Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.39 KB, 2 trang )
5 sai lầm của nhà đầu tư chứng khoán
Trong không khí nóng bỏng của thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi
xin mạn phép trình bày một số sai lầm của các nhà đầu tư chứng
khoán.
Cái này đúc kết từ kinh nghiệm và quan sát. Tôi viết bài này với tất cả sự kính trọng các nhà đầu
tư vì dám mạo hiểm đầu tư vào một loại sản phẩm cao cấp, trên một thị trường có tính đặc thù
cao. Nhưng sự thật là sự thật, vì một thị trường lành mạnh và bền vững, tôi sẽ rất trung thực.
1. Nghe hơi nồi chõ
Thông tin rất quan trọng trên thị trường, nhưng phần đông vì thiếu hiểu biết, các nhà đầu tư có xu
hướng nghe ngóng. Tin thì đủ loại, trên trời, dưới biển, vận hành, tài chính, tổ chức... Có điều
chẳng mấy ai có khả năng kiểm định. Vì vậy, cái sự nghe trở nên láng máng, truyền tai nhau hết
sức nguy hiểm.
Thông thường, họ tìm một số nhân vật có khả năng "hót hay như khướu" hoặc tìm một vài cán bộ
môi giới - tư vấn của chính các công ty chứng khoán. Cái này có mấy điểm hại sau:
- Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích.
- Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết mình đang nói gì.
- Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là vàng hay thực tế là rác.
- Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được.
2. Không có kỳ vọng đầu tư riêng
Nói giản dị là không biết mình muốn gì, ngoài một nguyện vọng ngất trời cao là Lợi Nhuận.
Các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn, họ biết rất chính xác điều họ muốn, và vì phần lớn là các
quỹ dạng Mutual Fund, nên các chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy
ra nhảy vào thị trường liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm
được.
Việc không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là để ước muốn trôi theo diễn biến thị
trường. Ví dụ, lãi 20% trong vòng 3 tháng đã là tốt, nhưng vì ước muốn 40% trong vòng 4 tháng
nên kết cục có khi chỉ là không bán được cả "hàng" và chết tắc với số tiền đầu tư.
Không có kỳ vọng còn liên quan tới một hiện tượng nữa là kỳ vọng bị bóp méo hoặc chèn ép.
3. Tâm lý bầy đàn
Tôi đã cùng GS. André Farber chứng minh bằng số liệu và mô hình thống kê toán rằng hiệu ứng
bầy đàn rất mạnh ở Việt Nam, và theo số liệu của chúng tôi là mạnh nhất thế giới. Hiệu ứng này