty con và công ty liên kế
- 19 công ty cháu có vốn góp của Tổng công ty
4
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
4
Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức của tổng công ty Sông Đà hiện nay
(Theo mô hình công ty mẹ - công ty con )
TỔNG CÔNG TY SD-công ty mẹ
công ty liên kết

công ty cổ phần tổng công ty chi phối
công ty tnhh 1 thành viên(ct con)
BỘ XÂY DỤNG
cơ quan chủ quản
Tại công ty Mẹ là nơi tập trung
của làm việc của Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc Tổng công ty và hệ thống các phòng
ban giúp việc cho ban giám đốc .
Cơ cấu tổ chức chức của TCT
Sơ lược về các đơn vị hành chính trong tổng công ty:
Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Công ty mẹ : Công ty mẹ được tổ chức, hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Công ty mẹ có cơ cấu tổ chức quản lý như sau :
• Hội đồng quản trị (gồm Chủ tịch, các thành viên HĐQT) và Ban Kiểm soát, Ban Nghiên
cứu chiến lược phát triển Tập đoàn;
• Ban Tổng giám đốc (gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng);
• Bộ máy giúp việc gồm các ban chuyên môn, nghiệp vụ.
• Các Ban điều hành, quản lý dự án;
• Các Chi nhánh, đại diện, Văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước;
• Các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc;
• Các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ, đào tạo, tin học…
5
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
5
Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức hiện tại của Tổng công ty Sông Đà
Theo mô hình cơ cấu tổ chức này công ty mẹ nắm cổ phân các công ty con, nằm
quyền kiểm soát các công ty con và công ty liên kết. Trên Tổng công ty cơ cấu phân chia
theo sơ đồ cơ cấu chức năng. Theo cơ cấu này nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các
6
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
6
bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những người lãnh đạo

được chuyên môn hóa chỉ đảm nhận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định.
Bộ máy quản lý của công ty gồm có:
Ban Tổng giám đốc :
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện cho các cổ đông của các công ty con và
công ty liên kết. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh các cổ đông của toàn TCT để
quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là bộ
phận có vị trí cao nhất trong TCT, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của ban giám đốc
TCT và bản thân công TCT như quyết định liên quan đến việc sở hữu TCT, liên quan tới
nhân sự chủ chốt của TCT, liên quan đến cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của
TCT…
+ Ban kiểm soát : Là ban kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong quản
lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê
và lập báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tài chính. Can thiệp vào hoạt động của TCT khi
cần, kiểm tra bất thường.
+ Chủ tịch hội đồng quản trị : Là người được đảng và nhà nước giao trách nhiệm
đại diện phần vốn của nhà nước trong TCT, là người có quyền cao nhất điều hành và chịu
trách nhiệm về hoạt động của TCT theo pháp luật, điều lệ và nghị quyết của hôi đồng cổ
đông. Nhiệm vụ là phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
+ Tổng Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của Tổng công ty, chỉ đạo trực tiếp
mọi hoạt động làm việc của Tổng công ty. Thực hiện theo các phương án kinh doanh đã
được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội đồng cổ đông. Trình hội đồng quản
trị các báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của TCT , chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động kinh doanh của TCT trước đại hội đồng cổ đông.
+ Phó Tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và cùng chỉ đạo các vấn
đề tring Tổng công ty mà Tổng giám đốc giao cho. Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi
vắng, hoặc được giám đốc ủy quyền để giải quyết và điều hành công tác tổ chức tài chính,
sản xuất kinh doanh.
- Bộ máy giúp việc gồm các ban chuyên môn nghiệp vụ như sau:
7
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48

