Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ĐÔNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.81 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ĐÔNG HÀ NỘI
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập vào
ngày 20/03/1988 theo Nghị định số 53/NĐBT với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Khi mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn
song đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trở thành Ngân hàng
thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn cũng như trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) ký
quyết định số 400/CT về việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế cho
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng
thương mại đa năng, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế, độc lập, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 15/11/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam như
tên gọi hiện nay. AGRIBANK hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp
đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi đó, ngoài chức năng của một ngân hàng thương
mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được xác định thêm
nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư
vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa-hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn.
Cho đến nay, AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về cả quy mô vốn,
tài sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng.
Là một trong những ngân hàng có mối quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với
mạng lưới ngân hàng đại lý đã vượt qua con số 851 ngân hàng đại lý tại hơn 110 quốc


gia và vùng lãnh thổ. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu ngày càng tăng, doanh số
mua bán ngoại tệ đạt trên 8,1 tỷ USD.
Không chỉ có lợi thế về vốn và quy mô, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam còn là một Ngân hàng luôn đi đầu trong công tác đầu tư đổi mới
và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của Ngân hàng nhằm đưa ra những
sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao tới khách hàng hướng tới một ngân hàng phát triển
bền vững trong tương lai. Hiện nay, ngân hàng đã có kết nối hệ thống máy tính từ trụ sở
chính tới hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc và một hệ thống các dịch vụ chuyển
tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán
quốc tế qua mạng SWIFT.
Ngày 02/07/2003 theo quyết định số 170QĐ/HĐBT – TCCB của Chủ tịch Hội
đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Hà Nội được thành lập. Chi nhánh được tiếp
quản tòa nhà 23B Quang Trung làm trụ sở hoạt động. Sau một thời gian sửa chữa cải
tạo và nâng cấp, hiện tòa nhà đã được đưa vào sử dụng với cơ sở vật chất của một Ngân
hàng khang trang, hiện đại và vị trí thuận lợi trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Qua 4 năm hoạt động, Chi nhánh Đông Hà Nội đã vận dụng tốt sự hỗ trợ của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các tổ chức tài chính,
ngân hàng trong nước và quốc tế cùng với khả năng nội lực của mình để thực hiện phát
triển cả mạng lưới và các sản phẩm dịch vụ. Đến nay, mạng lưới hoạt động của Chi
nhánh Đông Hà Nội bao gồm hội sở, 2 Phòng giao dịch và hai chi nhánh cấp hai, 3 đại
lý.
Bên cạnh việc phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu các hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh, Ban lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội luôn chú trọng đến phát triển
nguồn nhân lực vì coi đây là yếu tố quyết định tới sự thành công của Chi nhánh trong
tương lai. Tổng số cán bộ công nhân viên cho tới thời điểm tháng 12/2007 là 110 người.
Cán bộ công nhân viên của Chi nhánh Đông Hà Nội đa số là các cán bộ trẻ, năng động,
nhiệt tình. Tuy nhiên do được điều chuyển từ nhiều đơn vị khác nhau và tuyển mới nên
trình độ chuyên môn, nhận thức nghề nghiệp của cán bộ không đồng đều, còn nhiều bất
cập. Hiểu rõ tầm quan trọng đối với quá trình phát triển của Chi nhánh Đông Hà Nội

nên công tác đào tạo nhận thức cũng như việc liên tục trau dồi kiến thức, kỹ năng tác
nghiệp được Ban lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội được tạo điều kiện tối đa.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh luôn cố gắng
tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp để mỗi thành viên luôn cống hiến hết
sức vì sự phát triển bền vững của Chi nhánh Đông Hà Nội.
Chi nhánh Đông Hà Nội được thành lập với các hoạt động chính là: Kinh doanh
tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo phân cấp của Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Đông
Hà Nội giai đoạn 2004 - 2007
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
Từ năm 2003 đến nay, mặc dù tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động ảnh
hưởng đến hoạt động của ngân hàng (bao gồm cả thuận lợi và khó khăn). Song với sự
chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên
toàn chi nhánh. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Đông Hà
Nội đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động của mình. Về tình hình huy
động vốn của Chi nhánh. Kể từ năm 2003 đến nay đều có tốc độ tăng trưởng dương.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Đông Hà Nội
Năm
Chỉ tiêu
Nội tệ
(tỷ đồng)
tỷ lệ tăng
trưởng(%)
Ngoại tệ
(tỷ đồng)
tỷ lệ tăng
trưởng(%)
2003 387 - 206.9818 -
2004 1379 256,33 134 -35.26

