Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Giải pháp mở rộng hoạt động tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tại công ty chứng khoán VNDIRECT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 51 trang )

1

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ...................................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ VN30
TRONG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN...............................................6
1.1.

Tổng quan về công ty chứng khoán..........................................................................................6

1.1.1.

Khái niệm...........................................................................................................................6

1.1.2.

Đặc điểm............................................................................................................................7

1.1.3.

Vai trò.................................................................................................................................8

1.1.4.

Các nghiệp vụ kinh doanh chính.......................................................................................9

1.2.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán...........................................11



1.2.1.

Các loại hình môi giới.....................................................................................................11

1.2.2.

Lợi ích đem lại.................................................................................................................12

1.2.3.

Khái niệm tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30........................................................12

1.2.4.

Nội dung tư vấn...............................................................................................................13

1.2.5. Vai trò của hoạt động tư vấn hợp đồng tương lai..................................................................17
1.3.

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tư vấn phái sinh trong hoạt động môi giới chứng khoán....18

1.3.1.

Tốc độ tăng trưởng của “Thị phần môi giới hợp đồng tương lai”..................................18

1.3.2.

Tốc độ tăng trưởng của “Doanh thu môi giới”...............................................................18


1.3.3.

Tốc độ tăng trưởng của “Số lượng tài khoản có giao dịch thực tế”...............................19

1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng............................................................................................................19

1.4.1.

Các nhân tố chủ quan.......................................................................................................19

1.4.2.

Các nhân tố khách quan...................................................................................................20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TƯ VẤN HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ VN30 CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT............................................................................................21
2.1.

Tổng quan về Công ty chứng khoán Vndirect........................................................................21

2.1.1.

Thông tin chung...............................................................................................................21

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................24


2.1.3.

Lĩnh vực hoạt động..........................................................................................................28

2.2.

Thực trạng hoạt động tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tại VNDIRECT...................35


2
2.2.1.

Các kênh tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được VND triển khai.........................35

2.2.2.

Kết quả hoạt động tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trong giai đoạn 2017-2019
38

2.2.

Đánh giá thực trạng tư vấn hợp đồng tương lai tại VNDIRECT............................................43

2.3.1.

Kết quả đạt được..............................................................................................................43

2.3.2.

Những hạn chế còn tồn tại...............................................................................................44


2.3.3.

Nguyên nhân những hạn chế của công ty VNDIRECT..................................................45

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TƯ VẤN HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VN30 CỦA CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN VNDIRECT..............................................................................................................47
3.1.

Định hướng trong hoạt động tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30...................................47

3.1.1.

Mục tiêu về “thị phần môi giới hợp đồng tương lai chỉ số VN30”................................47

3.1.2.

Mục tiêu về “doanh thu hoạt động tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30”................48

3.2.

Giải pháp mở rộng tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30..................................................48

3.2.1.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực..................................................................................48

3.2.2.

Cải thiện công nghệ và dịch vụ hiện có..........................................................................49


3.2.3.

Cải thiện các nghiệp vụ hỗ trợ.........................................................................................50

3.2.4.

Phát triển mối liên kết với các tổ chức tài chính khác....................................................50

3.2.5.

Xây dựng hệ thống tư vấn chuyên nghiệp......................................................................50

3.2.6.

Các giải pháp khác...........................................................................................................51

3.3.

Kiến nghị với UBCKNN và Bộ Tài Chính.............................................................................51

3.3.1.

Về hoàn thiện môi trường pháp lý...................................................................................51

3.3.2.

Về phát triển Thị trường chứng khoán............................................................................51

3.3.3.


Về hỗ trợ các CTCK........................................................................................................52

KẾT LUẬN..............................................................................................................................................52


3

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động từ những năm 2000, sau quá trình
gần 20 năm hình thành và phát triển, thị trường này càng được nhiều thành tựu, từng
bước phát triển góp phần giải quyết nhu cầu về vốn để phát triển đất nước. Việt Nam
đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, cạnh
tranh trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, những biến động bất thường về nền kinh tế
toàn cầu, những tăng giảm đột ngột về giá xăng dầu, bất ổn định của tỷ giá đồng
USD..… là những vấn đề đáng lo ngại cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Do vậy,
việc phát triển tất yếu sẽ yêu cầu thị trường chứng khoán xuất hiện nhiều loại hàng
hóa mới để đáp ứng nhu cầu cao hơn của thị trường. Ngoài 2 sản phẩm trên thị trường
là cổ phiếu (CP) và trái phiếu (TP), tháng 8/2017, UBCKNN đã đưa vào thêm một sản
phẩm mang tên “Hợp đồng tương lai chỉ số VN30”. Đây là sản phẩm đầu tiên giúp
nhà đầu tư tiếp cận làm quen tới thị trường phái sinh tiền đề cho một thị trường đa
dạng chủng loại để người tham gia có thể lựa chọn nhiều cơ hội đầu tư khác nhau.
Về phía các CTCK cung cấp các dịch vụ, khi thị trường cở sở bão hòa, khi các
khách hàng lớn đã giao dịch ổn định thì khi TTCK có thêm sản phẩm mới là cơ hội tốt
để mở rộng phạm vi hoạt động. Để bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, mỗi CTCK nhau
đều cần xây dựng chiến lược phát triển riêng của mình. Có công ty chọn ưu đãi về phí
giao dịch, tăng chất lượng tư vấn, ưu đãi về dịch vụ, ưu đãi hoa hồng để mở rộng nhân
lực môi giới…. Trong hai năm, các CTCK có cuộc chạy đua hết mình, kết quả thực tế
so sánh thị phần phái sinh của các công ty từ cuối năm 2017 đến nay, ta ghi nhận sự
biến động lớn giữa các công ty.

VNDIRECT được biết đến là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu
Việt Nam, với những thành tích đặc biệt nổi trội. Trong 3 năm qua, với sự dịch chuyển
mạnh mẽ của thị trường tài chính nói chung và mảng phái sinh của các CTCK nói
riêng, VNDIRECT là một công ty hội tụ đủ các yếu tố về nguồn lực cũng như trình độ
môi giới, luôn chiếm một vị trí trong top đầu và cũng chứng kiến sự thay đổi lớn trong
thị phần môi giới hợp đồng tương lai. Bên cạnh đó, CTCK này cũng gặp những khó
khăn trong việc duy trì vị trí xếp hạng của mình. Mặc dù đạt được kết quả kinh doanh
tốt ở giai đoạn 2017-2018, tuy nhiên kết thúc năm 2019, VNDIRECT đã gặp phải sự
sụt giảm lớn về cả thị phần cũng như doanh thu ở hoạt động kinh doanh môi giới phái
sinh. Ngoài ra, đầu năm 2020, kinh tế thế giới đang hứng chịu tác động không hề nhỏ
từ đại dịch COVID-19. Các tổ chức tài chính nói chung và các công ty chứng khoán
nói riêng, đại dịch này đã, đang và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng lớn đến kết quả
kinh doanh của năm 2020 và tương lai sau này. Bên cạnh chứng khoán cơ sở, chứng
khoán phái sinh được coi là một công cụ “Hedging danh mục” rất thu hút nhà đầu tư
trong giai đoạn kinh tế bất ổn và thị trường đi xuống này. Chính vì thế, em chọn đề tài
“Giải pháp mở rộng hoạt động tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tại công ty
chứng khoán VNDIRECT” nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề tư vấn cũng như phát
triển dịch vụ tư vấn của các CTCK nói chung và Công ty Chứng khoán VNDIRECT
nói riêng đồng thời góp một phần nhỏ về cái nhìn trực quan công tác tư vấn sản phẩm
phái sinh này.


