Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.06 KB, 26 trang )

: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI
3.1. Những định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại
NHNo Tây Hà Nội
3.1.1. Định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam
Đẩy mạnh và tập trung hoàn thiện căn bản hệ thống quản lý rủi ro theo
thông lệ là cơ sở tập trung chỉ đạo nâng cao toàn diện chất lượng các mặt hoạt
động kinh doanh đẩy mạnh tăng trưởng toàn diện trên nền tảng bền vững, tập
trung đầu tư đồng bộ tạo sự bứt phá phát triển dịch vụ, lấy công nghệ là cốt lõi
tạo đà phát triển dịch vụ, tăng trưởng cả về quy mô, chất lượng, đa dạng sản
phẩm và tiện ích. Thực hiện tiết kiệm, đẩy lùi lãng phí tăng cao hiệu quả kinh
doanh và dồn lực trích dự phòng rủi ro chỉ đạo phân loại nợ xấu trung thực,
chính xác, tập trung quyết liệt xử lý cơ bản nợ xấu thương mại. Hoàn thành vượt
mức kế hoạch lợi nhuận.
Trong đó mục tiêu phương châm kinh doanh là “Chất lượng - Tăng trưởng
bền vững - Hiệu quả - An toàn” và trong quan hệ với khách hàng,
NHNo&PTNT Việt Nam luôn nêu cao phương châm hành động “Vì sự thịnh
vượng và phát triển bền vững của khách hàng”, quan hệ giữa Agribank và bạn
hàng là mối quan hệ “hợp tác cùng phát triển”, cùng chia sẽ kinh nghiệm, khó
khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng với cam kết “cung cấp những sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”.
3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của NHNo Tây Hà Nội
- Bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, mục tiêu nhiệm vụ
kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển bền vững: Lấy an toàn, chất
lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu. Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với
an toàn và kiểm soát được rủi ro.
- Bảo đảm đủ nguồn vốn với cơ cấu hợp lý cho hoạt động.
- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tập trung vào các hoạt động phi tín dụng,
dịch vụ phục vụ vụ truyền thống, đưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ mới.


- Xử lý từng bước nợ tồn đọng, tận thu nợ xấu, nợ ngoại bảng, trích đủ dự
phòng rủi ro và kiểm soát được rủi ro.
Các chỉ tiêu cụ thể: (giai đoạn 2000-2010)
1. Tăng trưởng tổng tài sản bình quân 14 %/ năm
2. Tăng trưởng vốn huy động 14 %/ năm
3. Tăng trưởng vốn huy động cuối kỳ 15 – 18 %/ năm
4. Tăng trưởng tín dụng bình quân 20 %/ năm
5. Tăng trưởng tín dụng cuối kỳ 18 – 25 %/ năm
6. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 10 – 15 %/ năm
7. Thu dịch vụ ròng chiểm tỷ trọng 30 – 32 % lợi nhuận
8. Tỷ lệ nợ quá hạn 1%
3.1.3. Kế hoạch phát triển của NHNo Tây Hà Nội
Trong những năm tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo Tây Hà
Nộivẫn tiếp tục bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và
mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Kế hoạch phát triển nguồn vốn:
+ Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng tăng trưởng nguồn
vốn là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu,
nắm bắt tình hình biến động lãi suất thị trường trong và ngoài địa bàn để điều
chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp và đảm bảo kinh doanh theo đúng sự chỉ đạo
của NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Tăng cường các giải pháp quảng cáo tiếp thị sản phẩm mới và nâng cao
phong cách giao dịch phục vụ khách hàng và thực hiện có hiệu quả các loại sản
phẩm dịch vụ huy động vốn.
+ Nguồn vốn huy động được cân đối và sử dụng có hiệu quả cao, đồng thời
đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng.
- Kế hoạch sử dụng vốn:
+ Luôn bám sát mục tiêu giới hạn tín dụng cao nhất và cơ cấu giới hạn tín
dụng do trung ương giao.
+ Thực hiện phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định