2005 1450 5,15 231 72.39
2006 2144 48 202 -13
2007 3348 56 230 14
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005, 2006,
2007 tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội)
Năm 2004, tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước có nhiều biến động ảnh
hưởng đến hoạt động huy động vốn của toàn chi nhánh như: Nguồn vốn FDI chảy vào
Việt Nam nên tới 4.1 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2003; Trong quan hệ kinh
tế đối ngoại, Việt Nam cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới; chính
sách quản lý vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ thận trọng và phù hợp
với tình hình thực tế; chính sách cải cách tiền lương góp phần nâng cao mức sống của
người dân. Vì vậy, năm 2004 lượng vốn huy động nội tệ của Chi nhánh tăng rất cao so
với năm 2003, lên tới 1379 tỷ đồng, tăng 256.33 % so với năm 2003 (xem bảng 2.1).
Tuy nhiên là một chi nhánh mới thành lập Chi nhánh Đông Hà Nội đi vào hoạt động,
còn gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, công nghệ, nhân lực, cơ sở vật chất …. chưa
thể khắc phục ngay được, đồng thời chịu những tác động bất lợi của tình hình kinh tế xã
hội như giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng; giá vàng tăng đến 16.2% .... gây ảnh
hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Huy động ngoại tệ đạt mức độ tăng
trưởng âm 35.26% so với năm 2003 (xem bảng 2.1). Năm 2005, là năm đạt thắng lợi
lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, cải cách chính sách tài chính tiền tệ. Song
năm 2005 cũng là năm có nhiều biến động bất lợi cho nền kinh tế nói chung cũng như
ngành ngân hàng tài chính nói riêng như: diễn biến khó lường của giá dầu, thời tiết,
dịch bệnh, sự tăng lãi suất của các ngoại tệ mạnh như USD, EUR ….. Tất cả đã ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của toàn Chi nhánh. Ban lãnh đạo Chi
nhánh Đông Hà Nội cũng sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ để phát triển hoạt động
kinh doanh cùa Chi nhánh. Năm 2005, huy động nội tệ đạt 1450 tỷ đồng, huy động
ngoại tệ đạt 231 tỷ đồng (bảng 2.1). Trong đó tiền gửi không kỳ hạn đạt 219 tỷ đồng,
chiếm 13%; có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1105 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66%; Có kỳ hạn
trên 12 tháng đạt 357 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% (Xem Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh năm 2005 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi

nhánh Đông Hà Nội). Năm 2006, 2007 là những năm đầu Việt Nam ra nhập WTO. Việt
Nam đã có sự cải cách mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực
tài chính tiền tệ ngân hàng nói riêng; thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh;
luồng vốn đầu tư FDI và FPI chảy vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Năm 2006 FDI
đổ vào Việt Nam là 10.2 tỷ USD; năm 2007 là 20 tỷ USD. Những biến động đó đã ảnh
hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng cả nội tệ lẫn ngoại tệ. Năm 2006, tình
hình huy động nội tệ đạt 2144 tỷ đồng tăng 48% so với năm 2005, huy động ngoại tệ
chỉ đạt 202 tỷ đồng giảm 13% so với năm 2005. Năm 2007, huy động nội tệ đạt 3348 tỷ
đồng, tăng 56% so với năm 2006; huy động ngoại tệ đạt 230 tỷ đồng, tăng 14% so với
năm 2006 (Xem bảng 2.1).
2.1.2.2. Đầu tư vốn
Hai hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là huy động vốn và đầu tư vốn.
Nhìn chung hoạt động đầu tư vốn của ngân hàng nông nghiệp Đông Hà Nội có mức
tăng trưởng dương từ năm 2003 đến nay song tốc độ tăng trưởng không đều qua các
năm (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư vốn của NHNo&PTNT- chi nhánh Đông Hà Nội
(giai đoạn 2004 – 2007).
Năm
Chỉ tiêu
Nội tệ (tỷ
đồng)
Tăng
trưởng(%)
Ngoại tệ (tỷ
đồng)
Tăng
trưởng(%)
2004 625 147 75 60
2005 732 17,12 101 34,67
2006 883 21 138 37