7
+ Văn phòng:
Chức năng
o Là đầu mối tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo Tổng công ty điều hành , chỉ đạo thống
nhất và tập trung trong hoạt động SXKD của TCT.
o Quản lý công tác hành chính , quản trị,tiếp tân, cơ sở vật chất , phương tiện làm việc đi lại,
phục vụ cho các đồng chí lãnh đạo TCT và CBCNV
Nhiệm vụ:
o Tổ chức điều hành công tác thông tin , tổng hợp tình hình ,xử lý công việc theo nhiệm vụ
được phân công, giúp lãnh đạo TCT về mặt pháp chế hành chính trong công tác soạn thảo
và ban hành các văn bản pháp quy.
o Công tác quản lý công văn giấy tờ , tổ chức thực hiện công tác văn thư và công tác lưu trữ.
o Tham mưu giúp lãnh đạo TCT trong công tác đối nội, đối ngoại.
o Hướng dẫn các đơn vị trong TCT triển khai công tác khen thưởng, đồng thời làm nhiệm vụ
Thường trực Hội đồng khen thưởng của TCT.
o Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các văn phòng đại diện thực hiện chế độ chức trách và
quan hệ công tác , lề lối làm việc theo đúng Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT và các
quy chế, chức năng , nhiệm vụ được giao.
o Thực hiện công tác quản trị hành chính, quản lý quỹ nhà ở của TCT , quản lý các cơ sở vật
chất, tài sản của cơ quan TCT.
o Đảm bảo hoạt động bình thường và công tác thực hành tiết kiệm của cơ quan TCT
o Tổ chức và triển khai thực hiện công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ trong cơ quan.
o Quản lý và điều hành tổ chức xe con phục vụ việc đưa đón cán bộ đi lại và làm việc đảm
bảo an toàn về người và phương tiện.
o Mua sắm các trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ cơ quan.
o Đảm bảo điện thoại, điện nước sinh hoạt trong cơ quan.
o Tổ chức phục vụ nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo , tiếp khách , hội họp, hội nghị.
o Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ , khám và điều trị bệnh thông thường cho CBCNV cơ quan
TCT.
8

Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
8
+ Phòng quản lý kỹ thuật
Tham mưu giúp việc cho cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty về
các lĩnh vực:
o Quản lý công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn.
o Quản lý tiến độ thi công xây - lắp.
o Quản lý chất lượng và nghiệm thu công trình.
o Quản lý công tác bảo hộ lao động.
o Quản lý công tác khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ.
+ Phòng Kế hoạch
. Tham mưugiúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty (Công
ty Mẹ) trong các lĩnh vực:
o Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê.
o Công tác quản lý vật tư và sản xuất công nghiệp.
o Công tác đấu thầu nội bộ, chỉ định thầu của Công ty Mẹ.
+ Kinh tế:
Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các
lĩnh vực:
o Quản lý Kinh tế các dự án, các công trình.
o Quản trị doanh nghiệp.
o Công tác Hợp đồng kinh tế.
o Công tác Tiếp thị, đấu thầu.
o Công tác quản lý, phát triển Thương hiệu.
+ Phòng đầu tư
Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về
công tác quản lý đầu tư của toàn bộ tổ hợp Công ty mẹ – Công ty con đối với các Dự án
đầu tư và xây dựng, Dự án mua sắm máy móc thiết bị, Dự án đầu tư đổi mới công nghệ
bao gồm các lĩnh vực sau:
9

Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
9
- Công tác xây dựng quy chế quản lý hoạt động đầu tư của Tổng công ty theo mô
hình công ty mẹ – công ty con.
- Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư và xúc tiến đầu tư.
- Công tác lập Dự án đầu tư, thẩm định, thẩm tra Dự án đầu tư.
- Công tác giám sát, đánh giá Dự án đầu tư.
- Công tác liên danh liên kết, hợp tác đầu tư.
+ Phòng tổ chức – đào tạo:
Chức năng: Tham mưu giúpviệc cho HĐQT , TGĐ công ty về các lĩnh vực:
o Công tác xây dựng chiến lược , kế hoạch sắp xếp, đổi mới tổ chức và phát triển nguồn
nhân lực.
o Công tác tổ chức, công tác cán bộ
o Công tác chế độ chính sách đối với người lao động.
o Công tác đào, Tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực.
o Công tác thanh tra, kiểm tra một số công tác liên quan
Nhiệm vụ:
o Công tác soạn thảo và ban hành các văn bản
o Công tác xây dựng phát triển nguồn nhân lực
o Công tác tổ chức, cán bộ
o Công tác chế độ chính sách đối với người lao động.
o Công tác đào tạo và tuyển dụng
+ Phòng tài chính – kế toán:
Chức năng
o Là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đôc TCT
trong lĩnh vực Tài Chính - Kế Toán – Tín Dụng của tổng công ty mẹ
o Giúp HĐQT và TGĐ kỉêm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong công ty mẹ
theo các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước và của TCT .
o Là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và TGĐ của TCT quản lý chi phí của công ty
mẹ

