Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.96 KB, 39 trang )

Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nội
2.1. Tổng quan về tổng công ty dệt may Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 7 tháng 4 năm 1978, việc ký kết hợp đồng xây dựng giữa Techno-Import
Việt Nam và hãng Unionmatex- cộng hoà liên bang Đức được tiến hành. Chưa đầy một
năm sau đó, tức là vào tháng 2 năm 1979, công trình xây dựng nhà máy sợi Hà Nội đã
được ký kết giữa hai tổ chức trên được khởi công. Cuối cùng vào ngày 21 tháng 11 năm
1984 nhà máy dệt Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm
1991 nhà máy dệt Hà Nội được đổi tên thành xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội với
tên giao dịch quốc tế là Hanosimex (theo QĐ-138-CNN-TCLĐ), rồi đến ngày 19 tháng
6 năm 1995 xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội được đổi tên thành công ty dệt Hà
Nội (theo 840-TCLĐ, bộ công nghiệp nhẹ).
Chính thức vào ngày 28 tháng 2 năm 2000, cái tên công ty dệt may Hà Nội chính
thức ra đời. Từ đó đến nay là giai đoạn phát triển không ngừng của toàn công ty trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và
hoạt động kinh doanh. Đặc bệt trong giai đoạn này công ty tập trung triển khai thực
hiện mô hình công ty mẹ- công ty con và thực hiện cổ phần hoá các công ty thành viên.
2.1.1.2. Quá trình phát triển
Năm 1984 nhà máy sợi Hà Nội (hay còn gọi là nhà máy sợi Tây Đức) đi vào
hoạt động chính thức. Lần đầu tiên ở miền Bắc nước ta có một nhà máy quy mô 10 vạn
cọc sợi , được đầu tư thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Tây Âu. Sự
kiện này có thể nói đã đánh dấu một bước nhảy vọt của ngành Dệt-Sợi Việt Nam trong
thập kỷ 80. Khi đó công ty có 181 cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý cùng
với 1551 công nhân viên, quả là một con số đáng kể khi so sánh với công ty May Thăng
Long trong những ngày đầu thành lập chỉ có 28 cán bộ và 550 công nhân. Tuy nhiên
một thời gian ngắn ban đầu do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ
yếu là do thiếu kinh nghiệm quản lý và chưa tiếp cận thị trường, khi các chuyên gia
nước ngoài về nước đã xảy ra tình trạng hàng loạt thiết bị trục trặc kỹ thuật, thiếu phụ
tùng thay thế. Riêng hệ thống dây chuyền kéo sợi có khoảng 20% số máy lắp dở dang
không hoạt động được. Hệ thống tải điện thông gió, cấp nước không đồng bộ. Sản xuất


nhiều biến động, năng suất lao động thấp,chất lượng sản phẩm kém.
Trước tình hình như vậy,cán bộ lãnh đạo nhà máy đã không ngừng củng cố tổ
chức, xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ từ nhà máy xuống các đơn vị, củng cố các
mặt quản lý, sắp xếp lao động hợp lý. Đồng thời trong hoàn cảnh nền kinh tế còn khó
khăn, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kế hoạch hoá, ban lãnh đạo nhà máy đã dám
nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, mạo hiểm vay ngoại tệ để đầu tư nhập thiết bị phụ
tùng, mua nguyên liệu sản xuất để phục hồi số máy “chết” đưa các công trình phụ trợ
vào hoạt động đồng bộ. Đồng thời , nhà máy đẩy mạnh quan hệ với các địa phương ở
thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Vào thời kỳ này, Đảng và nhà nước thực hiện đường lối mở cửa, xoá bỏ cơ chế
bao cấp tạo điều kiện phát huy tính chủ động của các doanh nghiệp- trong đó có nhà
máy sợi Hà Nội. Do đó chỉ sau ba năm (1985-1988) nhà máy đã khôi phục toàn bộ thiết
bị công nghệ phụ trợ, đưa vào hoạt động ổn định, bên cạnh đó đầu tư bổ sung thiết bị
khu vực sợi, dây chuyền dệt kim, may mặc nhằm mở rộng sản xuất. Việc đầu tư được
tính toán kỹ càng, có trọng điểm, đảm bảo hiệu quả đồng vốn.
Đến năm 1990 kim ngạch xuất khẩu của công ty đã đạt 500 ngàn USD, năm
1998 đạt 16 triệu USD và đến năm 2004 đã đạt trên 30 triệu USD.
Đạt được những kết quả khả quan như vậy, công ty đã thực hiện chương trình
đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá
thị trường. Song song với quá trình đó là sự đầu tư cần thiết và quan trọng cho nguồn
nhân lực, xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ công nhân viên để đáp ứng được nhu
cầu lâu dài. Vì ngay từ đầu công ty đã ý thức và xác định được đây chính là nguồn vốn
vô cùng quý giá, là nền tảng cho công ty phát triển. Cho đến nay Hanosimex đã có đội
ngũ hơn 4000 công nhân dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết và nhiệt tình với nghề
nghiệp. Bên cạnh đó hàng năm công ty vẫn trích quỹ hàng trăm triệu đồng để tiến hành
đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động cho phù hợp với yêu cầu và đáp ứng được sự
biến động của thị trường.
Từ năm 2005 đến nay Công ty Dệt may Hà Nội (nay là Tổng Công ty Dệt May
Hà Nội) trong sản xuất kinh doanh bị chi phối bởi một số đặc điểm, tình hình sau:
- Năm 2004 được phép của Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định (số

