THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN TÂY HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Tây Hà Nội
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng
thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư
vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, để đáp ứng nhu
cầu phát triển của cơ chế thị trường, hoạt động ngân hàng thương mại được thay
đổi về cơ bản và toàn diện với hai pháp lệnh ngân hàng 23/5/1990, hệ thống
ngân hàng nước ta đã chuyển từ một cấp sang hai cấp, tách biệt hai chức năng
quản lý và kinh doanh. NHNo&PTNT từ khi ra đời chủ yếu hoạt động tại các
tỉnh, huyện. Sau một thời gian, cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường đã
lập các chi nhánh ở các quận để phục vụ các tầng lớp nhân dân cũng như các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Cũng chính vì lý do đó, NHNo&PTNT,
chi nhánh Tây Hà Nội đã được thành lập theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT –
TCCB (Quyết định của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam). Theo đó:
• Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà
Nội
• Trụ sở chính: Đặt tại số 115, phố Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển thôn Tây Hà Nội là Chi
nhánh Ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam, được đánh giá là một trong những Ngân hàng thương mại
lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một
Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước.
Trải qua gần 5 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Tây Hà Nội đã tự
tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hoà mình với sự phát triển vượt bậc của
hệ thống điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tính cho đến nay, chi
nhánh đã tạo lập và xây dựng được một đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi nghiệp
vụ, nhiệt tình, đoàn kết cùng đưa chi nhánh phát triển vững mạnh.
Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà
Nội,tính đến nay Chi nhánh Tây Hà Nội đã có 4 Chi nhánh cấp II và 7 Phòng
giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh
chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng
yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường
sự hợp tác giữa các Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao
và giữ uy tín cũng như thương hiệu của Chi nhánh trên thị trường tài chính nội
địa và quốc tế.
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính
• Dịch vụ tiền gửi:
- Chi nhánh thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,
các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn
• Dịch vụ tín dụng:
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế
- Cho vay vốn, đồng tài trợ
- Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư
nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực
- Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán
bộ, CNV và các đối tượng khác
- Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong
nước và quốc tế.
• Dịch vụ thanh toán trong nước:
- Nhận tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho
các cá nhân và tổ chức kinh tế
- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước
- Thu, chi hộ
- Chi trả lương qua tài khoản,.....
• Dịch vụ kinh doanh đối ngoại:
- Chi nhánh Tây Hà Nội đang hướng tới phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh
toán qua Ngân hàng trên nền công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán hiện đại
- an toàn - tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế.
- Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu
(D/A,DP,CAD), chuyển tiền(TTR)
- Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phi thương mại.
- Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu.
- Thanh toán, chuyển tiền biên giới
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế
- Thu đổi ngoại tệ.
• Các sản phẩm dịch vụ khác:
- Thu tiền tại nơi yêu cầu của Khách hàng khi số dư tiền gửi đạt triên 100 triệu
đồng.
- Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các doanh
nghiệp, đơn vị tổ chức.
- Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa và quốc
tế.
- Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN Tây Hà Nội
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trên cơ sở nhận thức được
chức năng, nhiệm vụ của mình, trong thời gian qua chi nhánh NHNo&PTNT
Tây Hà Nội đã đạt được những kết quả nổi bật sau:
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Cùng với việc Ngân hàng NN&PTNT ngày càng được mở rộng và với sự
quan tâm đầu tư công nghệ hiện đại đúng mức, cán bộ công nhân viên được đào
tạo liên tục nhờ đó mà hoạt động huy động vốn của chi nhánh phát triển không
chỉ ở chất mà còn phát triển về lượng. (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2003-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng nguồn 852.093 2.463.529 2.672.541 2.751.395 3.644.808
Nội tệ 600.331 1.788.820 1.995.386 2.244.235 2.436.126
Ngoại tệ 251.762 674.709 677.155 507.124 511.239
Tiền gửi dân cư 17.599 713.956 1.016.296 1.425.077 1.503.081
Tiền gửi tổ chức kinh tế 52.950 499.400 372.525 1.123.431 1.214.203
Tiền gửi tổ chức tín dụng 637.555 972.847 963.750 202.851 164.231
Tiền gửi khác 143.989 277.326 320.000 320.000 252.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2007)
Bảng 2.1 cho thấy tổng nguồn huy động của chi nhánh liên tục tăng từ khi
mới thành lập và cũng thay đổi theo cơ cấu nhất định đối với từng đối tượng
khách hàng.
Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng từ 852.093 triệu
đồng năm 2003 lên 2.463.529 triệu đồng năm 2004, đến năm 2007 con số này
đã tăng lên tới 3.644.808 triệu đồng, gấp hơn 4 lần so với năm 2003.
Không chỉ có sự biến đổi tăng về lượng, cơ cấu nguồn huy động của từng
nhóm đối tượng khách hàng cũng có những thay đổi rõ rệt trong giai đoạn từ
2003 đến 2007 (Biểu đồ 2.1)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn huy động từ năm 2003 đến 2007
Từ biểu đồ có thể thấy trong cơ cấu huy động tiền gửi, việc huy động từ
nhóm khách hàng dân cư tăng lên một cách khá mạnh theo từng năm trong khi
từ nhóm các tổ chức tín dụng thì lại giảm tương đối. Điều này phù hợp với
chiến lược sản phẩm của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội là tung ra thị
trường các sản phẩm kích thích khối khách hàng dân cư đang ngày càng tăng ở
thành thị. Các sản phẩm có thể kể đến như: tiết kiệm điện tử, khuyến khích dân
cư dựa vào dự thưởng… đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi góp
phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003 số vốn huy động từ dân cư
là 17.599 triệu đồng chiếm 2% trong cơ cấu tổng nguồn huy động. Đến năm
2006 con số này tăng lên thành 1.425.077 triệu đồng và đóng góp tới 52%
trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Điều này thể hiện rất rõ chiến lược sản phẩm của chi nhánh NHNo&PTNT
Tây Hà Nội là hướng vào khách hàng khối dân cư thành thị. Đây là 1 hướng
phát triển hợp lý trong những năm qua, khi mà mức sống của người dân tăng
cao, nhu cầu gửi tiết kiệm ngày càng lớn. Sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn vốn
huy động cũng chứng tỏ rằng chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thực hiện
rất tốt và hiệu quả chiến lược hoạt động của mình trong thời gian qua.
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Bên cạnh huy động vốn thì mảng hoạt động sử dụng vốn đóng vai trò rất
quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại. Hoạt động sử dụng vốn của
ngân hàng thương mại rất đa dạng, có thể bao gồm: tín dụng, đầu tư tài chính,
bảo lãnh,…Tuy nhiên trong đó, nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất
và là nền tảng của sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Bởi vậy, hoạt
động sử dụng vốn được phản ánh qua tổng dư nợ của một ngân hàng.
NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống
NHNN, dư nợ tín dụng không ngừng tăng trong những năm qua, đặc biệt là
trong hai năm 2005 và 2006. (Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội (2003-
2006)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Dư nợ 409.020 966.384 1.272.077 1.496.963
Dư nợ nội tệ 380.757 680.760 977.156 1.127.763
Dư nợ ngoại tệ 28.253 285.624 292.920 369.200
Dư nợ theo thời
gian
409.020 966.384 1.270.077 1.496.963
Ngắn hạn 279.018 515.670 572.847 814.355
Trung hạn 130.002 232.490 444.155 296.573
Dài hạn 218.224 253.075 386.035
Dư nợ theo TPKT 409.020 966.384 1.270.077 1.496.963
Dư nợ Nhà nước 318.565 495.304 473.207 666.224
Dư nợ ngoài quốc
doanh
70.323 353.628 611.104 688.040
Hộ KD, TN cá thể 20.132 144.867 133.842 141.494
HTX 2.585 1.924 1.205
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2006)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổng dư nợ của NHNo Tây Hà Nội 2003-2006
Theo số liệu bảng 2, ta thấy dư nợ của Ngân hàng chủ yếu là dư nợ bằng
nội tệ, và dư nợ ngắn hạn. Điều này cũng thể hiện một điểm yếu của
NHNo&PTNT Tây Hà Nội hiện nay là chưa thu hút được những khách hàng
thực sự lớn, có mối quan hệ lâu dài.