2007 1162 31,59 138 0
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm của Ngân hàng Nông nghiệ
Đông Hà Nội)
Cũng như phân tích ở trên, tình hình đầu tư vốn của Chi nhánh Đông Hà Nội –
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ những biến động kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
Mức tăng trưởng đầu tư vốn bằng đồng nội tệ là khá ổn định qua các năm. Năm
2006 tăng 21% so với năm 2005; năm 2007 tăng 31.59% so với 2006 (Xem bảng 2.2).
Tổng dư nợ cả nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng dần theo các năm, trong đó tỷ lệ
tăng trưởng ngoại tệ có tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của nội tệ từ năm 2004 đến 2006.
Năm 2007, công tác tín dụng đạt được nhiều kết quả với sự tăng trưởng cao.
Tổng dư nợ là 1.329 tỷ (tính cả 29.9 tỷ đồng cho vat Ngân hàng chính sách và 100 tỷ
cho vay Ưu đãi đầu tư), dư nợ thông thường là 1.200 tỷ, đạt tốc độ 27% và hoàn thành
kế hoạch năm.
Chính sách đầu tư đúng hướng, theo đó Chi nhánh chú trọng cho vay các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, kiên quyết chỉ cho vay các dự án có hiệu quả đã góp phần nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, để đảm bảo an toàn vốn và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong điều kiện khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, Chi
nhánh đã thực hiện không chi vay các dự án, các phương án không khả thi.
Vấn đề nợ xấu đã được giải quyết rất mạnh mẽ (trong tháng 12 Chi nhánh đã
thực hiện thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 5,3tỷ đồng). Có những tháng trong năm, tỷ lệ nợ
xấu lên đến trên 8% song được sự chỉ đạo kiên quyết của Ban lãnh đạo cùng với những
cố gắng của đội ngũ cán bộ tín dụng, đến cuối năm nợ xấu giảm còn 5,7%/tổng dư nợ
(trong đó tỷ lệ nợ xấu kế hoạch giao là < 7%).
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông
nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007
Huy động và đầu tư tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay. Song với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng của
nền kinh tế, các ngân hàng thương mại hiện nay đã dần quan tâm đến các dịch vụ ngân
hàng ngoài tín dụng trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế. Là một chi nhánh cấp I của

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - một ngân hàng thương mại
có uy tín và mạng lưới chi nhánh lớn nhất Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp
Đông Hà Nội, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của
mình. Nhận thức được những lợi thế trong phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, ngay
từ khi thành lập, dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội
đã được quan tâm phát triển. Tuy nhiên để đưa ra được một số giải pháp phát triển dịch
vụ thanh toán quốc tế một cách có hiệu quả, trước hết cần đi sâu phân tích thực trạng
phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.
2.2.1. Thanh toán xuất khẩu
Thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004
– 2007 còn ở mức rất hạn chế. Thị phần thanh toán xuất khẩu của chi nhánh còn khá
nhỏ so với một số chi nhánh khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam, và một số ngân hàng thương mại cổ phần khác. Ngân hàng chưa duy trì được
mối quan hệ tốt với khách hàng, chưa có những khách hàng thường xuyên. Do đó, các
hình thức thanh toán quốc tế phát sinh mới chỉ mang tính tự phát và rất nhỏ lẻ, không
ổn định qua các năm (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán xuất khẩu NHNNo Đông Hà Nội giai đoạn 2004
– 2007. Đơn vị: ngàn USD
Năm
TTXK
L/C XK TT XK Nhờ thu XK Tổng
2004
Doanh số 254 0 0 254
Tốc độ tăng trưởng (%) - - - -
2005
Doanh số 33,70 0 0 33,70
Tốc độ tăng trưởng (%) -86.73 - - -86.73
2006
Doanh số 0 1.364 0 1.364
Tốc độ tăng trưởng (%) - - - 3.947,5

