Tải bản đầy đủ (.docx) (260 trang)

luận án tiến sĩ giải pháp thúc đẩy mức độ tham gia của cộng đồng vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 260 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐOÀN THỊ NGUYỆT MINH

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỨC THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1


2020BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐOÀN THỊ NGUYỆT MINH

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỨC THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MÃ NGÀNH: 9 62 01 16

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỆ

2020
2


LỜI TRI ÂN
Tác giả xin gửi lời biết ơn đến với tất cả những ai hiện diện trong không
gian và thời gian của nghiên cứu đã hết lòng âm thầm ủng hộ, và trên hết thảy
là luôn mong mỏi tác giả thành công, cám ơn những ai luôn tự nguyện không
đắn đo thời gian tương tác hiệu quả cùng tác giả về các vấn đề mà nghiên cứu
đặt ra. Trên tất cả, tác giả đặc biệt gửi lời tri ân đến người Thầy mà khắc đậm
dấu ấn trong lòng tác giả trong quãng đường học vấn cho đến giờ phút này.
Xin gửi lời cám ơn sâu nặng đến với Thầy hướng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Đệ, cùng tất cả quý Thầy cô ở Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL. Xin cám
ơn Thầy đã không quản ngại, tận tụy, âm thầm mệt nhọc nơi tâm trí đóng góp
ý kiến quý báu để luận án được hoàn chỉnh. Xin cám ơn sự giảng dạy hết mình
của Thầy cùng tất cả quý Thầy Cô trên giảng đường Đại học Cần Thơ nhiệt
tình chia sẽ những bài học kinh nghiệm đầy trãi mình, cùng tất cả quý Thầy
cô, các cán bộ quản lý tại trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Đại
học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, và các trường mà tác giả đã theo học từ các bậc
đến nay. Cám ơn quý Thầy cô đã gắn bó với nghề, tích góp kiến thức qua
nhiều năm công tác, đúc kết từ nhiều thế hệ đi trước để sự kế tục, kế thừa và
lưu truyền lại là những kết tinh về giá trị khoa học đặc biệt là lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn mà tác giả đang nghiên cứu, đang tiếp cận. Cám ơn quý
Thầy Cô phòng sau đại học viện và trường đã hỗ trợ, động viên về thủ tục giấy
tờ cùng tất cả các Thầy cô khoa viện khác thật sự quan tâm đến nghiên cứu.
Tác giả rất cám ơn các cô chú, các anh chị công tác tại các sở ban ngành liên
kết phối hợp với ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, đặc biệt quý lãnh đạo,
quý cô, chú, anh, chị ở các Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn cùng Chi

cục phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến tre, và Tp. Cần Thơ
thời gian qua đã nhiệt tình tương tác hỗ trợ cung cấp số liệu nhiệt tâm và vui
vẻ chia sẽ kinh nghiệm. Cám ơn toàn thể cộng đồng Trà Vinh đã nhiệt tình
tham gia, tham vấn, bày tỏ xúc cảm, chia sẽ ý kiến thật tình từ các buổi trò
chuyện, phỏng vấn từ những khảo sát đánh giá của tác giả góp phần làm nên
những tổng kết từ cơ sở thực tiễn của luận án đầy khách quan và trung thực.
Cám ơn tất cả mọi thành viên gia đình đã ủng hộ tinh thần, sẽ chia khó khăn
và cùng đồng hành với tác giả trong suốt thời gian qua.

3
3


TÓM TẮT
Luận án được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến mức độ tham gia của cộng đồng vào tiến trình xây dựng nông
thôn mới tại tỉnh Trà Vinh. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia
và phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng để đẩy nhanh tiến trình xây dựng
nông thôn mới này.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn 405 hộ dân tại địa
bàn 3 huyện (Tiểu Cần, Càng Long, và Trà Cú) theo phương pháp lấy mẫu
thuận tiện có điều kiện dựa trên: (1) Vùng sinh thái nước ngọt, nước lợ và
nước mặn; (2) Các mức độ đạt tiêu chí: Mức độ mạnh (19/19) tiêu chí, trung
bình (12-14/19), và mức độ yếu (8-12/19) tiêu chí; (3) Đặc điểm loại hình kinh
tế hộ: hộ khá/giàu, hộ trung bình và hộ nghèo. Bằng việc sử dụng phương
pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá và phân tích mô
hình hồi quy tương quan, phân tích SWOT, cây vấn đề và cây giải pháp.
Kết quả về thành tựu được ghi nhận trong xây dựng nông thôn mới tại
Trà Vinh là do sự hợp tác của 2 phía, với vai trò chính là từ người dân và
chính quyền làm hậu thuẩn trong giai đoạn đầu (2010-2015). Kết quả cho

thấy có sự khác biệt trong việc tham gia cả về hình thức và mức độ, ở điều
kiện kinh tế hộ khác nhau: nhóm hộ khá/giàu có mức tham gia cao và nhóm
hộ điều kiện kinh tế khó khăn có mức tham gia thấp nhất, mức tham gia chỉ ở
trung bình đạt trên mức độ thể hiện tinh thần trách nhiệm và mức ra quyết
định. Và 3 yếu tố gây ảnh hưởng đến mức tham gia cộng đồng được nghiên
cứu khẳng định: (Văn hóa xã hội tiện ích công cộng, quy hoạch hạ tầng phát
triển tổ chức sản xuất, đặc điểm cá nhân hộ, chính quyền) trong đó nhân tố
văn hóa xã hội tiện ích công cộng là ảnh hưởng mạnh đến mức tham gia xây
dựng nông thôn mới tại Trà Vinh. Trên cơ sở phân tích hiện trạng, vai trò và
các yếu tố ảnh hưởng đến mức tham gia của cộng đồng nghiên cứu đã đề
xuất 2 giải pháp tổng thể ở 2 góc độ khách quan và chủ quan để nâng cao
mức tham gia của cộng đồng, bao gồm: (1) Nâng cao năng lực tham gia cá
nhân (Giải pháp tăng nội lực); (2) Nâng năng lực tạo sự tham gia cộng đồng
(Giải pháp tác lực) và các hoạt động lớn được thực hiện: Tổ chức quản lý xã
hội theo khoa học công nghệ đáp ứng chuyên môn hóa; Xây dựng mô hình
cộng đồng văn hóa-xã hội có khả năng lan tỏa lấy an ninh văn hóa làm trọng
tâm; phát triển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp; Ưu tiên quy hoạch hạ tầng
cơ sở phục vụ trọng tâm tăng trưởng kinh tế hộ làm chủ lực.
Từ khóa: Cộng đồng, động cơ thúc đẩy, mức độ tham gia, xây dựng nông
4
4


