Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Nhận xét kết quả sàng lọc trước sinh hội chứng down, patau, edwards của xét nghiệm NIPT tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.85 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ MAI ANH

NHẬN XÉT KẾT QUẢ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH HỘI
CHỨNG DOWN, PATAU, EDWARDS CỦA XÉT NGHIỆM
NIPT
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

HÀ NỘI 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

NHẬN XÉT KẾT QUẢ SÀNG LỌC TRƯỚC
SINH HỘI CHỨNG DOWN, PATAU, EDWARDS
CỦA XÉT NGHIỆM NIPT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ
SẢN HÀ NỘI 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

KHÓA: QH.2014.Y
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS.BS Trương Quang Vinh
ThS.BS Mạc Đăng Tuấn


HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đề tài khóa luận này, em có cơ hội được làm nghiên
cứu, được học hỏi thêm nhiều điều về lĩnh vực mà tôi đam mê. Trong quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ
phía các thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình của em.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS.BS Trương
Quang Vinh – Bộ môn sản phụ khoa- Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia
Hà Nội và thầy ThS. Mạc Đăng Tuấn – Bộ môn Y Dược cộng đồng và Y học dự
phòng- Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là nhữngngười trực tiếp hướng
dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược, Ban giám đốc
bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô bộ môn Sản phụ khoa, các
y bác sĩ và các anh (chị) kỹ thuật viên tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh và
sàng lọc sơ sinh- bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn và yêu thương đến những gia
đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận này.
Hà Nội,ngày tháng
năm2020
Sinh viên

NGUYỄN THỊ MAI ANH


BẢNG KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC


amniocentesis

AFP(α FP)

Alfa feto – protein

βhCG

Beta - human chorionicgonadotropin

cs

Cộng sự

cfDNA

cell free DNA

cff-DNA

cell-free fetal DNA

CVS

chorionic villus sampling

DTBS

Dị tật bẩm sinh


HC

hội chứng

NST

Nhiễm sắc thể

PAPP – A

Pregnancy – associated plasma protein A.

PUBS

percutaneous umbilical blood sampling

SLTS

sàng lọc trước sinh

T13, T18, T21

trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21

uE3 -Unconjugate Estriol: estriol
không kết hợp

estriol không kết hợp

WHO


Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................. 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊ TẬT BẨM SINH VÀ RỐI LOẠN NHIỄM SẮC
THỂ.................................................................................................................... 3
1.1.1. Dị tật bẩm sinh......................................................................................3
1.1.2. Rối loạn di truyền................................................................................. 7
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ SÀNG LỌC TRƯỚC
SINH...................................................................................................................8
1.2.1. Triple Test (AFP + βhCG + uE3)..........................................................9
1.2.2. Double Test (PAPP-A + βhCG)............................................................9
1.2.3. Siêu âm............................................................................................... 10
1.2.4. Các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh................................................ 10
1.2.5. Phương pháp sàng lọc không xâm lấn (Non-Invasive Prenatal genetic
Testing – NIPT)............................................................................................ 11
1.3. TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG DOWN, EDWARDS VÀ PATAU.......12
1.3.1. Tổng quan về Hội chứng Down......................................................... 12
1.3.2. Tổng quan về hội chứng Edwards...................................................... 14
1.3.3. Tổng quan về hội chứng Patau........................................................... 15
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG DOWN, EDWARDS VÀ
PATAU..............................................................................................................16
1.4.1. Các nghiên cứu về bất thường nhiễm sắc thể 13, 18, 21....................16
1.4.2. Tình hình dị tật bẩm sinh và các nghiên cứu chẩn đoán trisomy 13,
trisomy 18, trisomy 21..................................................................................17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................19
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................19

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................19
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................... 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 19


2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................................20
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 20
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................... 20
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................21
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................. 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................22
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THAI PHỤ ĐÃ LÀM SÀNG LỌC....22
3.1.2. Tuổi thai ở thời điểm sàng lọc bằng kỹ thuật NIPT........................... 24
3.1.3. Một số đặc điểm về tiền sử của các thai phụ sàng lọc bằng NIPT.....25
3.1.4. Tỷ lệ sử dụng kỹ thuật sàng lọc trước sinh của thai phụ trước khi thực
hiện NIPT..................................................................................................... 26
3.2.KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NIPT...............................................................26
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ................................................................ 31
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THAI PHỤ LÀM SÀNG LỌC
TRƯỚC SINH BẰNG KỸ THUẬT NIPT.......................................................31
4.1.1. Một số thông tin chung.......................................................................31
4.1.2. Đặc điểm về tiền sử của các thai phụ làm sàng lọc NIPT..................35
4.2. TỶ LỆ HỘI CHỨNG DOWN, PATAU, EDWARDS TRONG CÁC SẢN
PHỤ CÓ NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN PHỤSẢN HÀ NỘI.................37
4.2.1 Tỷ lệ thai nhi mang nguy cơ cao DTBS qua phương pháp sàng lọc
bằng NIPT.................................................................................................... 37
4.2.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung và nguy cơ cao DTBS ở
thai nhi..........................................................................................................38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN................................................................................... 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hình ảnh đặc điểm hội chứng Down................................................... 13
Hình 1.2: Hình thái bên ngoài và đặc điểm bàn tay, bàn chân của bệnh nhân thể
ba nhiễm 18..........................................................................................................14
Hình 1.3: Hình thái bên ngoài của bệnh nhân thể ba nhiễm 13...........................15
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố nghề nghiệp các thai phụ (n=437).....................................23
Biểu đồ 3.2: Phân bố nơi ở các thai phụ (n=437)................................................ 23
DANH MỤC BẢNG
Bảng3.1: Đặc điểm phân bổ tuổi của các thai phụ(n=437)..................................22
Bảng 3.2: Đặc điểm phân bổ tuổi của thai nhi (n=437).......................................24
Bảng 3.3:Một số đặc điểm về tiền sử của các thai phụ (n=437)..........................25
Bảng 3.4:Tỷ lệ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường quy (siêu âm, double
test, triple test) được thực hiện ở các thai phụ (n=437)....................................... 26
Bảng 3.5: Kết quả xét nghiệm phát hiện di tật trisomy 13, trisomy 18 và trisomy
21 bằng NIPT (n=437).........................................................................................26
Bảng3.6: Nguy cơ DTBS trên thai theo xét nghiệm NIPT so với tuổi của mẹ
(n=437).................................................................................................................27
Bảng 3.7: Nguy cơ mang thai dị tật theo xét nghiệm NIPT ở thai phụ theo một số
đặc điểm dịch tễ(n=437)...................................................................................... 28
Bảng 3.8: Nguy cơ mang thai dị tật theo kết quả NIPT ở thai phụ theo tuổi thai
(n=437).................................................................................................................29
Bảng3.9: Nguy cơ mang thai dị tật theo xét nghiệm NIPT ở thai phụ theo một số
đặc điểm tiền sử(n=437)...................................................................................... 30



ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội các bệnh lý di truyền ngày càng tăng.
Trong các bệnh lý di truyền thì dị tật bẩm sinh (DTBS) là những bất thường để
lại hậu quả nghiêm trọng. Trên thế giới, hiện nay có khoảng 600 triệu người tàn
tật, trong đó Việt Nam có gần 5 triệu người tàn tật. Nguyên nhân tàn tật chủ yếu
là do dị tật bẩm sinh chiếm 34,15%[19]
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tần suất dị tật bẩm sinh chiếm 3
– 4,0% tổng số trẻ được sinh ra bao gồm cả trẻ sống và chết lúc sinh. Theo kết
quả một nghiên cứu của Bệnh viện Từ Dũ năm 2002, ở Việt Nam có 3,0% thai
nhi bị dị tật bẩm sinh. Theo báo cáo năm 2010 của Bệnh viện Từ Dũ, thành phố
Hồ Chí Minh, trong 5.652 trường hợp sàng lọc trước sinh phát hiện 728 trường
hợp thai nhi có bất thường, chiếm 13,0%. Theo thống kê năm 2000 - 2001, số trẻ
bị các dị tật bẩm sinh vào Viện Nhi quốc gia chiếm 12,4% số trẻ nhập viện và
chiếm 10,5% số trẻ bị chết [4,12]. Những đứa trẻ sinh ra không có não, thoát vị
não, não úng thuỷ, bại não, dị tật cơ xương...chết ngay khi chào đời không phải
hiếm, còn những đứa trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tứ chi, dị tật bộ phận sinh
dục...dù sống được nhưng nỗi khổ vẫn đeo đẳng bản thân đứa trẻ, gia đình và xã
hội suốt đời.
Những sơ sinh mang nhiếm sắc thể (NST) rối loạn có những biểu hiện
bệnh lý, tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà có thể tiếp tục bị chết sau khi sinh,
sống được một thời gian hay có thể sống đến giai đoạn trưởng thành được. Các
bất thường NST hay gặp là bất thường của NST số 21,18 và 13.
Để nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc làm giảm DTBS nói chung, hạn
chế việc ra đời các trẻ có bất thường nhiễm sắc thể nói riêng là một việc rất quan
trọng. Ngày nay người ta có các phương thức sàng lọc, chẩn đoán trước sinh mà
nhiệm vụ chủ yếu là sàng lọc, phát hiện sớm các bất thường NST qua đó tư vấn
di truyền để hạn chế việc xuất hiện các trẻ DTBS.
Hiện nay có nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh (SLTS) được sử dụng
với mục đích phát hiện những bất thường thai nhi ngay từ những giai đoạn đầu


1


của bào thai, trong đó phổ biến nhất là các test sàng lọc trước sinh và siêu âm
thai định kỳ. Cả hai phương pháp này đều có những ưu điểm như dễ thực hiện,
an toàn cho cả thai phụ và thai nhi, giá rẻ có thể áp dụng rộng rãi. Trong các xét
nghiệm SLTS từ máu mẹ thì triple test (AFP, hCG, uE3) và double test (PAPP-A,
fb-hCG) là hai test được sử dụng rộng rãi nhất, có vai trò nhất định trong việc
chẩn đoán nguy cơ trẻ mắc DTBS. Tuy nhiên phương pháp này có độ chính xác
không cao do gián tiếp thông qua định lượng một số chất trong máu mẹ; dẫn đến
các chỉ định chọc dò dịch ối tràn lan và mang lại những lo lắng quá mức cho thai
phụ trong suốt quá trình mang thai [23].
Không dừng lại ở đó, cùng với sự phát triển của công nghệ phân tích gen,
các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển phương pháp sàng lọc trước sinh
không xâm lấn (NIPT). Đây là phương pháp có độ chính xác cao, và tuyệt đối an
toàn cho thai phụ, giúp khắc phục tối đa các hạn chế của các phương pháp sàng
lọc trước sinh phổ biến hiện nay. Tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, trong năm
2019, mỗi ngày có rất nhiều bà mẹ đến để được tư vấn và làm sàng lọc trước
sinh, tuy nhiên hiện chưa có một báo cáo thống kê nào đánh giá tình trạng nguy
cơ thai mắc DTBS một cách cụ thể.
Với những thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nhận xét kết quả
sàng lọc trước sinh hội chứng Down, Patau, Edwards của xét nghiệm NIPT
tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm chung của thai phụ có nguy cơ cao hội chứng Down,
Patau, Edwardstại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019.
2. Xác định tỷ lệ hội chứng Down, Patau, Edwards qua sàng lọc bằng
NIPT trong các sản phụ có nguy cơ cao tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
năm 2019.