177 ngày 30/12/2004) chuyển Công ty Dệt May Hà Nội sang thí điểm tổ chức hoạt
động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
- Để hình thành cơ cấu tổ chức và tiến hành hoạt động theo mô hình mới,
Hanosimex đã tiến hành cổ phần hóa một số đơn vị thành viên để trở thành các Công ty
con, Công ty liên kết như các Công ty cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex, May Đông
Mỹ Hanosimex, Dệt may Hoàng Thị Loan. Năm 2005 nhận quản lý và thực hiện tiếp
phần dự án xây dựng Trung tâm Dệt Kim Phố Nối B do Vinatex chuyển sang và sau khi
hoàn thành đã di dời Nhà máy Dệt nhuộm ở Hà Nội sang sáp nhập vào dự án và thành
lập Trung tâm Dệt kim Phố Nối.
- Ngày 11/01/2007 Bộ Công nghiệp đã quyết định thành lập Tổng Công ty Dệt
may Hà Nội trên cơ sở Công ty Dệt May Hà Nội thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Như vậy, với việc tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con,
Hanosimex đã có 03 Công ty cổ phần là các Công ty con, các đơn vị còn lại là các đơn
vị thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ. Đồng thời từ năm 2007, Hanosimex
được hoạt động theo mô hình Tổng công ty, sẽ mở ra một thời kỳ mới trong hoạt động
sản xuất kinh doanh với quy mô lớn hơn.
Vào ngày 30 tháng 7 năm 2007, căn cứ theo quyết định số 2636/QĐ-BCN của
bộ trưởng bộ công nghiệp (nay là bộ công thương) về việc phê duyệt và chuyển tổng
công ty dệt may Hà Nội thành tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội. Như vậy tổng
công ty dệt may Hà Nội từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần,
trong đó bán một phần vốn nhà nước hiện có ở doanh nghiệp và phát hành thêm cổ
phiếu để tăng vốn điều lệ, trong đó vốn nhà nước chiếm 54.74% vốn điều lệ, còn lại
45.26% là vốn do các cổ đông đóng góp. Từ khi trở thành công ty cổ phần, Hanosimex
ngày càng chú ý đến việc sản xuất hàng thời trang chất lượng cao bằng cách áp dụng
quản lý chất lượng đồng bộ và quản lý dây chuyền cung cấp để đảm bảo tiến độ giao
hàng và tăng số lượng bán hàng trực tiếp đến các khách hàng nước ngoài trên toàn thế
giới trong thời đại của Internet và môi trường kinh doanh toàn cầu.
Cho đến nay là thành viên của Tập đoàn dệt may Việt Nam- Vinatex, tổng công
ty dệt may Hà Nội đã trở thành một trong số những doanh nghiệp lớn của ngành dệt
may Việt Nam.