493/2005/QĐ – NHNN và hướng dẫn 2695/CV – QLTD1 của NHNo&PTNT
Việt Nam.
+ Luôn tuân thủ và cẩn trọng trong nghiệp vụ tín dụng, lấy chất lượng tín
dụng – an toàn, cho vay – hiệu quả đầu tư làm mục tiêu, động lực phát triển bền
vững.
+ Ưu tiên đối với các dự án phát triển kinh tế địa phương, thực hiện phục
vụ trọn gói các sản phẩm tín dụng gắn với dịch vụ (từ mở tài khoản hoạt động,
tín dụng, bảo lãnh, mở L/C… bằng nội tệ và ngoại tệ, thanh toán trong và ngoài
nước).
+ Không ngừng gia tăng chất lượng và quy mô dư nợ có đảm bảo bằng tài
sản đối với các khoản vay của khách hàng.
- Về phát triển dịch vụ:
+ Tăng cường quảng bá rộng rãi các loại hình dịch vụ thông qua các hoạt
động truyền thống, chú trọng đến thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng
như đài truyền hình, báo chí.. .để nhân dân và khách hàng được biết đến.
+ Vận dụng linh hoạt các cơ chế nhằm khuyến khích các khách hàng sử
dụng tiện ích sản phẩm dịch vụ truyền thông, dịch vụ mới như rút tiền ATM,
Phone banking, Home banking…
+ Mở rộng dịch vụ ngân hàng tự động tại địa bàn thuận lợi, có tính quảng
bá.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế tại NHNo Tây Hà Nội
3.2.1. Giảm bớt sự chồng chéo, phức tạp trong việc thực hiện nghiệp vụ
thanh toán quốc tế
Kiểm tra lại quy trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hoàn
thiện các quy trình đó theo hướng tạo cơ chế thông thoáng trong giao dịch với
khách hàng và hiệu quả trong quản lý, đơn giản hóa song vẫn đảm bảo tính pháp
lý trong hoạt động giao dịch.
Giữa các nghiệp vụ ngân hàng có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ với nhau,
nghiệp vụ này phát triển sẽ tạo điều kiện cho các nghiệp vụ khác phát triển. Đối với

hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại
tệ là hai hoạt động có mối quan hệ khăng khít nhất.
Hoạt động tín dụng ngoại tệ có mối quan hệ đặc biệt đối với hoạt động
thanh toán quốc tế, hầu như phần lớn nguồn vốn phục vụ cho hoạt động thanh
toán quốc tế tại Chi nhánh là nguồn vốn vay ngân hàng. Chính vì vậy, Chi
nhánh phải đẩy mạnh huy động vốn bằng ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn vốn
tài trợ, nâng cao chất lượng tín dụng ngoại tệ. Hơn nữa cần khuyến khích và
động viên cán bộ tín dụng chủ động tìm kiếm khách hàng và có những chính
sách khách hàng phù hợp để có thể duy trì mối quan hệ tốt đối với khách hàng
cũ và thu hút thêm khách hàng mới.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng có mối quan hệ sâu sắc đối với hoạt
động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên hoạt động này ở Chi nhánh hiện nay chưa
được triển khai, Chi nhánh mới chỉ thực hiện việc mua bán ngoại tệ giao ngay và
chỉ mua bán trong một hạn mức nhất định, nếu vượt qua hạn mức đó Chi nhánh sẽ
phải xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên. Do đó, nếu muốn hoàn thiện hơn nữa hoạt động
thanh toán quốc tế, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động này, cần bắt
đầu triển khai họat động này một cách rộng rãi. Muốn được như vậy, Chi nhánh
cần đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút nguồn ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu hay các công ty thường xuyên có nguồn thu từ ngoại tệ. Chi nhánh có thể ưu
đãi về lãi suất vay khi thu mua hàng xuất, hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với
những khoản vay ứng trước thế chấp bộ chứng từ và tiến tới mua kỳ hạn những
khoản tiền hàng xuất.
Khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã được triển khai và mở rộng, Chi
nhánh cần chú trọng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn (Forward) do đây
là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm tăng thêm nguồn ngoại tệ cung cấp cho hoạt
động thanh toán quốc tế. Nhờ có nghiệp vụ này, ngân hàng có thể thu lãi, tự bổ
sung cho dự trữ ngoại tệ để không phải từ chối những yêu cầu giao dịch khi
nguồn ngoại tệ khan hiếm.
3.2.2. Hoàn thiệnvà phát triển các loại hình thanh toán quốc tế
3.2.2.1. Hoàn thiện các nghiệp vụ hiện có tại Chi nhánh