4

Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30
trong hoạt động môi giới của công ty chứng khoán
Chương 2: Thực trạng tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 của công ty
chứng khoán Vndirect
Chương 3: Giải pháp mở rộng tư vấn hợp đồng tương lai VN30 của Công ty

chứng khoán Vndirect

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TTCK

: Thị trường chứng khoán

CTCK:

Công ty chứng khoán

UBCKNN

: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

HĐTL

: Hợp đồng tương lai

CN

: Chi nhánh

MG

: Môi giới

ĐHKTQD


: Đại học Kinh tế Quốc dân

CKPS

: Chứng khoán phái sinh


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 1: Hội đồng quản trị và cổ đông nội bộ của Vndirect năm 2019......................23
Bảng 2: Kết quả doanh thu từ hoạt động đầu tư và tự doanh của VNDIRECT giai
đoạn 2017 - 2019........................................................................................................29
Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty chứng khoán VND giai đoạn 2017-2019
.................................................................................................................................... 32
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu của VNDIRECT giai đoạn 2017-2019............................33
Bảng 5: Doanh thu hoạt động môi giới của VNDIRECT...........................................37
Bảng 6: Số lượng tài khoản có giao dịch giai đoạn 2017-2019.................................39
Bảng 7: Thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết tại HNX năm 2019..............................40
Bảng 8: Thị phần môi giới cổ phiếu thị trường UPCOM năm 2019..........................40
Bảng 9: Thị phần môi giới phái sinh.........................................................................41

Biểu đồ 1: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động môi giới chứng khoán năm
2017 – 2019 (đơn vị: triệu đồng)................................................................................28

Sơ đồ 1: Cơ cấu cổ đông của Vndirect năm 2019......................................................25
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của VNDIRECT..................................................................26

Ảnh 1: Giao diện app Protrade...................................................................................35

Ảnh 2: Room tư vấn trực tuyến trên Zalo...................................................................36
Ảnh 3: Page tư vấn trên Facebook.............................................................................37
Ảnh 4: Biểu phí giao dịch Chứng khoán phái sinh mới áp dụng từ ngày 26/02/2019 ở
VNDIRECT.................................................................................................................39


6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG TƯƠNG
LAI CHỈ SỐ VN30 TRONG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN
1.1.

Tổng quan về công ty chứng khoán

1.1.1. Khái niệm
Hệ thống pháp luật và các quy định quản lý, giám sát vở lĩnh vực chứng khoán ở
mỗi nước trên thế giới có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy, định nghĩa về công ty
chứng khoán cũng vì vậy mà có sự khác biệt ở mỗi nước. Tại Việt Nam, Quyết định số
27/2007/QĐ-BTC đã nêu ra quy định rõ về định nghĩa Công ty chứng khoán: “Công
ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán,
bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán”. Như vậy,
công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện một số nghiệp vụ
trên thị trường chúng khoán, được thành lập dựa trên cơ sở pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm
So với phần lớn các doanh nghiệp trên thị trường, CTCK là một TCTC được xếp
vào nhóm có loại hình kinh doanh có điều kiện khác biệt hoàn toàn. TTCK là một
trong những kênh huy động vốn có tính nhạy cảm và đặc biệt tác động rất lớn đến nền
kinh tế, vì vậy, khi thực hiện nghiên cứu các CTCK thì cần phải liên hệ rõ ràng các

điều kiện do luật pháp quy định, bên cạnh đó là các nguyên tắc ứng xử riêng của
ngành.
Các đặc điểm của CTCK bao gồm:
 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Nếu có đỉ điều kiện và được cấp phép từ UBCKNN, một CTCK có thể có một
hoặc nhiều nghiệp vụ chứng khoán để kinh doanh. Hoạt động kinh doanh chính của
CTCK là kinh doanh chứng khoán gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng
khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, CTCK
cũng có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và một số loại dịch vụ khác. Trong
trường hợp muốn được xin cấp phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì CTCK cần có
vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của các loại hình đó.
 Hình thức, tổ chức pháp lý
CTCK chỉ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, phổ
biến nhất hiện nay là mô hình công ty cổ phần. Với yêu cầu này, đòi hỏi các CTCK
phải đảm bảo được những đặc thù của hoạt động kinh doanh chứng khoán như là đảm
bảo độ tin cậy cao, hạn chế rủi ro và yêu cầu thị trường mang tính quốc tế cao.


7

 Nhân sự
Chứng khoán là lĩnh vực hoạt động có nghiệp vụ phức tạp, độ rủi ro lớn và có mức
độ ảnh hưởng cao đến đời sống kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, sự đòi hỏi về nhân viên
các CTCK cũng khắt khe không kém, như phải là người có trình độ tốt nghiệp đại học
trở lên về chuyên ngành tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, có tư cách đạo
đực nghề nghiệp và có chứng chỉ hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
 Cơ sở vật chất
Đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khoán là phải có sàn giao dịch, nơi mà
các nhà đầu tư tới để thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán và tiếp nhận thông tin
thị trường. Do đó, khi tiến hoành đăng kí hoạt động, CTCK phải đáp ứng yêu cầu về

trụ sở phù hợp cho việc kinh doanh chứng khoán. Bên cạnh đó, CTCk cũng phải đáp
ứng các yêu cầu về chuẩn hệ thống các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho quá trình
thực hiện lệnh của khách hàng, thông báo nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ các thông
tin giao dich, kiểm tra số dư cho khách hàng,…Ngoài những điều kể trên, CTCK cũng
cần đáp ứng điều kiện về hệ thống kho kết để đảm bảo lưu giữ an toàn chứng khoán
cho cho các nhà đầu tư khi thị trường chưa được phi vật chất hóa chứng khoán.
 Cán cân lợi ích của khách hàng và công ty
Ở lĩnh vực sản suất kinh doanh và cung cấp dịch vụ thì lợi ích của khách hàng và
lợi ích của chính doanh nghiệp bao giờ chũng có mối liên hệ chặt chẽ và thường ít
mâu thuẫn. Tuy nhiên, đối với hoạt động của công ty chứng khoán, bên cạnh việc
cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì đôi khi vẫn xảy ra xung đột về mặt lợi
ích giữa hai bên. Sự xung đột kể trên có thể được dẫn tới từ hoạt động môi giới, tự
doanh hay tư vấn đầu tư chúng khoán. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt
lớn trong hoạt động của công ty chứng khoán trên TTCK với các loại hình kinh doanh
trong các lĩnh vực khác.
1.1.3. Vai trò
Với những đặc điểm và vị trí hoạt động trực tiếp trong thị trường huy động vốn
lớn, công ty chứng khoán là một định chế tài chính quan trọng trên thị trường chứng
khoán. Vai trò của công ty chứng khoán vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước, là một trong những nhân tố chính điều
tiết kinh tế thị trường nói chung.
 Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đến người sử
dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành).
Mục tiêu khi tham gia vào thị trường chứng khoán của các TCPH là huy động vốn
thông qua việc phát hành các chứng khoán. Vì vậy, thông qua hoạt động đại lý phát
hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động
vốn phục vụ các nhà phát hành.