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊ TẬT BẨM SINH VÀ RỐI LOẠN NHIỄM
SẮC THỂ
1.1.1.Dị tật bẩm sinh
a) Khái niệm
Tổ chức Y tế thế giới năm 1996 đã định nghĩa:“Dị tật bẩm sinh là tất cả
những bất thường về cấu trúc, chức năng hoặc chuyển hóa có nguyên nhân từ
trước sinh cho dù các dị tật này có được phát hiện ở thời điểm đó hay không”.
Tuy có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về DTBS với những nội dung khác nhau
nhưng đều thống nhất ở một số diểm chung sau:
- Là sự bất thường về: cấu trúc, chức năng hoặc chuyển hóa.
- Thể hiện ở nhiều mức độ.
- Những bất thường này thể hiện ngay sau khi mới sinh hay ở những giai
đoạn muộn hơn.
- Để lại hậu quả về thể chất, tinh thần, sinh lý hoặc chết.
b) Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phát sinh dị tật bẩm sinh
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân của
nhiều trường hợp DTBS. Các nhóm nguyên nhân chính hay gặp [5]:
- Do di truyền
+ Bất thường cấu trúc NST
• Đột biến số lượng NST: ở người bình thường, bộ NST được quy
định là 2n= 46. Đột biến có thể ở dạng đa bội (3n,4n…), lệch bội
(2n+1, 2n+2, 2n-1…) hoặc thể khảm(trong cùng một tế bào chứa
hai hay ba dòng tế bào khác nhau).
• Đột biến cấu trúc NST: bao gồm mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn.
+ Rối loạn gen

3



Do biến đổi trong cấu trúc gen, cụ thể là ở nucleotid (các dạng thêm,
bớt, đảo, thay thế nucleotid). Di truyền đơn gen có kiểu di truyền trội, di
truyền lặn và di truyền liên kết giới tính. Tuỳ từng kiểu di truyền mà các đột
biến gen có biểu hiện khác nhau, đôi khi không phát hiện được ngay do bệnh
chưa biểu hiện [14,15,16].
- Do yếu tố môi trường
Tác động gây dị dạng của các yếu tố môi trường phụ thuộc vào bản chất
của yếu tố đó, liều lượng và thời điểm mà nó tác động. Các tác nhân gây ra
DTBS có thể là thuốc và hoá chất, các tác nhân gây viêm nhiễm, các tác nhân vật
lý và bệnh của người mẹ.
+ Thuốc và hóa chất
• Quinin: trước đây được dùng để gây sảy thai nhân tạo, có thể gây
điếc bẩm sinh.
• Thalidomid: sử dụng Thalidomid (chống nôn, an thần) trong 6 tuần
đầu của thai kì sẽ dẫn đến các DTBS về tim, tịt ống ruột hay tật
thiếu chi, vì vậy Thalidomid hiện nay đã bị cấm sử dụng.
• Các thuốc kháng acid folic: là các thuốc gây ức chế chuyển hóa
thường được sử dụng trong điều trị ung thư, có thể gây ra quái thai
nếu người mẹ sử dụng chúng trong vòng 3 tháng đầu thai kì [4,14].
• Các thuốc an thần chống co giật: Các thuốc phenolbacbital,
trimetadion, paramethadion chủ yếu gây dị tật tim, dị tật khe mặt, dị
tật não nhỏ. Diazepam và Benzodizepines dùng trong 3 tháng đầu
gây khe hở môi và khe hở vòm miệng.
• Các thuốc nội tiết: việc điều trị progesteron tổng hợp (để tránh sảy
thai) có thể gây nam hóa bộ phận sinh dục ngoài, bao gồm phì đại
âm vật và sự sát nhập của các gờ sinh dục. [2].

4



• Những dược phẩm khác: kháng sinh nhóm aminoglycosids gây điếc
bẩm sinh, kali iodua gây bướu cổ và chậm phát triển trí tuệ,
tetracyclin ức chế phát triển …[4,14].
• Thủy ngân: gây quái thai, teo tiểu não, cứng cơ và thiểu năng trí tuệ.
• Chì: là kim loại nặng gây nhiễm độc ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ
thai phụ và gây ra dị tật bẩm sinh về cơ xương, khe hở miệng và các
bất thường ở hệ tim mạch ở thai nhi
• Thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc làm trụi lá: đây là loại hóa chất gây
nhiều hậu quả nặng nề như sảy thai, thai chết lưu, chửa trứng, quái
thai và các dị tật bẩm sinh…
+ Các tác nhân vật lý
• Phóng xạ: Nhiều nghiên cứu quan sát trên người và thực nghiệm
trên động vật cho thấy các chất phóng xạ là nguyên nhân gây đột
biến dẫn tới các dị dạng bẩm sinh. [4,16].
• Tia Rơngen (tia X): nếu chiếu liều cao vào khung chậu người mẹ
trong thời gian kéo dài có thể gây sảy thai, dị tật ống thần kinh, sự
chậm phát triển thai.
• Các tia tử ngoại với cường độ lớn: cũng gây ra các bất thường bẩm
sinh.
+ Yếu tố gây viêm nhiễm trong quá trình mang thai
• Virus Coxsakie B nhiễm trong 3 tháng đầu gây tật lỗ đái ở lưng
dương vật, tinh hoàn lạc chỗ, viêm cơ tim và loạn nhịp tim.
• Rubella: Nếu mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu tỷ lệ dị tật bẩm
sinh tăng cao như các dị dạng mắt nhỏ, đục thuỷ tinh thể bẩm sinh,
điếc bẩm sinh, các dị tật tim, dị tật não, mạch máu.

