Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

@- giao an 4 tuan 13... mot cot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 20 trang )

Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC
TIẾT 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I.MỤC TIÊU
-Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát toàn bài.
-Đọc đúng tên riêng nước ngoài(Xi-ôn-cốp-xki);biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời
dẫn câu chuyện.
-Hiểu nội dung:Ca ngợi nhà khoa học vó đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì bền bỉ
suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.(trả lời đuọc các
CH trong SGK)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tờ giấy khổ to viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: luyện đọc
-GV viết tên nước ngoài lên bảng hướng dẫn HS đọc: Xi-ôn-cốp-xki.
-1 HS đọc toàn bài.
-GV chia 4 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu …bay được .
+Đoạn 2: Tiếp theo…tiết kiệm thôi.
+Đoạn 3: đúng là…vì sao.
+Đoạn 4: Còn lại.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (lượt 1). GV ghi bảng 1 số từ HS phát âm sai,
hướng dẫn đọc lại.
-HS đọc tiếp nối từng đoạn (lượt 2). GV rút từ cần giải nghóa có trong từng
đoạn; bò ngã, bánh mì suông, khí cầu, Sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ.
-GV đính băng giấy hướng dẫn Hs ngắt câu dài và đọc đúng các câu hỏi”Vì
sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?” “Cậu làm thế nào mà mua
được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ?”.
+Những câu có dấu hỏi cần đọc như thế nào ?
-1 số HS đọc các câu trên bảng.


-HS đọc tiếp nối (lượt 3).
-HS luyện đọc theo nhóm 4. 2 HS thi đọc toàn bài.
-GV hướng dẫn cách và đọc diễn cảm toàn bài: Đọc bài này giọng trang trọng,
cảm hứng ca ngợi, khâm phục; nhấn giọng các từ: nhảy qua, gãy chân, vì sao,
không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm, chinh phục.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trong SGK.
+Yêu cầu thảo luận nhóm đôi câu hỏi.
+Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
TUẦN 13
Từ:16/11/09
Đến:20/11/09
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
-Đại diện trả lời, HS nhận xét.
Hỏi: Khi còn nhỏ ông làm gì để bay được ?
+Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung
của Xi-ôn-cốp-xki ?
-GV nhận xét, chuyển ý sang tìm hiểu đoạn 2,3.
-2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2,3.
Hỏi: Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì ?
+Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào ?
+Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công gì ?
-GV liên hệ và giáo dục HS.
-GV chuyển ý tìm hiểu đoạn 4.
-HS đọc thầm đoạn 4 của bài.
+Em hãy đặt tên khác cho truyện.
-HS suy nghó và đặt tên. 1 số em phát biểu, lớp nhận xét.
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
-4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.

