Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.8 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN.
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN.
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển.
Năm 1988 _ Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập
theo nghị định số 53/HĐBT.
Ngày 07/03/1994 _ Theo quyết định số 90/TTG của Thủ tướng Chính phủ,
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà
nước với cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Bộ máy
giúp việc bao gồm: Bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các
đơn vị hoạch phụ thuộc, hoạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức
năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm
Tổng giám đốc.
Ngày 31/08/1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
525/TTGthành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Năm 2003 _ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
đã đẩy mạnh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu nhằm đư hoạt động của Ngân hàng
phát triển với quy mô hiệu quả cao với những thành tích đặc biệt xuất sắc.
Năm 2004 _ Sau 4 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2001
– 2010. Ngân hàng đã đạt được những kết quả khích lệ: Ngân hàng đã có quan hệ
với 979 Ngân hàng đại lý tại 113 vùng quốc gia và lãnh thổ, là thành viên của
nhiều hiệp hội, tổ chức có uy tín lớn.
Đến năm 2007 _ Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 295.048 tỷ đồng và
hoàn toàn là vốn huy động.
Năm 2008 _ Là năm ghi đầu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng
thành của AGRIBANK và cũng là năm quyết định tiến trình hội nhập kinh tế,
quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động.
Để mở rộng mạng lưới phục vụ, thu hút các tầng lớp dân cư và các Doanh


nghiệp, đồng thời được sự chấp thuận của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt
Nam đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn đã mở rộng được bốn
phòng giao dịch như sau:
- Thực hiện văn bản số 1163/NHNH-TCCB ngày 13/05/2003 và văn bản số
2290/NHNH-TCCb ngày 25/07/2003 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
chấp thuận mở Phòng giao dịch Bình Phú trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT
Đông Sài Gòn.
- Thực hiện văn bản số 2291/NHNH-TCCB ngày 25/07/2003 của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam chấp thuận mở Phòng giao dịch KCN Cát Lái trực thuộc
Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn.
- Thực hiện văn bản số 4078/NHNH-TCCB ngày 17/10S/2003 của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam chấp thuận mở Phòng giao dịch Số 3 trực thuộc Chi
nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn.
- Thực hiện văn bản số 42/QĐ/NHNo-TCCB ngày 16/01/2007 của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam chấp thuận mở Phòng giao dịch Số 6 trực thuộc Chi
nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn.
HÌNH 2.1:
Ban Giám Đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kiểm soát
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng tín dụng
Phòng dịch vụ
Phòng giao dịch Bình Phú
Phòng giao dịch Cát Lái
Phòng giao dịch Số 3
Phòng giao dịch Số 6
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN.
2.1.3. Chức năng các phòng ban.
 Ban giám đốc:
- Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của Chi
nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và phạm vi
hoạt động của cấp trên giao. Được quyết định những vấn đề liên quan đến tổ
chức, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỹ luật…cán bộ, công nhân viên
của đơn vị. Cũng như việc xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền,
xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, Tín dụng thanh toán
của Chi nhánh.
- Đại diện Chi nhánh kí kết các hợp đồng với khách hàng. Phối hợp với các
tổ chức đoàn thể lãnh đạo trong phong trào thi đua và bảo đảm quyền lợi của
cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh theo chế độ quy định.
- Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy Chi nhánh
theo sự phân công ủy quyền của Tổng giám đốc.
 Phòng Tổ chức - Hành chính - Nhân sự
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định
chế của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính,
văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh.
- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo quy định của Nhà nước, Đảng,
Ngân Hàng Nhà Nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ
luật các bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ,
chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của
ngành ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Chi nhánh,
chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.

 Phòng Nguồn vốn – Kế hoạch – Tổng hợp.
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách
nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc
Chi nhánh phê duyêt.
- Triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các nhánh
NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho
Giám đốc NHNo&PTNT.
- Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa
phương. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định
hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.
 Phòng Kiểm soát
- Xây dựng công trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác
kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn
vị mình.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác
kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị,
phụ.
- Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán việc chỉnh sửa
các tồn tại thiếu sót của Chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra,
kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động
kiểm tra, kiểm toán của đơn vị mình gởi về ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực ban chống
tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
 Phòng Thanh toán quốc tế
- Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Chi
nhánh trong lĩnh vực thanh toán, thực hiện các dịch vụ liên quan đến dịch vụ
thanh toán trong và ngoài nước phát sinh tại Chi nhánh theo đúng quy chế,
quy định hiện hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT

