Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HDB HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.74 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HDB HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về chi nhánh HDB Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của HDB Hà Nội
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngày 04/01/1990 Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HDBank)
được thành lập. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn
điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, HDBank có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa
dạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn, cung
ứng tín dụng và dịch vụ nhà; tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồn vốn để
phục vụ chương trình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị; tư vấn cho Ủy ban nhân
dân TP. Hồ Chí Minh về chương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh trang đô thị.
Chi nhánh Hà Hội là đơn vị hạch toán phụ thuộc của ngân hàng TMCP phát triển
nhà tp HCM được thành lập theo quyết định số 1300 QĐ- NHNN ngày 27/06/2006 của
ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có con dấu và có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động
theo quy định của ngân hàng. Chi nhánh Hà Nội được đặt tại số 91B Nguyễn Thái Học,
phường Điện Biên, quận Ba Đình Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội được thành lập nhằm
cung cấp các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ khác,
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và yêu cầu mở rộng mạng lưới
chi nhánh của HD Bank tại các tỉnh, thành phố ngoài địa bàn tp HCM, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ của HD Bank đến khách hàng.
Đến thời điểm 30/12/2007, chi nhánh Hà Nội có 3 chi nhánh trực thuộc bao gồm:
Phòng giao dịch Đống Đa, phòng GD Hoàn Kiếm, phòng GD Hoàn Kiếm. Qua quá
trình mở rộng hoạt động của chi nhánh, trong năm 2008, chi nhánh Hà Nội mở thêm
các phòng giao dịch Hồng Hà, PGD Hai Bà Trưng, PGD Thái Thịnh, PGD Trung Hòa,
PGD Hà Đông và PGD Tây Đô.
Trong quá trình mở rộng hoạt động của ngân hàng, giữa năm 2008, PGD Hoàn
Kiếm và PGD Cầu Giấy được nâng cấp thành chi nhánh độc lập và phân bổ quản lý các
PGD. Đến thời điểm hiện tại, chi nhánh Hà Nội quản lý 3 phòng GD trực thuộc là PGD
Đống Đa, PGD Hồng Hà và PGD Hai Bà Trưng.
Phòng kế toán ngân quĩ , tin học
BAN GIÁM ĐỐC


Phòng kế hoạch, nguồn vốnPhòng kinh doanh dịch vụPhòng thanh toán quốc tếPhòng hành chínhBan kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Phòng Giao dịch Đống Đa Phòng Giao dịch Hồng Hà Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Đến thời điểm hiện nay, chi nhánh HDB Hà Nội chia thành 4 địa điểm kinh doanh,
do Ban giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý
Các phòng ban có các chức năng cụ thể như sau:
- Ban lãnh đạo
 Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động của Ban giám đốc, Giám đốc chi
nhánh thục hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và
ngân hàng cấp trên và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
 Phó giám đốc là người cố vấn tham mưu trợ giúp Giám đốc trong quá trình quản
lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong phạm vi cho phép được sự ủy nhiệm
của Giám đốc. Phó giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc ra quyết định và chịu
trách nhiệm pháp lý trước các quyết định đó.
 Ngoài ra trong Ban lãnh đạo Chi nhánh có các trưởng phòng,ban, phó phòng,
ban do Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm, với quyền hạn do Giám đôc chi
nhánh Hà Nội quyết định dựa trên qui định của HDB.
- Phòng kinh doanh và dịch vụ
 Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi phân công đúng pháp quy
và các quy trình tín dụng: tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự án, giới thiệu sản
phẩm, phân tích thông tin, nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho vay, bảo lãnh,
hoàn thiện hồ sơ giải ngân và quản lý giải ngân, quản lý kiểm tra sử dụng các
khoản vay, theo dõi thu đủ nợ, thu đủ lãi, đến khi tất toán hợp đồng tín dụng với
mỗi khách hàng.
 Thực hiện chiết khấu cho vay cầm cố chứng từ có giá
 Chịu trách nhiệm marketing tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm
tín dụng, danh mục về các vấn đề liên quan
 Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định tổng hợp phân tích, quản lý thông tin và
lập các báo cáo về công tác tín dụng. Thực hiện yêu cầu quản lý tín dụng, rủi ro

tín dụng của Chi nhánh theo quy định.
 Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và
đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
- Phòng kế hoạch và nguồn vốn
 Tổ chức và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của chi nhánh để đảm bảo
kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng pháp luật.
 Đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, tích cực, bảo đảm khả năng
thanh toán, tránh rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, các loại rủi ro nguồn vốn khác.
 Chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ trong công tác điều hành nguồn vốn,
tham gia xây dựng quy trình các hoạt động nghiệp vụ khác.
 Thức hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, thực hiện trích quỹ bảo lãnh, quỹ
dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN và HD Bank.
- Phòng kế toán- ngân quỹ- tin học
 Quản lý kế toán, tổ chức thực hiện tổ chức và chỉ đạo việc hạch toán kế toán,
phản ánh chính xác trung thực kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn và
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
 Quản lý tài chính, quản lý các loại vốn, quỹ công nợ
 Trực tiếp nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư, thực hiện
nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của Ban
giám đốc.
 Thực hiện các dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ,
thu đổi tiền mặt, ngân quỹ
- Phòng thanh toán quốc tế
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh, riêng việc chuyển tiền ra
nước ngoài sẽ được thực hiện tại trụ sở chính của HDB tại thành phố HCM
 Dịch thuật các chứng từ, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế
cho ngân hàng và khách hàng.
- Phòng hành chính
 Thực hiện công tác hành chính quản trị
 Thực hiện các mặt tổ chức cán bộ, quản lý lao động, chính sách tiền lương,