-GV đính đoạn văn “ Từ nhỏ,…..không có cánh mà vẫn bay lên được. “. -HS
ngắt câu và tìm từ cần đọc nhấn giọng.
- Trong đoạn văn trên những từ nào đọc nhấn giọng ? Vì sao ?
-Cần ngắt câu dài chỗ nào ?
-GV gạch chân từ HS nêu đọc nhấn giọng.
-Luyện đọc theo cặp. 1 số HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét.
4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
-HS phát biểu. GV đính đại ý của bài, Hs đọc.
+Nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục luyện đọc bài nhiều lần, trả lời câu hỏi.
CB: Văn hay chữ tốt/129 (đọc trước bài và trả lời câu hỏi cuối bài).
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
----------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được đặc điểm của nước sạch và nước bò ô nhiễm:
+Nước sạch:Trong suốt, không màu , không mùi, không vi, không chứa các
vi sinh vật hoặc các chất hòa tan co hại cho sức khỏe con người
+Nước bò ô nhiễm có màu, có mùi hôi, có nhiều chất bẩn, chứa qua nhiều vi
sinh vật vượt mức cho phép, chứ các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
.
-Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, có ý thực bảo vệ môi trường .
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Mẫu đánh giá tiêu chuẩn
-HS chuẩn bò theo nhóm: 1 chai nước ở hồ, ao, 1 chai nước giếng, 2 vỏ chai, 2 phễu
lọc, 2 miếng bông.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Làm thí nghiệm nước sạch, nước bò ô nhiễm
+Thực hành theo nhóm 4.
-GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm như SGK.
-Đề nghò các nhóm báo cáo việc chuẩn bò đồ dùng của nhóm mình.
-1 HS đọc to thí nghiệm trước lớp.
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm. GV theo dõi và giúp đỡ nhóm nào còn yếu.
-Gọi 2 nhóm lên trình bày thí nghiệm.
.Miếng bông lọc chai nước mưa (máy , giếng) sạch không có màu hay mùi lạ vì nước
sạch.
.Miếng bông lọc chai nước sông hồ hay nước đã sử dụng có màu vàng, có nhiều đất, bụi,
chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn.
-GV hỏi: Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường
bẩn, có nhiều tạp chất nhưng ở sông (hồ,ao) còn có những thực vật nào sinh sống?
-HS trả lời cá nhân.
-GV kết luận: Nước ở sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bò lẫn nhiều đất cát và
có vi khuẩn sinh sống. Nước có phù sa nên có màu vàng đục, nước ao, hồ có nhiều sinh
vật sinh sống như rong ,rêu, tảo,…nên nước có màu xanh. Nước giếng hay nước mưa,
nước máy không bò lẫn đất cát.
2.Hoạt động 2: Nước sạch, nước bò ô nhiễm.
-Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi.
-GV đính 2 câu hỏi lên bảng.
+Thế nào là nước sạch ?
+Thế nào là nước bò ô nhiễm?
-Từng cặp Hs trao đổi. 1 số HS phát biểu.
-Cả lớp nhận xét. GV liên hệ và giáo dục HS.
-GV kết luận đính bảng ghi nhớ. 1 số Hs đọc.
3.Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
Trò chơi”Sắm vai”.
-GV đưa ra tình huống: Một lần khách đến chơi nhà, mẹ bảo Nam đi gọt quả mời khách,

vội quá Nam rửa dao vào ngay chậu nước mẹ đã rửa rau. Nếu em là Minh em sẽ nói gì
với bạn.?
-Yêu cầu HS thực hiện trò chơi sắm vai.
-2 nhóm đóng vai trước lớp.
-Nhận xét –tuyên dương.
+Về nhà thực hiện điều đã học, học thuộc mục bạn cần biết.
-CB: Nguyên nhân làm nước bò ô nhiễm /54
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
----------------------------------
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
TOÁN
Tiết 60: LUYỆN TẬP(tr.69)
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố:
-Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
-Vận dụng được vào giải bài tốn có nhân với số có hai chữ số.
- Tính cẩn thận khi làm tính.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Các tấm bìa, bút dạ.
-Băng giấy kẻ bảng BT 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bài 1: Làm theo dãy bàn.
-GV đính các phép nhân lên bảng. HS làm bảng con và trên tấm bìa.
- Nhận xét kết quả.
17 428
x 86 x 39
102 3852

+ 136 + 1284
1462 16692
-Bài 1 củng cố kiến thức gì?
2. Hoạt động 2: Làm việc theo tổ.
Bài 2:
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-GV đính bảng đã kẻ sẵn lên. Yêu cầu 4 tổ làm 1 ô trống, đại diện mỗi tổ lên viết kết
quả. Cả lớp nhận xét.
m 3 30 23 230
m x 78 234 2340 1974 19740
-Bài 2 củng cố kiến thức gì?
3. Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4.
Bài 3:
-GV đính bài toán, HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn phân tích đề bài, tìm cách giải.
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
24 giờ bàng bao nhiêu phút?
-Các nhóm nhận tấm bìa và giải.
-Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả.
4. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân.
Bài 4: hs khá giỏi làm
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
-GV đính bài toán,3 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn phân tích đề bài, tóm tắt và tìm cách giải.
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
-HS giải vào vở, 2 HS lên bảng tóm tắt và giải.
-Chấm 1 số bài HS làm, nhận xét.

