MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ
I. Một số các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và góp phần thúc đẩy quá trình
nhập khẩu thiết bị toàn bộ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam nói
chung
Mục tiêu của Việt Nam là sớm trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa
có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bắt kịp với trình độ phát
triển của các nước trong khu vực. Khoa học và kỹ thuật công nghệ là nền tảng của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta cần nhận thức và kết hợp được công
nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, tranh thủ đi nhanh và hiện đại hóa những
khâu quyết định. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ là một biện pháp quan trọng giúp Việt Nam
nhanh chóng tiếp cận với tri thức khoa học và kỹ thuật công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ sẽ thực sự phát huy tác dụng tích cực đối với sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội nếu chúng ta tháo gỡ
được những vướng mắc, khắc phục được những vấn đề còn tồn tại để có thể sử dụng
được tối ưu đồng vốn nhập khẩu, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO thì để có
được một chỗ đứng trên trường quốc tế điều cốt lõi là cần phải có một nền kỹ thuật
công nghệ cao. Do đó, việc nhanh chóng hoàn thiện công tác nhập khẩu thiết bị toàn bộ
trở nên vô cùng cấp thiết.
1. Lập kế hoạch xây dựng phát triển tổng thể nền kinh tế
Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật là một hoạt động kinh tế, do vậy cơ sở để
phát triển nền kinh tế nói chung cũng đồng thời là nền tảng để nâng cao hiệu quả nhập
khẩu thiết bị toàn bộ. Vì thế, cần phải lập một kế hoạch xây dựng phát triển tổng thể để
tránh tình trạng nhập khẩu không có kế hoạch, nay có tiền thì nhập khẩu, mai có nước
cấp viện trợ thì mua, để cuối cùng chỉ là sự nhập khẩu chắp vá, lãng phí và không hiệu
quả của cả nền kinh tế như đã diễn ra ở nước ta trong nhiều thời gian qua. Công việc
lập kế hoạch tổng thể cho nền kinh tế là công việc của mọi Nhà nước trên thế giới, đối
với Việt Nam cho đến nay vẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm. Chúng ta đã lập
ra các kế hoạch phát triển tổng thể 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm, 25 năm, mà nếu thực
hiện tốt sẽ có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra đối với các kế hoạch tổng thể là khả năng thực hiện chúng rất khó, thậm chí có kế
hoạch không thể thực hiện được.
Nguyên nhân của tình trạng này là do Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nhận được
các thông tin cần và đủ về tình hình thực tế. Các căn cứ để xác lập kế hoạch hoàn toàn
chỉ dựa vào báo cáo của các Bộ khác. Bản thân các báo cáo này cung chỉ là sự tập hợp
các báo cáo của cấp dưới, thiếu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của người lập. Chính vì
thế, kế hoạch lập ra không thể thực hiện được, các cơ quan quản lý Nhà nước không
biết căn cứ vào đâu để điều chỉnh kế hoạch cụ thể của mình. Là một bộ phận trong các
hoạt động kinh tế, nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật cũng không tránh khỏi bị ảnh
hưởng vì sự thiếu khả thi của các kế hoạch kinh tế. Các dự án mua sắm máy móc thiết
bị sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và vốn vay nước ngoài đã phải
chịu ảnh hưởng nặng nề do chính sách ưu đãi phải thay đổi liên tục vì tình hình khủng
hoảng kinh tế và nền chính trị ở một số nước đối tác không ổn định, khiến cho việc lập
dự án trở nên bị động, bản thân dự án cũng không ổn định, phải thay đổi cho phù hợp
với chính sách của Nhà nước và tình hình kinh tế khu vực cũng như trên thế giới. Việc
nhập khẩu thiết bị hiện nay vẫn chưa có một kế hoạch dài hạn, chỉ đơn thuần phụ thuộc
vào kế hoạch phát triển của các ngành có liên quan. Chẳng hạn ngành công nghiệp hóa
chất vạch ra kế hoạch tiếp tục đầu tư cho ứng dụng và khai thác hiệu quả công nghệ kỹ
thuật chuyển giao của nước ngoài trong giai đoạn từ 2000 – 2015, vì vậy sẽ xây dựng
một số nhà máy sản xuất phân đạm, bột nhẹ, sản phẩm hoá chất cơ bản ứng dụng công
nghệ thời kỳ tới.