thôn mới, tham gia

5
5


ABSTRACT

The current dissertation aimed at evaluating the status and analyze factors
affecting the participating extent of local communities in the process of new
rural development programs in Tra Vinh province. On the basis of that, the
research suggested solutions to motivate the participation and active role of
local communities to promote the implementation of the new rural development
program. The data of the study were collected through interviewing 405
households in 3 districts of Tra Vinh province (namely Cang Long, Tra Cu, and
Tieu Can) with samples based on convenient conditions: (1) freshwater,
brackish water, and saltwater ecosystems; (2) the degree to obtain criteria:
strong (19/19), average (12-14/19), and weak (8-12/19); (3) and economic
conditions of households: Rich, medium and poor households. The collected
data were analyzed by applying these methods: Descriptive statistics,
Exploratory Factor Analysis and regression model, SWOT, problem tree and
solution tree. Results showed that the participation in the implementation of
new rural development program in Tra Vinh province was the cooperation of the
both sides: the community and the authority in which local people played a key
role and the authority supported in the first phase from 2010-2015. The results
indicated that there was a difference in the form and degree among households
depending on their economic conditions: rich households participated in the
project more than poor ones. The majority of households took part in the new
rural development program only because of responsibility and enforcement at
low extent. The research also found out three important factors affecting the
participating extent of local communities, including public social-cultural
convenience, infrastructure planning for group production, and distinctive
characteristics of individual households. Among these, public social-cultural
convenience had the most powerful impact on the new rural development
program in Tra Vinh province. Based on the results of the study, two overall
solution groups proposed from subjective and objective causes, were suggested
in order to improve the extent of participation: (1) Promoting individuals’
participating capacity (Internal Strengthening force), (2) Improving

community’s participating environment (External Strengthening force) and
other important activities such as organizing social management with
specialized technology and sciences, building a social-cultural model that can
easily spread out and ensure cultural security, strengthening agricultural
economy, planning infrastructures mainly to develop individual-based economy.
Keywords: Community, motivation, new rural development program,
participation, participant extent
6
6


LỜI CAM ĐOAN

7
7


MỤC LỤC

8
8


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thang bậc tham gia theo mô hình hành động...................................26
Bảng 2.2 Các thang bậc mức độ tham gia.......................................................28
Bảng 2.3 Nội dung CTMTQGXDNTM..........................................................35
Bảng 2.4 Chức năng BCĐ tỉnh, huyện, xã, ấp trong điều phối XDNTM........39
Bảng 2.5 Nội dung thực trạng vấn đề phát triển nông thôn Việt Nam.............55
Bảng 2.6. Bảng lược khảo tóm lược có liên quan đến mối quan hệ giữa các

khái niệm trong mô hình nghiên cứu...............................................................43
Bảng 2.7 Đánh giá tổng quan lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan
đến sự tham gia...............................................................................................63
Bảng 3.1 Tiêu chí chọn mẫu............................................................................76
Bảng 3.2 Thang đo hình thức tham gia người dân trong XDNTM tại Trà Vinh
........................................................................................................................ 78
Bảng 3.3 Thang đo mức độ tham gia phối hợp giữa chính quyền và dân trong
XDNTM tại Trà Vinh......................................................................................79
Bảng 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐ...............................82
Bảng 3.5 Thang đo và mô tả biến quan sát......................................................83
Bảng 4.1 Mức tiêu chí đạt được trong XDNTM gia đoạn 1 tỉnh Trà Vinh......90
Bảng 4.2 Các TC cụ thể đạt được trong XDNTM giai đoạn 1 tại tỉnh Trà Vinh
........................................................................................................................ 91
Bảng 4.3 Mức độ tiếp nhận thông tin về XDNTM tại Trà Vinh....................110
Bảng 4.4 Nhận thức của nông hộ về sự cần thiết XDNTM tại Trà Vinh...............
Bảng 4.5 Nguồn cung cấp thông tin phổ biến trong XDNTM tại Trà Vinh...112
Bảng 4.6 Nhận thức nông hộ về tầm quan trọng công tác XDNTM tại Trà Vinh
Bảng 4.7 Mức độ vai trò tham gia của nông hộ trong XDNTM tại Trà Vinh 114
Bảng 4.8 Mức độ thái độ tham dự các buổi họp về XDNTM tại Trà Vinh....114
Bảng 4.9 Đánh giá hệ thống các kết quả công tác tuyên truyền giai đoạn 1. .117
Thành tựu......................................................................................................117
Bảng 4.10 Huy động nguồn lực tài chính XDNTM tại Trà Vinh...................119
Bảng 4.11 Hình thức đóng góp trong quy hoạch xây dựng NTM..................123
Bảng 4.12 Kiểm định chi bình phương giữa đặc điểm nông hộ với mức độ
tham gia XDNTM tại Trà Vinh.....................................................................134
Bảng 4.13 Kiểm định chi bình phương giữa các vùng sinh thái với mức độ
tham gia XDNTM tại Trà Vinh.....................................................................135
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định có hay không có sự khác biệt giữa hộ gia nhập
hội đoàn thể với việc tham gia toàn tiến trình XDNTM................................140
Bảng 4.15 Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt.............................144

Bảng 4.16 Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix)....................146
9
9