-Bài 3,4 củng cố kiến thức gì?
2.Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò.
-Tiết toán hôm nay củng cố kiến thức gì?
-Hai Hs hai đội thi đua lên đặt tính rồi tính.
2057 x 23.
-Nhận xét tiết học.
CB: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
----------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 13: KỂ CHUYỆN ĐƯC CHỨNG KIẾN
HOẶC ĐƯC THAM GIA.
I.MỤC TIÊU
-Dựa vào câu SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện
tinh thần vượt khó, kiên trì.
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Bảng phụ ghi đề bài, dàn ý.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
-GV đính đề bài, 1 Hs đọc
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV dùng phấn màu gạch dưới từ ngữ : chứng kiến, trực tiếp tham gia, kiên trì vượt
khó.
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2,3 SGK.
+Thế nào là người có tinh thần kiên trì vượt khó.?
+Em kể về ai ? câu chuyện đó như thế nào ?
-Mỗi HS nói lên câu chuyện mình chọn kể.
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK và mô tả những gì em biết qua bức tranh.
+Tranh 1 và 4 kể về 1 bạn gái có gia đình vất vả, hàng ngày phải làm nhiều việc giúp
gia đình, tối đến chòu khó học bài.

+Tranh 2 và 3 kể về một bạn trai bò khuyết tật nhưng bạn vẫn kiên trì, cố gắng luyện
tập học hành.
-Gv nói : Khi kể chuyện các em cần kể theo dàn ý sau.
-GV đính dàn ý lên bảng. 1 số HS đọc dàn ý.
-Nhắc HS dùng từ xưng hô-tôi.
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
2.Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
-Dựa vào dàn ý, yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm đôi.
+Thi kể trước lớp.
-5-7 em thi kể trước lớp.
-Hs nhận xét bạn kể theo tiêu chuẩn đánh giá.
-Gv đính tiêu chuẩn đánh giá, 1 em đọc.
-Cả lớp và GV nhận xét- tuyên dương.
3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
-Vừa rồi các bạn đã kể về những câu chuyện gì ?
-Chuyện đó nói lên điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
CB: Câu chuyện búp bê của ai? /138.
----------------------------------
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2009
CHÍNH TẢ
Tiết 13: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I.MỤC TIÊU
-Nghe-viết đúng bài CT ; trình bày đúng đoạn văn.
-Làm đúng các bài tập(2)a,b-BT3a/b
-Luyện tính cẩn thận, nhìn sách đọc thầm, nghe để viết đúng, thói quen ngồi
đúng tư thế viết bài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Tờ giấy khổ to viết nội dung BT2b.
-2 Băng giấy viết nội dung Bt 3b +bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
+Gv nêu yêu cầu của tiết học
1.Hoạt động 1: hướng dẫn HS nghe – viết.
-1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả, lớp đọc thầm.
-Hỏi: đoạn văn viết về ai ?
-Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?.
-Hướng dẫn HS viết từ khó: Xi-ôn-cốp-xki, dại dột, ngã gãy chân, non nớt, rủi ro, vì
sao, thí nghiệm.
+GV yêu cầu HS phân tích từ khó: dại dột, ngã, gãy,rủi, sao, nghiệm, nớt.
-HS viết từ khó vào bảng con và phân tích cấu tạo.
-GV đọc lại đoạn văn, lớp theo dõi trong SGK.
-Nhắc HS ngồi viết bài ngay ngắn.
-GV đọc cho cả lớp viết chính tả.
-Đọc lại cho cả lớp dò bài. HS mở SGK tự bắt lỗi bài chính tả.
-Thống kê lỗi cả lớp. Chấm 1 số bài, nhận xét, sửa lỗi sai phổ biến.
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
-Liên hệ và giáo dục HS.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2b: Làm việc nhóm đôi.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Lớp đọc thầm, trao đổi nhóm đôi.
-GV đính nội dung BT lên bảng, một số HS lên điền. 1 HS đọc lại đoạn văn đã làm hoàn
chỉnh.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3b: Thi đua”tiếp sức”
-1 HS đọc yêu cầu và các câu của bài.
-GV đính 2 băng giấy ghi sẵn BT lên bảng, HS hai đội thi đua, mỗi đội 3 em.
-Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.

