Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chơi chứng khoán: Đọc, hiểu báo cáo tài chính khó hay dễ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.47 KB, 2 trang )

Chơi chứng khoán: Đọc, hiểu báo cáo tài chính khó hay dễ?
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, bảng cân đối kế toán của các công ty rất
khó đọc. Nếu không phải là người có kiến thức cơ bản về tài chính kế
toán thì không hiểu bảng này có ý nghĩa gì.
Thực sự thì đây là một trong những nguồn thông tin rất quan trọng, cho biết sức mạnh tài chính
của một công ty.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đối với các công ty niêm yết, nhà đầu tư chứng khoán dễ
dàng thu thập báo cáo tài chính từ rất nhiều website của các công ty chứng khoán. Việc phân
tích báo cáo tài chính là một việc làm quan trọng đối với những cổ đông - người có lợi ích sát
sườn đối với thu nhập và các luồng tiền của công ty bởi những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cổ phiếu.
Việc phân tích báo cáo tài chính là phân tích các dữ liệu nhằm đánh giá tính linh hoạt - tức khả
năng chi trả các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn của công ty; khả năng sinh lời, chính là thước
đo kết quả hoạt động kinh doanh; khả năng thanh toán, nghĩa là khả năng thực hiện những trách
nhiệm nợ dài hạn của công ty.
Phân tích các hệ số tài chính sẽ cho thấy mối quan hệ đầy đủ ý nghĩa hơn giữa các giá trị riêng
lẻ trong báo cáo tài chính.
Nếu như một con số riêng lẻ trong một báo cáo tài chính không thực sự nói lên nhiều điều thì,
một hệ số tài chính riêng lẻ cũng có giá trị rất thấp nếu chúng ta không xét nó trong mối tương
quan với các hệ số khác.
Từ những hệ số được phân tích, chúng ta sẽ có những so sánh quan trọng nhằm xem xét kết
quả hoạt động của công ty trong mối tương quan với toàn bộ nền kinh tế; lĩnh vực ngành của
công ty; các nhà cạnh tranh chủ yếu trong phạm vi ngành; kết quả hoạt động trước đây của công
ty...
Trước khi đi vào phân tích các hệ số cụ thể, cần lưu ý rằng ngoài việc được coi là những công cụ
phân tích có giá trị thì các hệ số tài chính, tự bản thân nó, cũng có một số hạn chế nhất định. Nó
có thể cho chúng ta thấy tiềm năng phát triển cũng như điểm yếu của một công ty, nhưng những
hệ số tài chính này sẽ không đưa ra những câu trả lời xác định, và nó cũng không đưa ra các dự
đoán.
Các hệ số về khả năng thanh toán cho biết khả năng của công ty trong việc thanh toán các nghĩa
vụ tài chính ngắn hạn. Khả năng thanh toán thường được phân tích bằng việc tính toán các hệ


số sau:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số này thường được sử dụng để xem xét khả năng thanh toán nợ đến hạn thanh toán của
công ty.
Ở đây, nợ ngắn hạn được sử dụng làm mẫu số bởi vì chúng là những khoản nợ cần phải được
thanh toán gấp trong vòng một năm. Các nguồn tiền mặt sẵn có nhằm đáp ứng những nghĩa vụ
này phải được trích chủ yếu từ nguồn tiền của công ty hoặc tiền được chuyển đổi từ các tài sản
ngắn hạn khác.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn.
Để làm sáng tỏ tầm quan trọng của hệ số này, cần phải đánh giá khả năng thanh toán trong một
giai đoạn dài và cần phải so sánh với mức trung bình của ngành, đồng thời cũng rất cần phải
xem xét các yếu tố cấu thành hệ số này.
Cần ghi nhớ rằng, bảng cân đối kế toán được lập vào một ngày xác định, và số lượng tài sản lưu
động có thể thay đổi đáng kể tại thời điểm phân tích so với thời điểm được ghi trên bảng cân đối
kế toán. Hơn nữa, tài khoản các khoản phải thu và hàng tồn kho có thể không thực sự có khả
năng thanh toán.
Ví dụ, một công ty nào đó có thể có hệ số khả năng thanh toán hiện thời tương đối cao nhưng
chưa chắc công ty đó đã đáp ứng được các yêu cầu về tiền bởi vì tài khoản các khoản phải thu
thường thuộc dạng có tính thanh khoản thấp, hay tài khoản hàng trong kho chỉ có thể bán được
bằng cách giảm giá.
Do vậy, chúng ta cần xem xét các yếu tố khác, các biện pháp tính toán để xác định khả năng
thanh toán của từng nhóm tài sản cụ thể.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này còn gọi là hệ số thử axit, là cách tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chính xác hơn
so với hệ số khả năng thanh toán hiện thời bởi vì tử số đã bị loại bỏ bớt khoản mục hàng tồn
kho. Tuy nhiên, hệ số này cũng cần được xem xét trong mối tương quan với chiều hướng phát
triển của chính công ty và của các công ty khác trong ngành.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động- hàng trong kho/Nợ ngắn hạn.
Hệ số tài sản tiền tệ
Hệ số này sẽ xem xét dòng tiền phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tử số của hệ số này

chính là tổng tất cả các nguồn tiền bao gồm tiền sẵn có, các chứng khoán khả mại và luồng tiền
phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giá cổ phiếu của một công ty được quyết định bởi nhiều yếu tố và một báo cáo tài chính “đẹp”
cũng góp phần để đẩy giá cao thêm.
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn
)

×