5



• Các virus cúm, zona và quai bị cũng nghi ngờ gây dị tật nhưng chưa
có bằng chứng khoa học chứng minh [20].
• Xoắn khuẩn giang mai gây ra nhiều dị tật bẩm sinh như sứt môi hở
vòm miệng, chậm phát triển trí tuệ, điếc và gây xơ hoá gan thận.
• Toxoplasma gondi gây ra dị tật não nhỏ và các dị tật ở mắt, tổn
thương não.
- Các yếu tố nguy cơ
+ Giới tính
Theo một báo cáo khoa học của TS Phan Thị Hoan (Bộ môn Y sinh học-di
truyền, Đại học Y Hà Nội), trong số 18834 trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà
Nội, tỷ số giới tính (nam/nữ) là 1,09; trong số 64 trẻ DTBS có tỷ số giới tính là
1,06. Trong 36.978 người được điều tra tại các vùng dân cư đồng bằng sông
Hồng, tỷ số giới tính là 0,98 nghĩa là số nam và nữ gần như tương đương nhau.
Trong khi đó, số người DTBS có tỷ số giới tính cao hơn (1,21). Đặc biệt ở nhóm
người DTBS loại đa dị tật có tỷ lệ giới cao hơn rất nhiều (1,54).
+ Tuổi mẹ
Tuổi của mẹ là một trong những yếu tố nguy cơ cao trong sinh con bị
DTBS. Trong nghiên cứu về một số khía cạnh di truyền liên quan đến chất lượng
dân số của GS, TS Nguyễn Đình Hối (2001), tuổi trung bình của những bà mẹ
sinh con DTBS cao hơn 2,4 tuổi so với những bà mẹ sinh con bình thường. Tuổi
trung bình của các bà mẹ sinh con bị hội chứng Down cao hơn 8,3 tuổi so với
những bà mẹ sinh con bình thường. Tương tự, kết quả nghiên cứu "một số yếu tố
nguy cơ sinh con DTBS ở một số nhóm dân cư miền Bắc Việt Nam" cho thấy
tuổi mẹ sinh con hội chứng Down cao hơn tuổi trung bình của mẹ sinh con bình
thường. Nhưng nhóm mẹ sinh con DTBS loại khe hở môi, vòm miệng và dị tật
hậu môn lại có tuổi trung bình thấp hơn so với tuổi trung bình của những bà mẹ
sinh con bình thường. Như vậy, tuổi bà mẹ lúc mang thai và sinh con có liên
quan nhất định đến sự phát triển bình thường và bất thường của phôi thai. Tuổi


6


mẹ càng lớn thì nguy cơ sinh con dị dạng, đặc biệt là con có hội chứng Down
càng cao[5].
+ Một số yếu tố về đặc trưng xã hội
DTBS không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng nhân khẩu của con và bố mẹ mà
còn phụ thuộc vào những đặc trưng xã hội của họ như nơi cư trú, nghề nghiệp,
trình độ văn hoá, quy mô gia đình và mức sống.
Liên quan ảnh hưởng đến dị tật bẩm sinh còn có một số yếu tố khác như
gia đình có con và có người bị DTBS, người mẹ mắc bệnh mãn tính, hút thuốc
lá, nghiện rượu... [4,15].
1.1.2.Rối loạn di truyền
a) Khái niệm
Rốiloạn di truyền là hậu quả của những đột biến gen được truyền từ bố mẹ
sang con cái. Đột biến gen có thể xảy ra ở bất cứ chromosome nào. Rối loạn di
truyền được chia thành rối loạn di truyền trội và lặn trên nhiễm sắc thể thường,
và rối loạn di truyền liên kết giới tính.
Trisomy là một rối loạn về số lượng nhiễm sắc thể trong đó một tế bào
sinh dưỡng có 3 nhiễm sắc thể tương đồng chứ không phải hai nhiễm sắc thể
tương đồng như tế bào bình thường. Trisomy phổ biến nhất là sự thêm một
nhiễm sắc thể số 21 (bệnh Down). Những trisomies phổ biến khác là sự thêm
nhiễm sắc thể số 13 (hội chứng Patau) và thêm nhiễm sắc thể số 18 (triệu chứng
Edwards).
b) Rối loạn di truyền trong các giai đoạn hình thành và phát triển thai
nhi
- Thời kỳ tạo giao tử
Giai đoạn tạo giao tử là một giai đoạn ngắn trong trong quá trình phát
triển cá thể, tuy nhiên tỉ lệ các giao tử bất thường lại khá cao cho nên đây có
thể là giai đoạn các tế bào dễ mẫn cảm với các tác nhân gây đột biến. Tinh