Bảng 4.17 Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và EFA.......149
Bảng 4.18 Giải thích các biến trong mô hình hồi quy................................150
Bảng 4.19 Một số chỉ tiêu kết quả của phân tích hồi quy..............................151
Bảng 4.20 Vị trí quan trọng của các yếu tố...................................................155
Bảng 4.21 Kết quả phân tích SWOT tham gia XDNTM tại tỉnh Trà Vinh....157

10
10


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Trà Vinh........................................................................21
Hình 2.2 Sơ đồ lý thuyết Chuỗi mắc xích Nhu cầu – Mong muốn – Thỏa mãn
........................................................................................................................ 32
Hình 2.3 Bộ máy quản lý, điều hành CTMTQGXDNTM từ TW đến địa
phương giai đoạn 2010-2020..........................................................................38
Hình 2.4 Tiến trình XDNTM theo nấc thang thay đổi nhận thức có sự tham
gia CĐ.............................................................................................................45
Hình 2.5 Nguyên tắc thực hiện phát huy vai trò chủ thể CĐ tham gia XDNTM
................................................................................................................................
Hình 3.1 Sơ đồ Phương pháp tiếp cận phạm vị thực hiện từ tổng thể đến bộ
phận................................................................................................................69
Hình 3.2 Sơ đồ khung nghiên cứu tổng quát...................................................71
Hình 3.3 Sơ đồ khung lý thuyết......................................................................72
Hình 3.4 Sơ đồ thể hiện các nguồn lực cộng đồng..........................................73

Hình 3.5 Sơ đồ Thang đo mứcc̣ tham gia Cộng đồng.......................................79
Hình 4.1 Sơ đồ tiến trình chung trong thực hiện XDNTM tỉnh Trà Vinh......106
Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BCĐ XDNTM tại Trà
Vinh............................................................................................................... 107
Hình 4.3 Mức độ tham gia của Cộng đồng trong thực hiện các nhóm tiêu
chí.................................................................................................................123
Hình 4.4 Sơ đồ biểu hiện mức độ tham gia thực hiện các tiêu chí hạ tầng kinh
tế, xã hội........................................................................................................126
Hình 4.5 Sơ đồ hình thức tham gia thực hiện các TC hạ tầng kinh tế xã hội.127
Hình 4.6 Sơ đồ mức tham gia thực hiện các TC kinh tế và tổ chức sản xuất.128
Hình 4.7 Sơ đồ mức tham gia thực hiện ác TC Văn hóa – Xã hội – Môi trường
...................................................................................................................... 128
Hình 4.8 Sơ đồ hình thức tham gia thực hiện TC Văn hóa xã hội môi trường
...................................................................................................................... 128
Hình 4.9 Sơ đồ Mức độ tham gia thực hiện TC Văn hóa xã hội môi trường. 129
Hình 4.10 Sơ đồ biểu Mức độ tham gia thực hiện TC An ninh trật tự...........129
Hình 4.11 Sơ đồ Hình thức tham gia các tiêu chí cụ thể trong toàn tiến trình
XDNTM tại Trà Vinh....................................................................................132
Hình 4.12 Sơ đồ Mức tham gia 4 nội dung Tổng quan hoạt động XDNTM trên
toàn tiến trình tại Trà Vinh............................................................................132
Hình 4.13 Sơ đồ Mức độ tham gia các tiêu chí cụ thể trong toàn tiến trình
XDNTM tại Trà Vinh....................................................................................133
Hình 4.14 Sơ đồ cây vấn đề..........................................................................160
11
11


Hình 4.15 Sơ đồ cây giải pháp......................................................................164

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ
BCĐTW
BCĐXDNTM
BĐKH:
BQL
BPT
CCCS

CLB
CNH-HĐH
CTMTQG
CTXDNTM
DDCNHO.CQ
ĐBSCL
ĐVTN
EFA
GDP
GDĐT
GDGĐ
GDCĐ
GP
HĐT
HTTCSX
HTX
HU
KHKT
KTXH
LĐTB&XH
MT


NHCSXH
NHNN&PTNT
NNLGDĐT
NTM

Ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo trung ương
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
Biến đổi khí hậu
Ban quản lý
Ban phát triển
Cơ chế chính sách
Cộng đồng
Câu lạc bộ
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Chương trình Mục tiêu Quốc gia
Chương trình xây dựng nông thôn mới
Đặc điểm cá nhân hộ. chính quyền
Đồng bằng sông Cửu Long
Đoàn viên thanh niên
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
Tổng sản phẩm nội địa
Gáo dục Đào tạo
Giáo dục Gia đình
Giáo dục Cộng đồng
Giải pháp
Hội đoàn thể
Hình thức tổ chức sản xuất
Hợp tác xã
Huyện Ủy

Khoa học kỹ thuật
Kinh tế xã hội
Lao động Thương binh và Xã hội
Môi trường
Nghị định
Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nguồn nhân lực giáo dục đào tạo
Nông thôn mới

12
12


PTCĐ

QH
QHDD.HTCS
SXNN
SXCN
TB
TC
TCQL
TGKXH
TNCSHCM
TMDV
TPP
TTBNNPTNT
TTCN
TTLT

TW
UBND
UBNMTTQ
VHXH
VPĐP
VH.XH.TICC
XDNTM

Phát triển cộng đồng
Quyết định
Quy hoạch
Quy hoạch đất đai, hạ tầng cơ sở
Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất công nghiệp
Thông báo
Tiêu chí
Tổ chức quản lý
Tính gắn kết xã hội
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Thương mại dịch vụ
(Trans-Pacific Partnership Agreement: Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương)
Thông tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tiểu thủ công nghiệp
Thông tư liên tịch
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Ủy ban Mặt trận tổ quốc
Văn hóa xã hội
Văn phòng điều phối