8


Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên tắc
trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không
được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Các
công ty chứng khoán sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tưvà nhà phát
hành. Và khi thực hiện công việc này, công ty chứng khoán đã tạo ra cơ chế huy động
vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán.
 Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự doanh hoặc
vai trò nhà tạo lập thị trường).
Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường
quyết định. Nhưng vì nhà đầu tư không tham gia một cách trực tiếp vào quá trình mua
bán, vì vậy, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các
công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán là những thành viên của thị trường, do
vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Giá cả của mỗi loại
chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK, vì vậy, trên thị
trường sơ cấp, các công ty chứng khoán cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá
đầu tiên.
 Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán (hoán chuyển từ chứng khoán ra tiền
mặt, và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ dàng).
Các CTCK tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường đã giúp cho thị trường chứng
khoán có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.
Trên thị trường cấp 1, do thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng
khoán hoá, các công ty chứng khoán không những huy động một lượng vốn lớn đưa
vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các
tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán
giao dịch trên thị trường cấp 2. Điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho
người đầu tư. Trên thị trường cấp 2, thông qua việc thực hiện các giao dịch mua và
bán, các công ty chứng khoán giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền
mặt và ngược lại. Ngoài ra, những hoạt động trên cũng giúp làm tăng tính thanh
khoản của những tài sản tài chính.

 Giảm chi phí giao dịch, giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Thông qua CTCK, việc mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư sẽ được tiết kiệm
hơn từ việc giảm thiểu chi phí cho việc tìm kiếm đối tác, từ đó sẽ tiết kiệm được chi
phí giao dịch, dẫn đến tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Bên cạnh
đó, CTCK cũng đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch.
Mặt khác, thông qua hoạt động môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, CTCK còn
giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư hiệu quả cao, từ đó giúp họ tham gia thị
trường một cách thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa đầu tư chứng khoán.
Việc luôn luôn tìm kiếm và gia tăng tệp khách hàng đã giúp CTCK có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc kích cầu chứng khoán.


9

 Đối với cư quan quản lý, công ty chứng khoán có vai trò cung cấp và kiểm soát
thông tin về thị trường chứng khoán.
Các thông tin công ty chứng khoán có thể cung cấp bao gồm về thông tin về các
cổ phiếu, thông tin giao dịch, tin tức của tổ chức phát hành, dữ liệu ngành và doanh
nghiệp. Qua đó, cơ quan quản lý thị trường có cơ sỡ dữ liệu tham khảo để có các biện
pháp điều chỉnh thị trường hợp lý. Ngoài ra, công ty chứng khoán cũng kết hợp với cơ
quản quản lý để kiểm soát thông tin nhà đầu tư, tránh các hành vi sai trái trên thị
trường chứng khoán.
1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh chính
Theo quy định của Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung năm 2014, công ty
chứng khoán được tiến hành thực hiện các nghiệp vụ sau:
 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian và đại diện cho khách hàng mua,
bán chứng khoán để hưởng hoa hồng. Thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc
thị trường OTC, các CTCK thay mặt cho khách hàng tiến hành giao dịch tại đó. Các
quyết định đầu tư là của khách hàng, CTCK ko chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư.

Hiện nay, nghiệp vụ môi giới đang được thực hiện ở tất cả các công ty chứng
khoán tại Việt Nam. Theo yêu cầu của thị trường nên nhà đầu tư phải mua, bán chứng
khoán qua các trung gian tài chính mà không được trực tiếp thực hiện từ tổ chức phát
hành. Nhiệm vụ chính của nhân viên “môi giới giao dịch” là cung cấp thông tin về các
công ty niêm yết, các thông tin về thị trường cho khách hàng để và đại diện cho khách
hàng thực hiện các hoạt động mua bán. Tuy nhiên, khi thị trường phát triển thì hoạt
động môi giới phải thể hiện được vai trò là cầu nối giữa cáu nhà đầu tư mua bán, đưa
ra những lời khuyên khách quan để các nhà đầu tư có quyết định tỉnh táo hơn trong
quá trình mua bán. Khi tiến hành giao dịch, khách hàng sẽ phải trả một khoản phí, gọi
là hoa hồng môi giới cho CTCK, đây cũng là nguồn thu quan trọng của các CTCK.
 Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Tự doanh là hoạt động tự mua bán chứng khoán từ chính nguồn lực tiền của các
CTCK. Đây chính là một khoản đầu tư của công ty vì hoạt động này được thực hiện
nhằm mục đích thu về lợi nhuận cho công ty bằng việc mua bán chứng khoán với các
nhà đầu tư khác. Nghiệp vụ này và nghiệp vụ môi giới hoạt động song song với nhau,
phục vụ cho như cầu thực hiện lệnh của khách hàng, đồng thời phục vụ cho chính
công ty
Hoạt động tự doanh của các CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên
SGDCK hoặc thị trường OTC. Trên thị trường OTC, CTCK với vai trò là nhà tạo lập
thị trường, được nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng
khoán và có thể thực hiện mua bán với khách hàng để thu về lợi nhuận từ chênh lệch
giá.


10

Ở nước ta hiện nay thì chỉ có một số CTCK thực hiện hoạt động tự doanh vì theo
quy định pháp luật thì có những yêu cầu bắt buộc, đầu tiên là yêu cầu về vốn điều lệ
của nghiệp vụ này là 12 tỷ.
 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các CTCK là hoạt động thực hiện chào bán,
phân phối chứng khoán của các doanh nghiệp cổ phần hóa ra công chúng và thực hiện
bảo lãnh. Nhờ có lợi thế về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm, nghiệp vụ
bảo lãnh được phổ biến ở các công ty chứng khoán, nó giúp tổ chức phát hành hoàn
thành các thủ tục chào bán chứng khoán, tổ chức phân phối cũng như bình ổn giá
chứng khoán trong giai đoạn đầu. Ở nước ta hiện nay thì không nhiều CTCK thực
hiện nghiệp vụ này, là những công ty có sự hỗ trợ từ ngân hàng mẹ về năng lực, vốn
và mối quan hệ sẵn có.
 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích,
công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. Nghiệp vụ này
đòi hỏi về trình độ chuyên môn và nhiều chất xám vì sức ảnh hưởng rất lớn đến thành
quả đầu tư của khách hàng trong khi người tư vấn vẫn được nhận khoản tiền gọi từ
dịch vụ này bất kể kết quả như thế nào.
Trong mảng tư vấn về tài chính doanh nghiệp các công ty chứng khoán thực hiện
các hoạt động: Tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp,
chuyển đổi hình thức sở hữu, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, chia tách, sát
nhập… Những mảng hoạt động này đòi hỏi đội ngũ nhân viên tư vấn của công ty
chứng khoán cần phải nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề tài chính doanh nghiệp một
cách chuyên sâu.
1.2.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán

1.2.1. Các loại hình môi giới
 Môi giới quầy (Môi giới mới)
Đây là tên gọi cho những nhân viên mới vào nghề với nhiệm vụ chính là tiếp xúc
khách hàng vãng lai. Công việc chính của những môi giới quầy là xử lí các dịch vụ
phát sinh và giải quyết nhu cầu giao dịch của khách hàng tại quầy và thông qua điện
thoại. Từ đó giúp họ có thể làm quen với công việc và nắm được các quy trình và thủ

tục cơ bản như mở tài khoản và đặt lệnh,…
 Chuyên viên tư vấn
Với những nhân viên môi giới đã tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm làm việc trên
thị trường và có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, bên cạnh đó là thực hiện đủ quy chuẩn
đạo đức của một nhà môi giới, họ đủ khả năng để trở thành chuyên viên tư vấn, có
dịch vụ tư vấn đầu tư riêng. Để có thể làm tốt nhiệm vụ của một chuyên viên tư vấn,
các nhà môi giới phải chịu sức ép rất cao từ công ty và cả phía khách hàng. Họ vừa


11

phải hoàn thành chỉ tiêu doanh số mà công ty đề ra, nhưng mặt khác cũng phải nắm
bắt được tâm lí, thói quen, “khẩu vị” đầu tư của khách hàng để đưa ra những khuyến
nghị tốt nhất. Tất nhiên, nếu hoàn thành tốt công việc thì thành quả mang lại chính là
phần lương kinh doanh cũng rất xứng đáng. Không những vậy, quá trình đồng hành
cùng khách hàng cũng sẽ giúp cho ccs chuyên viên tư vấn ngày càng hoàn thiện và
nâng cao trình độ, có uy tín cao trong lĩnh vực môi giới.
 Môi giới ủy thác
Yêu cầu của nghiệp vụ này rất cao nên không bắt buộc ở các CTCK. Để có thể trở
thành một môi giới ủy thác, nhân viên môi giới phải có đủ bản lĩnh, tự tin và xây dựng
được niềm tin vững chắc từ khách hàng. Cụ thể, môi giới ủy thác sẽ giao dịch trực tiếp
trên tài khoản khách hàng. Thường là các khách hàng có vốn lớn và chấp nhận rủi ro
cao. Nếu đạt được kết quả tốt, nhân viên môi giới sẽ được hưởng lợi từ phí giao dịch
và cả hoa hồng từ khách hàng.
1.2.2. Lợi ích đem lại
Là một loại hình dịch vụ phát sinh từ quá trình giao dịch chứng khoán, dịch vụ môi
giới đã trở thành một ngành nghề chính thức trong chứng khoán. Khi sử dụng dịch vụ
này, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích như sau:
 Tăng hiệu quả giao dịch
Công ty môi giới chính là chủ thể chung cấp dịch vụ đắc thù. Điều đó có nghĩa là

các CTCK phải có giấy phép kinh doanh, đăng ký mô hình kinh doanh tại tổ chức cơ
quan nhà nước để được cấp phép kinh doanh. Không những thế, mục tiêu hướng đến
của mỗi công ty đều là sự phát đạt và ngày càng thịnh vượng. Để phát triển một cách
bền vững, yêu cầu các CTCK phải chú trọng đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao, là
những chuyên viên giỏi về kỹ năng giao tiếp và trình độ phân tích tốt để xây dựng tệp
khách hàng và định hướng đúng đắn về lĩnh vực chứng khoán.
 Tính tiện lợi
Một bộ phận lớn nhà đầu tư tự do cho rằng đầu tư chứng khoán qua môi giới là
không cần thiết. Tuy nhiên so với khoản phí phải trả cho dịch vụ môi giới, thực tế hiệu
quả mang lại thường cao hơn rất nhiều. Các nhà đầu tư khi sử dụng dịch vụ môi giới
không phải biết nhau hay hẹn gặp để thực hiện giao dịch mà thông qua môi giới hoạt
động mua bán vẫn được xác lập. Điều này giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian
cũng như công sức và hạn chế chị phí phát sinh.
 Sử dụng thời gian hiệu quả
Nhà đầu tư có thể dễ thấy đây là một ưu điểm nổi trội của dịch vụ môi giới chứng
khoán. “Thời gian là vô giá”, nếu không giao dịch thông qua môi giới, nhà đầu tư sẽ
phải tốn khá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm đối tác nhưng không phải lúc nào cũng
có thể thành công, từ đấy mất đi rất nhiều chi phí cơ hội.


12

 Sự phát triển của nghề môi giới chứng khoán
Trong thời đại các mạng 4.0 hiện nay, mọi CTCK đều cố gắng nâng cao chất lượng
dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những dịch vụ quan trọng được
cung cấp như: tra cứu tài khoản/ lệnh giao dịch, hỗ trợ nhà đầu tư ứng trước tiền bán,
vay cầm cố, cho vay với tài sản đảm bảo là cổ phiếu đang nắm giữ
1.2.3. Khái niệm tư vấn hợp đồng tương lai chỉ số VN30
Tư vấn phái sinh là một loại dịch vụ môi giới. Thông qua việc phân tích, đánh giá
các thông tin tình hình biến đồng của thị trường, các chuyên viên tư vấn tại CTCK

hoặc một tổ chức hoạt động kinh doanh môi giới khác sẽ đưa ra nhứng khuyến nghị
hữu ích về việc đầu tư vị thế mua, bán.
Hiện nay, những thị trường chứng khoán quốc tế có sản phẩm phái sinh như Mỹ,
Trung Quốc, Canada,... Vì nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhà đầu tư nên hầu hết
các CTCK hiện nay đều hỗ trợ song hành dịch vụ tư vấn phái sinh bên cạnh dịch vụ
môi giới để tạo ra sự đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.2.4. Nội dung tư vấn
1.2.4.1.
-

Quy trình tư vấn

Hướng dẫn khách hàng các khái niệm, đặc điểm giao dịch quan trọng

Các khái niệm về hợp
Giải thích
đồng tương lai
Hợp đồng tương lai

Là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một
giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được
xác định trước

Tài sản cơ sở

Là đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái
sinh.

Ký quỹ


Khoản đặt cọc để tham gia giao dịch chứng khoán
phái sinh, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh
toán của hai bên hợp đồng.

Vị thế

Trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng
phái sinh mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ.

Đóng vị thế

Mở một vị thế đối ứng với một vị thế đang nắm giữ
có cùng tài s ản cơ sở và ngày đáo hạn.

Giá thanh toán cuối Mức giá của hợp đồng phái sinh được dùng để tính


13

ngày

toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày của từng hợp
đồng.

Mức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày
giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh dựa
Giá thanh toán cuối
trên tài sản cơ sở đó, dùng để tính t oán giá trị
cùng
lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của

hợp đồng.
Hệ số nhân hợp đồng

Hệ số quy đổi giá trị của Hợp đồng tương lai chỉ số
thành tiền.

Khối lượng mở

Số lượng hợp đồng của một loại Chứng khoán phái
sinh đang còn tồn tại ở một thời điểm.