thưởng, bảo hiểm
 Tham gia đào tạo cán bộ, huấn luyện, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân
viên, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỳ luật,…
 Tham gia thực hiện phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiên côgn tác hành
chính, quản trị, bảo vệ, hậu cần, phục vụ các mặt hoạt động của chi nhánh.
- Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của HDB Hà Nội
2.1.2.1. Hoạt động tín dụng tại HDB Hà Nội
 Hoạt động cho vay:
Bảng 2.1.CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH TÍN DỤNG
TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008
S
T
T
Chỉ tiêu Năm 2006 (6 tháng
cuối năm)
Năm 2007 Năm 2008
Số tiền
(triệu đ)
Tỷ
trọng
%
Số tiền
(triệu đ)
Tỷ
trọng
%
Số tiền
(triệu đ)
Tỷ

trọng
%
1. Vay CK GTCG 75,764 57,16 1,510,932 66.27 381,262 23.46
2. Vay bổ sung VLĐ 24,786 18.7 308,251 13.52 674,602 41.51
3 Vay XNK 14,103 10.64 199,724 8.76 261,163 16.07
4 Vay khác 17,894 13.5 261,056 11.45 308,130 18.96
Tổng dư nợ 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ chi nhánh HDB Hà Nội.
Bảng tổng hợp trên cho thấy những biến động đáng kể trong hoạt động cho vay
của chi nhánh trong giai đoạn 2006-2007. Sau nửa cuối năm 2006 chi nhánh mới đi vào
hoạt động với nhiều trở ngại, đến năm 2007 tổng dư nợ tại chi nhánh đã tăng vọt lên
2,279,964 triệu đồng. Như vậy, chi nhánh đã rất nhanh chóng thích ứng với môi trường
địa bàn và xây dựng được mối quan hệ khách hàng trong một thời gian ngắn. Thời gian
này chi nhánh có thuận lợi từ phía môi trường kinh doanh, do năm 2007 là năm mà các
hoạt động tài chính diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến năm 2008, khi mà môi trường
kinh doanh xấu đi thì chi nhánh lại không kịp điều chỉnh thích ứng, dẫn đến xu hướng
giảm dư nợ đáng kể. Dư nợ năm 2008 còn 1,625,156 triệu đồng, giảm khoảng 30% so
với thời kì 2007.
Đặc điểm của hoạt động tín dụng chi nhánh HDB Hà Nội là trong cơ cấu tín dụng
của chi nhánh, hoạt động cho vay chiết khấu chứng từ có giá chiếm tỷ trọng rất lớn so
với loại hình cho vay truyền thống của ngân hàng. Đặc điểm này xuất phát từ thực tế
thời gian hoạt động của chi nhánh là chưa lâu, bắt đầu từ tháng 6 năm 2008, hơn nữa
chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh đầu tiên của HDB tại Hà Nội. Điều này
khiến cho chi nhánh bị hạn chế về nhiều mặt, bao gồm quan hệ khách hàng, uy tín,
thông tin khách hàng,… Trong những điều kiện không thuận lợi đó, chi nhánh đã lựa
chọn tập trung phát triển loại hình cho vay chiết khấu, vốn là loại hình cho vay khá an
toàn để dần dần tạo chỗ đứng trên địa bàn, tạo dựng mối quan hệ mà vẫn hạn chế được
rủi ro.Tuy nhiên, hướng đi này khiến cho ngân hàng bị hạn chế về khả năng đa dạng
hóa sản phẩm cho vay và đối tượng khách hàng.
 Tình hình sử dụng vốn và đóng góp thu nhập của hoạt động tín dụng:

Trong năm 2007, các hoạt động chiếm dụng nguồn vốn chủ yếu tại HDB Hà Nội
là dư nợ chiếm 51.33% tổng tài sản và đầu tư chứng khoán chiếm 25.44%. Trong khi
đó, thu thuần từ hoạt động tín dụng là 2,782 triệu, chỉ chiếm khoảng gần 10% tổng thu
nhập, trong đó thu lãi từ đầu tư chứng khoán là 87,776 triệu. Một hoạt động đáng chú ý
đem lại nguồn thu lớn cho chi nhánh là hoạt động dịch vụ, đặc biệt là nghiệp vụ chiết
khấu. Như đã phân tích, hoạt động chiết khấu của ngân hàng chiếm hơn 50% tổng dư

×