Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn tin học lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.65 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ABCDEF
PHÒNG GD&ĐT ABCDEF

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT
THỰC HÀNH TRÊN MÁY TÍNH TRONG BỘ MÔN
TIN HỌC LỚP 7

Người thực hiện: ABCDEF
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS GHK
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học

ABCDEF NĂM 2020


MỤC LỤC
1 .MỞ ĐẦU
Trang
1.1 Lí do chọn đề tài............................................................................................3
1.2 Mục đích nghiên cứu.....................................................................................4
1.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM................................................5
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................5
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................5
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề ..................................................................................................................


2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.......................................................................19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................21
3.1 Kết luận .......................................................................................................21
3.2 Kiến nghị .....................................................................................................22

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh
những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện
đại. Môn học này, giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết
vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và
cuộc sống.
Từ năm học 2006 - 2007, môn tin học ở cấp THCS là môn học tự chọn có
thời lượng 2 tiết/tuần ở tất cảc các lớp ở cấp học. Là môn học mới đưa vào trường
phổ thông và có những đặc thù riêng như liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính,
cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc
theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức đi đôi với thực hành. Do vậy,
để dạy học Tin học có hiệu quả, giáo viên một mặt trang bị cho học sinh kiến thức
khoa học về Tin học, phát triển tư duy, mặt khác phải chú trọng rèn luyện kỹ năng
thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và
tiếp cận những công nghệ mới của tin học phục vụ học tập và đời sống.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói riêng
tại trường THCS GHK bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh cũng đã được làm quen
ở nhà và được thoải mái trong không khí học tập tuy nhiên nhiều học sinh còn yếu
về kĩ năng thực hành trên máy tỏ ra ngại thực hành, thao tác cơ bản trên máy còn
chưa chuẩn; đa số thực hành trên máy chỉ tập trung vào học sinh khá và giỏi, số còn

lại chỉ quan sát.
Căn cứ vào số lượng học sinh trong lớp của năm học 2019 – 2020 và tình
hình cơ sở vật chất của trường THCS GHK hiện nay: 1 lớp có 43- 55 học sinh trong
khi đó phòng thực hành chỉ có 25 máy tính hoạt động ổn định. Vì vậy số lượng máy
tính chỉ đảm bảo tối đa 25 em thực hành nếu 1 em/ 1 máy. Trước những băn khoăn
trăn trở như thế nên tôi đa nghiên cứu và thực hiện đề tài: Cải tiến việc tổ chức dạy
học và chất lượng học thực hành môn Tin học lớp 7 trường THCS GHK.
3


1.2 Mục đích nghiên cứu
Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự
phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của
thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của
ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành
học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường.
Năm học 2019 – 2020 nhà trường trang bị phòng máy vi tính mới số lượng
25 máy để giảng dạy. Vấn đề thật khó khăn khi phải đảm bảo đủ số lượng các tiết
thực hành cho các lớp và đảm bảo vấn đề chất lượng giờ dạy thực hành, tôi nhận
thấy rằng cần phải cải tiến việc tổ chức dạy học và học thực hành môn Tin học nói
chung và Tin học 7 nói riêng trong nhà trường nhằm đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng
và số lượng giờ học thực hành cho học sinh giúp các em có được kiến tức cơ bản
nền tảng với môn học khá mới mẻ này tạo sự say mê ham thích môn học. Nhằm
phát huy khả năng sáng tạo say mê hứng thú hơn đối với môn Tin học, đồng thời
trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp. Đó là mục đích chính khi tôi chọn
đề tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 7 trường THCS GHK. Việc nghiên
cứu và thực hiện nhằm cải tiến việc tổ chức dạy học và học thực hành môn tin học
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, phân loại được đối tượng và đưa ra

các yêu cầu phù hợp với các đối tượng học sinh đó.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực trạng hiện tại, tiến hành thực nghiệm qua tiết dạy thực tế, có
đối chứng kết quả trước và sau khi thực hiện.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4


Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là thời đại
thông tin. Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng đã tập
trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu
cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình
thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu,
phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các
lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
Đưa Tin học vào nhà trường nói là một việc làm cần thiết để các em làm
quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến. Chỉ có đổi mới căn bản phương
pháp dạy học và chúng ta có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới
có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ
trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới hướng tới nền kinh tế tri thức.
Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng. Đối với học sinh học tự chọn Tin học này cũng không nằm ngoài với nguyên
lý nhận thức đó. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không
phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính.
Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kĩ
năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học
hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thực tế qua những năm tôi học tập và được trực tiếp giảng dạy bộ môn tin
học cũng như qua trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như được nhà trường
tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về CSVC trang thiết bị, kế hoạch và con người phục
vụ công tác đưa tin học vào nhà trường. Tuy nhiên chất lượng bộ môn qua các năm
học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm
chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng. Đồng
thời do các em phải học nhiều môn học, học thêm nhiều nên các em cũng không có
thời gian dành cho thực hành môn tin học, muốn đạt chất lượng cao các em phải
5


