Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lãnh đạo và truyền thông: Lắng nghe hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.5 KB, 2 trang )

Lãnh đạo và truyền thông: Lắng nghe hiệu quả
Để có thể nhận được phản hồi, lãnh đạo phải biết lắng nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà
nhiều lãnh đạo hay xao nhãng. Tất cả các lãnh đạo đều có các chỉ dẫn trong việc đọc, viết,
và nói. Nhưng ít ai lại có chỉ dẫn về việc lắng nghe.
Sự thiếu hụt này trở nên đáng quan tâm đặc biệt khi mà các
nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 10 phút của mỗi người, thì họ dành
ra 7 phút cho một kiểu truyền thông, trong đó 10% dành cho
việc viết, 15 % vào việc đọc, 30 % cho việc nói và 45 % là lắng
nghe.
Dưới đây là một số việc mà bạn có thể làm để nâng cao kỹ năng lắng nghe:
1. Chuẩn bị để lắng nghe
Để lắng nghe hiệu quả cần tới sự chuẩn bị cả về thể chất và tinh thần. Hãy đặt sang một bên các
loại giấy tờ, sách báo và các thứ tài liệu khác có thể khiến bạn mất tập trung. Có một thư ký
chuyên nghe các cuộc gọi cho bạn. Tránh các sự cắt ngang không cần thiết. Sẵn sàng tiếp thu các
bình luận của người nói.
2. Lắng nghe các ý tưởng
Sự tập trung vào các cơ sở lập luận thường khiến cho các lãnh đạo bỏ mất các ý tưởng chính.
Các cơ sở lập luận có thể thú vị, nhưng các lý do mà các cơ sở dựa trên đó thường là nhằm phát
triển một sự khái quát chung.
3. Giữ một "tư duy mở"
Thường thì chủ đề hoặc bài phát biểu của người nói có thể là tẻ nhạt hoặc chẳng có gì thú vị. Một
số chủ đề hoặc cá nhân có thể khiến cho những người nghe trở nên mệt mỏi, chỉ nghe một phần
của thông điệp, hoặc chỉ nghe cái mà họ muốn nghe. Do vậy, muốn lắng nghe hiệu quả, bạn phải
có "tư duy mở": sẵn sàng nghe cả những điều mà bạn không muốn.
4. Tận dụng thời gian chênh lệch
Mặc dù sự tiếp thu đôi khi nhanh hơn là tốc độ thông thường của lời nói. Nói một cách khác,
những người nghe lắng nghe nhanh hơn là người nói nói. Đừng rơi vào cái bẫy của kẻ mơ ngủ
hoặc cố gắng nghĩ về một điều gì khác khi đang lắng nghe. Hãy sử dụng thời gian chênh lệch này
để tổng kết và tiếp thu thông điệp.
5. Đặt bạn vào vị trí của người nói
Hiểu được quan điểm của người nói. Bạn biết gì về kiến thức của người nói, về bối cảnh, và thâu


tóm gì được từ đề tài này? Bạn hiểu gì về ý nghĩa của những lời nói và cử chỉ mà người nói sử
dụng?
(Còn nữa)
K. Minh
Theo Au. Af. Mill

×