Văn hóa xã hội. tiện ích công cộng
Xây dựng nông thôn mới

13
13


Chương 1: GIỚI THIỆU
Trong chương giới thiệu của luận án, các nội dung quan trọng nhất được
thể hiện như sau: (i) Đặt vấn đề; (ii) Sự cần thiết của nghiên cứu; (iii) Mục
tiêu nghiên cứu; (iv) Câu hỏi nghiên cứu; (v) Giả thuyết nghiên cứu; (vi) Giới
hạn nội dung nghiên cứu; (vii) Giới hạn phạm vi thời gian và không gian;
(viii) Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất nước sau chặng đường thăng trầm thực hiện tái kiến thiết hơn 25
năm, dù trải qua nhiều biến động, nhiều lần cải cách đổi mới, tuy gặp không ít
khó khăn song toàn dân vẫn kiên cường vượt khổ và đã gặt hái được một số
thành tựu nhất định. Đáng kể nhất là nỗ lực rầm rộ vượt bật hơn trong chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn (2010 - 2015) điều
đó đã mang lại cho bộ mặt nông thôn Việt Nam có phần khởi sắc. Đánh dấu
bước ngoặc đáng kể của giai đoạn đầu tham gia trong xây dựng nông thôn mới
nhằm hưởng ứng tinh thần đi lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Đi đôi với các thành tựu thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây trì trệ, cản
lực trên mọi phương diện đẩy nhanh tốc độ đổi mới cải tổ đất nước là điều
không tránh khỏi, dễ nhìn nhất là các vấn nạn sau:
(1) Thực trạng tham gia đúng với vai trò nông dân làm chủ thể còn yếu
trong khi hình tượng nông dân mới là mấu chốt làm thay đổi bộ mặt nông thôn
so với hai vai trò chủ đạo và chủ điểm của hoạt động phát triển sản xuất nông
nghiệp và củng cố hệ thống xã hội nông thôn;
(2) Một khi tăng trưởng kinh tế đất nước chưa đi đôi với tiến bộ xã hội

và đời sống chất lượng cao thì khoảng cách nông thôn và thành thị vẫn còn và
tất yếu khó triệt để xóa hết, hiện nay vùng ĐBSCL 1,41 lần, cả nước 1,8 lần
(Thành Chung, 2019). Ngoài ra, Tài Thanh, Vũ Thanh (2013) cho rằng đất
nước mặc dù đang sở hữu một nguồn lực tiềm năng lớn nhưng chưa được quy
hoạch, khai thác và sử dụng tương xứng. QH chồng chéo là nguyên do chính
làm lãng phí về thời gian và các nguồn lực không đáng có ngoài ra còn làm
đời sống cư dân nông thôn thêm khó khăn, nhất là trong bối cảnh môi trường
KT - VH - XH không ngừng biến chuyển. Trong đó có sự đánh đổi đáng báo
động giữa tăng trưởng kinh tế và nạn ô nhiễm môi trường. Điều này cho thấy
yếu tố QH “đa mục tiêu” ở nông thôn còn tự phát và thiếu đồng bộ;
(3) Tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đất nước tự do hội nhập (vì tính
chất 2 mặt vấn đề) có thể làm tháo gỡ hàng rào bảo vệ an ninh quốc gia bởi
khuynh hướng xâm lấn làm đồng văn hóa sẽ làm mờ nhạt văn hóa đạo đức
truyền thống quốc gia.

14


Tất cả được nêu ở Nghị quyết số 26-NQ/TW dẫn tới sự ra đời của QĐ
800/QĐ-TTg, gần đây là sự ra đời của QĐ 1760/QĐ-TTg, thay thế
QĐ1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về CTMTQGXDNTM giai đoạn
năm 2016-2020. Theo báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện 11/ 2017 và
dự kiến một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện CTMTQG XDNTM năm 2018
từ Bộ NN&PTNT thì đã có 2.884 xã /9071 xã đạt chuẩn NTM (32,3%), trong
đó đã có trên 305 xã được công nhận đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về xã
NTM giai đoạn 2016-2020 (vượt mục tiêu năm 2017 có ít nhất 31% số xã đạt
chuẩn), tăng 524 xã (5,87%) so với cuối năm 2016. Số tiêu chí bình quân/xã là
13,69 tiêu chí/xã; Còn 176 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 81 xã so với cuối năm
2016. Riêng Trà Vinh, tổng kết 5 năm thực hiện CTMTQGXDNTM (20112016) đã có 20/85 xã đạt 19/19 tiêu chí (23,52%) vượt so với yêu cầu đề ra
trước đó (chỉ là 20%) (BCĐTW CTMTQGXDNTM, 2016).

Tuy nhiên, kết quả giai đoạn đầu triển khai chương trình thí điểm, vẫn
chưa khơi dậy hiệu quả nguồn lực từ CĐ người dân có tâm lý trông chờ ỷ lại
vào sự hỗ trợ của nhà nước. Vấn đề nữa là người dân còn nặng tâm lý thụ động,
chưa hoàn toàn nhận thức được lợi ích việc tham gia thật sự sẽ làm đổi thay
cuộc sống như thế nào nên chưa nâng được năng lực tham gia sao cho mọi sự
đổi mới là ở ý thức cao mới chính là biểu tượng người nông dân mới thực thụ,
đại diện bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày nay là vấn đề mà nghiên cứu quan
tâm. Điều này cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà CTMTQGXDNTM đề ra.
Để khẳng định niềm tin và sự quan tâm của chính phủ liệu tỉnh có thể nổ lực
hơn nữa trong xúc tiến hoạt động tham gia tự nguyện lấy CĐ làm trọng tâm
không là vấn đề tiếp theo cần suy ngẫm và bắt tay vào hành động như thế nào
để tận dụng các nguồn lực sẵn có (nhân lực, vật lực, tài lực) trong đó yếu tố
nhân lực hay nói khác hơn là yếu tố con người có ý nghĩa tiên quyết cho mọi sự
thành bại, là sức bật cho mọi động cơ tham gia thuộc về tâm lực bên trong được
kích hoạt để mục tiêu CTQGXDNTM sớm thành công thắng lợi là lý do nghiên
cứu “Giải pháp thúc đẩy mức tham gia của cộng đồng vào chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh” rất cần thiết và cấp bách
được thực hiện.
1.2 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu là vô cùng cần thiết vì các lý do căn bản sau:
Thứ nhất: Vấn đề tham gia hiện nay là chủ đề phổ biến và còn là tiêu
điểm rất “nóng” của tất cả các nhà làm công tác PTCĐ, các nhà hoạch định
chính sách. Một điều không thể phủ nhận nữa là con người với nhiều vấn đề
xoay quanh cuộc sống. Tuy nhiên, không vấn đề nào có thể được giải quyết