Tổng mức dư nợ đến năm 2006 đạt 1.496.963 triệu đồng so với năm 2005 là
1.270.077 triệu đồng tăng xấp xỉ 20% và gấp gần 4 lần so với năm 2003. Điều này
thực sự cho thấy chi nhánh đã hết sức chú trọng vào việc cung cấp và phát triển các
sản phẩm tín dụng với nhiều tiện ích cho khách hàng.
Mặc dù trong năm 2005, tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động nhưng
bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà
Nội đã đưa ra được những giải pháp phát triển từ đó có những bước tiến mạnh
mẽ, được thể hiện cụ thể trong năm 2006:
- Dư nợ theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ: 1.127.763 triệu đồng chiếm 75% tổng dư nợ
+ Dư nợ ngoại tệ: 369.200 triệu đồng, chiếm 25% tổng dư nợ
- Dư nợ theo thời gian:
+ Dư nợ ngắn hạn: 814.355 triệu đồng, chiếm 54% tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung hạn: 296.537 triệu đồng chiếm 20% tổng dư nợ.
+ Dư nợ dài hạn: 386.035 triệu đồng chiếm 26% tổng dư nợ
- Dư nợ theo thành phần kinh tế:
+ Doanh nghiệp nhà nước: 666.224 triệu đồng chiếm 45% tổng dư nợ
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 688.040 triệu đồng chiếm 46% tổng
dư nợ.
+ Hợp tác xã: 1.205 triệu đồng.
+ Cá nhân, hộ gia đình: 141.494 triệu đồng, chiếm 8% tổng dư nợ
Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động được của ngân hàng, chủ yếu từ các
khách hàng cá nhân phần lớn được vay bởi các doanh nghiệp cả trong và ngoài
quốc doanh. Nguồn tín dụng này đã giải quyết được nhu cầu về vốn luôn rất lớn
của khối doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Tỷ lệ cho
vay các doanh nghiệp chiếm tối 91% tổng dư nợ nói lên rằng chi nhánh
NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là cầu nối, phối
hợp sự lưu chuyển vốn trong nền kinh tế một cách hiệu quả.
2.2.3. Kết quả kinh doanh
Trong những năm qua NHNo&PTNT Tây Hà Nội luôn cố gắng nâng cao
chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đặc biệt trong việc đổi mới về công
nghệ và văn hóa kinh doanh. Điều này đã giúp Ngân hàng phát triển không
ngừng và luôn đạt được những mục tiêu đề ra.
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh (2003-2007)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng thu 10.791 98.911 206.498 232.417 302.571
Tổng chi 14.429 80.459 176.353 195.631 247.312
Chênh lệch -3.638 18.452 30.145 36.786 55.205
Quỹ thu nhập 3.638 18.452 30.145 36.786 55.205
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2007)
Biểu đồ 2.3: Tổng thu, tổng chi và chênh lệch của chi nhánh
qua các năm 2003-2007
Tổng thu của chi nhánh không ngừng tăng lên nhất là trong giai đoạn 2004
đến 2005 tăng đột biến từ 98.911 triệu đồng lên tới 206.498 triệu đồng. Con số
về tổng thu, chênh lệch thu-chi có sự tăng trưởng đều (trừ năm đầu tiên thành
lập) phản ánh sự hoạt động có hiệu quả và chất lượng của ngân hàng.
2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNN Tây Hà Nội
2.3.1. Tình hình chung
Qua 5 năm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, Chi nhánh đã dần dần
xây dựng và phát triển dịch vụ này cả về số lượng và chất lượng.
a/ Quy trình thực hiện các nghiệp vụ:
Chi nhánh áp dụng quy trình các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã được
thống nhất trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là quy trình đạt
tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 từ năm 2001. Hơn
nữa, đây cũng là một quy trình hiện đại, được áp dụng chương trình hiện đại hóa
của NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo được tính chặt chẽ, hợp lý và mang tính
an toàn cao.