tiếp xúc với máy tính nhiều nhưng mỗi tuần chỉ có 2 tiết trên lớp thì các em chưa
thể thực hành hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì sẽ chóng quên.
Bên cạnh đó cũng có những khó khăn phải kể đến đó là phòng thực hành với
số lượng máy tính còn ít (25 máy hoạt động ổn định) không đủ để đáp ứng số lượng
học sinh trong trường cũng như trong một lớp học có 43 – 55 học sinh/ 1 lớp, như
vậy trung bình từ 1,72 – 2,2 em/ 1 máy tính.
Tài liệu học tập môn tin học còn hạn chế (các em ít có tài liệu tham thảo)
cho nên học sinh thụ động trên lớp cũng như học ở nhà.
Việc tổ chức dạy và học thực hành môn Tin học được thực hiện: Giáo viên
giao bài tập thực hành trên máy chiếu một số em tự giác làm bài, các em còn lại
ngồi làm việc riêng không chú ý. Lớp học đông, nhốn nháo dẫn đến tranh giành
máy tính, giáo viên rất khó kiểm soát lớp và không hướng dẫn được đến từng đối
tượng học sinh cụ thể. Tất cả những khó khăn trên đã làm phá vỡ kế hoạch lên lớp
của người giáo viên. Kết quả sau khoá học kỹ năng thực hành của nhiều em còn
yếu kém, kết quả kiểm tra thực hành trên máy không đạt hoặc đạt ở mức trung
bình.
Môn Tin học được đưa vào giảng dạy tại trường THCS GHK là môn học tự
chọn nên chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn vì thế chất lượng học tập
còn hạn chế. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn

phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. Một thực tế khác là ý thức học
tập của một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động,
không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu.
Qua những tiết học đầu tiên tôi tiến hành khảo sát đã thu được kết quả như
sau:

Kết quả khảo sát đầu năm học 2019-2020
Loại

Kết quả kiểm tra lí thuyết (%)

Kết quả kiểm tra thực hành (%)
6


Giỏi
10%
7%
Khá
20%
9%
TB Khá
30%
12%
Trung bình
35%
40%
Yếu, kém
5%
32%

Kết quả khảo sát đầu năm học 2019-2020 (phần thực hành)
TT

Lớp

Sĩ số

1
2
3
4
5
6
7

7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
7A6
7A7

49
48
51
54
43
55
53


Kết quả kiểm tra đầu năm
HS tự thao tác
Cần hướng dẫn
Không biết thao tác
SL
%
SL
%
SL
%
10
20,4
24
49
15
30,6
12
25
25
52,1
11
22,9
15
29,4
23
45,1
13
25,5
16

29,6
25
46,3
13
24,1
9
20,9
20
46,5
14
32,6
19
34,5
25
45,5
11
20
15
28,3
25
47,2
13
24,5

Qua khảo sát cho thấy kết quả kiểm tra lý thuyết học sinh hiểu bài và làm
được bài, với các tỉ lệ tương đối hợp lý. Còn về kết quả kiểm tra thực hành trên lớp
của học sinh thì tỉ lệ thực hành đạt yêu cầu không cao (chiếm khoảng 70%) con số
đó đã chứng tỏ khi kiểm tra thực hành học sinh còn lúng túng, còn thiếu kỹ năng
thực hành máy tính do quá trình tham gia các tiết học thực hành trên lớp học sinh
phải ngồi ghép hoặc không có máy, về nhà học sinh không biết thực hành cái gì vì

không có tài liệu học tập.
Là một giáo viên dạy bộ môn Tin học tôi luôn suy nghĩ phải đưa ra những
giải pháp như thế nào để các em thực hành đạt được hiệu quả cao và tạo được sự
thích thú trong giờ học thực hành. Sau một thời gian suy nghĩ tiến hành thực
nghiệm tôi đã thu được những kết quả rất tốt sau đây tôi xin đưa ra một số giải
pháp trong việc nâng cao chất lượng giờ học thực hành tin học 7.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
a. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp

7


Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem
như đã thành công một nửa, nhưng đó chỉ xem như bước khởi đầu cho một tiết dạy
còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng
học sinh trên lớp. Do đặc điểm tình hình của trường THCS GHK tôi nhận tấy cần
phải cải tiến việc tổ chức dạy - học thực hành và các công việc cấp thiết phải làm
ngay là:
- Máy tính được đánh số thứ tự từ 1 đến 25. Phân công cụ thể học sinh ngồi
thực hành trên một máy tính cố định suốt cả năm học để tránh tình trạng các em
tranh giành nhau làm cho việc ổn định lớp mất nhiều thời gian gây mất trật tự lớp
học và đòi hỏi các em phải có trách nhiệm bảo quản, giư gìn máy tính của mình.
- Chia lớp thực hành theo nhóm để đảm bảo yêu cầu: 2 học sinh/1máy (có
vài lớp thì một vài máy phải có 3 học sinh) lưu số thứ tự đăng kí các em xen kẽ học
sinh giỏi, học sinh khá với học sinh trung bình và yếu kém khai thác tối đa năng lực
thực sự của các em. Nhưng em khá giỏi có thể hướng dân cho học sinh trung bình,
yếu kém
- Quá trình thực hành một em thao tác em còn lại nhiệm vụ quan sát, sửa sai
các lỗi thường gặp, sau khi chạy xong chương trình thì đổi vị trí cho nhau.