10
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
10
o Thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị phụ thuộc công ty mẹ.
Nhiệm vụ
o Quản lý chi phí
o Quản lý doanh thu
o Quản lý tiền
o Quản lý tồn kho
o Quản lý công nợ, tổ chức theo dõi , thu hồi công nợ phải thu
o Quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm tài sản cố định, tham gia
các dự án đầu tư cảu TCT.
+ Phòng hợp tác quốc tế (Thành lập mới):
o Quản lư các hoạt động hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế và công tác đối ngoại của Tập
đoàn;
o Tổ chức thực hiện: Công tác lễ tân, khánh tiết đối ngoại, khai trương triển lãm trong và
ngoài nước của Tập đoàn;
o Theo dõi và quản lý các hoạt động của Tổng công ty trong các tổ chức Quốc tế và khu vực
(WTO, ASEAN, APEC...);
5. Tình hình sản xuất kinh doanh.
5.1 Đánh giá chung
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với tất cả các đơn vị sản
xuất kinh doanh. Để có được kết quả sản xuất kinh doanh tốt cần phải có một sự phân phối
hợp đồng bộ ăn khớp, hiệu quả khoa học giữa tất cả các khâu các bộ phận của công ty với
nhau. Đặc biệt TCT Sông Đà là một công ty xây dựng càng đòi hỏi công ty cần phải có
một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề phải cao để hoàn thành tốt các
công trình lớn.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đấy cho thấy tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng vững bước đi lên. Ngoài nhiệm vụ chính là
thi công xây lắp công ty còn mở rộng kinh doanh các lĩnh vực khác như: Kinh doanh khác

11
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
11
sạn, kinh doanh vật tư, làm dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà… Đây là lĩnh vực mới
nhưng công ty đã cố gắng phát triển kinh doanh và đạt được những thành tích nhất định.
Về cơ sở vật chất: Tính đến 30/6/2009, tổng tài sản đạt 31.000 tỷ đồng, gấp 15,1 lần so
với thời điểm 31/12/1999 (2.049 tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu đạt trên 7.000 tỷ đồng, gấp 28
lần so với thời điểm 31/12/1999 (260 tỷ đồng).
Tổng tài sản của TCT tăng lên rất nhiều lần ( 15.1 lần so với năm 1999 ), Tổng tài sản
của năm 2008 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005, đồng thời vốn chủ sở hữu cũng tăng gấp
28 lần so với năm 1999. Điều đó đồng nghĩa với khả năng tài chích của TCT tăng lên gấp
rất nhiều lần, giảm khả năng rui ro khi đầu tư. Thể hiện ở viêc TCT đã có nhiều dự án đầu
tư phát triển ở nhiều lĩnh vực ngoài lĩnh vực xây dựng như sản xuất kinh doanh như sản
xuất hàng tiêu dùng, hàng may mặc, tư vấn xây dựng,.....đồng nghĩa với việc đầu tư vốn
của các nhà đầu tư vào các dự án tăng, làm tăng lượng vốn chủ sở hữu.Tổng mức đầu tư
của năm 2005 so với 2008 tăng lên gần 3.6 lần.
Hai bảng thống kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT dưới đây sẽ cho
chúng ta cái nhìn chi tiết về tình hinh sản xuất kinh doanh của TCT Sông đà qua các năm
từ 2005 -2009.
Bảng 2 : Một số chỉ tiêu kinh tế Tổng Công Ty Sông Đà 9 tháng đầu năm 2009.
Tổng giá trị SXKD thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 15.206 tỷ đồng/KH 9 tháng: đạt 74% KHN
Doanh thu thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 12.167 tỷ đồng/KH 9 tháng: đạt 72% KHN
Lợi nhuận thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 1.022 tỷ đồng/KH 9 tháng: đạt 114% KHN
Nộp nhà nước 9 tháng đầu năm 2009 663 tỷ đồng/KH 9 tháng: đạt 83% KHN
Giá trị đầu tư thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 4.980 tỷ đồng/KH 9 tháng: đạt 63% KHN
Thu nhập BQ 1 công nhân /tháng 5.4 triệu đồng / công nhân/ tháng
12
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
12
Bảng 3 : Một số chỉ tiêu Kinh tế chủ yếu của TCT Sông Đà năm 2005 – 2008.