Với đà phát triển như vũ bão, mạng lưới kinh doanh cũng như hệ thống bán
hàng của công ty ngày càng được mở rộng không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà khắp các
tỉnh thành trên cả nước. Có thể kể tên một số cửa hàng tiêu biểu như sau
• Cửa hàng thời trang tại 191 và 504 Bạch Mai, 26 Hoa Lư, 62 Lò Đúc -
Hai Bà Trưng- Hà Nội.
• Cửa hàng thời trang tại 53 Phan Bội Châu, 26 Hàng Dầu, 46 Ngô
Quyền- Hoàn Kiếm- Hà Nội.
• Cửa hàng thời trang tại 2P Hoàng Hoa Thám, 24/105 Thuỵ Khuê, 1/8
Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội.
• Cửa hàng thời trang tại 264 Khâm Thiên và 229 Chùa Bộc- Đống Đa-
Hà Nội.
• Cửa hàng thời trang tại 14 Nghĩa Tân, số 2 chợ Đồng Xa- Mai Dịch,
10B/41 Trần Duy Hưng, 139 Cầu Giấy- Hà Nội.
Ngoài ra công ty còn có các cửa hàng ở các quận huyện trên Hà Nội như Long
Biên, Từ Liêm, Sóc Sơn, Đông Anh.
Không dừng ở đó, công ty có hệ thống bán hàng hầu khắp các tỉnh của Việt Nam
như Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Nam Định,
Ninh Bình, Hoà Bình, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu…..
2.1.1.3.Các phòng ban của công ty
• Phòng quản trị hành chính
Đây là phòng văn thư lưu trữ, khánh tiết, quản lý đội xe con, công tác bảo vệ cộng
sự và phòng chống cháy nổ.
• Phòng thương mại
Có chức năng xem xét, quán xuyến các công việc kinh doanh cũng như đề xuất các
kế hoạch, phương án kinh doanh, tìm hiểu thị trường nội địa cũng như quốc tế để đạt
được kết quả khả quan nhất.
• Phòng kế hoạch thị trường
Có chức năng xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý,
năm, xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể từng đơn hàng, xây dựng các chỉ tiêu doanh
thu cho từng đơn vị, chủ động đưa hàng đi gia công tại các vệ tinh, chủ động đưa hàng

đi gia công, quản lý các định mức cấp phát nguyên vật liệu và hoá chất phục vụ cuộc
sống, xây dựng các phương án đầu tư, xây dựng mới, sửa chữa cải tạo nhà xưởng, xây
dựng cơ sở sản xuất mở rộng thị trường.
• Phòng xuất nhập khẩu
Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác xuất nhập khẩu bao gồm tổ chức nghiên
cứu đánh giá thị trường, bạn hàng để tìm kiếm, giao dịch với các đối tác xuất khẩu và
nhập khẩu. Tổ chức đàm phán và làm các thủ tục ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu và
triển khai cho các đơn vị có liên quan thực hiện.
• Phòng kế toán tài chính
Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử
dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ.
• Phòng kỹ thuật đầu tư
Có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn quy trình công nghệ kỹ thuật may, nghiên
cứu và áp dụng khoa học mới để nâng cao năng suất, quản lý máy móc thiết bị. Xem xét
đầu tư một cách hợp lý máy móc thiết bị, lập các phương án đầu tư, xây dựng mới, sửa
chữa cải tạo nhà xưởng, xây dựng các cơ sở vật chất mở rộng sản xuất.
• Phòng quản trị nhân lực
Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác quản trị nguồn nhân lực, hành
chính quản trị và an ninh an toàn của Công ty bao gồm: tổ chức cán bộ, lao động tiền
lương, đào tạo nguồn nhân lực, chế độ chính sách đối với người lao động, cổ phần hoá
doanh nghiệp.
• Phòng thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm
Tổ chức quản lý và duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của công ty theo
tiêu chuẩn ISO 9001, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình từ nguyên vật liệu
đầu vào đến khi thành phẩm nhập kho, kiểm tra từng công đoạn nếu phát hiện sai sót thì
phải xử lý ngay, đề xuất những biện pháp quản lý chất lượng nhằm hạn chế và khắc
phục những sản phẩm không đủ chất lượng.
• Phòng công nghệ thông tin
Có chức năng giúp Tổng giám đốc thống nhất quản lý hoạt động, vận hành cơ sở
hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ

công tác quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn tổng công ty.
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty
Các ngành nghề kinh doanh của công ty
• Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may; nguyên phụ
liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may;
• Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hoá chất (trừ hoá
chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật liệu
điện, điện tử, nhựa, cao su; các mặt hàng tiêu dùng;
• Kinh doanh kho vận; cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh cơ
sở hạ tầng;
• Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí (không bao
gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường);
• Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may; dịch vụ khoa học, công
nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép);
• Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành dệt may.
Mặt hàng chủ lực và các đối tác quan trọng của công ty
Hanosimex nổi tiếng với nhiều dòng sản phẩm và được xuất khẩu hầu khắp trên
thế giới. Trong đó mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là:
• Chuyên sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu hàng dệt may gồm: Các loại
nguyên liệu bông, xơ, sợi, vải dệt kim và sản phẩm may mặc dệt kim, vải denim
và các sản phẩm may mặc dệt thoi; các loại khăn bông, thiết bị phụ tùng, động
cơ, vật liệu, điện tử, hoá chất, thuốc nhuộm, các mặt hàng tiêu dùng khác.
• Kinh doanh kho vận, vận tải, văn phòng, nhà xưởng, kinh doanh nhà hàng, khách
sạn, siêu thị, các dịch vụ vui chơi giải trí.
Các quốc gia có quan hệ với Hanosimex như Mỹ, Canada, Nhật, các nước EU,
các nước ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Li Băng, Nam Phi, Úc, Trung Quốc, Tây Ban
Nha, Nga, Ấn Độ. Các thị trường quan trọng vẫn là Mỹ, EU, Nhật và các nước Châu Á,
trong đó Mỹ chiếm 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu, EU chiếm 20%, còn lại là Nhật và
các thị trường khác. Cụ thể, mặt hàng khăn mặt bông của Hanosimex rất được ưa

