Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.4 KB, 12 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG
DƯƠNG
3.1. Cơ hội và thách thức đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Chương Dương trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước
kinh tế đang phát triển muốn tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Đối với Việt
Nam, hội nhập quốc tế là một hướng đi đúng và quan trọng là làm tiền đề cho
việc tạo dựng vị thế trên trường quốc tế, đồng thời mang lại nhiều cơ hội để
phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt
Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại – Doanh nghiệp đặc biệt kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Để
vượt qua những thách thức và tận dụng tốt cơ hội đòi hỏi các Ngân hàng
thương mại Việt Nam phải phân tích những điểm mạnh những điểm yếu của
mình để đưa ra chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự
phát triển, để từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể cạnh tranh một cách
chủ động và phát triển.
3.1.1. Cơ hội đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương
Đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Chương Dương nói riêng, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao
đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, đề ra biện
pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân
hàng. Đồng thời, ngành ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công
nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng
1
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính trong nước và ngoài nước ...
Cụ thể là:


* Một sân chơi lớn hơn và công bằng hơn:
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt
Nam tiếp cận nhiều thị trường và thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam. Khi thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả
hoạt động của nền kinh tế tăng lên, nhu cầu và cơ hội để Ngân hàng cho vay
và huy động vốn cũng tăng lên. Khi kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp
làm ăn có lãi thì khả năng trả nợ của họ cũng tăng lên, điều này có tác động
tích cực tới Ngân hàng. Danh mục kinh doanh và tài sản của Ngân hàng sẽ có
chất lượng tốt hơn, đây là điều kiện cần thiết để Ngân hàng tiếp cận thị trường
vốn, tăng vốn chủ sở hữu và trở nên lớn hơn.
* Sự tham gia của Ngân hàng nước ngoài:
Tất nhiên khi hội nhập kinh tế quốc tế, khi mở cửa thị trường thì cạnh
tranh khắc nghiệt hơn sẽ xảy ra đối với Ngân hàng. Nhưng điều này cũng sẽ
mang lại kết quả là Ngân hàng phải hoạt động tốt hơn, nhờ đó khách hàng sẽ
có cơ hội được chọn lựa nhiều sản phẩm và chất lượng dịch vụ cao hơn. Như
vậy khách hàng cũng như nền kinh tế sẽ được hưởng lợi hơn.
Khi các hạn chế về sở hữu nước ngoài trong các Ngân hàng Việt Nam
được dỡ bỏ, các Ngân hàng nước ngoài có thể mua cổ phần của các Ngân
hàng Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lược. Như vậy, các Ngân hàng
trong nước sẽ có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và
đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu
cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Điều này sẽ giúp các
Ngân hàng trong nước mạnh hơn và cạnh tranh hơn. Hơn nữa, đối với Ngân
hàng trong nước, việc một lượng cổ phần của mình được nắm giữ bởi một
2
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ngân hàng quốc tế thì uy tín của Ngân hàng trong nước trong mắt của các nhà
đầu tư và của công chúng sẽ tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho Ngân hàng tiếp cận và

chuyên môn hoá các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Chính hội nhập quốc tế
cho phép các Ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại
Việt Nam, điều này buộc các Ngân hàng trong nước phải chuyên môn hoá sâu
hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị
tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới
mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở Việt Nam.
* Sự trao đổi, hợp tác quốc tế
Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các Ngân
hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng
cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ
thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong các giao dịch quốc tế . Nó tạo
động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt
Nam, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng
cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật
trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với
hội nhập quốc tế.
Như vậy, hội nhập quốc tế tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội cho các ngân
hàng Việt Nam phát triển thành một hệ thống ngân hàng hoạt động năng
động, an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế
3
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.1.2. Thách thức đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương
Dương
Hội nhập quốc tế mang lại cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam
nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương nói riêng không ít những cơ
hội để phát triển, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội đó, Chi nhánh cũng phải
đối mặt với hàng loạt thách thức. Cụ thể là:
Thứ nhất, cạnh tranh trong việc giữ và mở rộng thị trường: Việc loại bỏ

dần các hạn chế đối với các Ngân hàng nước ngoài có nghĩa là các Ngân hàng
nước ngoài sẽ từng bước tham gia vào lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại nước
ta. Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt bởi các Ngân hàng thương mại
nước ngoài, các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn phải chịu áp lực cạnh
tranh với các tổ chức tài chính trung gian khác và các định chế tài chính khác
như thị trường chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm ... Điều này sẽ tạo
ra sức ép cạnh tranh trong ngành Ngân hàng và buộc các ngân hàng Việt Nam
nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương nói riêng
phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương thức quản trị và hiện đại
hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh
tranh.
Thứ hai, khả năng tài chính, trình độ quản lý và công nghệ của Chi
nhánh còn thấp, dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, tiện lợi nên thách thức về
cạnh tranh đối với Chi nhánh là khá lớn, đặc biệt là Chi nhánh có những phạm
vi hoạt động kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động, có ưu thế của các
ngân hàng nước ngoài như: thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự
án và các khách hàng trọng tâm của các ngân hàng nước ngoài như các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu…
Thứ ba, Chi nhánh đầu tư tập trung quá nhiều vào các doanh nghiệp
nhà nước mà phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài
4
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chính thấp thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ rủi ro
rất lớn đối với Chi nhánh
Thứ tư, hội nhập quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ
thống ngân hàng, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát
ngân hàng của Chi nhánh còn rất đơn giản, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế,
chưa có hiệu quả và hiệu lực để bảo đảm việc tuân thủ nghiêm pháp luật về
ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là trong việc ngăn chặn

và cảnh báo sớm các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi
nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương
Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Chi nhánh cần xây
dựng cho mình hình ảnh một Ngân hàng có uy tín, đủ năng cạnh tranh, hoạt
động có hiệu quả cao, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn
trong xã hội và mở rộng đầu tư.
3.2.1. Giải pháp của Chi nhánh
Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính
Để có thể tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá và nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì điều quan
trọng là Ngân hàng phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Năng lực tài chính của
Chi nhánh nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều còn thấp. Do đó, để nâng
cao năng lực tài chính, Chi nhánh nên thực hiện một số biện pháp như: Khẩn
trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá
tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro, tăng cường
thu hút tiền gửi để tăng quy mô vốn...
Về chiến lược thu hút tiền gửi, Chi nhánh cần xây dựng một hệ thống
thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho dân chúng thói quen sử dụng tài
5
5

×