Đặc điểm của chỉ số
Giải thích
VN30
Tên hợp đồng

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Mã hợp đồng

VN30F

Tài sản cơ sở

Chỉ số VN30

Hệ số nhân

100.000 đồng


Quy mô hợp đồng

100.000 đồng x điểm chỉ số cơ sở

Tháng đáo hạn

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý
tiếp theo

Phương thức giao dịch

Khớp lệnh & thỏa thuận

Thời gian giao dịch

Phiên ATO: 8h45’ – 9h00’
Phiên liên tục sáng: 9h00’ – 11h30’


14

Phiên liên tục chiều: 13h00’ – 14h30’
Phiên ATC: 14h30’ – 14h45’
Biên độ dao động giá

+/- 7%

Bước giá

0,1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng)


Đơn vị giao dịch

01 Hợp đồng

KLGD tối thiểu

01 Hợp đồng

Ngày GD cuối cùng

Ngày Thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn

Ngày thanh toán cuối
Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
cùng
Phương
toán

thức

thanh

Thanh toán bằng tiền

Phương pháp xác định
Giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch
giá thanh toán cuối
cuối cùng của Hợp đồng tương lai.
cùng


Giá tham chiếu

Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền
trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu
tiên)

 Hướng dẫn nộp, ký quỹ tài khoản
Chuyên viên tư vấn sẽ hướng dẫn khách hàng mở tài khoản phái sinh bằng cách
điền đầy đủ thông tin cá nhân vào mẫu hợp đồng mở tài khoản online hoặc offline.
Bước tiếp theo là hướng dẫn cách nộp tiền và ký quỹ tài khoản phái sinh, Để giao
dịch chứng khoán phái sinh, sau khi đã hoàn tất nộp tiền vào tài khoản Phái sinh,
khách hàng cần nộp tiền ký quỹ lên VSD. Khách hàng có thể rút ký quỹ từ VSD về
tài khoản Phái sinh khi số tiền ký quỹ dư thừa so với nghĩa vụ ký quỹ.
 Hướng dẫn các bước giao dịch


15

 Giao dịch nộp, rút tiền
 Đặt lệnh giao dịch
 Sổ lệnh
 Quản lý danh mục
1.2.4.2.

Chiến lược đầu tư

Để có thể đầu tư có hiệu quả tốt, nhà đầu tư chứng khoán phái sinh cần xây dựng
được chiến lược phù hợp. Với những nhà đầu tư mới hoặc chưa có kinh nghiệm sẽ dễ
mắc phải những sai lầm trong quá trình đầu tư. Vì vậy, các chuyên gia đã gợi ý một

số chiến lược đầu tư như sau:
 Chiến lược 1: Đầu cơ theo xu thế giá
Nhà đầu tư sẽ mua bán hợp đồng dựa theo xu thế thị trường để ăn chênh lệch giá.
Cụ thể, trong trường hợp thì trường tăng (bullish view), nhà đầu tư có thể mua hợp
đồng và bán khi giá tăng. Ở chiều ngược lại, khi giá có xu thế giảm (Bearish view) thì
nhà đầu tư nên bán HĐTL và mua khi chỉ số giảm để kiếm lợi nhuận
Tuy nhiên, để tránh trường hợp dự đoán sai xu hướng giá dẫn đến tài khoản bị lỗ
quá nhiều và có thể bị cháy tài khoản, nhà đầu tư cũng được khuyến cáo nên dùng các
biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Cụ thể, lệnh Stoploss (cắt lỗ) -1% bán
HĐTL khi chỉ số giảm xuống 1% luôn được các chuyên viên tư vấn khuyến cáo sử
dụng để giảm thiểu rủi ro. Việc này có thể xem như nhà đầu tư đang mua bảo hiểm
với tài khoản phái sinh.
Đối với thị trường cơ sở, nhà đầu tư chỉ có lãi khi giá cổ phiếu tăng, nhưng với thị
trường phái sinh thì nhà đầu tư vẫn có thể kiếm lời khi dự đoán đúng xu thế giảm của
thị trường. Đây cũng chính là điểm tạo được sự hấp dẫn đối với rất nhiều nhà đầu tư
hiện nay.
 Chiến lược 2: Phòng ngừa rủi ro cho danh mục nắm giữ
Trường hợp được đặt ra là nhà đầu tư sở hữu danh mục chứng khoán rộng gắn liền
với chỉ số VN30. Khi nhà đầu tư tin thị trường sẽ giảm trong thời gian tới tuy nhiên
lại muốn tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vì nhiều lý do như chi phí giao
dịch hoặc khó khăn trong việc mua lại những cổ phiếu yêu thích ở mức giá tốt.
Khi đó, nhà đầu tư có thể thực hiện bán HĐTL VN30Fyymm. Lúc này, sự giảm
giá trị danh mục sẽ được bù đắp bởi việc giảm điểm HĐTL. Như vậy, nhà đầu tư có
thể phòng ngừa rủi ro rất tốt mà vẫn có thể giữ nguyên danh mục của mình. Thậm
chí, nếu nhà đầu tư đã chốt lời danh mục trong khi chỉ số vẫn tăng vì dòng tiền dịch
chuyển sang các nhóm cổ phiếu khác thì vẫn có cơ hội kiếm lời từ thị trường phái
sinh.
 Chiến lược 3: Chiến lược giao dịch trong ngày



16

Khi thực hiện chiến thật giao dịch trong ngày, nhà đầu tư có thể kiếm được mức lợi
nhận cao từ chứng khoán phái sinh nhờ việc có thể đóng mở vị thế trong ngày mà
tránh được các rủi ro qua đêm. Chiến lược này rất phù hợp với những nhà đầu tư
nhanh nhạy, có phản ứng tốt với diễn biến tình hình thị trường.
Với tỷ lệ ký quỹ thấp (10-15%) và có thể kiếm lời từ cả 2 chiều tăng, giảm của thị
trường, bên cạnh đó có thể kết hợp với chứng khoán cơ sở để phong ngừa rủi ro,
chứng khoán phái sinh có thể mang lại cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so
với chứng khoán thông thường, Mặc dù vậy, “rủi ro cao, lợi nhuận lớn”, để có thể
mang về được thành quả lớn, nhà đầu tư cũng phải chấp nhận rủi ro lớn không kém,
đặc biệt với những nhà đàu tư chưa thực sự hiểu và có đủ kiến thức, kinh nghiệm về
thị trường chứng khoán phái sinh.
1.2.4.3.

Chiến thuật giao dịch

Chuyên viên tư vấn cần nắm rõ và tư vấn cho các nhà đầu tư các quy định cơ bản
cũng như chiến thuật giao dịch hợp lý để họ có thể vận dụng giao dịch linh hoạt của
mình, từ đó mới có quá trình giao dịch hiệu quả. Bên cạnh đó là tư vấn cách sử dụng
các lệnh đặc biệt, phù hợp với nhận định của nhà đầu tư dựa trên diễn biến thị trường
và quan điểm của các nhà đầu tư.
1.2.5. Vai trò của hoạt động tư vấn hợp đồng tương lai
 Vai trò đối với nhà đầu tư
 Giúp quản lý vị thế tốt hơn
Ban đầu, chuyên viên tư vấn đóng vai trò là người quản lý tài khoản của khách
hàng. Lúc này, nhà môi giới sẽ cập nhật, cung cấp thong tin thị trường trong nước và
quốc tế, từ đó đưa ra những dự báo về xu thế thị trường trong ngắn, trung và dài hạn
đến nhà đầu tư. Vì vậy, nhờ có sự hỗ trợ từ nhà môi giới, nhà đầu tư sẽ lựa chọn vị thế
đầu tư hiệu quả hơn và giảm thiểu được rủi ro.