Cần có một chính sách xuất nhập khẩu hợp lý thời kỳ tới, chẳng hạn như: Chính
sách xuất nhập khẩu cẩn trung thành với phương châm “Phát triển xuất khẩu là điều
kiện tiên quyết để mở rộng nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, là tiền
đề của sự tăng trưởng”. Chính sách và cơ chế quản lý nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu
đổi mới, hiện đại hóa thiết bị và kỹ thuật công nghệ, bảo đảm vật tư, hàng hóa thiết yếu
mà nền kinh tế chưa đáp ứng được, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, chính sách khoa
học công nghệ cần được chú trọng và phát triển, phải tranh thủ nhập khẩu công nghệ
tiên tiến, thiết bị hiện đại, cấm nhập khẩu công nghệ lạc hậu so với công nghệ trong
nước đang sử dụng và dễ gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên hiện đại hóa thiết bị công
nghệ đối với các ngành công nghiệp then chốt, mũi nhọn; đặc biệt quan trọng là phải có
chính sách thông thoáng, biện pháp mạnh dạn để tranh thủ kỹ thuật công nghệ, phải yêu
cầu nhà cung cấp nước ngoài chuyển giao đủ bí quyết công nghệ, cần có chính sách “đi
tắt, đón đầu”, “ săn bắt kỹ thuật và các tài nguyên kinh doanh”. Chúng ta cần phải cố
gắng tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới từ nước ngoài, đồng thời phấn đấu để có thể tự
mình điều hành được nhà máy trong tương lai, giúp cho Việt Nam vừa tranh thủ được
công nghệ và vốn của nước ngoài, vừa không ngãi phải lo sẽ bị nước ngoài chi phối về
kinh tế.
Do vậy, yêu cầu cấp bách được đặt ra hiện nay là phải xây dựng và hoàn thiện
chiến lược kinh tế tổng thể cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và kế hoạch hợp lý đối
với nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật công nghệ nói riêng. Đặc biệt là các kế hoạch
nên có sự mềm dẻo cần thiết để các cơ quan thực hiện có thể tự quyết định đối với một
số vấn đề cho phù hợp với tình hình thực tế mà không ảnh hưởng tới toàn bộ kế hoạch
chung.
2. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tăng cường năng lực cho nguồn
tài “nguyên sức người”
Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trước mắt cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng không
chỉ về kỹ thuật và thương mại mà còn am hiểu luật pháp và giỏi ngoại ngữ. Hiện nay ở
nước ta đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị toàn bộ, từ những
người lập dự án, thẩm định công nghệ kỹ thuật, phê duyệt hợp đồng, cho đến những cán
bộ tư vấn là những người trực tiếp tham gia công tác nhập khẩu máy móc công nghệ...
vẫn chưa có đủ kinh nghiệm và trình độ để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu
quả nhất.
Để khắc phục vấn đề này cần có những chính sách thích hợp cải cách hệ thống
giáo dục đại học và sau đại học theo hướng chú ý hơn tới đào tạo cán bộ thực hành, cần
thực hiện một chương trình đào tạo sau đại học có chọn lọc về một số lĩnh vực khoa
học và kỹ thuật lựa chọn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động gửi sinh viên tốt nghiệp đại học
xuất sắc tới các trường hàng đầu ở nước ngoài để tu nghiệp; thành lập các chương trình
ngắn hạn để bồi dưỡng cho các giáo sư của các trường đại học cập nhập được những
thành tựu mới trong một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật chọn lọc; có chính sách đãi ngộ
tốt đối với người có năng lực như hình thành một chương trình hỗ trợ kinh phí ngắn hạn
cho các cán bộ nghiên cứu trẻ trở về sau khi hoàn thành học tập cao học từ nước ngoài.