15


mà không cần có sự tham gia nhất là tham gia bằng hành động.
Thứ hai: Nghiên cứu mong muốn các khái niệm tham gia mới cùng với

giải pháp căn cơ thuộc về bản chất được hình thành từ góc độ lý thuyết. Sau
đó ứng dụng vận hành thâm nhập vào thực tiễn đạt đến mức tăng tác thức tư
duy CĐ dưới mọi góc độ tiếp cận giúp CĐ nâng lực tham gia “động” tại tâm
và năng nổ tại thân được khai bật thực sự với mức độ tự nguyện tham gia là
cao nhất để sự chủ động là đúng nghĩa với vai trò chủ thể của mọi nguồn lực
sẵn có tại CĐ được khai thác và sử dụng hiệu quả.
Thứ ba: Để mọi vấn đề cải thiện mức tham gia cuối cùng được giải quyết
tại “gốc” qua việc tác động từ chiều sâu nội lực nhằm kích động cơ cá nhân tự
lực vận động; Tác động triệt để hơn trong việc tăng tự giác nâng ý thức và
nâng ý thức tự giác nhằm tiến đến đỉnh cao của sự phát triển nhận thức, nâng
tầm hiểu biết để cùng phối hiệp tạo sức mạnh giúp CĐ dễ dàng vượt khó khăn
để cùng nhau sớm tiến đến mọi mục tiêu cho toàn tiến trình XDNTM
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu chung
Hệ thống các GP được hình thành giúp CĐ phát huy cao vai trò chủ thể,
thúc đẩy tăng nhận thức tự giác cao, nâng mức tự nguyện của CĐ từ đó kích
hoạt hơn nữa động cơ tham gia tự thân vận động nâng cao năng lực tham gia,
nhanh chóng hoàn thành mục tiêu, tiến độ XDNTM theo hướng phát triển toàn
diện, bền vững.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng mức tham gia CĐ trong XDNTM tại tỉnh Trà Vinh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức tham gia CĐ từ đó xác định
những nguyên nhân hạn chế sự tham gia CĐ vào tiến trình XDNTM tỉnh Trà
Vinh.
- Đề xuất các GP thúc đẩy động cơ tham gia, phát huy vai trò chủ thể của
CĐ trong XDNTM tỉnh Trà Vinh.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Kết quả mức tham gia CĐ giai đoạn 1 (2010 - 2015) trong XDNTM tại
Trà Vinh đạt thành tựu, hạn chế như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức tham gia CĐ Trà Vinh trong

XDNTM?
- Giải pháp nào được đề xuất để nâng năng lực nhằm cải thiện mức tham

16


gia của CĐ để góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn tại Trà Vinh?

17


1.5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Mức tham gia CĐ tùy vào điều kiện kinh tế hộ tại Trà Vinh
1.6 GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Luận án không đi sâu nghiên cứu CĐ gồm các cấp lãnh đạo chính quyền
từ huyện trở lên. Đề tài chỉ tập trung phạm vi nội dung nghiên cứu trọng tâm là
sự tham gia, các yếu tố ảnh hưởng đến mức tham gia và đối tượng thụ hưởng
cũng như bị tác động ở đây là các hộ dân thuộc các thành phần khác nhau ở các
hình thức, mức độ tham gia tùy vào điều kiện kinh tế hộ (tham gia đóng góp về
vật chất, còn toàn diện quá trình chính thức ở đầu tiến trình ứng với khâu tham
gia lập kế hoạch, đánh giá, giám sát, quản lý chưa thể hiện nên nghiên cứu
không bao gồm các yếu tố đó). Nghiên cứu chỉ đánh giá trong phạm vi điều
phối của chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở và các hộ nông dân trên địa bàn cấp
xã trở xuống (không bao gồm các hoạt động đi sâu vào công tác chuyên trách
lĩnh vực XDNTM) chỉ trọng tâm vào sự đánh giá mức tham gia CĐ vào hoạt
động nâng chất lượng đời sống qua tham gia CTMTQGXDNTM với các đánh
giá kết quả giai đoạn 1 (2010-2015) làm điển hình cho việc phản ánh thực trạng
tham gia làm cơ sở cho nội dung trọng tâm quan trọng của luận án là đề xuất
GP nâng tham gia bằng hành động không chỉ trong tham gia XDNTM mà cho
bất cứ chương trình, dự án nào về lâu dài. Tuy nhiên, GP của nghiên cứu không

bao gồm hoạt động phân tích các chính sách vì đây là nghiên cứu thuộc phạm
trù mang tính tổng quan các lĩnh vực thuộc về phát triển toàn diện hệ thống xã
hội trong khi tác giả có những giới hạn nhất định về nguồn lực, thời gian cùng
kinh nghiệm chuyên môn, tuổi tác nên luận án trên cơ sở đánh giá nhận định
vấn đề chỉ là với những góc nhìn, quan điểm ở một hệ quy chiếu nào đó nhất
định tương ứng để thực hiện.
1.6.1 Phạm vi không gian
Toàn tỉnh có 7 huyện: 85 xã, nghiên cứu được tiến hành ở 3 huyện Trà
Cú, Tiểu Cần, Càng Long thuộc phạm vi tỉnh Trà Vinh.
1.6.2 Phạm vi thời gian
Các số liệu năm 2015, định hướng đến năm 2020. Số liệu thứ cấp được
thu thập trong thời gian 2010 - 2015; Số liệu sơ cấp được điều tra trong tháng
01/2016.
1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.7.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án với những điểm mới đóng góp về tính lý luận và học thuật là bộ

