Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN: Công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.13 MB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NÚI THÀNH
TRƯỜNG MẪU GIÁO BÁN CÔNG MĂNG NON
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÔNG TÁC THAM MƯU XÂY DỰNG CSVC
Ở TRƯỜNG MẦM NON
Người viết : Nguyễn Thị Minh Thế
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị : Trường MGBC Măng Non (Tam Anh Bắc)
Năm học 2009 – 2010
1
I/TÊN ĐỀ TÀI :
CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
Ở TRƯỜNG MẦM NON.
II/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) ở trường mầm non có một vai trò, vị trí quan
trọng, nó là nền tảng, là cơ sở vững chắc để nuôi dạy các cháu, là phượng tiện để giúp
trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt : thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm
xã hội và thẩm mỹ. Nếu như chúng ta nuôi dạy các cháu trong điều kiện CSVC thiếu
thốn, không đảm bảo, không đúng quy cách sẽ dẫn đến những hậu quả không lường
được có thể xảy ra ngay cả ở hiện tại và trong tương lai – Ví dụ : Các cháu ngồi học
trong phòng học không đủ ánh sáng, chật chội, bàn ghế không đúng quy cách sẽ dẫn
đến cận thị, đau mắt, cong vẹo cột sống.
Vì vậy xác định công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường lớp mầm non là
vấn đề trọng tâm, một nhiệm vụ hàng đầu mà người CBQL nhà trường - người Hiệu
trưởng phải làm tốt công tác này.
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, nên các cấp chính quyền địa
phương, ban ngành đoàn thể cùng chăm lo thì mới có thể tồn tại và phát triển được,
nếu chỉ đơn thuần một ngành giáo dục thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc điểm
của ngành học mầm non là một ngành học chưa thuộc hệ thống quốc lập, nên chưa
được Nhà nước trang bị, đầu tư kinh phí toàn bộ, do đó, phải dựa vào nhân dân, phụ


huynh học sinh, dựa vào chính quyền địa phương các cấp để xây dựng CSVC cho các
cháu học tập.
Chính vì thế mà người hiệu trưởng phải làm công tác tham mưu với lãnh đạo
Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh
và với toàn dân trong địa bàn mình phụ trách, phải thực hiện tốt công tác “xã hội hóa
giáo dục” trong công tác xây dựng CSVC. Xây dựng các điều kiện, các phương tiện để
chăm sóc, nuôi dưỡng và giảng dạy các cháu đạt theo mục tiêu yêu cầu của ngành đề
ra.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1,
hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất
mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và
phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền móng cho việc học ở các cấp học tiếp
theo và cho việc học tập suốt đời.
2
Giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính liên thông
giữa các độ tuổi, thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, chuẩn bị
cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
Các hoạt động giáo dục của trường mầm non gồm, các hoạt động được tổ chức
có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Học tập ở mẫu
giáo được tổ chức dưới hình thức chơi mà học, học mà chơi, thông qua các hoạt động
vui chơi, trò chơi mà học tập. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi
mầm non, các cháu cần có những đồ chơi, đồ dùng học tập để được trải nghiệm, thực
hành. Có đồ chơi mới tự mình thể hiện khả năng và phát triển tư duy, qua các hoạt
động vui chơi, các trò chơi ở lớp cùng với bạn bè.
Với những đặc điểm như trên, việc tạo môi trường vật chất đầy đủ và khang
trang cho trẻ hoạt động là điều rất cần thiết nhằm giúp cho trẻ được sống, học tập, vui
chơi, sinh hoạt trong một không khí trong lành, trường lớp sạch đẹp để giúp trẻ phát
triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời – Đây là nơi khởi điểm rất quan trọng và cần