 Nắm bắt thị trường chứng khoán tốt hơn
Từ những thông tin thị trường từ nhà môi giới. nhà đầu tư sẽ dần có thêm kiến
thức về thị trường chứng khoán, từ đó có thể nắm bắt thị trường kịp thời hơn. Trên cơ
sở đó, nhà đầu tư ngày càng nâng cao khả năng đánh giá và dần tích lũy được nhiều
kinh nghiệm trong đầu tư tài chính.
 Tiết kiệm thời gian
Ở Việt Nam, chứng khoán chưa quá phổ biến, vì vậy hầy hết nhà đầu tư nhỏ lẻ
tham gia trên thị trường đều là không chuyên, họ chủ yếu là những người làm kinh
doanh, nhân viên văn phòng,… tham gia với mong muốn gia tăng lợi nhuận trên
khoản vốn nhàn rỗi nên việc theo dõi thị trường gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng nhờ
có dịch vụ tư vấn của các CTCK, họ có thể tiết kiệm được thời gian theo dõi, tìm kiếm
thông tin để có thể tập trung làm công việc chính một cách hiệu quả hơn.


17

 Đối với công ty chứng khoán
Với những công ty chứng khoán có kinh doanh dịch vụ tư vấn hợp đồng tương lai,
uy tín được nâng cao từ việc có thể cung cấp các dịch vụ tốt, đa dạng. Bên cạnh đó ,
doanh thu từ dịch vụ này cũng là một khoản đáng kể, giúp nâng cao hiệu quả kinh
doanh và tăng lợi thế cạnh tranh với những công ty chứng khoán khác không có dịch
vụ này.
Việc hoạt động song song tư vấn phái sinh và chứng khoán cơ sở sẽ giúp CTCK
thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng hơn.
 Đối với thị trường chứng khoán
Tư vấn hợp đồng tương lai có tác động tích cực tới thị trường chứng khoán, góp
phần thực hiện được các nhiệm vụ giao cho các CTCK là phát triển dịch vụ và sản
phẩm hợp đồng tương lai,nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và phản ánh với các
bộ phận xây dựng dịch vụ trên thị trường, giúp cải thiện những hạn chế của sản phẩm
hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm trong dài hạn, từ đó thu hút được càng nhiều nguồn

vốn nhàn rỗi phục vụ cho việc đầu tư, xây dựng phát triển thị trường. Ngoài sản phẩm
hợp đồng tương lai trong thị trường phái sinh, tương lai thì sẽ có nhiều loại được đưa
vào như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi,….
Nghiệp vụ môi giới được thâm nhập sâu hơn vào cộng đồng các doanh nghiệp và
nhà đầu tư nhờ có hoạt động tư vấn, là yếu tố quan trong góp phần tạo nên văn hóa
đầu tư trong người dân, cải thiện môi trường kinh doanh của nước nhà.
Hơn nữa còn tăng tính cạnh trạnh giữa các công ty chứng khoán trên thị trường
chứng khoán, thúc đẩy các môi giới của các công ty không ngừng nâng cao và cải
thiện trình độ chuyên môn của mình. Quá trình này giúp nâng cao chất lượng và
nghiệp vụ của nhân viên môi giới nói riêng và cải thiện môi trường đầu tư nói chung
theo hướng đa dạng và chuyên nghiệp.
1.3.

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tư vấn phái sinh trong hoạt động môi giới
chứng khoán
1.3.1. Tốc độ tăng trưởng của “Thị phần môi giới hợp đồng tương lai”
Chỉ tiêu được tính với công thức = (Tổng khối lượng giao dịch của CTCK/Tổng
khối lượng giao dịch trên toàn TTCK) năm n / (Tổng khối lượng giao dịch của
CTCK/Tổng khối lượng giao dịch trên toàn TTCK) năm n-1.
Tổng khối lượng giao dịch trên toàn TTCK được Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội công bố mỗi quý. Với thị phần càng cao thì sức mạnh cạnh tranh của công ty
càng lớn và ngược lại, đây là một chỉ số quan trọng phản ảnh được hiệu quả kinh
doanh của mỗi công ty tham gia. Chỉ số này chỉ rõ sự thay đôi của vị trí xếp hạng về
thị phần của CTCK qua các năm. Kết quả cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của
nhà đầu tư khi chọn công ty để hợp tác và mở tài khoản giao dịch.
1.3.2. Tốc độ tăng trưởng của “Doanh thu môi giới”


18


Chỉ tiêu được tính với công thức = Doanh thu môi giới phái sinh năm n/ Doanh
thu môi giới phái sinh năm n-1
Hiện tại, doanh thu của công ty chứng khoán có ảnh hưởng nhiều từ doanh thu
môi giới. Được tổng hợp trên tổng phí môi giới sau mỗi giao dịch thành công (sau khi
chiết khấu cho nhân viên môi giới theo thỏa thuận). Ở mỗi công ty thì tỷ lệ phí và tỷ lệ
chiết khấu cho nhân viên là khác nhau. Tỷ lệ chiết khấu cho nhân viên cũng là một
yếu tố thu hút nhân lực chất lượng trong ngành. Thế nhưng, luôn phải điều chỉnh phí
môi giới ở một ngưỡng phù hợp để không bị mất chất xám và công ty vẫn phát triển.
Việc doanh thu môi giới tăng cũng chứng tỏ được nhân viên môi giới mời chào được
nhiều khách hàng, số giao dịch nhiều hơn, chứng tỏ hiệu quả tư vấn càng ngày càng
được nâng cao.
1.3.3. Tốc độ tăng trưởng của “Số lượng tài khoản có giao dịch thực tế”
Chỉ tiêu này được tính với công thức = Số lượng tài khoản active năm n/ Số
lượng tài khoản active năm n-1
Khiến cho khách hàng quan tâm và chú ý đến các dịch vụ của công ty, thuyết phục
được khách hàng đồng ý mở tài khoản là thành công đầu tiên của môi giới khi tiếp cận
khách hàng.Việc số lượng mở tài khoản tăng chứng tỏ công tác marketing và chính
sách của công ty có hiệu quả, có phần hấp dẫn được các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một
khách hàng có thể mở nhiều tài khoản ở nhiều công ty chứng khoán nên nhiều khách
hàng chỉ mở tài khoản để nhận các dữ liệu phân tích miễn phí. Do đó, để đánh giá
chính xác hơn, cần phải lọc ra số lượng tài khoản có giao dịch thực tế ở CTCK đó.
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
 Khả năng tài chính
Năng lực tài chính hay hiểu chính xác là vốn, luôn là yếu tố được mọi nhà quản trị
xem xét. Đối với sản phẩm phái sinh, quy mô vốn lớn thì CTCK có thể lựa chọn phát
triển cạnh tranh với các CTCK theo 2 hướng. Một là tập trung vào chất lượng tư vấn
bằng cách đào tạo nguồn nhân lực hoặc tăng chất lượng các yếu tố bổ trợ về các báo
cáo thông kê cho hoạt động phân tích thêm chính xác. Thứ 2, là đa dạng sản phẩm,
dịch vụ với sản phẩm mới. Ví dụ như về dịch vụ ký quỹ, phí trong giao dịch.
 Chiến lược kinh doanh

