Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng tình hình huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.84 KB, 27 trang )

Thực trạng tình hình huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở
Việt Nam giai đoạn hiện nay.
1. Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam.
1.1. Tình hình phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam những năm qua.
Ngành dầu khí Việt Nam đến nay đã được xây dựng hoàn chỉnh,
bao gồm các hoạt động đầu tư thượng nguồn đến hạ nguồn. Các tổ
chức được xếp vào Tập đoàn dầu khí Việt Nam là:
Tổng công ty Tài chính Dầu khí
(PVFC)
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu
khí (PV Insurance)
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ - Kỹ
thuật Dầu Khí (PTSC)
Tổng công ty thăm dò khai thác Dầu
khí (PVEP)
Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí
(PV Trans)
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt
Nam (PVPC)
Tổng công ty cổ phần khoan và dịch
vụ khoan dầu khí (PV Drilling)
Tổng công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp
dầu khí ( PETROSETCO)
Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS)
Tổng công ty TNHH một thành viên
Thương mại Dầu khí(PETECHIM
CORP)
Công ty cổ phần bất động sản Dầu khí
(PETROWACO)
Công ty Cổ phần Chế tạo giàn khoan
Dầu khí (PVSHIPYARD)


Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu
Khí (PV Securieties)
Công ty cổ phần Dầu khí Tản Viên
(PVT)
Công ty cổ phần đầu tư Dầu khí Sao
Mai - Bến Đình (PVSB)
Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và Đô
thi Dầu Khí (Petroland)
Công ty cổ phần đầu tư khu CN DK -
IDICO Long Sơn - (PIV - Long Son
J.S.C)
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển KCN
và Đô thị IDICO - Dầu khí
Công ty Cổ phần Đầu tư PV
INCONESS (PVI)
Công ty cổ phần đầu tư tài chính công
đoàn Dầu khí (PVFI)
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương
mại Dầu khí Sông Hồng (PVSH)
Công ty cổ phần Dịch vụ - Vận tải Dầu
khí Cửu Long (CGT J.S.C)
Công ty cổ phần dung dịch khoan và
hoá phẩm dầu khí (DMC JSC)
Công ty Cổ phần kinh doanh khí hoá
lỏng Miền Bắc (PVGAS NORTH)
Công ty Cổ phần kinh doanh khí hoá
lỏng Miền Nam (PVGAS SOUTH)
Công ty Cổ phần Kinh doanh kho chứa
khí hoá lỏng Vũng Tàu (PGS)
Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa

chất Dầu khí (PVFCCo)
Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp
(PVGAS DJSC)
Công ty cổ phần Truyền thông Dầu
khí (PV Media)
Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết
kế Dầu khí (Petrovietnam Engineering
JSC)
Công ty cổ phần xây dựng Dầu Khí
Nghệ An (PVNC)
Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PV
Construction)
Công ty du lịch dầu khí Phương Đông
(PTC)
Công ty nhựa và hoá chất Phú Mỹ
(PMPC)
Công ty TNHH 1 thành viên Quản lý
và Khai thác tài sản Dầu (PVA)
Công ty TNHH dầu khí Mê Kông
(PETROMEKONG)
Công ty TNHH một thành viên Chế
biến và Kinh doanh sản phẩm dầu
mỏ(PDC Co Ltd)
Công ty TNHH một thành viên Cung
ứng Nhân lực và Dịch vụ Dầu Khí
(PETROMANNING)
Công ty TNHH một thành viên điện
lực Dầu khí Cà Mau (PVCMPC)
Viện Dầu Khí Việt Nam (VPI)
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí

Nhơn Trạch 2 (PVNT2)
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Chế biến Dầu khí (PVPro)
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
An toàn và Môi trường Dầu Khí
(RDCPSE)
Trung tâm thông tin tư liệu Dầu khí
(PIC)
Trung tâm Công nghệ thông tin, Viễn
thông & Tự động hoá (PITAC)
Trung tâm lưu trữ Dầu khí (PAC)
Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu
vực Miền Nam - (Petrovietnam
NAOS)
Trường đào tạo nhân lực Dầu khí
(PVMTC)
Ban chuẩn bị đầu tư Công trình
đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn
Ban chuẩn bị đầu tư công trình Liên
hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn
Ban chuẩn bị đầu tư Nhà máy lọc dầu
số 3
Ban quản lý các dự án thuỷ điện
Ban quản lý dự án Các công trình xây
dựng phía Bắc
Ban quản lý dự án các công trình xây
dựng phía nam
Ban quản lý dự án cụm Khí điện đạm
Cà Mau (CPMB)
Ban quản lý dự án Khí Điện Nhơn

Trạch
Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu
Dung Quất (DQR)
Ban quản lý dự án nhà số 1 & 5 Lê
Duẩn
Ban Quản lý Dự án Trung tâm
Thương mại Dầu khí Hà Nội (PVTC)
Ban trù bị thành lập Ngân hàng thương
mại cổ Dầu khí (PV-Bank)
Một thực tế là Việt Nam có một tiềm năng dầu khí không phải là
nhỏ. Cùng với việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngành dầu
khí Việt Nam cũng từng bước phát triển. Từ chỗ phải nhập từng lít dầu
hoả để thắp đèn, sau 34 năm thành lập, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã
đưa ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển tương xứng với
tiềm năng của nó.
Ta xem xét tình hình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam trong
những năm qua:
“Ở hoạt động tìm kiếm thăm dò” với phương châm chủ yếu là
phát huy nội lực, kết hợp tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư về
khoa học và công nghệ của nước ngoài. Với mục tiêu xác định tiềm
năng và gia tăng trữ lượng dầu khí, phát hiện thêm nhiều mỏ mới, đảm
bảo nhu cầu về sản lượng dầu khí cho đất nước, Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam đã không ngừng mở rộng khu vực tìm kiếm, thăm dò
thông qua các hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng liên doanh, hợp
đồng điều hành chung hoạt động tự đầu tư, tự điều hành tìm kiếm thăm
dò, có nhiều phát hiện quan trọng, đưa nhanh các mỏ đã được phát
hiện vào khai thác và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sản
lượng, tăng hệ số thu hồi dầu khí, bảo vệ môi trường tài nguyên. Kết
quả công tác tìm kiếm thăm dò cho đến nay đã xác định được bể trầm
tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long,

Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây, nhóm bể
Trường Sa và Hoàng Sa, trong đó các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn,
Malay - Thổ Chu và Sông Hồng gồm cả đất liền (miền võng Hà Nội) đã
phát hiện và đang khai thác dầu khí. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam đã tiến hành khảo sát trên 300 nghìn km tuyến địa chấn 2D, gần
40 nghìn km2 địa chấn 3D, khoan 600 giếng tìm kiếm, thăm dò, thẩm
lượng và khai thác với tổng số mét khoan trên 2.0 triệu km. Một số giếng
khoan có phát hiện dầu khí quan trọng trong thời gian gần đây đã mở
các quan điểm tìm kiếm thăm dò mới, gia tăng trữ lượng dầu khí, tạo ra
sự quan tâm của các nhà đầu tư: phát hiên khí tại giếng Đông Quan D-
1X, vùng trũng Hà Nội, phát hiện dầu tại giếng Rồng Tre 1X, lô 11-2,
phát hiện dậu tại GK 16-1-TGT-1X lô 16-1 và 15-1-SN-1X lô 15-1, 15-R,
103-BAL-1X, 12E-CS-1X đảm bảo gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn quy
dầu/ năm. Bên cạnh việc mở rộng hoạt động thăm dò, khai thác ở trong
nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang triển khai thành
công hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác ở nước ngoài để đánh giá
tiềm năng dầu khí tổng thể của Việt Nam, quy hoạch khí tổng thể,
nghiên cứu địa lý, vật lý vùng thềm lục địa Việt Nam... Tổng công ty đã
triển khai một số đề án độc lập đạt kết quả tốt, khẳng định trình độ, khả
năng quản lý và điều hành của mình. Như ở Inđônêxia (lô Madura I và
II), Malaysia (lô PM 304, SK-305), Angiêri (lô 433a và 416b), Irắc, Mông
Cổ, bước đầu mang lại những thành công đáng khích lệ như việc khai
thác dầu từ Cendoz (lô PM-304 Malaysia), phát hiện mới các mỏ dầu ở
Lô SK-305 (Malaysia) hay lô 433a và 416b (Angiêri. Ngoài ra, Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam còn đang tích cực nghiên cứu đánh giá tìm
kiếm các cơ hội đầu tư tại một số khu vực có tiềm năng ở Châu Phi,
Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á và các nước thuộc Liên Xô cũ
“Ở hoạt động khai thác dầu khí” Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam hiện đang khai thác dầu khí tại 09 mỏ ở trong nước và ngoài
nước : Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, PM3-CAA/Cái Nước, Hồng Ngọc,