chuộng tại thị trường Nhật và đang mở rộng thêm vào thị trường Mỹ do không bị áp
dụng hạn ngạch. Tuy nhiên sản phẩm sợi vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công
ty, duy trì tốc độ xuất khẩu tốt sang các thị trường Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đài Loan
và Mỹ. Công ty cũng đang thử xuất khẩu mặt hàng này sang Colombia và Peru.. Bên
cạnh đó các mặt hàng vải Denim và vải may bò vẫn tiếp tục được đẩy mạnh sang Mỹ và
EU. Ngoài ra mặt hàng may mặc của công ty cũng rất được ưa chuộng.
Bên cạnh đó công ty cũng hết sức chú ý đến thị trường nội địa. Những sản phẩm
của công ty luôn được người tiêu dùng đón nhận và tin tưởng về chất lượng cũng như
hài lòng về mẫu mã và chủng loại phong phú với một giá cả hợp lý. Hanosimex thật sự
đã trở thành một thương hiệu dệt may định vị trong tâm trí người tiêu dùng.
2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty Dệt May Hà Nội hiện nay có 10 nhà máy thành viên. Mỗi một nhà máy
thành viên lại có một cơ cấu sản xuất riêng biệt phù hợp với tính chất của sản phẩm và
năng lực sản xuất của từng nhà máy nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất nhiệm vụ sản
xuất của toàn Công ty. Do quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, yêu cầu độ chính xác
cao, sản phẩm là hàng dệt may có nhiều chủng loại khác nhau phải trải qua nhiều công
đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau, nên ở đây mỗi nhà máy là một dây chuyền khép
kín, chịu trách nhiệm từ khâu đầu tiên đến khâu đóng gói sản phẩm. Trong các nhà máy
lại tổ chức thành các tổ sản xuất theo dây chuyền chuyên môn hoá theo từng chi tiết sản
phẩm.
Các nhà máy thành viên của Công ty:
Nhà máy Sợi Hà Nội
Nhà máy Sợi Vinh
Nhà máy Dệt Hà Đông
Nhà máy Dệt Denim
Nhà máy Dệt nhuộm
Nhà máy May I
Nhà máy May II
Nhà máy May III
Nhà máy May thời trang

Nhà máy May Đông Mỹ
Sản phẩm của Công ty khá đa dạng, phong phú. Trong đó, chủ yếu là sản phẩm
sợi, sản phẩm dệt kim và khăn. Nhìn chung quy trình công nghệ của các sản phẩm đều
có tính phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm hoàn thành là kết quả của quá
Bông PE
ống ThôSợi con
Ghép băng 1
Ghép trộn
Ghép băng 2
Chải kỹCuộn cúiGhép CTChải CTBông CT
Bông
Quả sợi
Xơ PE Chải PE
trình chế biến từ khi đưa nguyên vật liệu ( khâu đầu ) cho đến thành sản phẩm, tạo
thành một chu trình khép kín. Chu kỳ sản xuất của Công ty tương đối ngắn. có thể khái
quát quy trình sản xuất sợi theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất Sợi
Theo quy trình sản xuất sợi, nguyên vật liệu chính là bông, xơ PE : Bông được
đưa vào máy xé bông để xé thành sợi, rồi qua sơ chế tại máy chải thô, máy chải kỹ. Sản
phẩm là sợi PE hay sợi CT được pha trộn trên dây chuyền ghép tạo thành sản phẩm sợi
pha và tiếp tục xử lý theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trên máy sợi thô. Sau đó, qua dây
chuyền sợi con lại được xử lý và quấn thành ống sợi đơn.
2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1. Tình hình chung của công ty
Được đánh giá là một trong số ít doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May,
hơn 20 năm xây dựng và phát triển, tổng công ty dệt may Hà Nội luôn đảm bảo mức
tăng trưởng hơn 20%/năm. Điều đặc biệt của công ty là phong cách “dám nghĩ- dám
làm, năng động- sáng tạo, chấp nhận thử thách- cạnh tranh” được kiên định giữ vững
qua các thế hệ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty. Tổng công ty dệt may Hà
Nội tự hào bởi tình đoàn kết nội bộ đã đem lại sự phát triển ổn định và vững chắc cho