Về nghiệp vụ chuyển tiền, Chi nhánh cần tổ chức các buổi tập huấn nghiệp
vụ cho các cán bộ tại Chi nhánh mình về nghiệp vụ chuyển tiền để nâng cao
trình độ của họ trong công tác này. Nhờ đó các cán bộ sẽ có khả năng thực hiện
các giao dịch chuyển tiền rất nhanh và chính xác.
Ngoài ra còn cần bổ sung một số mẫu văn bản như văn bản nhờ kiểm tra tài
khoản khi khách hàng vẫn chưa nhận được tiền ở ngân hàng trả tiền dù giao dịch
chuyển tiền đã được hoàn tất tại Chi nhánh, điện SWIFT đã được chuyển đi.
Về nghiệp vụ nhờ thu, dù phương thức này mới chỉ phát sinh ở Chi nhánh
với số lượng không nhiều nhưng Chi nhánh cũng cần chú ý tập huấn nâng cao
nghiệp vụ cho cán bộ của mình. Nhờ đó, các cán bộ nghiệp vụ của Chi nhánh có
trình độ cao, khi tác nghiệp sẽ hạn chế được các sai sót, đặc biệt là trong việc
kiểm tra chỉ dẫn nhờ thu (coversheet) để tránh bị gài bẫy và có thể thao tác một
cách nhanh chóng, an toàn.
Về nghiệp vụ tín dụng chứng từ, bổ sung các quy trình còn thiếu cho
phương thức tín dụng chứng từ như quy trình cho chuyển nhượng thư tín dụng,
thư tín dụng tuần hoàn, và bổ sung một số mẫu văn bản khi nước ngoài từ chối
thanh toán hoặc từ chối thanh toán. Tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng
trong việc ký kết hợp đồng, mở L/C nhập khẩu, lập bộ chứng từ L/C xuất đúng
theo thông lệ quốc tế và không có những điều khoản bất lợi. Đây là điều rất
quan trọng vì phần lớn các khách hàng tại khu vực là những khách hàng vừa và
nhỏ, có ít trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Ngoài ra do đây là một nghiệp vụ rất phức tạp nên Chi nhánh nên có các
giải pháp về nâng cao trình độ thanh toán viên, nhắc nhở các cán bộ tuân thủ
đúng theo quy trình về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong các khâu
như nhận, lưu giũ và kiểm tra chứng từ…
3.2.2.2. Triển khai và phát triển các nghiệp vụ khác, hỗ trợ cho hoạt động
thanh toán quốc tế.
- Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đây là giải pháp rất quan trọng
nhằm thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần có vốn để thực
hiện hợp đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ.

Cụ thể, trong trường hợp tài trợ xuất khẩu, Chi nhánh cần hoàn thiện quy
trình nghiệp vụ chiết khấu L/C, quy định hạn mức chiết khấu. Ngoài ra, Chi
nhánh cần phát triển nghiệp vụ cho vay ứng trước bộ chứng từ hàng xuất, giúp
doanh nghiệp xuất khẩu quay vòng vốn nhanh để có thể tiếp tục sản xuất chuẩn
bị cho giao dịch xuất khẩu sắp tới. Chi nhánh cần phải tư vấn cho khách hàng
lập bộ chứng từ hoàn hảo, tránh có sai sót cho người xuất khẩu để có thể tiến
hành chiết khấu một cách thuận lợi, phát huy tối đa các hình thức tài trợ xuất
khẩu.
Trong trường hợp nhập khẩu, Chi nhánh cần chấn chỉnh nghiệp vụ bảo
lãnh, đặc biệt là bảo lãnh L/C trả chậm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu
tư tài sản vốn một cách an toàn và hiệu quả. Do thời gian gần đây, phương thức
thư tín dụng trả chậm đã bị hạn chế rất nhiều do tính rủi ro của nó nên nếu muốn
được đối tác chấp nhận phương thức này doanh nghiệp cần phải có sự bảo lãnh
thanh toán của ngân hàng. Vì thế nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng là rất cần
thiết và thích hợp.
Ngoài ra, đối với L/C trả ngay, Chi nhánh cần có các biện pháp thẩm định
kỹ năng lực tài chính của khách hàng. Sau đó, nếu đủ điều kiện mở L/C, ngân
hàng lại cần phải kiểm tra kỹ các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng để tránh
có sai sót. Ngân hàng phải thường xuyên liên lạc với khách hàng hơn để nắm
bắt thông tin, đảm bảo thanh toán an toàn và đúng thời hạn.
- Phát triển và mở rộng hình thức đại lý bán và thanh toán séc du lịch, thẻ
thanh toán quốc tế, dịch vụ chi trả kiều hối… Hiện nay, tại Chi nhánh đã triển khai
các hình thức hoạt động kinh doanh đối ngoại này, như Chi nhánh làm đại lý cho
dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, đại lý phát hành và thanh toán séc du
lịch. Tuy vậy các giao dịch này chưa phát sinh một cách thường xuyên, bởi vậy
Chi nhánh nên có những biện pháp mở rộng và phát triển các hoạt động này mạnh
mẽ hơn nữa bằng cách giảm phí dịch vụ, giảm phí hoặc miễn phí nếu khách hàng
nhận tiền bằng đồng nội tệ…
3.2.3. Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý
Hiện nay Chi nhánh mới chỉ có một số biện pháp nhỏ và không thường