thiết cho trẻ.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Trường MGBC Măng Non (xã Tam Anh Bắc) được chia tách từ trường MGBC
Tam Anh trước đây từ năm 2006. Năm học 2006 – 2007 tôi được điều động về nhận
công tác tại trường với thực trạng như sau :
Về số lượng : Trường có 4 lớp, 4 giáo viên và 98 học sinh.
Về cơ sở vật chất : Có 5 phòng học (An Lương, Đức Bố 1, Đức Bố 2, Lý Trà, Thuận
An) – Các phòng học chỉ có lớp học mà không có sân chơi, tường rào cổng ngõ, diện
tích phòng học rất chật hẹp, bàn ghế không đủ cho các cháu ngồi, đồ dùng dạy học, đồ
chơi hầu như không có gì, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn rất nghèo nàn
đơn giản.
Xã Tam Anh Bắc là một xã nghèo, vùng cát trắng, chiến tranh đi qua đã hơn 30
năm nhưng đã để lại trên mảnh đất khô cằn nhiều cháu nhỏ bệnh tật, mồ côi cha mẹ do
ốm đau, mắc bệnh nan y, ... Đời sống của nhân dân của vùng bãi ngang ven biển còn
nhiều khó khăn, nên việc cho con em ra lớp cũng như tham gia đóng góp xây dựng
CSVC trường lớp mầm non là điều rất khó khăn. Đội ngũ giáo viên mỏng, nền nếp kỹ
cương trong việc thực hiện giảng dạy còn yếu và thiếu.
Với những thực trạng như trên, tôi đâm ra lo lắng trăn trở, làm thế nào để đưa
nhà trường đi lên, phải phát triển quy mô về số lượng, nâng cao chất lượng giảng dạy
và các hoạt động khác.
Tôi suy nghĩ và quyết định việc đầu tiên phải tập trung là công tác tham mưu
xây dựng CSVC nhà trường để làm tiền đề cho việc phát triển trường lớp cũng như
điều kiện giảng dạy, phục vụ cho các cháu học tập tốt hơn.
3
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
1)Xây dựng kế hoạch :
Trước khi tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương tôi đã xây
dựng kế hoạch về phát triển trường lớp, về CSVC, hiện nay còn thiếu ở chỗ nào, nơi
nào cần sửa chữa, tu bổ trang bị những đồ dùng gì, tôi nêu ra cụ thể. Phần chuẩn bị nội
dung để tham mưu là rất quan trọng, tôi chuẩn bị kỷ, rõ về thời gian và nêu được cách

làm, những định hướng, gợi ý để tham mưu, tiếp theo là lập phương án thực hiện.
2)Nắm vững chủ trương, định hướng của cấp trên, của ngành để đưa vào xây dựng
kế hoạch theo đúng trọng tâm chỉ đạo. Ví dụ hiện nay khi tham mưu xây dựng CSVC
thì nên tham mưu xây dựng phòng đúng chuẩn, có công trình vệ sinh, tường rào cổng
ngõ, ... hoặc nên tham mưu xây dựng cụm lớp tập trung không nên xây riêng lẻ ở từng
thôn như trước đây sẽ khó khăn trong việc đầu tư xây dựng CSVC.
3)Người Hiệu trưởng cần nắm rõ tình hình thực tế ở cơ sở, những thay đổi, biến
động về số lượng về chất lượng về CSVC và mọi hoạt động khác để có cơ sở báo cáo
chính xác và xây dựng kế hoạch tham mưu đạt hiệu quả.
4)Lấy ý kiến tập thể hoặc thông qua nhóm trung tâm : Sau khi xây dựng kế hoạch,
nội dung tham mưu, tôi họp nhóm trung tâm để thông qua và xin ý kiến bổ sung cho
hoàn chỉnh, sau đó báo cáo trước Hội đồng sư phạmvà lắng nghe ý kiến đóng góp của
CB,GV trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
5)Đối tượng tham mưu : Trước khi tham mưu phải nắm rõ nội dung, công việc cần
thực hiện. Cơ quan, cá nhân phụ trách có thẩm quyền giải quyết được các công việc đã
đề ra.Tùy theo từng nội dung tham mưu, nên tham mưu như thế nào để phù hợp với
từng đối tượng và đạt hiệu quả.
Quá trình tham mưu có những lúc chưa đạt kết quả, tôi không nóng vội mà bình
tĩnh tìm ra các nguyên nhân, lý do chưa mang tính thuyết phục. Sau đó tôi tiếp tục bổ
sung những điểm còn thiếu với các con số cụ thể và trình bày rõ ràng mạch lạc, lý luận
chặt chẽ, phải từng bước nhiều lần gặp gỡ và tiếp tục trao đổi, lăng nghe ý kiến chỉ đạo
của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương cùng với địa phương tháo gỡ những
khó khăn của nhà trường.
6)Nội dung tham mưu trong những năm qua :
Năm học 2006 – 2007, năm học đầu tiên chia tách trường vô cùng khó khăn và
thiếu thốn về CSVC. Để tháo gỡ khó khăn ban đầu, tôi tham mưu với Đảng ủy, UBND
xã Tam Anh Bắc tổ chức Hội nghị giáo dục cấp xã để tìm ra nguyên nhân và bàn biện
pháp khắc phục những khó khăn mà ngành giáo dục của địa phương đang gặp phải,
trong đó ngành học mầm non là chủ yếu và dự kiến ngày mở Hội nghị. Được sự thống
nhất chung , xã đã tổ chức hội nghị GD cấp xã vào ngày 22/9/2006. Trong hội nghị