công ty như ngày hôm nay.
Doanh thu năm 1985 mới đạt 200 triệu đồng thì đến năm 2004 đã đạt tới 970 tỉ
đồng, năm 2005 là 1350 tỷ đồng, năm 2006 đạt tới mức 1580 tỷ đồng. Năm 1990, Nhà
nước giao cho Công ty nguồn vốn 161 tỉ đồng, đến năm 2004, giá trị tài sản của công ty
đạt gần 700 tỉ đồng, năm 2005 đạt 824 tỷ đồng và hết năm 2006 giá trị tài sản của công
ty đã lên tới 940 tỷ. Năm 2004, kỷ niệm 20 năm thành lập công ty, giá trị tổng sản
lượng công ty đạt 940 tỉ đồng, tăng 18,5% so năm 2003 và lợi nhuận tăng gần 3,5 lần so
với kế hoạch năm và tăng hơn 3 lần so với năm 2003 (Nguồn: tổng công ty dệt may Hà
Nội). Từng thời kỳ, Công ty đã thực hiện chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công
nghệ sản xuất, đầu tư mở rộng để đa dạng hóa sản phẩm. Ban đầu, công ty chỉ sản xuất
các loại vải sợi, đến nay, các sản phẩm của công ty đã rất phong phú như sợi, vải
denim, vải dệt kim, khăn bông các loại và sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim – dệt
thoi. Tổng giá trị đầu tư trong những năm vừa qua đạt trên 600 tỉ đồng. Các dự án đầu
tư của công ty đều xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sản xuất và thị trường. Vì vậy,
100% các dự án đưa vào hoạt động đều phát huy hiệu quả, tạo năng lực sản xuất mới
cho công ty. Sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước, vị thế
của công ty ngày càng được khẳng định. Công ty đã kiên định với chiến lược “liên tục
đầu tư, đầu tư mạnh mẽ và đầu tư có hiệu quả". 10 năm qua, công ty đã đầu tư trên 544
tỉ đồng, mua sắm các thiết bị hiện đại của ngành Dệt May thế giới như: dây chuyền chải
thô CX-400 của Ý, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp, YORT của Mỹ,
máy dò tách xơ ngoại lai, dây chuyền máy kéo sợi không cọc OE của Đức và Ý... Khâu
dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp Đài Loan, Nhật Bản, máy dệt kim Rib và Single cấp
24, máy dệt kiếm của Bỉ... Khâu may đầu tư gần 500 máy may, máy xén, máy thiết kế
mẫu, dây chuyền may quần áo Jeans.. Sau đầu tư, Nhà máy Dệt Hà Đông được mở
rộng, tăng thêm 400 tấn khăn/năm.Các dây chuyền sợi, dệt, nhuộm, may được hiện đại
hóa tăng 15% năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng. Đặc biệt, với việc đầu tư xây
dựng nhà máy Dệt vải Denim, Hanosimex đi tắt, đón đầu Hiệp định thương mại Việt
Mỹ, mở ra thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Chỉ sau 3 năm đi vào sản xuất, doanh
thu từ mặt hàng này tăng gấp 3 lần, giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động.
Chính bởi sự đầu tư quan trọng nhưng có chiều sâu như vậy mà trong những

năm gần đây, giới kinh doanh thời trang khi nói đến sản phẩm hàng dệt kim là nhắc đến
các sản phẩm của Hanosimex, vì các sản phẩm này có nhiều dòng sản phẩm và mẫu mã
đẹp, bền. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm tốt, theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, giá bán
hợp lý, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy từ năm 2000
đến nay, sản phẩm của công ty liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng
cao. Công ty cũng liên tục đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt từ năm 2003 cho đến nay.
Bảng 2 : Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2004 đến năm 2006
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tổng tài sản
681.341.854.622 824.278.832.744 939.196.594.820
Nguồn vốn nhà
nước
163.348.447.120
154.492.536.365 201.631.946.224
Nguồn vốn kinh
doanh
163.348.447.120 154.492.536.365
201.631.946.224
Doanh thu
967.523.265.852 1.351.178.837.039 1.579.817.627.004
Lợi nhuận trước
thuế
14.229.753.422 7.736.963.336 8.535.496.655
Nộp ngân sách
6.332.460.204 8.343.922.227 5.880.707.667
Nợ phải trả
513.341.451.902 665.984.333.083 734.467.236.690
Nợ phải thu
151.833.050.371 225.506.051.513 260.897.298.492
Nguồn: Tổng công ty dệt may Hà Nội.