b/ Tình hình chung các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội
Kết quả chung của hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh từ
năm 2004 đến năm 2007 được thể hiện qua bảng (Bảng 2.4) sau
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại
NHNo Tây Hà Nội
Đơn vị: USD
Nghiệp vụ
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tỷ trọng (%)
2004 2005 2006 2007
Chuyển
tiền
15.078.796,41 17.108.322,41 15.347.253,76 23.536.623,01 57,4 57,5 46,0 34,0
Nhờ thu
1.001.634,5 1.103.745,2 1.337.405,3 1.834.352,21 3,8 3,7 4,0 2,7
L/C
10.185.414,30 11.524.118,94 16.677.432,66 43.845.699,37 38,8 38,8 50,0 63,3
Tổng
26.265.845,21 29,736.186,55 33.362.091,72 69.216.674,59
100
Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế
Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên NHNo Tây Hà
Nội, hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng qua các năm. Doanh số năm
2005 đạt trên 26 triệu USD tăng 10% so với năm 2004, năm 2006 đạt 33,362
triệu USD, tăng gần 12% so với năm 2005, tỷ lệ tăng này của năm 2007 so với
năm 2006 đạt xấp xỉ 45%.
Ngày nay trong hoạt động thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ luôn là
phương thức quan trọng nhất và được nhiều khách hàng lựa chọn, yêu cầu thực
hiện với số lượng và giá trị lớn nhất. Chính vì vậy tại Chi nhánh NHNo Tây Hà
Nội, phương thức tín dụng chứng từ cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn
chiểm trên 50% tổng doanh số thanh toán quốc tế). Và qua bảng trên cũng có
thể thấy được tỷ trọng của phương thức này vẫn đang có xu hướng tăng dần.
Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã và đang nỗ lực phát triển dịch vụ thanh toán
qua L/C. Tỷ trọng của các phương thức thanh toán còn lại có giảm trong những
năm gần đây nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng qua các năm. Hơn nữa, Chi nhánh
hiện đang cố gắng mở rộng các hình thức thanh toán, phát triển các sản phẩm
dịch vụ thanh toán quốc tế mới như thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du
lich…
Hoạt động thanh toán quốc tế đã luôn giữ vai trò tích cực đối với hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh. Trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động
và nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách,
trong khi đó cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực đang diễn ra ngày
càng gay gắt, Chi nhánh NHNo Tây Hà Nội đã luôn nỗ lực nâng cao chất lượng
và mở rộng các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt luôn chú trọng đến các biện pháp
nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới.
Nhờ vậy hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh vẫn luôn giữ vai trò quan
trọng và phát triển cả về qui mô lẫn chất lượng.
2.3.2. Tình hình thực hiện thanh toán theo từng phương thức
2.3.2.1. Chuyển tiền
Phương thức này hiện đang được sử dụng khá rộng rãi, khách hàng thực
hiện phương thức chuyển tiền chủ yếu là các doanh nghiệp đã có tài khoản
thanh toán tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Từ năm 2004, doanh số chuyển tiền
của chi nhánh có những chuyển biến như sau. (Bảng 2.5)
Bảng 2.5: Doanh thu của phương thức chuyển tiền (2004-2007)
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Hàng xuất khẩu (USD) Hàng nhập khẩu (USD)
Số món Số tiền Số món Số tiền
Năm 2004 367 10.231.948,34 213 4.846.848,07
Năm 2005 459 12.018.874,3
5
234 5.089.448,06
Năm 2006 378 9.797.377,59 258 5.549.876,17
Năm 2007 419 6.209.685,89 335 17.326.937,12
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004-2007)
Theo bảng số liệu ta thấy, từ năm 2004 đến cuối năm 2005 doanh số tăng
lên từ 102,3194 triệu USD lên 120,188 triệu USD, chiếm khoảng 28,5% tổng
doanh số TTQT. Bên cạnh tăng về doanh số là tăng cả về số món chuyển tiền
(từ 367 lên 495). Điều này là dễ hiểu do năm 2005 là năm Việt Nam thực hiện
mở cửa nền kinh tế một cách mạnh mẽ, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển
mạnh.