Đó có thể được xem như là những công cụ về mặt chính sách có hiệu quả nhằm nâng
cao tiềm năng nghiên cứu và trình độ khoa học kỹ thuật của con người. Đội ngũ trí thức
ở Việt Nam cần được khuyến khích thoả đáng để có cơ hội và tăng cường khả năng tìm
tòi nghiên cứu, thu nhận thêm những kiến thức bổ ích về thương phẩm, kỹ thuật công
nghệ đang liên tục thay đổi trên thế giới và nắm chắc quy định của pháp luật quốc tế
trong hoạt động nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật công nghệ.
3. Tăng cường phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước
Chiến lược phát triển kinh tế tổng hợp của đất nước cho dù đã được chuẩn bị kỹ
càng nhưng để thực hiện đạt hiệu quả cần có sự phối hợp của tất cả các bộ phận của nền
kinh tế, ở Việt Nam, khả năng phối kết hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, các cấp và
địa phương vẫn còn yếu. Nhà nước có quy định trách nhiệm cho từng cơ quan, ban
ngành, nhưng lại thiếu rạch ròi về trách nhiệm cụ thể của mỗi Bộ, ngành trong quá trình
thực hiện những hạng mục có sự tham gia của nhiều chủ thê, khiến dẫn đến tình trạng
trách nhiệm chồng chéo lên nhau, hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Nhập khẩu thiết
bị toàn bộ là một hoạt động chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan Nhà nước trên mỗi
khâu thực hiện. Mặc dù có nhiều cơ quan quản lý như vậy, nhưng chỉ có một cơ quan
chịu trách nhiệm thực sự duy nhất là chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án. Do sự phối
hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước này, trong nhiều trường hợp phát
sinh mâu thuẫn trong cách xử lý của nhiều cơ quan quản lý đối với cùng một hạng mục
dự án nên dẫn đến trường hợp chủ đầu tư mất nhiều thời gian, phải bỏ ra thêm nhiều chi
phí không cần thiết. Chủ đầu tư có phần nào giống như một đốc công, gần như không
có quyền quyết định đối với những vấn đề quan trọng liên quan tới dự án mà luôn phải
chờ ý kiến của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Nhà nước nên tăng cường quyền
hạn và trách nhiệm cho chủ đầu tư, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ nên giao
cho vai trò giám sát, kiểm tra việc điều hành dự án của chủ đầu tư.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính,
phân định quyền hạn trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, tuy nhiên việc
thực hiện còn chậm. Để tăng tốc độ giải quyết công việc, tăng sự liện kết giữa các cơ
quan, Nhà nước đã áp dụng tin học vào quản lý.
4. Hoàn thiện và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật
liên quan tới hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực này tỏ ra còn nhiều thiếu
sót và còn nhiều vấn đề chưa thực sự phù hợp với điều kiện hiện nay với thông lệ quốc
tế khi nước ta đã ra nhập WTO, khiến cho nhiều doanh nghiệp đối tác nước ngoài và
bản thân các doanh nghiệp thực hiện việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ gặp phải nhiều
vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các nhà làm luật của
Việt Nam cần cân nhắc kỹ lưỡng để chuyển đổi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc
tế. Tất nhiên, không nên chuyển đổi theo hướng áp dụng nguyên mẫu mà là chuyển đổi
dần dần, xây dựng hành lang pháp lý thống nhất không chỉ phù hợp pháp luật quốc tế
mà còn phù hợp với những đặc thù riêng của nền kinh tế xã hội nước ta.