Bảng báo cáo trên phản ánh một cách rõ ràng sự phát triển trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và lớn mạnh không ngừng của công ty. Với đà tăng trưởng này, công
ty tiếp tục thể hiện mình là một trong những trụ cột của tổng công ty dệt may Việt Nam,
trên đà hội nhập và khẳng định vị trí của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc
tế. Trong năm 2006 doanh thu của công ty đạt trên 1.500 tỷ, trong đó xuất khẩu đạt 42
triệu USD. Đây là bước khởi đầu thuận lợi và cũng là động lực để công ty thực hiện
thành công kế hoạch đạt doanh số 2000 tỷ vào năm 2010. Có thể nói, với tốc độ tăng
trưởng và phát triển này công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện chỉ tiêu đề ra.
Hàng năm công ty cũng đóng góp một lượng lớn vào ngân sách nhà nước. Bảng
dưới đây thể hiện tương quan so sánh giữa lợi nhuận và sự đóng góp vào ngân sách nhà
nước của công ty
Biểu 1 : Lợi nhuận - nộp ngân sách
Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng trên thể hiện sự thay đổi về tương quan giữa lợi nhuận và đóng góp vào
ngân sách nhà nước của công ty, sự làm ăn thành công của công ty thể hiện ở lợi nhuận
tăng lên không ngừng. Trong đó, năm 2004 thể hiện sự tăng mạnh trong lợi nhuận của
công ty, với 12500 triệu đồng, sau khi đã bỏ thuế, lý do là công ty đã có những thay đổi
hợp lý về chiến lược cũng như hình thức kinh doanh và cạnh tranh, nâng cấp nhà máy
cũng như lắp đặt thêm các dây chuyền sản xuất mới. Cũng chính vì vậy mà lợi
nhuận giảm mạnh vào năm sau đó 2005 nhưng tiếp tục tăng dần trong những năm tiếp
theo.
Về tình hình tài chính của công ty
Theo bảng 1 báo cáo tài chính của công ty, có thể thấy công ty hoạt động chủ yếu dựa
trên nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Tính đến nay tài sản hiện có của tổng công ty là
939.196.594.820 đồng, cụ thể là
T
Tài sản Số liệu xác định
I
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 398.366.140.957

II
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 540.830.453.863
Giá trị thực tế của doanh nghiệp(I+II) 939.196.594.820

Bảng 3 : Các chỉ tiêu tổng xuất khẩu của công ty từ năm 2001 – 2006
Các chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Giá trị SXCN
Tr đồng 592.409 699.889 807.813 711.626 810.216 1.032.325
Tổng doanh
Thu
Tr đồng 556.774 667.949 866.071 967.523 1.351.179 1.579.818
Lợi nhuận Tr đồng 1.446 2.007 3.200 14.229 7.761 9.321.235
Kim ngạch
xuất khẩu
USD 16.797.527 23.540.651 28.587.028 26.571.365 35.319.768 39.470.102
Kim ngạch
NK
USD 11.225.000 13.315.427 14.051.479 22.443.298 23.667.250 25.897.085
Lao động bình
quân năm
ngườI 4.625 4.805 5.247 4.940 4.903 5.021
Thu nhập bình
quân năm
Đ/người/
tháng
1.292.000 1.350.000 1.400.000 1.560.000 1.700.000 1.860.000
Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường công ty hanosimex