TT Các chỉ tiêu
Đơn
vị
2005 2006 2007 2008
1 Tổng giá trị TS Tỷ. đ 10.722 14.076 21.922 26.893
2 Tổng giá trị SX Tỷ. đ 7.375 10.501 15.300 18.510
3 Doanh thu Tỷ. đ 6.100 8.339 8.700 10.620
4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ. đ 260 452 836 811
5 Nộp ngân sách Tỷ. đ 388 426 620 730
6 Thu nhập BQ(đ/ng. tháng) Tr. đ 1.8 2.1 2.4 3.3
7 Tổng mức đầu tư Tỷ. đ 2.185 4.186 7.417 7.517
Nguồn : Thực trạng hoạt động của tổng công ty sông đà trong đề án thành lập
Tập đoàn xây dựng Việt nam – Phòng tổ chức đào tạo TCT
- Tổng công ty đã có sự gia tăng về tổng giá trị sản xuất lên gâp nhiều lần,doanh thu và lợi
nhuận của TCT đều tăng lên một cách đột phá, Tổng giá trị sản xuất năm 2008 tăng hơn 2,5
lần so với năm 2005, tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm đạt 82% so với năm 2008.Lợi
nhuận trước thuế từ năm 2005-2008 tăng hơn 3 lần, doanh thu tăng hơn 1,7 lần.Nhờ tăng
vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản và sự mở rộng đầu tư hợp lý TCT đã có sự tăng đột phá
về doanh thu, lợi nhuận, làm thu nhập của CBCNV trong TCT tăng nhanh. Từ năm 2005-
2008 tăng gần gấp 2 lần. Năm 2008 so vơi 9 tháng đầu năm 2009 thu nhập bình quân của
CBCNV tăng 1,6 lần.
Có được những thành tựu trên là do TCT đã có những sự thay đổi về :
- Cơ cấu thay đổi theo hướng có hiệu quả cao.
- Công nghệ sản xuất trình độ quản lý ngày càng được nâng cao.
- Năng lực tài chính lớn mạnh không ngừng
- Sản xuất kinh doanh đạt lợi nhuận cao.
Sau đây sẽ là nhận xét cụ thể từng lĩnh vực kinh doanh để có cái nhìn cụ thể hơn nữa
về tình hình sản xuất kinh doanh của TCT SĐ
5.2. Nhận xét cụ thể từng lĩnh vực kinh doanh của TCT.
13

Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
13
Hiện tại TCT có tham gia 3 lĩnh vực kinh doanh chính là xây lắp ( các công trình
thủy điện, thủy lợi, các công trình thuộc lĩnh vực bưu điện, viễn thông, các công trình dân
dụng….) , sản xuất công nghiệp ( Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và gia công hàng
may mặc, vỏ bao xi măng…), kinh doanh dịch vụ (tư vấn xây dựng, cung cấp tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng, xuất khẩu lao động…). Dưới đây là sơ đồ nêu lên kết quả sản
xuất kinh doanh đã đạt được của TCT trên 3 lĩnh vực trên từ năm 2004-2008.
Sơ đồ 5: Kết quản sản xuất kinh doanh đã đạt được từ 2004 – 2008
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng
Nguồn : Đề án thành lập tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam- Phòng tổ chức
đào tạo TCT.
+ Xây lắp
Ngoài các ngành nghề chính là xây dựng thủy điện, ngày nay Tổng công ty đã mở
rộng ra các ngành nghề khác như: xây lắp công nghiệp, dân dụng, hạ tầng với tốc độ tăng
14
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
14
trưởng trung bình 20% năm, tỷ trọng xây lắp trong cơ cấu sản xuất chung từ 60 ÷ 70%,
công nghệ được đổi mới thường xuyên, trình độ tay nghề của CBCNV đã đợc nâng cao.
+ Về sản xuất công nghiệp: cơ cấu ngành nghề về sản xuất công nghiệp đã đợc mở
rộng. Năm 1997, Tổng công ty mới chỉ có 2 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng, may mặc
500 đầu máy...đến nay đã có 1 nhà máy cán thép công suất 250.000 tấn/năm, 1 nhà máy
sản xuất phôi thép công suất 400.000 tấn/năm, 1 nhà máy xi măng công suất 2,2 triệu
tấn/năm đang xây dựng... Hiện nay, Tổng công ty đã đi vào vận hành 11 nhà máy thủy điện
với tổng công suất lắp máy 328MW, tổng điện lượng hằng năm 1,431 tỷ KWh.
+ Về kinh doanh dịch vụ: Kinh doanh đô thi và hạ tầng, tư vấn thiết kế, công tác, xuất
khẩu lao động chiếm 10% doanh thu của Tổng công ty.
Ngoài 3 lĩnh vực trên TCT trực tiếp bỏ vốn kinh doanh TCT còn tham gia góp vốn
đầu tư thu lợi nhuận cao ở một số lĩnh vực xây dựng và sản xuất.