Đây là đường thẳng vạch ra trong các bản báo cáo đầu năm, là căn cứ để các bộ
phận của CTCK lấy làm bản lề, xây dựng và hành động nhất quán, không lệch hướng
khỏi con đường ấy. Có tính chất dài hạn nên chỉ có thể ghi nhận tổng kết sau mỗi thời
kì hoạt động. Chiến lược đúng đắn sẽ biểu hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh cuối
quý, cuối năm. Nếu chiến lược sai lầm, sẽ đưa công ty vào trạng thái khó khắn. Khi
thị trường có thêm sản phẩm mới, những chính sách và chiến lược mới sẽ là vô cùng
quan trọng.
 Năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực


19

Để có một chiến lược kinh doanh đi đúng hướng, quan trọng nhất chính là cơ quan
đầu não – ban quản trị. Là những người định hình con đường đi tốt nhất cho công ty
nên năng lực, tầm nhìn của ban quản trị cần thiết ở tầm cao hơn. Thích nghi với các
sản phẩm mới, ban lãnh đạo cũng cần không ngừng học hỏi kinh nghiệm quản trị của
các nhân tổ chức đã thành công.
Đối với dịch vụ môi giới, là nhân sự cấp dưới, đảm nhiệm các công việc tại các bộ
phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và hỗ trợ khách hàng, các chuyên viên chăm
sóc khách hàng và nhân viên bộ phận nghiệp vụ. Ngoài ra có các nhân viên kĩ thuật và
nhân viên truyền thông của công ty. Các bộ phận có liên quan ảnh hưởng tới nhau.
Vậy nên với chất lượng nguồn nhân lực tốt, mọi vấn đề sẽ được xử lí nhanh, chính
xác, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của khách hàng hơn.
 Cơ sở vật chất công ty
Là yếu tố tài sản cố định như địa điểm các chi nhánh, hội sở, phòng DVCK lưu
động,… Và hệ thống thông tin, phần mềm chứng khoán, giao diện, bảng giá,... là
những tài sản mà công ty chứng khoán đầu tư để phục vụ cho các hoạt động cung cấp
dịch vụ.
Trong môi trường cạnh tranh, khách hàng có nhiều lựa chọn giữa các CTCK. Vậy
nên nếu có hệ thống giao dịch chat lượng, giao diện đẹp, dễ nhìn và cung cấp đủ thông

tin cần thiết cho người dùng, CTCK đó sẽ có lợi thế hơn.
1.4.2. Các nhân tố khách quan
 Các thông tin chính trị trong và ngoài nước
TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế vì tính nhạy cảm của nó. Mà
kinh tế - chính trị là mối quan hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau. Thông tin chính trị ổn
định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm dùng tiền nhàn rỗi tham gia đầu tư. Thị trường cũng
sẽ thu hút được cả dòng vốn nước ngoài. Ngược lại, trước các thông tin bất ổn, tranh
chấp, sự lo ngại tăng lên. Các nhà đầu tư, dòng tiền sẽ lựa chọn phương án an toàn
hơn là đứng ngoài đẻ tránh né rủi ro.
 Diễn biến của thị trường tài chính
Đi cùng sự phát triển của thị trường là sự thay đổi của CTCK trên các phương diện
sản phẩm dịch vụ để theo kịp thời đại. Cơ chế đơn giản là khi TTCK phát triển, TTCK
tất yếu sẽ thu hút được nhiều dòng vốn nội và ngoài. Đồng thời nhiều sản phẩm mới
sẽ góp phần làm đa dạng hơn môi trường đầu tư, nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn theo
đúng nhu cầu. Quy mô thị trường sẽ to hơn, nhu cầu các dịch vụ tăng lên sẽ là điều
kiện phát triển tốt đối với các CTCK.
 Khung pháp luật và môi trường pháp lý
Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng và các CTCK nói riêng
phải tìm hiểu kĩ. Căn cứ vào đây, các công ty có thể được thúc đẩy phát triển hoặc bị


20

hạn chế các hoạt động. Những vấn đề vi phạm tới khung pháp lý là điều mà các công
ty đều muốn tránh. Trên cơ sở này, CTCK quan tâm các quy định mới để xây dựng
cho mình chiến lược tốt nhất có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.
 Đối tượng trực tiếp trải nghiệm dịch vụ
Đây là đối tượng trải nghiệm trực tiếp các dịch vụ, các CTCK cần nghiên cứu và
đáp ứng các nhu cầu phát sinh. Tuy nhiên, do xét ở yếu tố tính cách, cảm xúc, tình
huống khác nhau mà CTCK khó khăn trong việc tạo ra bộ quy tắc ứng xử riêng với

mỗi nhu cầu. Mặt khác, CTCK khó kiểm soát chất lượng và các ý không chính đáng
của khách hàng nhằm mang các tư vấn truyền ra ngoài hay bôi nhọ uy tín của CTCK.


21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TƯ VẤN HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ
VN30 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
2.1. Tổng quan về Công ty chứng khoán Vndirect
2.1.1. Thông tin chung
 Thông tin tổng quan
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
Tên viết tắt: VNDS
Slogan: Wisdom to success (Hội tụ trí tuệ - Lan tỏa thành công)
Chính thức cấp giấy phép thành lập theo Quyết định số 30/QĐ-UBCKNN ngày
20/12/2006 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Email:



Website:

/>
 Mạng lưới
 Trụ sở chính
Số 1 Nguyễn Thượng Hiền – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tell : 024 3972 4568 Fax : 024 3972 4568
 Chi nhánh Cần Thơ
Tầng 3, Tòa nhà STS số 11B Hòa Bình, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP.Cần
Thơ

Tell : 02923766959 Fax : 02923826331
 Phòng giao dịch Lê Văn Lương – Hà Nội
Tầng 3, Tòa nhà Diamond Flower, số 48 đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội
Tell : N/A Fax : N/A
 Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Tòa nhà THE 90th PASTEUR, số 90 Pasteur, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Tell : 028 7300 0688 Fax : 028 3914 6924


22

 Chi nhánh Đà Nẵng
Tầng 3, Tòa nhà Bưu điện, 271 Nguyễn Văn Linh, P. Vĩnh Trung, Tp. Đà nẵng.
Tell : 0236 382 1111 Fax : 0236 389 8616
 Chi nhánh Vinh – Nghệ An
số 354B Nguyễn Văn Cừ, Phường Hưng Phúc, tp Vinh, Nghệ An
Tell : 0238 868 8466 Fax : N/A
 Chi nhánh Bình Dương
Tầng 18 tòa nhà Becamex Tower, 230 Đại Lộ Bình Dương, Phường Phú Hòa, Thủ
Dầu Một, Thành phố Bình Dương.
Tell : 0274 2222659 Fax : 0274 2222660
 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (sau đây gọi tắt là VND) là một
trong những công ty uy tín trong lĩnh vực tài chính – chứng khoán Việt Nam và thuộc
top 3 công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam và thị phần môi giới đứng thứ 2 trong
đầu năm 2019 trên cả hai sàn HOSE và HNX (theo HOSE và HNX công bố). Tham
gia thị trường vào ngày 16/11/2006 với mục đíhc mang lại cho nhà đầu tư những công
cụ hỗ trợ đắc lực trong đầu tư chứng khoán, công ty được thực hiện các hoạt động với
đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh theo giấy phép của UBCKNN. Với sự hỗ trợ và định

hướng của công ty mẹ là Tập đoàn Đầu tư IPA cùng với đội ngũ cán bộ quản lí dày
dặn kinh nghiệm về môi trường kinh doanh và mạng lưới quan hệ hợp tác, trong hơn
13 năm thành lập, VND đã dần khẳng định vị trí của mình trên sàn chứng khoán Việt
Nam với nhiều thành tựu đáng kể.