Theo bảng trên có thể thấy :
Về giá trị sản xuất công nghiệp : giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng
qua các năm, trải qua năm năm từ năm 2001 đến năm 2006 đã tăng từ 592.409 triệu
đồng lên 1.032.325 triệu đồng, tăng 439.916 triệu đồng, tức là tăng hơn 74%, có thể nói
là một con số không nhỏ trong một khoảg thời gian chỉ có 5 năm. Duy chỉ có trong năm
2004 giá trị sản xuất công nghiệp giảm do công ty đang tiến hành nâng cấp sản xuất,
cũng như đầu tư xây dựng và mở rộng các cơ sở và trang thiết bị. Đây cũng là năm
công ty tiến hành đổi mới tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp và chuyển đổi các mặt hàng
xuất khẩu của công ty. Vì thế 2 năm tiếp theo giá trị này tiếp tục tăng đều với tốc độ
ngày một lớn hơn, cụ thể là giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 so với 2004 là 12,17
% trong khi năm 2006 so với năm 2005 là 27.41 %
Về doanh thu, từ 556.774 triệu đồng vào năm 2001 đến năm 2006 con số này đã
là 1.579.818 triệu đồng, tức là đã tăng lên gần 3 lần chỉ trong vòng 5 năm. Đây là một
giai đoạn tăng trưởng nhanh và ổn định của doanh thu của công ty, thể hiện những bước
đi vững chãi của công ty.
Về kim ngạch xuất khẩu, số liệu đã chỉ ra sự tăng mạnh mẽ của kim ngạch xuất
khẩu trong giai đọan này, cụ thể là, năm 2001 nhập khẩu đạt 11.225.000 USD, xuất
khẩu đạt 16.797.527 USD; năm 2002 nhập khẩu đạt 13.315.427 USD, xuất khẩu đạt
23.540.651 USD; năm 2003 nhập khẩu đạt 14.051.479 USD, xuất khẩu đạt 28.587.028
USD; năm 2004 nhập khẩu đạt 22.443.298 USD, xuất khẩu đạt 26.571.365 USD; năm
2005 nhập khẩu đạt 23.667.250 USD, xuất khẩu đạt 35.319.768 USD; năm 2006 nhập
khẩu đạt 25.897.085 USD, xuất khẩu đạt 39.470.102 USD. Chỉ sau 5 năm giá trị nhập
khẩu đã tăng gấp 2,3 lần (năm 2001 mới đạt 11.225.000 USD , đến năm 2006 đã đạt
được 25.897.085 USD ); giá trị xuất khẩu cũng tăng lên gấp 2,35 lần (năm 2001 mớI
chỉ đạt 16.797.527 USD , đến năm 2006 đã đạt 39.470.102 USD). Kết quả trên phản
ánh sự mở rộng hoạt động về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đẩy
mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu ra các nước khác của công ty.
Nhìn chung các chỉ tiêu đã phản ánh khác quan thực trạng sản xuất kinh doanh
của công ty cũng như tốc độ tăng trưởng ổn định của công ty trong 5 năm gần đây. Đó
là sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo cũng như mọi thành viên trong công ty,

đồng thời là sự tìm tòi và phát triển để tìm cho mình một phương hướng kinh doanh
hiệu quả cũng như không ngừng cải thiện, tổ chức lại cơ cấu sản xuất, kinh doanh.
Chính nhờ những điều đó mà cuộc sống của công nhân trong công ty đã được cải thiện
rõ rệt. Điều này được thể hiện qua biểu đồ tăng trưởng thu nhập dưới đây
Biểu đồ 2 : Biểu đồ tăng thu nhập (1997 – 2006)
Đơn vị tính : nghìn đồng/ người/ tháng
Có thể dễ dàng nhận thấy, thu nhập của người lao động ở cả 4 khu vực trên đều đã được
cải thiện rõ rệt, đời sống nhân dân càng ngày càng được cải thiện , lương bình quân đã
tăng cùng với nhịp độ phát triển chung của công ty
Như vậy nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả
thể hiện qua sự tăng trưởng đều đặn hàng năm của các chỉ tiêu như doanh thu, giá trị
sản xuất công nghiệp, thu nhập của người lao động cũng như kim ngạch xuất nhập
khẩu.
2.2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty
Nói về cạnh tranh của công ty, tức là nói về 2 khía cạnh, cạnh tranh nội địa và
cạnh tranh quốc tế. Về thị trường quốc tế từ lâu, Hanosimex luôn là một doanh nghiệp
đầu của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới, với một thị
trường rộng khắp các châu lục với trên 25 quốc gia. Dưới đây là bảng kim ngạch xuất
khẩu theo thị trường của tổng công ty
Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
2003 2004 2005 2006
CHÂU ÂU US
D
2.425.613,38 8,5 2.280.288,15 8,8 2.714.843,04 7,7 4.732.952,07
11,
9
BẮC MĨ US
D
17.474.399,45 61,12 14.532.985,32
54,4

17.780.903,94 50 17.987.382,33
46
CHÂU Á US
D
8.439.069,06 29,5 9.203.094,99 34,73 14.586.640,38 41,5 16.194.593,25
41
TT KHÁC US
D
247.945,66 0,88 554.996,19 2,07 237.380,57 0,8 555.174,25
1,1
TỔNG GIÁ US
28.587.027,55 % 26.571.364,65 % 35.319.767,93 % 39.470.101,90
%
TRỊ D
Nguồn :Phòng xuất nhập khẩu công ty Hanosimex
Có thể nhận thấy rõ ràng là thị trường rộng lớn và chủ chốt của Hanosimex là thị
trường Bắc Mỹ bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, chiếm tới 61,12% kim ngạch xuất
khẩu toàn công ty trong năm 2003 với giá trị 17.474.399.45 USD. Trong các năm tiếp
theo, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã giảm đi nhiều nhưng vẫn duy trì là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của công ty. Tuy vậy sản lượng xuất khẩu năm 2004 vào thị
trường này giảm mạnh so với năm 2003 là do năm 2004, công ty đã tiến hành cơ cấu lại
sản xuất cũng như tổ chức, ssắp xếp lại doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu, đồng thời
cũng do năm này, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn
do các rào cản kỹ thuật và hạn ngạch từ phía Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, sang năm 2005 và 2006, mức xuất khẩu này đã vượt so với năm 2003 và
tiếp tục duy trì đà tăng, điều này chứng tỏ công ty đã từng bước vượt qua được những
khó khăn và tiếp tục đà phát triển của mình. Việc giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị
trường Bắc Mỹ cũng bởi nguyên nhân công ty đã chú trọng đến việc tìm kiếm và mở
rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro và phù hợp
với chiến lược của công ty.