trùng người bình thường có tỷ lệ hình thái bình thường ≥ 30 %, như vậy, tỷ lệ

7


tinh trùng có hình thái bất thường lên đến 70 %. Tuy nhiên, các giao tử bất
thường thì không có hoặc ít có khả năng tham gia thụ tinh được, vì vậy, tỷ lệ
bất thường bẩm sinh của phôi thai do giao tử bất thường không cao [2].
- Thời kì tiền phôi
+ Giai đoạn hợp tử: Hợp tử được hình thành và tồn tại trong một giai đoạn
rất ngắn nên các đột biến xuất hiện lúc hình thành hợp tử rất ít. Người ta
coi việc đánh giá hợp tử là đánh giá gián tiếp bất thường giao tử. Hợp tử
chết sớm thường do noãn hoặc tinh trùng bất thường gây nên. Ở người,
hợp tử chết trong tuần đầu tiên được coi là hợp tử chết sớm, người phụ nữ
chỉ thấy chậm kinh vài ngày, rồi ra máu nên đôi khi người phụ nữ không
để ý [4,14].
+ Giai đoạn phân chia: ở giai đoạn này, các tế bào phôi còn chưa hoặc ít
biệt hóa, các tác nhân độc hại gây ra các tác động theo 3 khả năng:gây
chết phôi hay sẩy thai, tạo nên một cơ thể mang DTBS hoặc số ít tạo ra
một cơ thể bình thường không chút dị tật[20].
1.2.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ SÀNG LỌC
TRƯỚC SINH
Sàng lọc trước sinh là thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu thai phụ
(Double Test và Triple Test) kết hợp với các thông tin siêu âm để đánh giá nguy
cơ thai nhi mắc hội chứng Down (T21), Edwwards (T18), Patau (T13), dị tật ống
thần kinh,…trong khi đó Chẩn đoán trước sinh là thực hiện các xét nghiệm trên
mẫu dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau để khẳng định thai nhi có hay không mắc
các hội chứng Down, Edwards, Patau bằng kỹ thuật Karyotype hoặc QF-PCR.
Ngoài ra, hiện nay còn có phương pháp sàng lọc không xâm lấn NIPT (panorama
test, verifi…) cho phép phát hiện các bất thường NST (gây hội chứng Down,

Edwards, Patau); các bất thường về NST giới tính (gây hội chứng Turner,
Klinefelte, Jacobs, thể tam nhiễm) và nhiều đột biến vi mất khác bằng mẫu máu
thai phụ ngay ở tuần thứ 9 của thai kỳ.

8


1.2.1. Triple Test (AFP + βhCG + uE3)
- Alfa feto - protein (AFP):
Được túi noãn hoàng và sau đó là gan của thai nhi bài tiết ra, được Berg
Stranol và Cazar tìm ra năm 1956 [35]. Nồng độ AFP trong máu mẹ chỉ bằng
1/50.000 nồng độ AFP trong máu thai nhi và bằng 1/150 trong nước ối. Nồng độ
AFP bình thường được xác định ở ngưỡng 2.0 MoM ≤ AFP < 0,7 MoM. Các bất
thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Các nghiên cứu đã xác
định trong Turner, hội chứng Edward, nồng độ AFP trong máu mẹ giảm < 0,7
MoM [17, 27].
- uE3: estriol không kết hợp (unconjugated estriol)
uE3 do hoàng thể thai nghén tiết ra, từ tháng thứ 4 trở đi, do hợp bào của
gai rau tiết ra. Nồng độ uE3 tăng dần trong máu mẹ cao nhất vào tháng thứ 9 và
giảm xuống khi gần đến chuyển dạ đẻ. Nồng độ bình thường là 1 MoM. Một số
tác giả xác định nồng độ uE3 giảm (uE3 < 0,5 MoM) trong hội chứng Down và
hội chứng Edward [26].
- Β-hCG (beta - human chorionic gonadotropin)
Β-hCG là một glucoprotein do tế bào Langhans của lá nuôi tiết ra, βhCG
đó có thể phát hiện thấy trong nước tiểu, máu của người mẹ. Người ta có thể
định lượng β-hCG toàn phần hoặc tự do. Các tác giả đều thống nhất rằng βhCG
tăng cao > 1,7 MoM trong máu mẹ ở các trường hợp thai nhi bị hội chứng
Down, thấp < 0,7 MoM trong hội chứng Edward [29].
1.2.2.Double Test (PAPP-A + βhCG)
Ngoài ra còn có một số chất có thể định lượng để phát hiện nguy cơ thai

mắc DTBS thông qua sự thay đổi bất thường của các chất đó trong máu mẹ như
PAPP-A (giảm trong 3 tháng đầu thai kì có liên quan đến HC Down và một số
bất thường khác),Inhibin A, SP1, CA125.

9


- Ở 3 tháng đầu của thai kỳ ( Thường từ tuần 11 đến tuần 14) người ta sử
dụng test bộ 2 bao gồm PAPP- A, hCG (Doule test) và kết hợp với siêu âm thai
để đo độ mờ da gáy (NT).
- Ở 3 tháng giữa (thường từ tuần 15 đến 20) người ta sử dụng test bộ 3
(AFP+ hCG+ uE3) hoặc test bộ 4 (AFP+ hCG+ uE3+ inhibin A).
- Test lồng ghép là kết hợp các test của 3 tháng đầu và 3 tháng giữa
(PAPP-A + fbhCG+ NT +AFP + hCG + uE3).
1.2.3.Siêu âm
Siêu âm là một kỹ thuật đơn giản, không xâm lấn, giúp quan sát được hình
ảnh thai nhi trong bụng mẹ. Mặc dù kỹ thuật siêu âm phát triển cho phép quan
sát được hình ảnh 2D, 3D, 4D, 5D nhưng kỹ thuật này cũng chỉ dừng ở mức
đánh giá hình thái. Điều đó có nghĩa là với những dị tật không biểu hiện hoặc
biểu hiện không rõ ràng các bất thường hình thái tại thời điểm siêu âm thì bác sĩ
sẽ không phát hiện được
1.2.4.Các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh
- Chọc hút dịch ối(AC)
Chỉ địnhchủ yếu phát hiện các bất thường về cấu trúc NST thai, bệnh về
chuyển hóa, xác định giới tính thai (đối với những bệnh lý liên quan đến NST
giới tính như Hemophilia), định lượng AFP trong chẩn đoán các bất thường ống
thần kinh, xác định mức độ trưởng thành phổi của thai nhi (trong trường hợp cần
chấm dứt thai kì sớm). Tai biến thường gặp là sẩy thai, nhiễm trùng ối tỉ lệ này
khoảng 0,5 - 1%.Chọc ối thực hiện ở tuần thứ 15 - 18 là tiêu chuẩn vàng áp dụng
cho chẩn đoán di truyền tế bào trước sinh với độ chính xác cao (99,4% - 99,8%)

và có tỷ lệ sẩy thai 0,5 - 1% [6].
- Sinh thiết gai rau(CVS)
Là thủ thuật lấy mẫu mẫu tế bào gai nhau nằm ở phần màng đệm bao
quanh phôi thai để tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán sự bất thường về thai nhi.
Sinh thiết tua rau thai, có thể tiến hành sớm ở tuần 12, tỉ lệ sẩy thai thường gặp là