Rạng Đông, Lan Tây – Lan Đỏ, Tiền Hải C, mỏ Sư Tử Đen, Rồng Đôi,
Rồng Đôi Tây, Cendoz thuộc lô PM-304, Malaysia. Sản lượng khai thác
trung bình của Tập đoàn Dầu khí đạt trên 350 nghìn thùng dầu thô/ngày
và khoảng 18 triệu m3 khí/ngày. Tính đến hết 12/2006 đã khai thác trên
235 triệu tấn quy trong đó dầu thô đạt trên 205 triệu tấn; thu gom, vận
chuyển vào bờ và cung cấp 30 tỷ m3 khí cho sản xuất điện, sản xuất
đạm và các nhu cầu dân sinh khác.
“Về công nghiệp khí”: được triển khai tích cực theo quy hoạch
tổng thể. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang triển khai
hàng loạt các dự án khí và điện với quy mô càng lớn, đa dạng và phức
tạp, trên diện rộng nhằm không những đáp ứng nhu cầu khí cho điện
mà còn đáp ứng các nhu cầu khí cho côngnghiệp hoá chất, phân bón,
giao thông vận tải, vật liệu xây dựng v.v. Hai hệ thông vận chuyển khí
Rạng Đông Bạch Hổ và Nam Côn Sơn vận hành ổn định, an toàn và
phát huy hiệu quả, cung cấp trên 18 triệu m3 khí/ngày cho sản xuất
điện, phân đạm và sản xuất công nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh
năng lượng và lương thực quốc gia. Các dự án: Hệ thống đường dẫn
khí Phú Mỹ Nhơn Trạch (dự kiến bắt đầu cung cấp khí vào đầu năm
2008); hệ thống đường dẫn khí PM3 – Cà Mau (dự kiến cung cấp khí
vào đầu năm 2007); hệ thống đường ống dẫn khí lô B – Ô môn (dự kiến
sẽ được vận hành vào năm 2009), sẽ đưa ngành công nghiệp khí Việt
Nam lên một mức phát triển mới đóng góp sâu rộng hơn vào sự nghiệp
hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước. Có thể tóm lược tình hình triển
khai các dự án khí - điện trong các năm qua theo các khu vực, lĩnh vực
sau:
Tháng 5/1995 hệ thống vận chuyển khí Rạng Đông Bạch Hổ bắt
đầu từ khí đồng hành Bạch Hổ cấp khoảng 350.000 tấn, đáp ứng
khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Năm 2002, công suất của hệ thống khí Bạch Hổ một lần nữa được
nâng lên khi khí đồng hành từ mỏ Rạng Đông được kết nối với hệ thống