Tuy nhiên đến năm 2006 doanh số chuyển tiền của chi nhánh giảm tương
đối lớn xuống chỉ còn 97,973 triệu USD và tỷ trọng trong tổng doanh số TTQT
chỉ là 19%. Tỷ trọng doanh số chuyển tiền giảm chủ yếu là do các khách hàng
lớn chuyển sang thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ để đảm bảo an
toàn hơn cho hợp đồng của mình, các doanh nghiệp tham gia chuyển tiền chỉ
chiếm một lượng nhỏ. Thêm vào đó, một số khách hàng không phát sinh giao
dịch làm giảm nghiêm trọng doanh thu của chi nhánh.
2.3.2.2. Nhờ thu
Do đặc thù của phương thức nhờ thu là quyền lợi của nhà xuất khẩu không
được đảm bảo trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng nếu thị trường
có biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của họ, vì vậy các nhà xuất khẩu
hiếm khi sử dụng phương thức này nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta hiện
nay.
Tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội, nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng
từ là chủ yếu. Phương thức đảm bảo quyền lợi nhà xuất khẩu hơn so với nhờ thu
trơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua.
Xuất phát từ những đặc trưng trên mà hoạt động thanh toán nhờ thu của chi
nhánh không chiếm tỷ trọng lớn trong TTQT. (Bảng 2.6)
Bảng 2.6: Doanh thu của phương thức nhờ thu (2004-2007)
Đơn vị: USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số món 22 30 43 44
Doanh số 1.001.634,5 1.103.745,2 1.337.405,3 1.834.352,21
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004-2007)
Biểu đồ 2.4: Doanh thu phương thức nhờ thu năm 2004-2007
Doanh số thu được từ hoạt động nhờ thu tăng dần qua các năm nhưng tăng
với tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu từ
TTQT. Ngay cả khi doanh số cao nhất vào năm 2007 đạt 18,343 triệu USD cũng
chỉ chiếm 5,03% trong tổng doanh số đạt được. Mặc dù vậy, chi nhánh cũng đã
tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình thanh toán này khi doanh nghiệp có
nhu cầu chi trả các khoản tiền đi kèm tiền hàng như cước phí vận tải, phí bảo
hiểm, thu tiền hàng gửi bán.. do chúng có những đặc điểm là đi kèm với việc
giao hàng mang giá trị không lớn, phù hợp với loại hình thanh .toán có chi phí
tương đối thấp như nhờ thu.
2.3.2.3. Tín dụng chứng từ
+ Mở L/C nhập khẩu:
Các khách hàng thực hiện mở L/C nhập ở chi nhánh chủ yếu là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp Nhà Nước tham gia
trao đổi mua bán với các đối tác nước ngoài. Với những thủ tục phức tạp hơn so
với các phương thức khác nhưng đây là một phương thức có sự đảm bảo một
cách tương đối cho các bên tham gia thanh toán nên phương thức này hiện nay
được sử dụng nhiều. Doanh số mở L/C nhập qua các năm như sau:
Bảng 2.7: Doanh số mở L/C nhập khẩu
Đơn vị: USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số món 113 132 171 243
Doanh số 9.926.183,11 11.237.525,44 14.274.568,80 40.425.417,4
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004-2007)
Đơn vị: USD
Biểu đồ 2.5: Doanh thu phương thức mở L/C năm 2004-2007
Bảng tổng kết cho thấy doanh số mở L/C tăng đều trong các năm 2004,
2005, 2006 và tăng mạnh đột biến vào năm 2007. Điều này là dễ hiểu, do từ
năm 2007, với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, các quan hệ
thương mại của Việt Nam phát triển rộng chưa từng thấy, hoạt động xuất nhập
khẩu diễn ra rất nhộn nhịp. Một loạt các mặt hàng ngoại nhập được giảm thuế
xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết nên nhu cầu mở L/C nhập cũng tăng lên
tương ứng. Trong khi năm 2005 và 2006 doanh số mở L/C nhập lần lượt là:
112,375 triệu USD và 142,745 triệu USD thì năm 2007 con số này đã tăng vọt
và đạt tới 404,251 triệu USD. Kết quả này có được cũng một phần nhờ vào việc
phuơng thức thanh toán bằng L/C dần được các doanh nghiệp sử dụng thường