2007
Doanh số 0 3.067 0 3.067
Tốc độ tăng trưởng (%) - 124.85 - 124.85
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007.
Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội được thành lập vào tháng 07/2003 nhưng
hoạt động thanh toán quốc chỉ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004. Tuy vậy,
chi nhánh đã thực hiện mở L/C xuất khẩu với doanh số đạt 254 nghìn USD. Các hình
thức khác như chuyển tiền xuất khẩu, Nhờ thu xuất khẩu không phát sinh.
Năm 2005 thanh toán xuất khẩu đạt mức tăng trưởng âm 86.73% so với năm
2004. Năm 2005 chỉ phát sinh hình thức L/C xuất khẩu có doanh số đạt 33.7 nghìn
USD. Hình thức chuyển tiền xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu không phát sinh. Có sự sụt
giảm này là do nhiều nguyên nhân song có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau:
• Chi nhánh vẫn chưa xây dựng được mối quan hệ với các doanh nghiệp xuất
khẩu có khối lượng xuất khẩu ổn định, chưa có nhiều khách hàng, dịch vụ
thanh toán xuất khẩu mới chỉ mang tính tự phát, không ổn định.
• Chính sách khách hàng chưa có tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng
thương mại khác, nên khó thu hút được các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.
• Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh mới đi vào hoạt động, năm
2004, 2005 mới chỉ mang tính chất vừa phát triển vừa tìm hiểu thị trường,
tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra chính sách phát triển phù hợp.
Năm 2006, là năm Việt Nam đẩy mạnh đàm phán gia nhập tổ chức thương mại
thế giới. Tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Sự
kiện này đưa xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục. Năm 2006 cũng là năm Việt Nam
tiếp nhận nhiều luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào trong nước và
luồng vốn đầu tư ra nước ngoài cũng tăng trưởng kỷ lục so với các năm trước. Kinh tế
đạt mức tăng trưởng cao. Vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng
thương mại cũng tăng trưởng đáng kể. Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội cũng
không nằm ngoài những tác động đó. Năm 2006 doanh số thanh toán quốc tế của ngân
hàng đạt mức tăng trưởng 3947,5% so với năm 2005, mức tăng trưởng kỷ lục. Thanh

toán xuất khẩu phát sinh 38 món chuyển tiền với trị giá 1.36 triệu USD với tổng phí thu
được là 117.3 nghìn USD. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
được tập trung ở khu vực phía nam. Khu vực miền bắc chủ yếu tập trung một số doanh
nghiệp xuất khẩu chè, xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ, lụa … với khối lượng hàng xuất
khẩu rất hạn chế. Trong khi Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội mới được thành lập
năm 2003 với mạng lới chi nhánh làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế rât hạn chế. Hiện
chỉ có hội sở và chi nhánh Bà Triệu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chi nhánh
Lý Thường Kiệt cùng 03 phòng giao dịch mới đi vào hoạt động nên chỉ thực hiện
marketing hỗ trợ hoạt động thanh toán quốc tế của hội sở và chi nhánh Bà Triệu. Vì vậy,
thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội vẫn chỉ phát triển ở
mức ban đầu. Các hình thức L/C xuất khẩu; nhờ thu xuất khẩu không phát sinh trong
năm 2006. Thanh toán xuất khẩu chỉ phát sinh dưới hình thức chuyển tiền; khách hàng
không có giao dịch thường xuyên, chủ yếu là các khách hàng vãng lai (giao dịch lần đầu
với ngân hàng). Do đó, hoạt động thanh toán xuất khẩu không ổn định.
Năm 2007 tiếp tục ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam ra nhập WTO, hoạt động
thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội tiếp tục tăng trưởng ở
mức cao, tăng 124.85 % so với năm 2006. Ngoài ảnh hưởng của các yếu tố khách quan,
sự tăng trưởng về doanh số thanh toán xuất khẩu ở Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà
Nội còn do yếu tố chủ quan như: Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng đã dần đi
vào ổn định. Quy trình nghiệp vụ được xây dựng, công nghệ ngân hàng phục vụ thanh
toán quốc tế phát triển, marketing ngân hàng được quan tâm. Công tác xây dựng mối
quan hệ với khách hàng và chăm sóc khách hàng được chú trọng ….
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán xuất khẩu – NHNNo Đông Hà Nội 2004 –
2007
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết hoạt động TTQT – NHNo Đông Hà Nội
Trong bốn năm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, mặc dù còn nhiều khó
khăn về nhân lực, công nghệ, môi trường kinh doanh … Song Ngân hàng Nông nghiệp
Đông Hà Nội luôn cố gắng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Từ biểu đồ 2.1 cho
thấy doanh số thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội phát
triển chưa ổn định. Có sự sụt giảm về doanh số trong năm 2005. Nhưng đã tăng trở lại