xuyên nhằm thu hút một số khách hàng mà chưa xây dựng được một chính sách
khách hàng hợp lý. Chính vì vậy việc xây dựng chính sách khách hàng sẽ giúp
Chi nhánh không những duy trì được những khách hàng quen cũ mà còn mở
rộng được cơ cấu khách hàng.
Chi nhánh cần phân loại cơ cấu khách hàng hợp lý. Khách hàng thường
xuyên của Chi nhánh chủ yếu là các công ty Nhà nước hoặc các công ty Nhà
nước đã được cổ phần hóa. Và mới chỉ có một lượng rất ít các doanh nghiệp tư
nhân tham gia sử dụng dịch vụ của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh cần phân loại
rõ cơ cấu khách hàng của mình để có những chính sách phù hợp như:
+ Nhóm khách hàng truyền thống: là các công ty đã gắn bó lâu năm với
Chi nhánh, chủ yếu là các công ty Nhà nước hoặc các công ty Nhà nước đã
được cổ phần hóa và một số doanh nghiệp tư nhân lớn như: Công ty Sông Đà
10, Công ty cổ phần vật tư thiết bị giáo dục, Công ty thiết bị vệ sinh Việt – Ý…
+ Nhóm khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ họat động
xuất nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
vì đây là nhóm khách hàng có số lượng rất đông đảo và không những thế còn có
nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế một cách thường xuyên.
Chi nhánh cũng cần tăng cường công tác marketing. Một trong những hạn chế
của Chi nhánh là chưa có phòng kinh doanh đối ngoại hay phòng thanh toán quốc
tế riêng biệt, cũng như chưa có phòng ban nào chuyên về công tác Marketing.
Chính vì vậy chi nhánh nên nghiên cứu thành lập phòng Marketing gồm những
nhân viên có trình độ, có chuyên môn về nghiệp vụ này để giúp đỡ phòng Tín
dụng, phòng nguồn vốn và phòng Dịch vụ khách hàng nắm rõ nhu cầu thị trường
và có các biện pháp kích cầu thích hợp. Phòng Marketing sẽ chịu trách nhiệm
trong việc phân tích thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xác định và đánh giá
đối thủ cạnh tranh, chủ động tìm kiếm khách hàng, cơ hội và đưa ra những chiến
lược marketing hợp lý.
Ngoài ra, Chi nhánh nên có những biện pháp hỗ trợ khách hàng và có
những hình thức quảng cáo mạnh mẽ hơn nữa. Đối với các khách hàng tiềm
năng, Chi nhánh cần tổ chức các hội thảo khách hàng một cách thường xuyên

hơn và không chỉ tổ chức tại trụ sở của Chi nhánh mà còn phải đi xuống tận
những cơ sở là những làng nghề, những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu. Không những thế còn cần đẩy mạnh các biện pháp thu hút các doanh
nghiệp này như các ưu đãi nếu sử dụng dịch vụ của Chi nhánh nhiều lần, ưu đãi
cho khách hàng đầu tiên…
Đối với những khách hàng truyền thống, Chi nhánh cũng cần có những đãi
ngộ để tiếp tục duy trì mối quan hệ khách hàng, đồng thời nâng cao dịch vụ
khách hàng và có những ưu tiên cho khách hàng quen như miễn phí kiểm tra
chứng từ, giảm lãi suất cho vay ứng trước, cử cán bộ xuống tập huấn về nghiệp
vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên của các doanh nghiệp này nếu doanh nghiệp
có nhu cầu.

×