Việt Nam.
- Thực hiện các dịch vụ như: cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho
khách hàng là tổ chức kinh tế; thực hiện trực tiếp việc thanh toán hàng hóa và
dịch vụ nhập khẩu bằng phương thức TTR. Dịch thuật các chứng từ, tài liệu
liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán chuyển đổi) thanh
toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Tiến hành công tác thanh toán quốc tế
thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam.
 Phòng Kế toán – Ngân quỹ.
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của Ngân Hàng Nhà Nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính,
quỹ tiền lương đối với các Chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông
Nghiệp cấp trên phê duyệt.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT
trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về kế hoạch, kế toán, quyết toán
và các báo cáo theo quy định.
 Phòng Tín Dụng
- Trực tiếp nhận hố sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ Tín dụng và xét duyệt
dự án vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, xác định giá trị tài sản, bảo
đảm nợ vay thuộc phạm vi quản lý của phòng để trích duyệt cấp Tín dụng.
- Thu nợ vay đúng cam kết trên các hợp đồng Tín dụng, lập kế hoạch và tiến
hành xử lý nợ xấu theo đúng quy định.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát các khoản cấp Tín dụng bảo lãnh, các sản phẩm
dịch vụ và tài sản đảm bảo của khách hàng có quan hệ Tín dụng, bảo lãnh với
Chi nhánh.
 Phòng Dịch vụ
- Trực tiếp triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ thanh toán
thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.
- Quản lý giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối, giải đáp thắc mắc của khách
hàng, xử lý tranh chấp, khiếu nại phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh
doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
 Phòng điện toán
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa
máy móc, thiết bị tin học.
2.1.4 Các sản phẩm _ dịch vụ.
 Nghiệp vụ huy động vốn
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của tất cả các tổ
chức và dân cư trong tỉnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành kỳ phiếu, các loại chứng chỉ tiền gửi và thực hiện các hình thức
huy động khác theo quy định của NHNo&PTNTViệt Nam.
 Nghiệp vụ Tín dụng
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế
- Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các
dự án trong nước và quốc tế.
- Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp
tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực
- Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với
cán bộ, CNV và các đối tượng khác
 Nghiệp vụ thanh toán trong nước.
- Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá
nhân và tổ chức kinh tế
- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.
- Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án. Thu, chi hộ đơn vị.
- Chi trả lương qua tài khoản,.....
 Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
- Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu

(D/A,DP,CAD), chuyển tiền (TTR).
- Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại.
- Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu.
• Thanh toán, chuyển tiền biên giới
• Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế
• Thu đổi ngoại tệ.
 Các sản phẩm dịch vụ khác
- Dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi. Thu tiền tận nơi theo yêu cầu của Khách
hàng khi số dư tiền gửi đạt 100 triệu đồng.
- Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các
doanh nghiệp, đơn vị tổ chức.
- Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa SUCCESS và quốc tế
VISA, MASTER CARD.
- Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác....
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI
GÒN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010.
Trong hoạt động của Ngân hàng thì việc huy động vốn và sử dụng vốn là
hai hoạt động chủ yếu quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.2.1. Tình hình huy động vốn.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 2008 _ 2010.
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền %
(+/-)
Số tiền %
(+/-)
Tổng nguồn vốn

huy động
2,896 3,175 3,733 279 9.6 558 17.6
Phân theo loại tiền
TG bằng VND 2,764 3,061 3,529 297 10.7 468 15.3
TG bằng USD 132 114 204 -18 -13.6 90 78.9
Phân theo nguồn hình thành
TG từ Tổ chức kinh
tế
1,305 1,666 1,717 361 27.7 51 3.1
TG từ dân cư 1,591 1,509 2,016 -82 -5.2 507 33.6
Phân theo kỳ hạn
TG có kỳ hạn 854 1,326 `1,217 472 55.3 -109 -8.22
TG không kỳ hạn 2,042 1,849 2,516 -193 -9.45 667 36.1
(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT
Đông Sài Gòn)
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 2008 _ 2010.
Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động của Chi nhánh Đông Sài Gòn
thuộc NHNo&PTNT qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 có sự biến động khá lớn về
cơ cấu nguồn vốn. Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các Tổ chức kinh
tế có sự tăng trưởng qua từng năm đến cuối năm 2009 nguồn vốn này đạt 1,666 tỷ
đồng, tăng 361 tỷ đồng (tương đương với mức tăng 27.7%) so với năm 2008. Năm
2010 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 1,717 tỷ đồng, tăng 51 tỷ
đồng tương ứng 3.1% so với năm 2009. Trong tất cả các nguồn vốn mà Ngân hàng
có khả năng huy động thì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn
định thấp nhất. Vì Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên
của khách hàng. Do vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp tăng cường khả năng
thanh khoản của Ngân hàng, vì tiền gửi của các tổ chức kinh tế biến động mạnh,
khi đó nguy cơ mất khả năng thanh khoản của loại nguồn vốn huy động này rất
cao.
Tính đến thời điểm cuối năm 2009 nguồn vốn từ tiền gửi của dân cư đạt

