Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.34 KB, 14 trang )

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN
XANH
1.1. Tổng quan về phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm
Trên thế giới, thuật ngữ “phát triển bền vững” được biết đến từ những năm
70 của thể kỷ trước, tuy nhiên vào thời bấy giờ nhân loại vẫn chưa có một hình
dung cụ thể về nội hàm và con đường để đi tới phát triển bền vững. Song khái
niệm này cũng khuấy động các nhà khoa học về kinh tế, xã hội, môi trường….
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong
tương lai. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia
trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý,
văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Đặc biệt trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) năm 1980, nội
dung của phát triển bền vững đã được đưa ra như sau:
“Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà
còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi
trường sinh thái học.”
Khái niệm này đã được phổ biến nhờ báo cáo Brundtland vào năm 1987 của
Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland).
Theo báo cáo này, phát triển bền vững được hiểu là:
“Sự phát triển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.”
1
1 Theo wikipedia />%AFng
Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu
quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều
này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, chính phủ và các tổ chức xã hội phải
bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã
hội – môi trường.


Trên đây là những khái niệm đầu tiên về phát triển bền vững, tuy nhiên cho
đến nay, các nhà khoa học, trên các lĩnh vực và diễn đàn khác nhau vẫn chưa
đưa ra một định nghĩa nào thống nhất. Dưới đây là một số định nghĩa về phát
triển bền vững tồn tại trên thế giới:
- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển
bền vững, nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ
Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
- Tác giả David Munro cho rằng: Bền vững không phải là mục tiêu chính xác mà
là một tiêu chuẩn đối với quan điểm và hành động, đó là: “Một quá trình tiếp
diễn, có tính lặp đi, lặp lại, thông qua kinh nghiệm trong việc quản lý các hệ
thống phức hợp, được tích lũy lại, được đánh giá và được vận dụng”
- Stephan Viederman xác định: “Bền vững không phải là vấn đề kỹ thuật cần giải
quyết, mà là một tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ trình và
giúp tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính
luân lý và đạo đức để hướng dẫn hành động của chúng ta”
Tựu chung lại, mặc dù còn tồn tại nhiều định nghĩa về phát triển bền vững
trên thế giới, nhưng tất cả đều đi tới một sự thống nhất có tính tương đối về khía
cạnh và bản chất của phát triển bền vững. Mỗi mục tiêu phát triển đều có vị trí
riêng của nó, song nó phải gắn với những lợi ích khác để đi tới sự phát triển tối
ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lại của xã hội loài người.
Khái niệm “Phát triển bền vững” bắt đầu phát triển trên thế giới từ những
năm 70 của thế kỷ trước và được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập
niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Dù xuất hiện khá muộn ở nước ta,
nhưng khái niệm này đã được nghiên cứu và phát triển khá rộng.
Thuật ngữ này được giới khoa học tiếp thu nhanh, cùng với đó là hàng loạt
những nghiên cứu liên quan mà ta có thể kể tới như: Tiến tới môi trường bền
vững (1995 – Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội)
trong đó cho ta thấy tiền trình này đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền
vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường và
bền vững về mặt kỹ thuật; Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững

cấp quốc gia ở Việt Nam – giai đoạn I (2003 – Viện Môi trường và phát triển
bên vững, Hội liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tiến hành) cùng
với sự tham khảo kinh nghiệm từ các nước Trung Quốc, Anh và Mỹ tác giả đã
đưa ra tiêu chí cụ thể của phát triển bền vững là bền vững về kinh tế, xã hội và
môi trường; Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp (1997 – Phạm
Xuân Nam) Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan
điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi
trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc tế về
phát triển... Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đều định hướng theo
khái niệm phát triển bền vững của Brundtland và tính thích ứng của các chỉ báo
đối với Việt Nam ở cấp độ vùng miền hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống
xã hội vẫn chưa được chỉ rõ.
Bên cạnh đó, ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, nhằm hướng
tới phát triển, nhà nước ta đã có chủ trương gắn liền phát triển kinh tế với phát
triển xã hội, nhằm hướng tới một sự phát triển dài hạn. Tại đại hội Đảng VI đã
nêu rõ:
Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội
nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích của hoạt động kinh tế
2
(Văn kiện đại hội
2 Văn kiện đại hội Đảng VI, nhà xuất bản Sự thật
Đảng VI, nhà xuất bản sự thật). Từ đó, chúng ta cũng đưa một khái niệm chung
cho phát triển bền vững:
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài
hoà giữa môi trường nhân tạo, môi trường thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh
học.
3
(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, tr 162, Nhà xb chính trị quốc

gia Hà Nội).
Có thể thấy rằng, ở Việt Nam khái niệm về phát triển bền vững có xu hướng
đi theo khái niệm của Brundtland, trong đó sự phát triển để hướng tới sự lâu dài
dược thể hiện qua ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, sự phát triển
kinh tế phải gắn liền với lợi ích phát triển của xã hội, nhằm hướng tới những lợi
ích xã hội như: giảm chênh lệch giàu nghèo, tăng lợi ích công cộng, gia tăng
chất lượng cuộc sống. Ngoài ra sự phát triển của kinh tế cũng không thể tách rời
với sự phát triển của những công nghệ mới, những nguyên liệu và năng lượng
mới. Con người phát triển những nguồn năng lượng sạch và dần chuyển sang sử
dụng những nguồn năng lượng có thể tái tạo được như sức gió, năng lượng mặt
trời....
1.1.2.Các mặt của phát triển bền vững
Theo khái niệm Phát triển bền vững của Brundtland mà Việt Nam có xu hướng
nghiên cứu theo thì phát triển bền vững được đồng ý có sự tác động trên cả ba
mặt gồm có kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.2.1 Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân
trên đâu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
3 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr 162, nxb Chính trị quốc gia
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó
bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu,
thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Qua hai khái niệm ta có thể thấy được sự khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về vật chất, số
lượng, tích luỹ và bành trướng thì phát triển - với phạm vi rộng hơn, nó bao hàm
cả tăng trưỏng kinh tế. Cùng với đó, sự phát triển còn quan tâm tới tiềm năng,
phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần.
Phát triển bền vững về mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất không giới
hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa bất cứ hàng hóa hoặc

dịch vụ nào, tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh. Phát triển bền vững kinh
tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động và tăng
trưởng sản xuất lên chất lượng cuộc sống, cứu xét xem có gì bị hư hại, bị phí
phạm.
Theo quan điểm của trường phái phát triển bền vững, thì sinh lực kinh tế của
một xã hội tùy thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề giá trị thặng dư bằng cách
sử dụng giá trị thặng dư để trao đổi và bù đắp những thiệt hại do sự phát triển
kinh tế đơn thuần gây ra. Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cách nâng cao
năng suất, đổi mới công nghệ… Đối với những sản phẩm được chế tạo nguồn
gốc thiên nhiên, vấn đề chủ yếu là phải xét xem tài nguyên thiên nhiên đó có
khả năng tái tạo hay không. Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu và chế tạo
các sản phẩm có khả năng thay thế. Muốn vậy, phải cộng thêm vào giá thành
sản phẩm làm từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm thay thế. Nói cách khác, bền vững về kinh tế đòi
hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao; cơ cấu
kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả kinh tế
- xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.

×