này, tôi đã báo cáo về thực trạng của 4 cơ sở trường lớp đang được giảng dạy trong
4
điều kiện hết sức khó khăn. Tiếp theo tôi trình bày những giải pháp thực hiện để hoàn
thành nhiệm vụ năm học 2006 – 2007, những kiến nghị của nhà trường, kêu gọi sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể
để giúp cho nhà trường đi lên. Tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất như sau :
-Đối với Đảng ủy, UBND xã quan tâm xây dựng CSVC, xây dựng phòng học ở
lớp Đức Bố 2 thay thế cho phòng học đã xuống cấp, tu sửa các phòng học ở các thôn.
Đảng ủy, UBND chỉ đạo trong toàn dân vận động nhân dân cho con em trong
độ tuổi ra lớp, đặc biệt là các cháu trong độ tuổi 3 ; 4 tuổi còn ở nhà rất nhiều. Riêng
số cháu 5 tuổi bắt buộc phải ra lớp.
Tu sửa các phòng học, quy hoạch đất và cùng nhà trường xây dựng chiến lược
phát triển mẫu giáo cho những năm tiếp theo, trong đó chú trọng công tác xây dựng và
phát triển CSVC.
Đảng ủy, UBND có ý kiến chỉ đạo, vận động nhân dân cùng góp công, góp của
và cùng chính quyền địa phương chăm lo xây dựng CSVC, bảo quản CSVC ở trường,
lớp mẫu giáo.
-Đối với các ban ngành đoàn thể tham gia công tác xây dựng CSVC. Tuyên
truyền, vận động tổ chức mình tham gia xây dựng trường lớp mẫu giáo theo quy mô để
đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục. Cùng tham gia trong công tác tuyên
truyền cho từng đoàn thể của mình và trong nhân dân để vận động các cháu trong độ
tuổi ra lớp. Phân công cán bộ thôn, cán bộ các đoàn thể có những đối tượng học sinh
trong độ tuổi chưa ra lớp. Nhà trường chuẩn bị danh sách trẻ trong độ tuổi chưa ra lớp
và trực tiếp gởi đến các đoàn thể ở xã, gởi cho Ban dân chính các thôn để cùng vận
động học sinh ra lớp.
Phối hợp với Ban dân chính các thôn vận động nhân dân đóng góp công và của,
có kế hoạch hổ trợ để xây dựng và bảo quản CSVC cho trường. Vận động phụ huynh
hoàn thành đầy đủ các khoản đóng góp cho nhà trường theo quy định. Trực tiếp tham
gia các hoạt động, các phong trào về môi trường “xanh – sạch – đẹp”. Tổ chức trồng
cây lưu niệm ở trường, lớp mẫu giáo

-Đối với Đoàn thanh niên : Tuyên truyền vận động trong đoàn viên thanh niên,
cho con em trong độ tuổi ra lớp, tham gia công tác phát quan dọn vệ sinh và trồng cây
xanh, cây cảnh cho trường, lớp.
-Đối với Hội phụ nữ xã : Thường xuyên tuyên truyền vận động trong phụ nữ ý
thức nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Tạo các điều kiện về CSVC để giúp cho các cháu
có đủ các điều kiện học tập như : Mua sắm đồ dùng cho trẻ đến trường, đồ chơi trong
lớp, thu gom các phế phẩm, tranh ảnh, họa báo để giáo viên tận dụng làm đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ. Chỉ đạo cho các chi hội phụ nữ các thôn vận động phụ huynh cho con em
ra lớp, thường xuyên giúp đỡ các cháu thông qua việc tuyên truyền đến các bà mẹ có
con suy dinh dưỡng, hạn chế và thực hiện hiện kế hoạch hóa gia đình để có điều kiện
chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu. Vận động phụ huynh đóng góp các khoản tiền đầy đủ.
5

×