và năm 2006 và tiếp tục tăng trưởng vào năm 2007. Ngoài các tác động tích cực do sự
phát triển và hội nhập của nền kinh tế còn có sự nỗ lực của toàn ngân hàng trong phát
triển dịch vụ thanh toán quốc tế.
Sự tăng trưởng về doanh số thanh toán xuất khẩu của ngân hàng trong các năm
2006, 2007 còn chứng tỏ những chính sách phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của
ngân hàng đang phần nào đáp ứng được nhu cầu thị trường.
.2.2.2. Thanh toán nhập khẩu
Giai đoạn 2004 – 2007 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến
động ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ảnh hưởng
hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội.
• Nền kinh tế liên tục đạt mức tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong nhập khẩu trang thiết bị mở rộng sản xuất kinh doanh.
• Năm 2005, giá dầu, giá vàng thế giới tăng cao, lãi suất của đồng USD liên tục
tăng lên, làm tăng giá đồng tiền của đồng tiền này. Hoạt động nhập khẩu của
một số doanh nghiệp Việt Nam bị ngừng trệ. Đây cũng là năm Việt Nam thực
hiện cải cách nhiều chính sách và pháp luật liên quan đến các hoạt động của
kinh tế đối ngoại, tài chính ngân hàng …
• Năm 2006, 2007 Sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới đã tác
động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt
động đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
• Năm 2007 nhiều ngân hàng nước ngoài được cấp phép thành lập đã tạo ra sự
cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại.
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp,
khoáng sản … được tập trung ở khu vực phía Nam. Khu vực phía bắc tập trung nhiều
doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó, thanh toán nhập khẩu Ngân hàng Nông nghiệp Đông
Hà Nội đạt doanh số cao hơn, ổn định hơn. Phát triển ở tất cả các hình thức thanh toán.
Về tăng trưởng doanh số theo các hình thức thanh toán
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán nhập khẩu – NHNNo Đông Hà Nội 2004-2007.
Đơn vị: nghìn USD
Năm

TTNK
L/C NK TT NK
Nhờ thu
NK
Tổng
2004
Doanh số 29.697,65 12.569,35 2.130 44.397
Tốc độ tăng trưởng (%) - - - -
2005
Doanh số 22.687,96 9.321,95 943,75 32.953,66
Tốc độ tăng trưởng (%) -23,6 -25,84 -55,69 -25,77
2006
Doanh số 32.596,86 5.584,60 271,71 38.453
Tốc độ tăng trưởng (%) 43,67 -40,09 -71.21 16,69
2007
Doanh số 45.746,40 10.910,28 606,77 57.263
Tốc độ tăng trưởng (%) 40.34 95,36 123,32 48,92
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế NHNNo Đông Hà Nội
Qua bảng số liệu trên, số lượng và giá trị thanh toán nhập khẩu nhìn chung có sự
tăng trưởng dương không đều nhưng có xu hướng tăng trưởng ngày càng ổn định hơn.
Năm 2004 nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn khá mới mẻ, mang tính chất vừa
triển khai, vừa thăm dò nhưng trong năm 2004 chi nhánh đã phát hành được 410 L/C
nhập khẩu với tổng giá trị là 22.69 triệu USD; chuyển tiền hàng nhập là 12.57 triệu
USD; nhờ thu hàng nhập đạt 2.13 triệu USD.
Năm 2005 dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội
giảm ở tất cả các hình thức thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu. Cụ thể: năm
2005 chi nhánh phát hành được 375 L/C với trị giá 22.69 triệu USD giảm 23.6% so với
năm 2004; chuyển tiền hàng nhập thực hiện được 300 món với trị giá 9.32 triệu USD
giảm 25.84 % so với năm 2004. Nhờ thu nhập khẩu đạt 943.75 nghìn USD giảm 55.69
% so với năm 2004.

Năm 2006 số L/C phát hành là 505 món với tổng trị giá là 32,59 triệu USD, tăng
43,67% so với năm 2005. Chuyển tiền thanh toán nhập khẩu năm 2006 có 278 món
chuyển tiền, tổng giá trị là 5.584 ngàn USD giảm 40.09% so với năm 2005. Nhờ thu
nhập khẩu đạt 271.71 nghìn USD, giảm 71.2 % so với 2005.
Năm 2007 thanh toán nhập khẩu đã có sự tăng trưởng dương ở tất cả các hình
thức thanh toán. Số L/C phát hành là 524 món với tổng trị giá là 45,75 triệu USD, tăng
40,34% so với năm 2006. Chuyển tiền tăng 95.36 % với 420 món có tổng giá trị là 10.9
triệu USD. Nhờ thu nhập khẩu cũng tăng từ 271.71 nghìn USD năm 2006 lên 606.77
nghìn USD năm 2007 tương ứng 132.32 %.
Về tổng doanh số thanh toán nhập khẩu
Biểu đồ 2.2. Doanh số thanh toán nhập khẩu – NHNNo Đông Hà Nội 2004 -
2007
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007.
Tổng doanh số thanh toán nhập khẩu đạt giá trị cao hơn nhiều lần so với doanh
số thanh toán xuất khẩu.
Năm 2004 tổng doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 44397 nghìn USD cao gấp
174.79 lần so với doanh số thanh toán xuất khẩu (254 nghìn USD).
Năm 2005, thanh toán nhập khẩu giảm ở tất cả các phương thức thanh toán (L/C
nhập khẩu, chuyển tiền hàng nhập, nhờ thu nhập khẩu) kéo theo tổng doanh số nhập
khẩu cũng giảm 25.77% so với năm 2004. Nhưng doanh số xuất khẩu năm 2005 giảm
tới 86.73% so với năm 2004 (giảm từ 254 nghìn USD xuống còn 33.70 nghìn USD). Do
đó, tổng doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2005 gấp 977.86 lần so với doanh số thanh
toán xuất khẩu.
Năm 2006, có sự tăng trưởng trở lại cả về doanh số thanh toán xuất khẩu và
doanh số thanh toán nhập khẩu. Mặc dù có sự sụt giảm trong các hình thức nhờ thu
nhập khẩu và chuyển tiền hàng nhập khẩu nhưng lại có sự gia tăng mạnh trong phương
thức phát hành L/C nhập khẩu. Do đó tổng doanh số thanh toán nhập khẩu vẫn tăng
16.69 % so với năm 2005 nhưng vẫn thấp hơn giá trị thanh toán nhập khẩu năm 2004.
Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2006 cao gấp 28.19 lần so với doanh số thanh toán