10


1,0– 2,0%. Các tế bào có nguồn gốc từ thai được dùng để xét nghiệm di truyền
có thể ở mức độ tế bào (phân tích NST, hay mức độ phân tử (phân tích ADN),
hay mức độ giữa phân tử và tế bào như kỹ thuật FISH… tùy theo mục đích xét
nghiệm. Kết quả sau 5-7 ngày [6,13].
- Thu mẫu máu qua dây rốn (PUBS)
Thường chỉ sử dụng cho thai đơn và nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi là
khoảng 2,0%,đặc biệt là nhiễm trùng và rỉ máu qua dây rốn [22].
1.2.5.Phương pháp sàng lọc không xâm lấn (Non-Invasive Prenatal
genetic Testing – NIPT)
a) Sự tồn tại của cff-DNA trong máu thai phụ
cfDNA (cell-free DNA) có mặt trong huyết tương nguồn gốc từ quá trình tự
chết (apoptosis) hoặc hoại tử của tế bào và có kích thước khoảng từ 180-200bp.
Việc phát hiện DNA thai nhi lưu hành tự do trong máu mẹ hay cffDNA (cell-free
fetal DNA) có nguồn gốc từ lá nuôi phôi (trophoplasts), các nghiên cứu chỉ ra
rằng cffDNA có thể khảo sát lần đầu sớm nhất là ở tuần thứ 7 và một số là tuần
thứ 5. Lượng cffDNA tăng theo thai kỳ, giảm nhanh sau sinh và hầu như không
thể phát hiện được khoảng 2 giờ sau sinh. Người ta ước tính rằng cffDNA chiếm
khoảng 2-20% DNA tự do tổng số trong máu mẹ (cell-free DNA hay
cfDNA).Theo một số bài nghiên cứu, kích thước trung bình của cffDNA<300pb
nhỏ hơn rất nhiều so với các mảnh DNA tự do trong máu mẹ [28].
b) Cơ chế hoạt động

NIPT hoặt động dựa trên việc phân tích cff-DNA được lấy từ huyết thanh
của người mẹ và sử dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS – new
generation sequencing) để phân tích và các thuật toán phân tích sinh học phân tử
nâng cao tùy theo phương pháp tiếp cận.
c) So sánh phương pháp sàng lọc không xâm lấn NIPT với các phương
pháp sàng lọc trước sinh khác
- Ưu điểm

11


• Chẩn đoán các bất thường NST thể lệch bội với độ chính xác cao
hơn rất nhiều so với các phương pháp khác, lên đến 99,3% đối với
trisomy 21, với độ đặc hiệu 99,8%[19,29].
• Phân tích trực tiếp DNA thu được mà không cần thông qua nuôi cấy.
• Giúp bác sĩ đưa ra chỉ định CVS và AC chính xác hơn nhờ giảm tỉ
lệ dương tính giả.
• Thực hiện được ngay từ tuần thứ 9 đến khi kết thúc thai kì, trong
khi double test chỉ thực hiện được ở quý I, tuần thứ 11-13 tuần 6
ngày, còn triple test chỉ thực hiện được ở quý II, từ tuần thứ 14-22.
- Nhược điểm
• Đòi hỏi nồng độ cffDNA trong máu mẹ phải đạt một ngưỡng nhất
định, gọi là “Fetal fraction” để xét nghiệm có thể thực hiện, đối với
các xét nghiệm hiện nay tỷ lệ cffDNA đòi hỏi ≥ 4,0% trên tổng số
DNA có mặt trong huyết thanh người mẹ. [18,31].
• Vẫn có tỉ lệ dương tính giả và âm tính giả, đặc biệt trong một số
trường hợp như bất thường thể khảm, song thai trong đó 1 thai mất,
mẹ bất thường NST… [7,18,25].
• Giá thành cao.
• Hiện nay chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Y Tế về

việc sử dụng NIPT trong chẩn đoán trước sinh.
1.3.TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG DOWN, EDWARDS VÀ
PATAU
1.3.1.Tổng quan về Hội chứng Down
a) Tần suất
Down là bệnh có tần suất cao nhất trong các bệnh rối loạn NST. Theo Who
(1972) tần suất này là 120 - 150/100000 trẻ sơ sinh, ở Anh tần suất này là
1,67/1000 trẻ sơ sinh[32].

12


Down có thể do rối loạn số lượng, cấu trúc NST 21 dạng thuần hay dạng
khảm. Theo Zoltán Papp thì 95,0% Down là trisomy 21; 4,0% do chuyển đoạn;
1,0% là thể khảm [11].
a) Biểu hiện lâm sàng