Các văn bản pháp quy trước khi ban hành cần tham khảo ý kiến của các Bộ,
ngành cũng như các chuyên gia đủ năng lực, các đơn vị mà phạm vi hoạt động của họ
sẽ phải chịu sự điều chỉnh của những văn bản này. Chẳng hạn như tham khảo ý kiến
nhận xét về tính phù hợp của văn bản so với các văn bản ra đời trước đó, tính khả thi và
mức độ dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện theo những quy định đó, tính không rõ ràng
của văn bản dẫn đến sự hiểu nhầm và ban hành những quy chế tuỳ tiện... Đặc biệt cần
có văn bản quy định thống nhất quyền hạn của các Bộ, ngành tương ứng, tránh những
vướng mắc khi có sự mâu thuẫn giữa các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền tương
đương (do hiện nay thẩm quyền của các Bộ có sự chồng chéo lẫn nhâu), cùng một vấn
đề những có nhiều quan điểm về cách giải quyết giữa các Bộ khiến cho người thực thi
không biết phải theo ai, dẫn đến việc giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn nhập khẩu và
gây ách tắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
5. Nâng cao hoạt động nghiên cứu thị trường
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung thì vấn đề thị trường
đóng vai trò quyết định đến tình hình kinh doanh của các hoạt động kinh tế và đặc biệt
là hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ thì vấn đề thị trường lại càng quan trọng vì do
nhu cầu nhập khẩu các máy móc thiết bị trong hệ thống thiết bị toàn bộ có trình độ khoa
học kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với thị trường trong nước cần. Do đó, việc nghiên cứu
thị trường cần phải được nghiên cứu một cách kỹ càng thông qua việc thu thập thông
tin, tiếp cận thị trường để lựa chọn mặt hàng nhập khẩu tốt, thị trường xuất khẩu có uy
tín, phù hợp và có khả năng đáp ứng nhu cầu của mình một cách tối đa nhất và qua đó
tránh tình trạng chúng ta đã nhập khẩu các máy móc thiết bị quá cũ và lạc hậu không
những không giúp Việt Nam trong việc phát triển trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ
trong nước mà còn biến nước ta trở thành bãi rác với các máy móc thiết bị lạc hậu.
Chính vì vậy hoạt động nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu cần
phải được tăng cường và đẩy mạnh, từng bước hiện đại hóa phương thức kinh doanh
phù hợp với xu thế của thương mại thế giới, đặc biệt là thương mại điện tử. Xây dựng
hệ thống thông tin dự báo thị trường; hỗ trợ về thông tin, tìm kiếm khách hàng cho các
doanh nghiệp.
6. Cải thiện hoạt động vay vốn và quản lý vốn vay nước ngoài
Hoạt động vay vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc tạo vốn cho
nhập khẩu thiết bị công nghệ vào Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có trách
nhiệm chủ yếu trong việc định hướng và quản lý vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp
nhưng vẫn không tránh khỏi có nơi, có lúc chưa nắm vững thực tế, vì vậy chưa theo dõi
chặt chẽ các hạn mức vay trả theo định kỳ, dẫn đến việc chính bản thân Ngân hàng
chưa kế hoạch hóa được khả năng vay trả nợ cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài
theo đúng và phù hợp các kỳ hạn trả nợ vay. Đây là điều mà Nhà nước cần quan tâm
giải quyết để giúp cho các doanh nghiệp sử dụng đồng thời vốn vay thực sự hiệu quả.
Ngoài ra, Nhà nước cần có biện pháp kịp thời quản lý của các tổ chức tín dụng và ngân
hàng thương mại trong lĩnh vực này, có chính sách thích hợp để tăng hiệu quả sử dụng
vốn ODA và vốn tín dụng xuất khẩu, có chính sách tiền tệ gắn liền mục tiêu ổn định giá
trị đồng Việt Nam, tạo điều kiện phát triển ồn định kinh tế, chú trọng hơn nữa tới cơ
cấu đầu tư, tăng tỷ trọng các khoản vay trung dài hạn cho các dự án kinh tế có hiệu quả,
đặc biệt các dự án sản xuất nhằm đổi mới công nghệ; tiến hành đổi mới để có thể mau
chóng hội nhập cộng đồng tài chính quốc tế.
7. Tham gia tích cực hơn, chủ động hơn vào hoạt động kinh tế quốc tê
Trong xu thế quốc tế, hóa toàn cầu hóa hiện nay, việc tham gia các định chế
thương mại, tài chính quốc tế và việc thực hiện các cam kết hoặc đàm phán với các
nước và tổ chức quốc tế sẽ đem lại những lợi ích to lớn. Các tổ chức quốc tế là cầu nối
giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn tới các nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài, đồng thời
xoá bỏ đáng kể hàng rào thuế quan của các nước trên thế giới hiện đang áp dụng đối với