Tháng 11/2006: Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT nhận Giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh số 0103014521 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp ngày 07/11/2006 và Giấy phép hoạt động số 22/UBCK-GPHĐKD do Chủ
tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/11/2006 với vốn điều lệ ban đầu
là 50 tỷ đồng.



Năm 2007: Công ty tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và là doanh nghiệp đầu
tiên tại Việt Nam cung cấp giải pháp giao dịch chứng khoán trực tuyến toàn diện.



Năm 2010: Vốn điều lệ tăng lên 1.000 tỷ đồng vào cuối năm và chính thức
niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là
VND.


23



Năm 2011: VND dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán tại sàn giao dịch
HNX và nhận giải thưởng Doanh nghiệp có giao dịch trực tuyến tin cậy nhất do

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam trao tặng.



Năm 2014: VND tăng vốn điều lệ lên gần 1.550 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu xấp xỉ
1.900 tỷ đồng và lọt TOP 3 công ty chứng khoán có vốn lớn nhất trên sàn giao dịch
đồng thời VND được HNX vinh danh là 1 trong 9 công ty chứng khoán tiêu biểu
trong giai đoạn 2009 – 2014.



Năm 2015: VND nằm trong TOP 10 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch
trái phiếu lớn nhất trên cả 2 sàn HOSE và HNX và được vinh danh là 1 trong 3
công ty có dịch vụ môi giới tốt nhất giai đoạn 2005 – 2015.



Năm 2016: VND dẫn đầu thị trường về số tài khoản cá nhân và tổng tài sản
ròng của khách hàng do VND quản lí đạt xấp xỉ 26.000 tỷ đồng.



Năm 2017: VND nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán
phái sinh và cung cấp các dịch vụ liên quan đến chứng khoán phái sinh của
UBCKNN.



Năm 2018: VND được UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng kí thay đổi tăng
vốn lên 2.204,3 tỷ đồng và trở thành Công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn thứ 3

trên thị trường.

Kể từ khi thành lập tới nay, VNDIRECT luôn cam kết đặt lợi ích của khách hàng
lên hàng đầu và xây dựng sự tin tưởng của khách hàng trên cơ sở chất lượng của dịch
vụ cung cấp. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản và phục vụ trực tiếp lợi ích của các nhà đầu
tư trên thị trường vốn như: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký
chứng khoán,… VNDIRECT đã trở thành một địa chỉ tin cậy đối với các doanh
nghiệp có nhu cầu về các dịch vụ liên quan tới dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư như:
phát hành chứng khoán huy động vốn, cổ phần hóa, niêm yết chứng khoán, tái cơ cấu
vốn, sát nhập doanh nghiệp,…
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1.

Mô hình tổ chức

 Hội đồng quản trị và cổ đông nội bộ
Bảng 1: Hội đồng quản trị và cổ đông nội bộ của Vndirect năm 2019
Tên

Phạm Minh Hương
Vũ Hiển

Chức danh
Chủ
tịch
HĐQT
kiêm
Tổng Giám đốc
Phó chủ tịch


Số cổ phiếu nắm Tỷ lệ sở hữu cổ
giữ tính đến đầu phần có quyền
năm 2019
biểu quyết(%)
6.414.458
180

2,914
0,000082


24

Nguyễn
Giang
Christopher
Bertram
Brinkerborn
Beselin
Phạm
Nhật



HĐQT
Hoàng Thành
HĐQT
Thành
HĐQT


Vũ Nam Hương
Điêu Ngọc Tuấn
Thị

viên

Thành
viên
HĐQT
(độc
lập)
Giám đốc
Giám đốc tài
chính
Trưởng
Ban
Kiểm toán nội
bộ

Quang

Trần Vũ Thạch

Nguyễn
Ninh

viên




Kế toán trưởng

0

0

0

0

0

0

100

0,05

130

0,06

20

0,01

25.597

0,01


 Cơ cấu cổ đông

Cơ cấu cổ đông của VNDIRECT năm 2019
Cổ đông khác
4.93% 2.91%
9.34% 5.04%

Công ty TNHH MTV Tài chính
IPA
Pyn Fund Management Ltd
Vietnam Invesments Fund I,
52.29%
L.p.

25.49%

Yurie Vietnam Securities
Invesment Trust
Bà Phạm Minh Hương

Sơ đồ 1: Cơ cấu cổ đông của VNDIRECT năm 2019
Dựa trên biểu đồ trên có thể thấy Pyn Elite Fund hiện đang sở hữu 9,34% cổ
phiếu (tưởng đương với 20,6 triệu cổ phiếu), và là cổ đông lớn thứ hai của VND chỉ
sau Công ty TNHH MTV Tài chính IPA trực thuộc Tập đoàn Đầu tư IPA do ông Vũ
Hiền làm Chủ tịch. Các tổ chức trong nước và nước ngoài nắm giữ gần 2/3 số lượng
cổ phiếu của VND và 7.438 cá nhân trong nước nắm giữ 24,62% (tương đương hơn


25


54 trệu cổ phiếu) trong đó đứng đầu là bà Phạm Minh Hương – hiện đang là Chủ tịch
HĐQT của VNDIRECT.
2.1.2.2.

Cơ cấu bộ máy quản lý

VNDIRECT quản trị theo hướng phát triển trong dài hạn và bền vững, tạo nền
tảng vững chắc cho việc xây dựng thương hiệu của công ty. Chiếc lược quản trị của
công ty cũng thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với đúng tinh thần đưa ra và
luôn hướn tới lợi ích bên vững của khách hàng. Hội đồng quản trị của VND phân tách
trách nhiệm điều hành theo từng chức vụ với mục tiêu đạt được hiệu quả hoạt động
của toàn hệ thống và tạo nền tảng bền vững cho tương lai. Với nguyên tắc quản trị rõ
ràng, VND luôn công bằng, minh bạch và tạo động lực mới trong phát triển kinh
doanh và xây dựng một tập thể mạnh có sức sáng tạo và có năng lực chuyển hóa
những khó khăn thử thách thành cơ hội mới.
Dựa trên khuôn khổ pháp lí của Nhà nước, VND luôn tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định liên quan đến quản trị công ty nói chung cũng như các quy định quản trị
riêng áp dụng cho công ty đại chúng niêm yết. Bên cạnh đó, để duy trì cũng như nâng
cao tính tuân thủ thực hiện quy định pháp luật về quản trị công ty, VND luôn cụ thể
hóa các quy định của Nhà nước thông qua việc ban hành các quy chế nội bộ hay quy
trình nghiệp vụ cho nhân viên thuộc công ty. Ngoài ra, VND không ngừng nâng cao
chất lượng quản trị theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế nhằm nâng cao tính chủ động,
đảm bảo cập nhật kịp thời và đầy đủ các quy định để giúp công ty luôn duy trì và phát
triển giá trị doanh ngiệp theo từng định hướng đề ra.

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của VNDIRECT


×