o Lĩnh vực đầu tư:
Hiện nay, Tổng công ty thực hiện đầu tư và làm thủ tục đầu tư 16 dự án thủy điện với
tổng mức đầu tư 51.000 tỷ đồng (≈ 2,83 tỷ USD), công suất lắp đặt 2.500 MW; các dự án
vật liệu xây dựng: nhà máy xi măng với công suất 2,2 triệu tấn/năm; nhà máy phôi thép
400 nghìn tấn/năm... và các dự án nâng cao năng lực và công nghệ thi công xây lắp với
tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng (≈ 166,7 triệu USD). Đầu tư nâng cao năng lực tư vấn,
đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề. Đã liên kết với các Tổng công
ty, các Tập đoàn kinh tế đầu tư các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, trồng cây công
nghiệp...
II. Các nhân tố liên quan tới đào tạo và phát triển tại TCT Sông Đà.
1. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Sông Đà lần thứ IX đã nêu rõ: "Xây dựng
và phát triển nguồn lực con người Sông Đà mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ
học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ
mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn". Chính sách phát
triển nguồn lực Sông Đà trong thời gian tới là:
15
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
15
 Nâng cao năng lực quản lý điều hành của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Xây
dựng và làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt
vừa đáp ứng nhiệm vụ lâu dài của Tổng công ty.
- Tổng công ty kết hợp giữa đào tạo mới, đào tạo lại, vừa tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty.
- Kết hợp việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quả lý doanh nghiệp với
đào tạo trình độ chính trị và trình độ ngoại ngữ. Thực hiện đến hết năm 2005 tất cả cán bộ
quản lý từ cấp xí nghiệp, chi nhánh trở lên phải được học qua các lớp quản lý, về pháp luật,
về tin học để phù hợp với sự phát triển của Tổng công ty trong giai đoạn tới.
 Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về số lượng Cán bộ kỹ thuật thi công, cán bộ tư vấn
giám sát, cán bộ kinh tế tại các công trình, dự án trọng điểm của Tổng công ty.

- Thường xuyên tổ chức các lớp cho đội ngũ cán bộ quản lý các dự án, cán bộ làm công tác
tư vấn giám sát.
- Kết hợp với các Trường Đại học Thuỷ lợi, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học
Mỏ Địa chất và Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng liên tục mở các lớp đào
tạo kỹ sư tư vấn giám sát tại các công trường của Tổng công ty.
- Tập huấn cán bộ quản lý theo mô hình tổ chức quản lý mới, có chương trình học tập cho
từng cấp quản lý.
 Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có kỷ luật cao, nhất là các nghề
theo chuyên ngành mạnh của Tổng công ty.
- Thường xuyên quan tâm gìn giữ và phát huy đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành
nghề tạo cho họ điều kiện học tập, rèn luyện, gắn bó họ bằng lợi ích trong cuộc sống và
gắn bó bằng truyền thống của Tổng công ty.
- Tổng công ty đầu tư nâng cấp trường đào tạo công nhân kỹ thuật và bổ sung đội ngũ giáo
viên của Tổng công ty để làm nhiệm vụ đào tạo cho đội ngũ công nhân kỹ thuật của Tổng
công ty đạt được trình độ, tiêu chuẩn theo yêu cầu.
16
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
16
 Khuyến khích, tạo điều kiện cho CBCNV tự học tập để nâng cao trình độ tay nghề.
Đẩy mạnh phong trào kèm cặp kỹ sư, cử nhân và công nhân kỹ thuật mới ra trường
trong toàn Tổng công ty.
2. Phòng ban chuyên trách về ĐT & PT.
Phòng tổ chức đào tạo của TCT có nhiệm vụ chuyên trách về công tác ĐT & PT
nguồn nhân lực trong tổng công ty. Phòng này có chức năng và nhiệm vụ như sau:
2.1. Chức năng
- Tham mưu giúpviệc cho HĐQT, TGĐ công ty về các lĩnh vực:
+ Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch sắp xếp, đổi mới tổ chức và phát triển
nguồn nhân lực.
+ Công tác tổ chức, công tác cán bộ.
+ Công tác chế độ chính sách đối với người lao động.