18


thang đo mức tích cực tự nguyện tham gia trên nền tảng động cơ được thúc
đẩy qua việc vận dụng mô hình động cơ thúc đẩy của Porter và Lawler (1981)
cùng lý thuyết mối quan hệ chuỗi mắc xích nhu cầu- mong muốn- thõa mãn.
Điểm nổi bật nghiên cứu lợi dụng ưu điểm làm nên sự thành công của phương
pháp tiếp cận ABCD tác động điểm nạnh, mức tích cực từ trong nội lực để
khơi dậy sự tự thân vận động nổ lực vươn lên để tồn tại và phát triển khắc
phục căn bệnh trầm kha là thụ động, ỷ lại vẫn tồn tại đâu đó ở các quốc gia
đang phát triển.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án với những điểm mới đóng góp cho hoạt động ứng dụng thực

nghiệm được triển khai tại Trà Vinh cùng các tỉnh khác có điều kiện môi
trường sinh thái, kinh tế xã hội tương tự sẽ: Tạo được ảnh hưởng sâu rộng
trong chỉ đạo thực hiện XDNTM; Tạo nền tảng căn bản của sự đánh thức tư
duy dưới mọi phương cách hướng tới đạt mục tiêu sau cùng là tạo được sự
chuyển biến rõ nét trong mỗi người dân và cán bộ, các tổ chức hội đoàn thể
chính thức và phi chính thức, Tạo sự lan tỏa mạnh mức tự nguyện tham gia tại
tâm được phát khởi.

19


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2 gồm 2 nội dung tổng quan cơ bản sau: (2.1) Tổng quan về địa
bàn nghiên cứu: (i) Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên KTXH tỉnh Trà
Vinh; (ii) Đánh giá đặc điểm tổng quan tỉnh Trà Vinh. (2.2): Tổng quan tài
liệu tham khảo: (i) Các khái niệm cơ bản về đối tượng nghiên cứu là sự tham
gia của cộng đồng; (ii) Các cơ sở lý thuyết có liên quan đến sự tham gia của
cộng đồng; (iii) Cơ sở lý luận liên quan đến nội dung chủ điểm nghiên cứu là
tổng quan nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM bao gồm cả
mục tiêu, ý nghĩa chương trình, nguyên tắc tổ chức, tiến trình điều phối triển
khai chỉ đạo thực hiện; (iv) Các cơ sở thực tiễn có liên quan về sự tham gia và
các công trình nghiên cứu liên quan đến sự tham gia của cộng đồng vào công
tác XDNTM trong và ngoài nước; (v) Đánh giá tổng quan tài liệu.
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Giới thiệu tổng quan điều kiện tự nhiên KTXH tỉnh Trà Vinh


Điều kiện tự nhiên

Trà Vinh được tái lập tháng 5/1992 từ tỉnh Cửu Long (chiếm 0,69% diện

tích, 1,16% về dân số so với cả nước). Là một tỉnh trong 64 tỉnh thành cả nước
nằm ven biển thuộc ĐBSCL giáp với biển Đông, diện tích tự nhiên 2.341,15
km2, 65 km bờ biển, chiếm 5,8% diện tích và 6,1% dân số ĐBSCL. Với 08
đơn vị hành chính (01 TP. Trà Vinh và 07 huyện): Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng
Long, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải; Với 105 xã, phường, thị
trấn, 813 ấp, khóm. Dân số chung: 1.015.284 người, mật độ dân số: 443
người/km2 (Niên giám thống kê, 2015).
Địa hình, khí hậu, thủy văn: Mang tính chất đồng bằng ven biển, vùng
trũng, phẳng xen lẫn đất giồng cát; địa hình dọc theo 2 bờ sông thường cao tuy
nhiên vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt lại tạo nên các
vùng trũng cục bộ. Tỉnh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển với 2
mùa mưa nắng rõ rệt song mùa khô khó khăn trong giải quyết đủ nước tưới
còn mùa mưa thì còn vấn nạn ngập úng cục bộ, ngoài ra còn hiện tượng xâm
nhập mặn có phần khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Điều kiện tài nguyên: Đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Trà
Vinh là 234.115,53 ha. (Đất nông nghiệp chiếm 63,7%, đất lâm nghiệp chiếm
2,9%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 12,7%, 20,7% đất phi nông nghiệp);
Nước: phần lớn là kênh rạch nước lợ, nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp cho
Trà Vinh là sông Tiền và sông Hậu nên thiếu nước ngọt đặc biệt vào mùa khô,
ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp; Rừng: Trà Vinh có 6.745,5 ha rừng

20


(trong đó có 2.311,87 ha rừng phòng hộ); Biển: Trà Vinh với triển vọng ngành
khai thác, đánh bắt thủy hải sản rất lớn ở biển chiếm giá trị thương phẩm cao:
cá ngừ, cá hồng, cá chim, cá thu..(Trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, khả năng
khai thác khoảng 400 - 600 nghìn tấn/năm); Khoáng sản: trầm tích trẻ có
nguồn gốc phù sa sông biển nhưng trữ lượng không lớn, phần lớn chỉ có sét
gạch ngói và cát xây dựng). (Niên giám thống kê, 2015).