xuất khẩu năm 2006.
Năm 2007, có sự tăng trưởng mạnh cả về doanh số thanh toán xuất khẩu và
doanh số thanh toán nhập khẩu. Thanh toán nhập khẩu tăng trưởng ở tất cả các phương
thức thanh toán (L/C, chuyển tiền, nhờ thu) và tổng doanh số thanh toán nhập khẩu đạt
57263 nghìn USD tăng 48.92 % so với năm 2006 và cao gấp 18.67 lần so với thanh
toán xuất khẩu. (Xem bảng 2.4; biểu đồ 2.2)
Có thể thấy, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà
Nội có xu hướng tăng trưởng và phát triển ổn định hơn trong hai năm 2006 và 2007 ở
cả thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu.
Khoảng cách giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu ngày càng giảm
(từ 977.86 lần năm 2005 xuống 28.19 lần năm 2006 và 18.67 lần năm 2007).
Về cơ cấu các phương thức thanh toán
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng về giá trị theo các phương thức thanh toán nhập khẩu năm
2004 - 2007 tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội. (đơn vị %)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế Ngân hàng Nông
nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007
Nếu xét về mặt giá trị thanh toán thì thanh toán theo phương thức tín dụng chứng
từ (L/C) luôn chiếm một tỷ lệ áp đảo với 66.89 % năm 2004, 66.85 % năm 2005, 64.77
% năm 2006 và 79.89 % năm 2007. Tiếp theo đó là hình thức chuyển tiền chiếm khoảng
28.3 % các năm 2004, 2005 và 14.52% năm 2006, 10.01% năm 2007. Chiếm tỷ trọng
nhỏ nhất là phương thức thanh toán nhờ thu chỉ chiếm khoảng từ 1% đến 5%. (biểu đồ
2.3). Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ hình thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ có sự
cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành. Do đó, hình thức này được phổ biến trong
ngoại thương đặc biệt đối với các đối tác chưa thực sự tin tưởng nhau và giá trị giao
dịch lớn. Các hình thức chuyển tiền và nhờ thu không có sự cam kết của ngân hàng,
mức độ rủi ro cao hơn.
Tuy nhiên, nếu xét theo số món thực hiện thì thanh toán theo phương thức L/C
nhập khẩu và chuyển tiền phát sinh qua các năm là ngang nhau. Nhưng về doanh số thì
thanh toán L/C thường gấp khoảng hai đến sáu lần doanh số thanh toán bằng phương
thức chuyển tiền (bảng 2.4; biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4: Số món theo các phương thức thanh toán nhập khẩu Ngân hàng
Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007. Đơn vị: món
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội các năm 2004, 2005, 2006, 2007.
Do năm 2007 chi nhánh thực hiện mở một số món L/C cho công ty DIANA có
giá trị lớn nên mặc dù số L/C phát hành năm 2007 chỉ tăng 19 món so với năm 2006 (từ
505 món năm 2006 lên 524 món năm 2007) nhưng doanh số thanh toán L/C tăng gần 13
triệu USD. (biểu đồ 2.4)
Về tỷ trọng theo số món thực hiện giữa các phương thức thanh toán
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng theo số món thực hiện các phương thức thanh toán nhập
khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007. Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội các năm 2004, 2005, 2006, 2007.
Như vậy, nếu xét theo số món thực hiện thì thanh toán theo phương thức L/C
nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 50% tổng số món thanh toán. Chuyển tiền chiếm khoảng
40% tổng số món thực hiện và nhờ thu chỉ chiếm khoảng 1.5 % đến 5% (biểu đồ 2.5).
Như thế, mỗi món L/C phát hành thường có giá trị lớn hơn so với mỗi món chuyển tiền
hoặc nhờ thu. Điều này được lý giải bởi thanh toán bằng phương thức mở L/C an toàn
hơn nhưng chi phí giao dịch cao hơn so với phương thức thanh toán chuyển tiền do đó
phù hợp với những lô hàng có giá trị lớn hơn.
Qua phân tích cho thấy, sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân
hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội còn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Các phương
thức thanh toán xuất khẩu gần như chưa được quan tâm phát triển mà chỉ phát sinh
mang tính tự phát.
2.2.3. Các dịch vụ thanh toán quốc tế khác
Thanh toán biên mậu
Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đã kết hợp với một số chi nhánh khác
trong Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển tiền qua biên giới (biên giới
Việt Nam – Trung Quốc), đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Năm 2005 thực hiện 08 món với tổng trị giá là 230,85 ngàn USD (quy đổi). Năm