3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà sửa lỗi sai trong bài chính tả, mỗi lỗi 1 dòng, HS nào sai nhiều lỗi viết lại cả bài.
-Làm BT 2b vào vở.
CB: Chiếc áo búp bê/135 (viết vào vở rèn chữ)
----------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tiết 13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TT)
I.MỤC TIÊU
-HS hiểu :Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công
lao sinh thành, nuôi dạy mình.
-Biết thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà,
cha mẹ.
-Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-1 số tờ phiếu khổ to cho các nhóm thảo luận BT4.
-Hs: sưu tầm ca dao, tục ngữ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi.
+Đánh giá việc làm đúng hay sai (BT3)
-HS quan sát tranh 1,2 ( BT3)/ 19.
+Hỏi: Tranh 1 vẽ gì?
+Tranh 2 vẽ gì?
+Hai bức tranh nói lên điều gì ?
-Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+Nếu em là bạn nhỏ trong tranh dưới đây em sẽ làm gì?
-Đại diện phát biểu.
-1 số HS đại diện trả lời, Cả lớp và GV nhận xét.
+Yêu cầu thảo luận nhóm chọn nội dung đóng vai.
-Hai nhóm đóng vai trước lớp.


+Hỏi: Em đóng vai cháu em cảm thấy như thế nào ?
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
+Bà cảm thấy như thế nào khi cháu chăm sóc ?
-GV hỏi: Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
-Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chuyện gì sẽ xãy ra?
-GV nhận xét chốt lại.
2.Hoạt động 2: thảo luận nhóm 4.
-1 Hs đọc yêu cầu BT 4
-Gv giao việc: nhóm 1,3,5,7 thảo luận việc đã làm.
-Nhóm 2,4,6,8 thảo luận việc sẽ làm
-Gv phát phiếu cho các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm 5 trình bày việc đã làm, các nhóim khác nhận xét bổ sung.
-Đại diện nhóm 4 trình bày việc sẽ làm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
3.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
-1 HS đọc yêu cầu BT5,6
-Yêu cầu HS trình bày bài hát, truyện , thơ, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ.
-1 số HS thi trình bày trước lớp.
4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
-Hôm nay học đạo đức bài gì ?
-Bài hát nào nói lên sự kính trọng, lòmg biết ơn ông bà, cha mẹ ?
-Ông bà cha, cha mẹ đã có công gì ?
+Nhận xét tiết học.
-Về nhf học thuộc bài, thực hành điều đã học.
CB: Biết ơn thầy giáo, cô giáo/ 21
----------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC

I.MỤC TIÊU
-Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí , nghò lực của con người; bước đầu tìm được
từ(BT1), đặt câu (BT2) viết đoạn văn ngắn(BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng về chủ
điểm đang học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ.
HS: Phiếu học tập - SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
+Hướng dẫn học sinh luyện tập.
1.Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 4 (BT1)
-1 HS đọc yêu cầu của bài và phần a,b.
-Gv yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm 4 theo nội dung sau:
a/ Các từ nói lên ý chí, nghò lực của con người là:
b/ Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí nghò lực của con người:
-Các nhóm thảo luận và ghi ra phiếu học tập.
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×