Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Sự di truyền tính trạng chiều dài và chiều rộng là đòng và lá công năng trong các tổ hợp lai giữa dòng lúa dự đột biến và các giống lúa tẻ cao sản không thơm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.43 KB, 22 trang )

SỰ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG CHIỀU DÀI VÀ
CHIỀU RỘNG LÀ ĐÒNG VÀ LÁ CÔNG NĂNG
TRONG CÁC TỔ HỢP LAI GIỮA DÒNG LÚA DỰ
ĐỘT BIẾN VÀ CÁC GIỐNG LÚA TẺ CAO SẢN
KHÔNG THƠM.

Nguyễn Minh Công, Lê Xuân Trình
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Vũ Thị Phương Vinh
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hải Phòng
I. MỞ ĐẦU

Theo Yuan Long Ping (1992), hai yếu tố cần thiết để nâng
cao năng suất luá là nguồn và sức chứa (nguồn là bộ lá, sức
chứa là bông và hạt). Bộ lá quyết định 50% năng suất cây
lúa. Trong bộ lá lúa, lá đòng và lá công năng đóng vai trò
quan trọng nhất trong quá trình nuôi dưỡng bông lúa. Hai lá
này cần có chiều dài và rộng vừa phải, dày, uốn lòng mo,
xanh đậm và mọc đứng để tiếp nhận được nhiều quang
năng nhưng không che khuất các lá ở dưới; mặt khác phải
có tuổi thọ cao.

Bài viết này trình bày các kết quả phân tích di truyền chiều
dài và rộng lá đòng và lá công năng trong các tổ hợp lai
giữa dòng lúa Dự đột biến số 2 (Dự ĐB2) với các giống lúa
tẻ cao sản không thơm nhằm góp phần xây dựng cơ sở lý
luận cho công tác lai tạo giống lúa chất lượng, có năng suất
cao.


II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



1. Vật liệu.

Chúng tôi sử dụng dòng lúa Dự Hải Hậu đột biến 2 (Dự
ĐB2) và 5 giống lúa tẻ cao sản không thơm: CR203; DT10,
Khang dân, Khao 85 và Q5.

2. Phương pháp nghiên cứu

Mỗi tổ hợp lai đều được thực hiện 2 phép lai: thuận và
nghịch Thế hệ F1 được gieo trồng ở vụ mùa 2002, còn F2
được gieo trồng ở vụ mùa 2003 tại khu thí nghiệm của
Trạm khảo - kiểm nghiệm giống cây trồng Từ Liêm, Hà
Nội.

Việc gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được tiến
hành theo quy trình khảo nghiệm giống lúa.

2.1. Phương pháp xác định mức độ trội - lặn

Được tính theo công thức của Belli và Atkius (1966): hp =
F -mp/P - mp.
ở đây, hp: Mức độ trội; F: Giá trị trung bình của tính trạng
nghiên cứu ở F1; mp: Giá trị trung bình của tính trạng của 2
bố mẹ; P: Giá trị trung bình của tính trạng ở bố hoặc mẹ
trội hơn.

Khi hp = 0 (không trội); hp =1 (trội hoàn toàn); 0 < hp <1
(trội không hoàn toàn, thiên về dạng có trị số tuyệt đối của
tính trạng lớn hơn, biểu hiện ưu thế lai dương); còn khi -1 <

hp < 0 (trội không hoàn toàn, thiên về dạng có trị số tuyệt
đối của tính trạng nhỏ hơn, thể hiện ưu thế lai âm); khi hp >
1 (siêu trội dương); còn khi hp < -1 (siêu trội âm).

2.2. Phương pháp nghiên cứu sự phân ly tính trạng ở F2

Sự phân chia thành các lớp kiểu hình dựa theo số liệu thống
kê đối với các tính trạng số lượng của từng dạng dùng làm
bố mẹ, theo công thức ( ( 3( (theo phương pháp của Awan
và cộng sự (1996), Fushuhara (1986).
Sự sai khác giữa tỉ lệ phân ly lý thuyết và thực tế được
đánh giá theo tiêu chuẩn "chi bình phương" (
2
)..


III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Sự di truyền và biểu hiện tính trạng chiều dài lá đòng
ở F1 và F2

Bảng 1a: Sự biểu hiện tính trạng chiều dài lá đòng (cm)
ở P và F1

Bảng 1b: Sự phân ly tính trạng chiều dài lá đòng (cm) ở
F2


Số liệu trình bày trong bảng 1a cho thấy: ở phép lai thuận
giữa dòng Dự ĐB2 và 5 giống lúa cao sản có lá đòng ngắn

hơn, lá đòng ở F1 có chiều dài xấp xỉ hoặc vượt trội so với
dòng Dự ĐB2. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Mitra
(1962) khi lai giữa giống lúa có lá đòng dài và giống lúa có
lá đòng ngắn, các cây F1 đều có lá đòng dài.

Tuy nhiên, tác giả trên không nói rõ là dài bằng hoặc hơn
dạng bố mẹ có chiều dài lá đòng vượt trội hơn. Còn Kramer
(1974) khi thực hiện phương pháp lai diallel giữa 7 giống
khác nhau về chiều dài lá đòng đã thấy hiện tượng siêu trội
ở F1 (hp >1)

Ở các phép lai nghịch, F1 đều có lá đòng dài hơn trung
bình giữa hai bố mẹ (0 < hp < 1). Nhận xét này phù hợp với
Murai (1987). Sự khác nhau về kết quả giữa phép lai thuận
với phép lai nghịch thuộc mỗi tổ hợp lai cho thấy bào chất
dạng làm mẹ có ảnh hưởng đến hệ gen nhân kiểm soát
chiều dài lá đòng.

Ở F2 (bảng 1b), các phép lai thuận đều cho tỷ lệ phân ly 3 :
1, trong khi đó ở phép lai nghịch lại cho tỷ lệ 1 : 2 : 1, điều
này phù hợp với kết quả ở F1. ở F2 của tất cả phép lai đều
thấy hiện tượng phân ly tăng tiến dương, đặc biệt là ở 2
phép lai: KD x Dự ĐB2 và Dự ĐB2 x KD (2 dạng bố, mẹ
có chiều dài lá đòng xấp xỉ nhau) hiện tượng phân ly tăng
tiến dương thể hiện rõ nét hơn so với các phép lai khác. Có
lẽ, KD và Dự ĐB2 khác nhau về trạng thái của 1 hoặc 2
cặp alen kiểm soát chiều dài lá đòng nên ở F2 xuất hiện các
thể tái tổ hợp mang nhiều gen trội hơn. Trong tất cả các
phép lai, chúng tôi không thấy hiện tượng phân ly tăng tiến
âm. Kết quả của chúng tôi phù hợp với Kikuchi và cộng sự

(1978), Murai và cộng sự (1987).
Tóm lại, dù tỷ lệ phân ly kiểu hình có khác nhau giữa 2
phép lai của mỗi tổ hợp lai nhưng đều cho tỷ lệ phân ly
theo qui luật phân ly của Menden trong lai đơn

2. Sự di truyền và biểu hiện tính trạng chiều rộng lá
đòng ở F1 và F2

Bảng 2a: Sự biểu hiện tính trạng chiều rộng lá đòng (cm)
ở P và F1

×