Điều kiện KTXH

Với đặc thù có đông dân tộc, nhiều tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có
321.084 người Khmer, chiếm 31,63% và 8.553 người Hoa chiếm 0,85% so với
dân số chung của tỉnh, ngoài ra còn có dân tộc Chăm, Ấn nhưng số lượng rất
ít; Do được ở giữa 2 sông lớn là sông Hậu và Cổ Chiên, 02 tuyến sông này
ngoài việc cung cấp nước ngọt, bồi đắp phù sa còn là tuyến giao thông đường
thủy quan trọng nối các cảng ở Trà Vinh với trung tâm các tỉnh ở ĐBSCL,
Campuchia, Tp.Hồ Chí Minh, kết hợp với mở mang hệ thống giao thông
đường bộ, tạo lợi thế cho mở rộng giao lưu, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế
với thế mạnh về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ. Tuy nhiên, do nằm
lệch so với tuyến quốc lộ huyết mạch của ĐBSCL, nên trong điều kiện mạng
lưới đường nội bộ của tỉnh và cảng biển chưa phát triển thì mức độ giao lưu
với bên ngoài hiện còn nhiều hạn chế (Niên giám thống kê, 2015). Trà Vinh
được định vị trên bản đồ sau:

Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Trà Vinh
(Nguồn: />
21


2.1.2 Đánh giá đặc điểm tổng quan tỉnh Trà Vinh
Qua các số liệu niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh (2015), tác giả đã tóm
tắt tình hình phát triển KT-XH tỉnh Trà Vinh với các mặt thuận lợi và khó
khăn:
Thuận lợi
- Kinh tế tỉnh đang trên đà tăng trưởng (Tỷ lệ khoảng 14%, 2016 ÷ 2020
dự kiến hướng đến mức khá cao khoảng 15%; GDP/người năm 2015 khoảng

34 triệu đồng (giá hiện hành) bằng 81% bình quân cả nước và phấn đấu đến
năm 2020 đạt khoảng 66 triệu đồng, bằng hoặc cao hơn một ít so với bình
quân chung cả nước;
- Cơ cấu ngành nghề đa dạng, phân bổ khá hợp lý, phát triển theo
hướng tăng nhanh các ngành dịch vụ và công nghiệp, ngành nghề đã góp
phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tỷ trọng nông
nghiệp đã giảm dần trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Xác định được cây
trồng lợi thế, chủ lực.
- Thu hút và chuyển được một số dự án về đầu tư và xây dựng công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn;
- Quá trình đô thị hoá có sự phát triển rõ nét, giá trị cao đã thu hút và
chuyển dịch mạnh lao động từ lĩnh vực nông nghiệp thuần sang các lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ, như ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành
và Trà Cú.
- Nguồn lao động trẻ, dồi dào (phần lớn là lao động nông thôn) là nguồn
nhân lực cung cấp cho xây dựng và phát triển khu kinh tế và các khu, cụm
công nghiệp, khu du lịch đang được triển khai và quy hoạch. Chuyển dịch lao
động có nhiều tiến bộ, hướng đến năm 2020 sẽ đạt mức lao động phi nông
nghiệp khoảng 55% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân. Năng suất lao động toàn nền kinh tế và từng ngành không ngừng
tăng lên (do kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại, do đa dạng
sinh kế nên có phần tăng trưởng kinh tế hộ, cải thiện đáng kể tỷ lệ hộ nghèo,
tăng hộ giàu theo các hướng mở rộng quy mô sản xuất, tổ hợp tác bước đầu
hình thành và phát triển, hoạt động đa dạng, phù hợp với trình độ của người
dân nông thôn, góp phần chủ yếu tạo tăng trưởng ngành nông nghiệp)
- Kết cấu hạ tầng KTXH nông thôn tăng cường, nhất là thuỷ lợi, giao
thông góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, bộ mặt nông thôn có nhiều
chuyển biến.
- Lợi thế kinh tế được khai thác, tận dụng qua tính đặc thù về sự đa dạng


22


dân tộc, tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng đã tạo sự khác biệt, tăng lợi thế cạnh
tranh (điển hình từ tiềm năng khai thác du lịch tâm linh). Với cơ hội lớn khi
Việt Nam là thành viên WTO, TPP theo tinh thần mở cửa hợp tác đó tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường hoà bình, mọi sự liên kết mang tính quốc
tế hóa sẽ đem lại cho Trà Vinh nhiều cơ hội phát triển KTXH nhanh hơn, phát
huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ
mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường để phục vụ sự nghiệp CNH HĐH của tỉnh. Qua tận dụng tiềm năng hiện có, cơ hội thu hút đầu tư trong
nước và nước ngoài phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế.
- Các chính sách ưu đãi từ TW (chính sách dành cho dân tộc thiểu số,
hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo, ...) và các tổ chức phi Chính phủ khác
nhằm từng bước đưa nông nghiệp Trà Vinh ngày càng phát triển, đời sống
người dân ngày càng ổn định. Các chính sách đặc thù hỗ trợ, khuyến khích
phát triển công nghiệp, nông nghiệp nông thôn được ban hành góp phần
phát triển KTXH.
- Có sự quan tâm của Chính phủ bằng một số dự án lớn được phê
duyệt triển khai đầu tư tại Trà Vinh, tạo những bước đột phá quan trọng có
tính chiến lược cho sự phát triển KTXH. (Với khu kinh tế Định An và
những công trình trọng điểm: Dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho
tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (Kênh Quan Chánh Bố) xuyên qua địa
phận tỉnh thông với biển Đông nối liền với cảng Cái Cui (Cần Thơ); Nhà
máy nhiệt điện Duyên Hải với công suất dự kiến 4.400 MW; Các dự án
nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ 53, 54, 60; Với 65 km bờ biển dài, các
huyện lân cận vùng biển thích hợp phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản,
đánh bắt hải sản, phát triển năng lượng gió).
- Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị
ảnh hưởng bởi lũ, bão; Vị trí thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy,
cùng phối hợp vị thế địa lý đang sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh: khu du

lịch biển Ba Động, Cồn Nghêu, Chùa Nodol (chùa Cò), Chùa Âng; nhiều lễ
hội,... là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển
như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch tâm linh.
Khó khăn
- Tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn còn
chậm; còn đậm tính thuần nông; Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát
triển (Một phần vì nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng chưa cao, năng lực
cạnh tranh thấp; Chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn còn thấp, nhất là