1,509 tỷ đồng giảm 82 tỷ đồng tương ứng với mức giảm là 5.2% so với năm 2008.
Đến cuối năm 2010 thì nguồn vốn này đạt được 2,016 tỷ đồng, tăng 507 tỷ đồng
tương ứng với mức tăng 33.6% so với năm 2009. Điều này cho thấy sự tăng
trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động từ dân cư, làm giảm áp lực từ thị trường
liên Ngân hàng vốn mang tính ngắn hạn và không ổn định. Điều này cũng chứng
tỏ sự tin tưởng của dân cư đối với Ngân hàng ngày một phát triển, đó cũng là
thành công của Ngân hàng trong cơ chế thị trường nhiều biến động và cạnh tranh
gay gắt.
Vốn huy động từ tiền gửi có nhiều biến động, tiền gửi VND năm 2009 đạt
3,061 tỷ đồng tăng 10.7% so với năm 2008 (tương đương với mức tăng 297 tỷ
đồng), năm 2010 số vốn huy động VND tăng thêm 15.3% (tương với mức tăng
468 tỷ đồng), và vượt so với nguồn vốn huy động năm 2009 là 468 tỷ đồng. Về
nguồn vốn huy động bằng USD tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng có sự
tăng trưởng qua các năm: năm 2008 đạt 132 tỷ đồng, năm 2009 đạt 114 tỷ đồng,
giảm 18 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức giảm 13.6%). Đến năm
2010 nguồn vốn huy động này đạt 204 tỷ đồng tăng 78.9% so với năm 2009
(tương đương mức tăng 90 tỷ đồng).
Ta thấy nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn có sự thay đổi qua các năm.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 đạt 1,326 tỷ đồng, tăng 472 tỷ đồng so với
năm 2008 (tương ứng với mức giảm là 55.3%). Trong năm 2010 tiền gửi có kỳ
hạn chỉ đạt 1,217 tỷ đồng, giảm 8.22% so với năm 2009. Đối với tiền gửi không
kỳ hạn, trong năm 2008 Chi nhánh đã huy động được 2,042 tỷ đồng, năm 2009 chỉ
đạt được 1,849 tỷ đồng, giảm 193 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng mức giảm
9.45%). Đến năm 2010 nguồn vốn huy động này đạt được 2,516 tỷ đồng, tăng 667
tỷ đồng tương ứng 36.1% so với cuối năm 2009.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng.
Huy động vốn tốt song sử dụng vốn cũng phải đạt hiệu quả thì Ngân hàng
mới có lãi trong kinh doanh và có thể phát triển vững mạnh được.
Cũng như nhiều Ngân hàng khác, hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh
Đông Sài Gòn chủ yếu là hoạt động Tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm

tỷ trọng lớn. Hoạt động cho vay mang lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh, do đó nếu
mở rộng hoạt động cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa và hạn chế
rủi ro là tiền đề tạo ra hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trong thời gian qua, Chi
nhánh Đông Sài Gòn đã mở rộng thị phần cho vay tại các địa bàn trọng yếu tại TP.
Hồ Chí Minh, tận dụng các thế mạnh về lãi suất, chuyên nghiệp trong thẩm định
Tín dụng và thời gian hoàn tất hồ sơ vay vốn cho khách hàng để taưngdoanh thu à
mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thường xuyên rà soát, quan tâm
và châm sóc khách hàng, qua đó đạt được mức tăng trưởng về dư nợ Tín dụng trên
cơ sở đảm bảo an toàn chất lượng của khoản vay. Công tác kiểm tra nội bộ được
tiến hành theo định kỳ hề hàng năm nên đã kịp thời bổ sung, chấn chỉnh các thiếu
sót về hoạt động Tín dụng trong từng hệ thống.
• Dư nợ cho vay theo thời gian.
Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo thời gian 2008 – 2010.
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền %
(+/-)
Số tiền %
(+/-)
Ngắn hạn 1,150 1,495 1,505 345 30 10 0.67
Trung và dài hạn 849 793 959 -56 - 6.6 166 20.9
Tổng dư nợ 1,999 2,288 2,464 289 14.5 176 7.7
(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)
Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay theo thời gian 2008 – 2010
Trong cơ cấu cho vay tại Ngân hàng, dư nợ có xu hướng chuyển từ cho vay
ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Năm 2008 đạt 1,150 tỷ đồng, năm 2009 con số
này tăng lên 1,495 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 30%. Trong năm 2010 tổng dư

nợ ngắn hạn đã lên đến 1,505 tỷ đồng, tăng 0,67% so với cuối năm 2009.
Trong khi đó tổng dư nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng có nhiều biến
chuyển: năm 2008 là 849 tỷ đồng, năm 2009 giảm đi còn 793 tỷ đồng, (tương ứng
giảm đi 6.6% so với năm 2008). Trong năm 2010, tổng dư nợ trung và dài hạn đạt
959 tỷ đồng, tăng 20.9% so với cuối năm 2009.

×