2006 tổng lượng chuyển tiền biên mậu là 18 món với tổng trị giá là 0.51 triệu USD (quy
đổi), tăng 121,39% so với năm 2005.
Năm 2007 cũng đạt được mức tăng trưởng lớn, gồm 15 món tổng trị giá 3,32
triệu USD (quy đổi), tăng hơn 5 lần so với năm 2006 .
Kinh doanh ngoại tệ
Ngoài nghiệp vụ thanh toán quốc tế chi nhánh cũng quan tâm phát triển nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng và cung cấp
ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế.
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phát triển còn hỗ trợ cho hoạt động thanh toán
quốc tế phát triển, tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán
L/C, chuyển tiền, nhờ thu …
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà
Nội cũng gặp nhiều khó khăn do sự biến động tỷ giá và do những quy định của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quy định.
Bảng 2.5. Doanh số mua bán ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội
giai đoạn 2004 – 2007. Đơn vị: ngàn USD, Ngoại tệ khác quy đổi USD.
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Tổng doanh số mua ngoại tệ 40.794 27.810 34.198 65.996
Tổng doanh số bán ngoại tệ 420.980 30.411 33.135 48.472
Lãi kinh doanh ngoại tệ 48,466 32,280 44,410 40,625
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc
tế Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 - 2007
Như vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đã được quan tâm phát
triển và đã mang lại nguồn thu đáng kể cho chi nhánh.
Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh còn trong thời kỳ đầu
phát triển. Thể hiện:
• Chưa có nhiều các sản phẩm phái sinh. Việc mua và bán ngoại tệ chủ yếu
thông qua hình thức mua bán trao ngay.
• Có một số ít ngoại tệ được giao dịch thường xuyên như: USD, EUR, JPY.
Một số ngoại tệ ít phát sinh như: SGD, AUD, THB, GBD.

Tài trợ xuất nhập khẩu và Bảo lãnh thanh toán
Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, Lãnh đạo chi nhánh đã quyết định
thành lập tổ Tài trợ xuất nhập khẩu tại phòng Thanh toán quốc tế. Mặc dù còn nhiều bỡ
ngỡ trong công tác thẩm định, nhưng các cán bộ của tổ Tài trợ xuất nhập khẩu đã có
nhiều cố gắng để tiếp cận khách hàng, từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhờ đó
đã thực hiện thẩm định được các dự án lớn và phức tạp.
Năm 2007, tổ tài trợ xuất nhập khẩu trực thuộc phòng thanh toán quốc tế và kd
ngoại tệ đã bước đầu đi vào hoạt động và thu được một số kết quả sau :
• Phát hành 07 bảo lãnh cho khách hàng, tổng giá trị là : 1.713 triệu đồng
với tổng phí thu được 8,18 triệu.
• Hoàn tất thủ tục cho vay đối với công ty Cổ phần Ngọc Định
• Thẩm định hồ sơ vay vốn của công ty Cổ phần DIANA, tìa trợ dự án xây
dựng nhà máy sản xuất giấy Tissue ...
Thanh toán qua thẻ
Là chi nhánh cấp I của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội nằm trong hệ thống triển khai áp dụng thẻ
tín dụng quốc tế VISA CARD, MASTER CARD của Ngân hàng Nông nghiệp
Do mới được thành lập, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh có nhiều
biến động, chưa thể có đủ điều kiện để kết luận về tính bền vững của hoạt động thanh
toán quốc tế. Nhưng xu hướng phát triển qua hai năm 2006, 2007 cho thấy các chính
mà Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đưa ra phần nào đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường, cho thấy một xu hướng phát triển ổn định trong tương lai. Năm 2007 nghiệp vụ
thanh toán quốc tế Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đã đi vào ổn định và phát
triển có tính chuyên nghiệp hơn, với những bước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao
kỹ năng nghiệp vụ, các giao dịch được thực hiện thông suốt, nhanh chóng và chính xác.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông
nghiệp Đông Hà Nội.
Trong thời gian qua hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp
Đông Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều này không chỉ dựa vào sự cố
gắng của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội

mà còn do cả các yếu tố khách quan như: Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào
nền kinh tế thế giới; Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; Đầu tư
nước ngoài tăng mạnh; Các hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao kể từ
khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO;
Kinh tế trong nước và thế giới đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
2.3.1. Những kết quả đạt được
Dịch vụ khách hàng chu đáo, tạo được chữ tín và lòng tin đối với khách hàng
Với sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo chi nhánh trong việc thực hiện chính
sách chất lượng của chi nhánh, tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng nên đã tạo được
niềm tin cho khách hàng, duy trì được một số khách hàng quan trọng, đặc biệt là các
doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của
ngân hàng: DIANA, Minh Việt, An Phú, DOJI, ICA … Đồng thời cũng thu hút thêm
được một số khách hàng mới.
Bộ phận kinh doanh ngoại tệ luôn đảm bảo đủ nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán
quốc tế
Trong tình hình thị trường đầy biến động, tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường
nhưng bộ phận kinh doanh ngoại tệ vẫn luôn đảm bảo nguồn ngoại tệ dồi dào phục vụ
cho nhu cầu mua bán ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng.
Xây dựng chính sách tỷ giá linh hoạt
Chính sách tỷ giá được xây dựng theo cơ chế thị trường và dựa trên quy định của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đảm bảo sự cạnh tranh với
các ngân hàng khác.
Chính sách khách hàng linh hoạt.
Bộ phận kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế trực tiếp tiếp cận khách hàng,
tìm hiểu nhu cầu, khó khăn của khách hàng để đưa ra chính sách khách hàng phù hợp.
Hàng năm chi nhánh cũng tổ chức hội nghị khách hàng để ban lãnh đạo chi nhánh trực
tiếp tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để cùng tháo gỡ khó khăn
cho khách hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng

Ngoài các nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thường như: mở và thanh toán
L/C, chuyển tiền, nhờ thu, chi nhánh đã thực hiện các nghiệp vụ liên quan như bảo lãnh
thanh toán, tín dụng quốc tế … Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh cũng có sự
phối kết hợp với các bộ phận khác trong chi nhánh và với các chi nhánh khác của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, kết hợp với các ngân hàng khác
nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng.
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
Chính sách khách hàng chưa có sức cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác
Sự phối kết hợp giữa các bộ phận của ngân hàng chưa có sự nhịp nhàng nhằm
tạo ra một dịch vụ khép kín, tối ưu cho khách hàng. Chính sách khách hàng của chi
nhánh còn kém sức cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là các
ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài.
Mạng lưới chi nhánh còn mỏng
Do mới được thành lập, hiện Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội mới chỉ có
hai chi nhánh cấp hai trực thuộc, 03 phòng giao dịch, có quan hệ với 04 đại lý trong thu
đổi ngoại tệ và thực hiện marketing cho bộ phận thanh toán quốc tế. Do vậy, chưa thu
hút được sự quan tâm chú ý của khách hàng.
Doanh số thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ chưa cao
Mặc dù doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng Đông Hà Nội có sự tăng
trưởng và dần đi vào ổn đinh nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các ngân hàng
khác.
Sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế chưa nhiều
Ngoài các dịch vụ thanh toán quốc tế thông thường, các dịch vụ liên quan hiện
vẫn chưa được triển khai. Dịch vụ thanh toán qua thẻ quốc tế hiện vẫn chưa chính thức
được triển khai tại chi nhánh. Các dịch vụ khác như bảo lãnh thanh toán, tài trợ thương
mại … tuy đã được triển khai song vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và chưa mang lại hiệu quả
cao.

×