Hình 1.1: Hình ảnh đặc điểm hội chứng Down
Trẻ mắc bệnh Down sẽ có những dấu hiệu thể chất điển hình dễ dàng
nhận
thấy:
- Biểu hiện trên gương mặt: mắt xếch; mặt dẹt; mũi nhỏ và tẹt; hình dáng tai
bất thường; miệng trề ra, luôn luôn há, lưỡi dày thè ra ngoài.
- Đầu ngắn, bé; gáy rộng, phẳng; cổ ngắn và vai tròn.
- Chân, tay ngắn, to bè.
- Cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh.
- Cơ và dây chằng yếu.
- Thiểu năng trí tuệ.
- Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng thường có những vấn đề sức khỏe liên quan
như: bệnh lý tim mạch,vấn đề đường ruột, vấn đề thính giác và thị giác,

gia tăng nguy cơ bệnh bạch cầu và bệnh tuyến giáp, nhạy cảm với những

13


tác nhân gây các bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm
phế quản…
1.3.2.Tổng quan về hội chứng Edwards
a) Tần suất
Đây là hội chứng thể ba NST số 18 được Edwards và cộng sự mô tả năm
1960.Tần số chung của thể ba nhiễm 18 là 1/4000 - 1/8000 trẻ sinh.Tỷ lệ giới là
3 nữ : 1 nam.
Đây là bệnh rối loạn nhiễm sắc thể thứ 2 sau hội chứng Down. Theo giới,
bệnh gặp với tỷ lệ 4 nữ/ 1 nam.
b) Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn phôi: thai bị mắc hội chứng trisomy 18 có biểu hiện già tháng
(trung bình 42 tuần), thai hoạt động yếu, đa ối, rau bé, thường có 1 động mạch
rốn.

Hình1.2:Hình thái bên ngoài và đặc điểm bàn tay, bàn chân của
bệnh nhân thể ba nhiễm 18
Khi trẻ ra đời: trẻ bị mắc trisomy 18 thường có trán bé, chỏm nhô, khe mắt
hẹp, tai ở vị trí thấp, ít quăn và trông nhọn như tai chồn. Miệng bé, hàm nhỏ và
thụt về phía sau. Da cổ lỏng lẻo. Cẳng tay gập vào cánh tay. Sự sắp sếp các ngón

14


của bàn tay rất đặc biệt: ngón cái gặp vào lòng bàn tay, ngón trỏ úp lên ngón
giữa, ngón nhẫn phủ lên ngón trỏ, ngón út phủ lên ngón nhẫn. Bàn chân vẹo, gót

chân và lòng bàn chân lồi. Tâm thần và vận động kém phát triển. Luôn có dị
dạng tim mạch. Dị dạng niệu sinh dục cũng thường gặp, có thể có thoát vị rốn.
Nếp văn da: người mắc trisomy 18 thường có nhiều vân cung ở đầu ngón
tay (7- 10 ngón). Hay thiếu các nếp gấp xa của các ngón tay, có thể có nếp ngang
đơn độc và có vị trí t” ở bàn tay.
1.3.3.Tổng quan về hội chứng Patau
a) Tần suất
Hội chứng thể ba nhiễm 13 được Patau và cộng sự mô tả lần đầu năm
1960. Sau này người ta gọi hội chứng này là hội chứng Patau.
Tần số chung của thể ba nhiễm 13 là: 1/5000 - 1/10000 trẻ sinh. Nữ
mắc bệnh nhiều hơn nam

Hình1.3:Hình thái bên ngoài của bệnh nhân thể ba nhiễm 13
b) Triệu chứng lâm sàng
Trẻ mắc hội chứng 3 NST 13 (Hội chứng Patau) có biểu hiện: đầu nhỏ,
nhãn cầu nhỏ hay không có nhãn cầu. Tai thấp và biến dạng, trẻ thường điếc.
Thường có sứt môi 2 bên, có thể có kèm theo nứt khẩu cái. Đôi khi có bàn chân
vẹo, có 6 ngón chân hoặc 6 ngón tay, các ngón tay gấp quá mức. Da đầu thường

15


bị loét, có u mạch máu ở vùng đầu và chẩm. Luôn có các dị tật ở tim mạch, ống
tiêu hoá và cơ quan sinh dục. Trẻ bị kém phát triển cả tâm thần và vận động [20].
Nếp vân da: người mắc hội chứng 3 NST 13 thường có nếp ngang đơn
độc, ngã ba trục ở vị trí t” ở bàn tay.
Dị tật kèm theo: thường có dị tật ở tim, ở ống tiêu hóa.
1.4.CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG DOWN, EDWARDS VÀ
PATAU
1.4.1.Các nghiên cứu về bất thường nhiễm sắc thể 13, 18, 21

Tại Anh và xứ Wales, từ năm 1989, sàng lọc trước sinh được mở rộng và
kết thúc thai nghén các trường hợp được chẩn đoán Down, tuy nhiên tuổi lập gia
đình có xu hướng cao hơn. Xu hướng này cho thấy rằng, ngay cả với những cải
thiện trong việc sàng lọc, một lượng lớn số trẻ được sinh ra với hội chứng Down
vẫn còn có khả năng gia tăng, và giám sát trẻ em sinh ra bị hội chứng Down là
điều cần thiết [35].
Hu H.và cs (2016) [29] tổng kết kết quả xét nghiệm NIPT cho các thai phụ
có tuổi thai trung bình là 17,79 tuần (từ 9-36 tuần) và tuổi 31,12 (từ 18-46). Có
tổng cộng 1.543 trường hợp dương tính (0,8%), trong đó 1050 cho nguy cơ cao
trisomy 21, 316 có nguy cơ cao mắc trisomy 18 và 177 nguy cơ cao trisomy 13.
Độ nhạy và độ đặc hiệu chung đối với phát hiện trisomy 21, 18 và 13 kết hợp lần
lượt là 99,6% và 99,9% và giá trị tiên đoán dương tính và giá trị tiên đoán âm
tính (PPV và NPV) lần lượt là 89,7% và 99,9%.
Fujii Y. và cs (2016) [28] nghiên cứu bất thường hình thái và sự phát triển
ở giai đoạn thai của các sơ sinh bị trisomy 13, trisomy 18 cho thấy: 3 dấu hiệu
lâm sàng hàng đầu ở bệnh nhân T13 / 18 là bệnh tim bẩm sinh (chiếm đến
100%), tai gắn thấp (80,0%) và thai chậm phát triển (thai bé) (73.3%). Sự kết
hợp của hai dấu hiệu lâm sàng không đặc hiệu hàng đầu này là dị tật tim với tai
gắn thấp. 2 dấu hiệu này có giá trị gợi ý trẻ mắc trisomy 13 và trisomy 18.2 dấu
hiện này có giá trị chẩn đoán với độ nhạy 80,0% và giá trị tiên đoán âm là
92,5%. Dị tật tim và tai gắn thấp không phải là dấu hiệu lâm sàng đặc trưng riêng