Thị trường rộng lớn và tiềm năng thứ 2 của Hanosimex là Châu Á với các khách
hàng quen thuộc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Đây là thị trường quen thuộc
truyền thống của công ty, chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng
trưởng một cách đều đặn trong các năm qua. Cụ thể là năm 2003, kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này chỉ có 8.439.069,06 USD và chiếm 29,5 % thị phần tiêu thụ xuất
khẩu thì đến năm 2006, chỉ trong vòng 3 năm, sản lượng xuất khẩu đã tăng lên gần như
gấp đôi với 16.194.593,25 USD và chiếm tới 41% thị phần xuất khẩu. Đây chính là một
bước đột phá của công ty trong việc chuyển hướng và phát triển thị trường. Mặt khác
đây cũng là thị trường phù hợp với thị hiếu và chủng loại sản phẩm của công ty, do đó
trong thời gian tới cần tiếp tục củng cố và đẩy mạnh phát triển thị trường tiềm năng to
lớn này.
Thị trường Châu Âu, đặc biệt là EU cũng là thị trường quan trọng của công ty,
tuy nhiên vẫn chỉ chiếm một kim ngạch khiêm tốn với trị giá 2.425.613,38 USD vào
năm 2003, tuy nhiên đã được cải thiện đáng kể cho đến năm 2006 là 4.732.952,07
USD, nâng tỷ lệ thị phần từ 8,5 % lên 11,9%. Tuy nhiên thị trường này cũng như các thị
trường khác như Nam Mỹ và Châu Phi cần tiếp tục được khai thác và tận dụng.
Trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, có thể nói chiếm ưu thế lớn là các sản
phẩm dệt kim, điều này được thể hiện trong bảng dưới đây
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng
2003 2004 2005 2006
Quần áo
dệt kim
US
D
18.151.560,49 63,5 14.478.353,81 54,49 17.550.891,66 49,69 18.107.669,49 45,88
Vải dệt
kim
US
D
39.865,01 0,14 247,50 0,09 2.396,14 0,07 1.533,85 0,003

SợI
US
D
4.993.460,26 17,47 4.746.472,78 17,86 8.823.712,93 25,05
10.424.056,9
1
26,47
Khăn các
loạI
US
D
2.846.726,12 9,96 4.951.054,98 18,63 5.669.861,72 16,05 6.931.225,23 17,56
Quần áo
Denim
US
D
1.687.398,04 8,38 2.392.647,58 9 2.727.485,18 9,2 2.804.164.36 7,1

US
D
161.048,52 0,56
Sợi vải
phế
US
D
2.808,00 0,01
Vải
Denim
US
D

706.969,11 2,47 595.421,93 1,44 986.764 2,98
TỔNG
GIÁ TRỊ
US
D
28.587.027,55 % 26.571.364,65 % 35.319.767,93 % 39.470.101,90 %
Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu công ty Hanosimex
Từ bảng trên có thể thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có thế mạnh của công ty
chính là mặt hàng quần áo dệt kim. Năm 2003 giá trị xuất của mặt hàng này đạt
18.151.560,49 USD chiếm tỷ trọng 63,5% kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2004
đạt 14.478.353,81 USD chiếm 54,49% kim ngạch xuất khẩu, năm 2005 17.550.891,66
USD chiếm 49,69% kim ngạch xuất khẩu, năm 2006 đạt 18.107.669,49 USD chiếm
45,88% tổng giá trị xuất khẩu trong năm. Mặc dù có sự giảm sút về cả giá trị xuất và tỷ
trọng trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu nhưng quần áo dệt kim hiện vẫn đang là mặt
hàng thế mạnh của công ty và chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất xuất
khẩu. Có được thành công này chính là nhờ công ty đã tận dụng và phát huy được triệt
để lợi thế từ mô hình công ty mẹ con khép kín và dây chuyền sản xuất của các nhà máy

×