23


ở vùng sâu, vùng xa, Phần khác vì tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp còn
phụ thuộc vào diện tích sản xuất, trong khi đó năng suất tăng chậm, hiệu quả
của các sản phẩm còn thấp, đặc biệt là ngành nuôi thủy sản ở vùng mặn lợ vẫn
chưa có mô hình nuôi ổn định và đạt hiệu quả sản xuất cao.
- Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chưa phát triển theo
chiều sâu, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và còn thấp so với các
tỉnh trong khu vực ĐBSCL; Cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng phục vụ cho
nông nghiệp và nông dân tuy có phát triển nhưng còn tự phát, chưa theo QH.
(Phần lớn các xã còn lúng túng trong việc xây dựng QH, định hướng phát
triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Kết cấu hạ tầng KTXH
nông thôn nhiều nơi chưa đạt chuẩn quốc gia, nhất là về thủy lợi, giao thông,
Công tác bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị nông thôn còn phát triển chậm).
Kinh tế hộ vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nông nghiệp của tỉnh, nhưng còn
yếu kém. Các hình thức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy
mạnh phát triển nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường: Hình thức sản
xuất kinh tế hàng hóa lớn theo quy mô trang trại nhưng chưa mạnh. Mô hình
kinh tế hợp tác kiểu mới chưa đủ sức thu hút nông dân tham gia, dù xu thế

hợp tác trong SXNN là tất yếu nhưng HTX hoạt động chưa hiệu quả (do đại
bộ phận nông dân chịu nhiều rủi ro thiên tai, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi
trường ngày càng tăng, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, cũng như các yếu tố
khác do tác động của mặt trái kinh tế thị trường). Sức cạnh tranh hàng nông,
thủy sản của tỉnh còn hạn chế, cho nên khi tham gia tổ chức thương mại thế
giới (WTO), hội nhập kinh tế thì những rào cản về kỹ thuật và tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm luôn được các nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ hàng hóa
trong nước, nên các mặt hàng của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong
khâu tiêu thụ; Hội nhập kinh tế quốc tế vẫn chưa bảo đảm an sinh xã hội, an
ninh nông thôn nhiều nơi còn diễn biến phức tạp. Đời sống nông dân khuynh
hướng tồn tại khoảng cách, chênh lệch thu nhập người thành thị và người dân
nông thôn vần còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã nông thôn giảm nhanh nhưng
chưa bền vững; Xuất phát điểm phát triển về mọi mặt nên qui mô nền kinh tế
và tích luỹ đầu tư từ nội bộ nền kinh tế tỉnh còn yếu kém. Mức tăng GDP
bình quân đầu người của tỉnh trước giờ vẫn còn thấp hơn so với mức bình
quân của cả nước và khu vực ĐBSCL, hạn chế đến khả năng tích luỹ và huy
động vốn đầu tư xã hội trên địa bàn; Mặt bằng dân trí còn thấp, lực lượng lao
động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp; Lao động chủ yếu là lao động
nông nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn,
kỹ thuật còn nhỏ, chưa đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp qui mô
lớn và hiện đại; Hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở chưa đáp ứng yêu

24


cầu nhiệm vụ mới; Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu, chưa đủ
sức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của dân và sự chỉ đạo của cấp
trên.
- Chủ trương, các cơ chế chính sách còn chồng chéo, chưa đồng bộ.
Chính sách đầu tư, thúc đẩy phát triển quan hệ sản xuất trong nông nghiệp,

nông thôn được triển khai thực hiện nhưng quá trình diễn ra rất chậm vì có
nhiều thách thức tác động từ điều kiện ngoại cảnh bao gồm:
(1) Thách thức giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững. Tình hình thiên tai, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh cũng là rào cản và mối đe dọa cho sự phát triển bền vững.
(2) Thách thức về nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển: tỉnh cần nhiều
vốn song khả năng kinh tế của tỉnh còn hạn chế đòi hỏi phải có những giải
pháp để thu hút đầu tư nhiều nguồn vốn là một lẽ và áp lực sử dụng vốn sao
cho hiệu quả mới là cân nhắc lớn. Thể chế, cơ chế chính sách chung cho
phát triển bền vững đáp ứng hài hòa cân đối giữa các mục tiêu phát triển
kinh tế - an sinh xã hội - duy trì cân bằng sinh thái chưa kịp điều chỉnh phù
hợp với xã hội thời đại mới.
2.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.2.1 Khái niệm mức tham gia với các hình thức tham gia khác nhau
2.2.1.1 Mức tham gia và tiêu chí đánh giá
Từ góc độ “trao quyền” cho người dân, các nghiên cứu sớm của
Sherry R.Arnstern (1969, 1971), sự tham gia như một cái thang với các nấc
tăng dần việc trao quyền lực công dân. Có 8 nấc thang với 3 cấp độ mức
tham gia gồm: (i) không tham gia (non particcipation); (ii) Tham gia hình
thức (tokenism); (iii) Tham gia thực chất (citizen power). Càng ở cấp độ
tham gia cao hơn người dân sẽ có quyền lực cao hơn. Các mức độ tham gia
này đi từ cấp độ thấp nhất là chính quyền giáo dục, thuyết phục và đưa ra
lời khuyên cho người tham gia chứ không phải người dân tham gia đóng
góp ý kiến. Đến mức cao nhất là ở mức ứng với quyền quyết định quản lý
một chương trình, dự án. Ở mức này CĐ có đủ khả năng đàm phán với
chính quyền để thay đổi điều kiện tùy vào mong đợi của họ sau đó đưa ra
quyết định và cũng chính sự thể hiện mức độ tham gia nào của người dân
mà quyết định rất lớn đến kết quả hoạt động tham gia (Mức tham gia của
CĐ ở bậc cao từ trên trao xuống; ở thế mạnh trao quyền thế yếu; ở CĐ bên
ngoài trao cho bên trong; Ở cá nhân, nhóm ưu tú trao cho nội bộ CĐ. Các

mức tham gia trên ngoài nhấn mạnh mức độ tích cực là trao quyền (bước

25


×