16


cho trisomy 13 và trisomy 18, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy 2 bất
thường này thường gặp ở các trẻ có bất thường nhiễm sắc thể thường. Sự kết hợp
của dị tật tim với thai phát triển kém (thai bé) cũng cho thấy gợi ý chẩn đoán
trisomy 13, trisomy 18 với độ nhạy 73,3%.
1.4.2.Tình hình dị tật bẩm sinh và các nghiên cứu chẩn đoán trisomy 13,

trisomy 18, trisomy 21
a) Trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hội chứng Down đứng hàng đầu,
chiếm gần một nửa các bất thường nhiễm sắc thể. Hàng năm tỉ lệ sinh trẻ có hội
chứng Down từ 120-160/100.000 trẻ đẻ sống (WHO)[5,6].
Một nghiên cứu khác của Springett và cộng sự (2014) tại Anh và Wales
cho thấy tỉ lệ chẩn đoán hội chứng Edwards và Patau được ghi nhận là 7,0 và 2,8
trên 10.000 ca sinh tương ứng. Tỉ lệ sàng lọc trước sinh phát hiện trước 15 tuần
đã tăng từ 50,0% năm 2005 lên 53,0% vào năm 2012 cho hội chứng Edwards, và
từ 41,0% năm 2005 lên 63,0% vào năm 2012 cho hội chứng Patau [32].
Hiện nay với sự phát triển của phương pháp sàng lọc trước sinh không
xâm lấn, có rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá giá trị của
xét nghiệm NIPT đối với chẩn đoán các dị tật bẩm sinh.
Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả của xét nghiệm trước sinh trên 35 trung
tâm tại 6 quốc gia (Mỹ và Châu Âu), thực hiện bởi Mary E.Norton và cộng sự
(2015) , kết quả phân tích ban đầu từ 15,841 thai phụ cho thấy tần suất T21 trên
dân số nói chung là khoảng 38/15,841 (1 trên 417). Trong đó, xét nghiệm NIPT
có ưu thế về mặt thống kê so với các phương pháp tầm soát quý I FTS, với tỷ lệ
phát hiện là 100%, tỷ lệ dương tính giả 1/1756, tỷ lệ tiên đoán dương 81,0%
[30].
Một nghiên cứu khác của tác giả Honggyun Zhang và cộng sự (2015) thực
hiện trên 146,958 thai phụ đã đưa ra nhận xét “Hiệu suất của NIPT trong phát
hiện T21,T18 và T13 duy trì ở mức độ cao, có thể so sánh với các nghiên cứu
xác nhận quy mô nhỏ trước đây. Di truyền của người mẹ và thể khảm của

17


thai/nhau có vai trò quan trọng đối với kết quả NIPT FP và FN, trong khi mức độ
fetal fraction thấp không gây ảnh hưởng đáng kể. Trong nhóm thai phụ nguy cơ

thấp, xét nghiệm NIPTcho thấy không có sự khác biệt đáng kể so với thống kê từ
nhóm nguy cơ cao. Từ kết quả này cho thấy sự phù hợp trong việc cung cấp
NIPT như một xét nghiệm sàng lọc thường quy cho thai nhi T21, T18 và T13
trong cộng đồng”.
b) Tại Việt Nam
Theo Lê Anh Tuấn (2008) trên 615 thai phụ có chỉ định chọc ối thì tỉ lệ bất
thường NST là 9,4%, trong đó cao nhất là hội chứng Down với 39,9%, hội chứng
Edward và Turner chiếm 15,5% [10].
Nghiên cứu của tác giả Hà Thị Mỹ Dung về tình hình sàng lọc dị tật trước
sinh, thực hiện trên 250 sản phụ khám và quản lý thai nghén ở Trung tâm chăm
sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2014-2015 báo cáo 6 ca có
DTBS, chiếm tỉ lệ 2,4% [6].
Báo cáo về” Ứng dụng NIPT tại Việt Nam- Triển vọng và thách thức” của
tác giả Quách Thị Hoàng Oanh tại Hội nghị Sản phụ khoa Việt-Pháp-Châu ÁThái Bình Dương lần thứ 16, cho thấy NIPT có ưu thế vượt trội trong phát hiện
HC Down với độ nhạy 99,3% và tỉ lệ dương tính giả 0,05%, trong khi Combine
test quý I có độ phát hiện 90,0%, tỉ lệ dương tính giả 5,0%, đối với Triple Test
quý II thì tỉ lệ phát hiện là 70,0% - 5,0%dương tính giả [18].
Nghiên cứu “Đánh giá kết quả sàng lọc trước sinh phát hiện Hội chứng
Down từ DNA tự do trong huyết tương mẹ” của PGS.TS Nguyễn Duy Ánh,
Ths.Bs Hoàng Hải Yến và cộng sự (báo cáo tại Hội nghị Sản Phụ khoa Việt Pháp
2018) , kết quả cho thấy tỷ lệ thai nguy cơ cao mắc HC Down thông qua xét
nghiệm NIPT là 8/463 (1,7%), với tuổi mẹ phân bố trong giới hạn từ 19-46 tuổi
[18].

18


×