Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.6 KB, 2 trang )
Lắng nghe hiệu quả - không phải chuyện dễ
Cập nhật: 01/09/2006
Để lắng nghe tốt hơn thì trước hết, chúng ta phải hiểu được thế nào là
"lắng nghe thật sự". Lắng nghe một cách hiệu quả chẳng những tiết
kiệm thời gian, hạn chế rắc rối mà còn thắt chặt hơn các mối quan hệ.
Trong học tập, kĩ năng nghe tốt rất cần thiết vì lắng nghe là phương
pháp cơ bản để tập hợp thông tin.
Lắng nghe không đồng nhất với nghe. Nghe chỉ là một hoạt động vô ý thức
của con người. Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh nhưng không
nhất thiết phải hiểu chúng. Lắng nghe thì lại khác. Lắng nghe là một khả năng của hệ thần kinh.
Khi lắng nghe chúng ta đã chuyển những gì nghe được thành một dạng dễ hiểu và dễ sử dụng.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, chúng ta sử dụng khoảng 45% thời gian giao tiếp để lắng
nghe. Mặc dù vậy, suốt thời gian học tập và lớn lên chúng ta biết rất ít về "làm thế nào để lắng
nghe tốt". Suốt quá trình học tập, chúng ta dành 40% thời gian để học đọc, 35% thời gian để học
viết, 25% thời gian để học nói và chẳng có thời gian nào để học nghe hay giao tiếp.
Hầu hết những rắc rối trong quan hệ giữa người với người xuất phát từ sự yếu kém trong kĩ năng
lắng nghe. Qua thời gian, chúng ta đã hình thành nên những thói quen xấu khi nghe. Chẳng hạn,
thay vì lắng nghe, chúng ta lại nghĩ về điều sắp nói hoặc xao lãng khi người khác nói do mãi chú ý
đến cử chỉ của họ hoặc những gì đang diễn ra xung quanh. Trong đó thói quen xấu nhất là ngắt lời
khi người khác chưa nói xong. Chúng ta cứ ngỡ đã biết được điều họ định nói trong khi lại không
biết được điều họ thật sự muốn nói. Hoặc là, chúng ta chỉ "nghe đánh giá", tức là đánh giá người
nói, bỏ ngoài tai những điều họ nói chỉ vì không thích điệu bộ, cử chỉ của họ hay đơn giản là cho
rằng những điều đó không đáng nghe. Hoặc là, chúng ta chỉ nghe những gì mình thích.
Như vậy, lắng nghe không phải dễ. Đó không phải là một hành động thụ động, mà ngược lại, có
sự tương tác qua lại với nhau. Mục tiêu chính để lắng nghe là hiểu, học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ
và hỗ trợ. Ngày nay, có quá nhiều thông tin đến nỗi chúng ta thường bỏ ngoài tai những điều nghe
thấy. Vì thế, chúng ta xao lãng với người khác, không chú ý hay không giao tiếp bằng mắt với họ.
Các chuyên gia cho biết, trong quá trình giao tiếp, 7% là từ ngữ, 55% là những ngôn ngữ không lời
như cử chỉ, điệu bộ và 38% là ngữ điệu, giọng nói. Người Mỹ bị xem là những người nghe tệ nhất
trên thế giới.
Tuy nhiên, mọi thói quen xấu đều có thể sữa chữa và mọi người đều có thể học cách lắng nghe.