+ Công tác đào, Tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra một số công tác liên quan.
2.2. Nhiệm vụ về đào tạo và tuyển dụng
- Lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực dựa trên kế hoạch sản xuất
kinh doanh từng giai đoạn, hàng năm theo định hướng phát triển của TCT.
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý , cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ
và tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu SXKD của toàn TCT, đào tạo hệ
thống nghành nghề có đủ trình độ và có bằng cấp,chứng chỉ theo thông lệ quốc tế.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn và tuyển dụng cán bộ, chyên viên ,
nhân viên, công nhân kỹ thuật của công ty mẹ theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với cơ chế
quản lý tiên tiến và hiện đại.
- Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng , kèm cập nâng cao trình độ cán bộ đương
nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ, tin học , ngoại ngữ.
- Tổ chức tuyển dụng hoặc hướng dẫn các đơn vị tuyển dụng lao động theo yêu cầu nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh.
17
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
17
- Tổ chức thi sát hạch theo quy hoạch, kế hoạch về sử dụng nhân lực để tuyển chọn , sắp
xếp lại cán bộ , chuyên viên, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ.
- Tổ chức hoặc tư vấn về nâng bậc thợ, tổ chức luyện tay nghề , thi năng lực, thi thợ giỏi cho
người lao động.
- Tư vấn và hỗ trợ đơn vị trong việc sắp xếp lại lao động cho phù hợp năng lực , cấp bậc
với công việc được giao.
- Ký kết hợp đồng và phối hợp với các học viên , viện nghiên cứu , các trường đại học, các
trường quản lý kinh tế, trường chính trị trong và ngoài nước để thực hiện chương trình đào
tạo , bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản ly, điều hành , các kỹ sư, kỹ thuật, cử
nhân kinh tế, tư vấn giám sát kỹ thuật , lớp quản lý đầu tư, lý luận chính trị cao cấp,... và
các lĩnh vực khác như việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới phục vụ cho
sản xuất kinh doanh,

- Ký kết hợp đồng với các trường công nhân kỹ thuật và dạy nghề trong và ngoài nước để
đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhân lực cho SXKD.
- Xây dựng phương án tuyển dụng, đào tạo nâng cao chất lượng giáo viên để chuẩn hoá đội
ngũ giáo viên đủ mạnh cho Trường Cao Đẳng nghề Sông Đà và Trường CNKT Sông Đà.
3. Việc quản lý công tác đào tạo – huấn luyện.
Công tác quản lý lĩnh vực đào tạo huấn luyện trong những năm qua cơ bản đã đi vào nề nếp,
thực hiện đúng các quy định, quy chế của nhà nước và của ngành xây dựng về công tác đào tạo
huấn luyện. Đa số các cán bộ được phân công theo dõi công tác đào tạo huấn luyện đều phát huy
tốt vai trò trách nhiệm trong công việc, hăng hái, nhiệt tình, tận tuỵ với công tác đào tạo huấn
luyện. Công tác đào tạo lao động được tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới, đó là điều kiện rất
quan trọng để đinh hướng và thống nhất trong công tác đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực
cho TCT. Hầu hết các cán bộ chuyên trách đều được đào tạo cơ bản và có hiểu biết về lĩnh vực đào
tạo.
4. Tình hình nhân lực TCT trong những năm gần đây.
4.1 Nhận xét chung tình hình nhân lực ơ TCT.
18
Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48
18

×