khí Bạch Hổ để đưa vào bờ sử dụng qua Đường ống Rạng Đông, Bạch
Hổ với chiều dài 46.5 km và đường kính 16 inch. Công suất của hệ
thống khí Bạch Hổ đạt 2 tỷ m3/năm, lượng khí đưa vào bờ sử dụng đạt
từ 4 đến 5 triệu m3. Công trình trạm nén áp lực khí cung cấp cho các
Nhà máy điện Phú Mỹ tại Dinh Cố, nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động
một cách hiệu quả trong điều kiện vận hành mới đã được lắp đặt và đưa
vào hoạt động. Hai công trình mới này cũng còn là mốc khởi đầu của
việc thu gom, vận chuyển khí từ các mỏ khác trong khu vực bể Cửu
Long. Dự án đường ống Phú Mỹ, Nhơn Trạch với công suất vận chuyển
2 tỷ m3/năm đang trong giai đoạn triển khai xây dựng góp phần mở rộng
thị trường tiêu thụ khí của khu vực miền Đông Nam Bộ. Cũng với việc
đầu tư xây dựng các dự án trong lĩnh vực trung và hạ nguồn nêu trên,
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang cùng đối tác nước ngoài lập
kế hoạch Phát triển mỏ Emerald, Ruby, Cá Ngừ Vàng, Phương Đông
thuộc bể Cửu Long, đồng thời nghiên cứu phương án thu gom khí đồng
hành của mỏ dầu Sư Tử Đen, Vàng, Nâu, Trắng .v.v. nhằm duy trì sản
lượng đưa khí vào bờ khi khả năng cung cấp khí của mỏ Bạch Hổ giảm
xuống.
Hệ thống khí Nam Côn Sơn chính thức được triển khai ngày
15/12/2000 khi dự án được cấp giấy phép đầu tư. Dự án khí Nam Côn
Sơn bao gồm các hạng mục công trình như sau: Phát triển lô 06.1 tại
mỏ Lan Tây, Lan Đỏ có công suất khai thác 10.048.000 m3 khí/ngày
đêm đã được cải hoán nâng công suất khai thác lên tới 15 triệu m3 /
ngày đêm; Đường ống dẫn khí ngoài khơi dài 362km, đường khính 26
inch, công suất vận chuyển tối đa đạt 7 tỷ m3/năm; Trạm tiếp nhận xử lý
khí tại Dinh Cố có công suất xử lý khí trong giai đoạn 1 là 10.048.000
m3 khí / ngày đêm đã được cải hoán công suất lên 15 triệu m3/ngày
đêm và đang mở rộng dây chuyền 2 để nâng công suất tổng cồng lên
20 triệu m3/ngày đêm; Tuyến đường ống dẫn khí trên bờ với tổng chiều
dài 38km, với 2 đoạn: khí cao áp từ Long Hải tới Dinh Cố có đường kính

26 inch, dài 9km và đoạn vận chuyển khí thành phẩm từ Dinh Cố tới
Phú Mỹ với đường kính 30 inch, dài 29km; Trung tâm phân phối khí Phú
Mỹ. Như vậy, cùng với hệ thống khí Bạch Hổ, sự hình thành hệ thống
khí Nam Côn Sơn đang trở thành cột sống của nền công nghiệp khí Việt
Nam, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, hứa hẹn đảm bảo
khả năng cung cấp khí lên tới 6-10 tỷ m3/năm trong các năm 2006-2010
tại khu vực miền Đông Nam Bộ.
Các kết quả thăm dò khả quan ở thềm lục địa phía Nam và Tây
Nam Bộ của Việt Nam cũng như tại các khu vực chống lấn giữa Việt
Nam và Malaysia, đã cho phép Tập đoàn Dầu khí đầu tư và xây dựng
các kế hoạch phát triển khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Dự
án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau dài 328km đường kính 18” có công
suất vận chuyển 2 tỷ m3/năm và nhà máy điện Cà Mau I công suất 750
KW sẽ được đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2007 và nhà máy điện
Cà Mau II có công suất tương tự như Cà Mau I vào năm 2008. Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng nhà thầu Chevron đang triển khai
phát triển lô B, 52/97, 48/95. Dự kiến sẽ xây dựng tuyến đường ống dẫn
khí nồi từ khu mỏ này đến Ô Môn và Cà Mau, đây sẽ là tuyến ống huyết
mạch có thể dùng để kết nối mạng Đông Tây và Đường ống xuyên các
nước Đông Nam Á.

×