- Giáo viên theo dõi từng nhóm xem các em có làm đúng nhiệm vụ không,
nếu phát hiện lỗi sai thường gặp giáo viên cho lớp học dừng lại sửa sai rút kinh
nghiệm chung cho cả lớp học.
- Trong quá trình thực hành giáo viên cho điểm nhóm hoặc cá nhân xuất sắc
để khuyến khích học sinh học tập tích cực chủ động và sáng tạo.
- Soạn bài tập thực hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bám sát nội
dung SGK cũng như phân phối chương trình môn học do Phòng Giáo Dục qui định
và phô tô 25 bài tập phát cho 25 máy trực tiếp làm bài theo yêu cầu được giao.
- Cài đặt phần mềm phù hợp với yêu cầu như: Windows XP, Office 2007,
Turbo Pascal, và một số phần mềm phục vụ giảng dạy. Cài đặt phần mềm Deep
Freeze khoá cứng ổ đĩa máy tính để phòng chống Virus gây ra lỗi phần mềm, khắc
8


phục triệt để các lỗi do người sử dụng gây ra, cài đặt phần mềm Netoff school
nhằm thuận tiện cho việc quản lí và hướng dẫn học sinh thực hành.
Các bước tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành.
- Giáo viên thao tác mẫu các kĩ năng trên máy chiếu cho học sinh quan sát.
- Hướng dẫn các nhóm thực hành, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động.
- GV quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm:
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát và hỗ trợ khi cần.
+ Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.
+ Trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế tính sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên đưa nhiều cách thực hiện thao tác giúp các em nâng cao kĩ năng.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa thầy - trò, trò - trò trong
môi trường học tập an toàn. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh khá – giỏi để nhóm
đối tượng hỗ trợ này nắm chắc kiến thức; sau đó chính các học sinh này sẽ đóng vai
hướng dẫn các bạn cùng nhóm thực hiện các bài tập do giáo viên giao. Việc này
giúp các em thoải mái trao đổi, không sợ sai; tăng kỹ năng phối hợp, hợp tác.

- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng nhận
xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm.
+ Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn để kịp thời động viên các nhóm
thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt.
b. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh
Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng
là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên
nào cũng phải biết. Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh
thì phải làm được những việc sau:
- Với việc chia nhóm, học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, để
thực hành theo nhóm hiệu quả, buộc giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực
9


hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Vì vậy, giáo viên cần xác định đúng
mức nội dung thực hành, mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng thái
độ phải vừa sức với học sinh, thuộc nội dung học sinh đã được học.
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bản chất của kiến
thức, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết.
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học.
- Cuối cùng làm hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các
hoạt động cụ thể.
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế
để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu.
c. Ví dụ về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành
BÀI THỰC HÀNH 3: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (Tiết 1)
* Thiết kế bài học
A. Xác định mục tiêu trọng tâm của bài:
+ Học sinh biết nhập các công thức và sử dụng công thức trên trang tính.

+ Đối tượng học sinh yếu: Nhập được công thức , sử dụng được một số công
thức để tính toán ở mức đơn giản.
+ Đối tượng học sinh khá - giỏi: Sử dụng khá thành thạo công thức, biết thay
thế nhập công thức bằng ô địa chỉ. Chỉ ra được lợi ích khi sử dụng cách nhập công
thức bằng ô địa chỉ.
B. Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học.
* Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp.
Nhập công thức:
Mục tiêu:
- Học sinh biết lập công thức để tính giá trị, nhập công thức lũy thừa.
- Sau khi đã phân nhóm thực hành phù hợp, giáo viên tiến hành các bước.
- Nêu nội dung và các yêu cầu.

10


- Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của bài tập 1 trước
khi bắt tay vào thực hành tính toán bằng các câu hỏi sau:
? Nêu cách sử dụng các phím dấu "+, *, - ,^, / ,và lũy thừa"?
- Giáo viên cho các nhóm quan sát, nhất là đối tượng học sinh yếu.
Bài tập 1: Sử dụng công thức để tính giá trị sau đây trên trang tính:
- Gv: thực hành trên máy cho hs quan sát cách làm
* Phép tính: 20 + 15;

* Phép tính: (20 - 15) × 3

* Phép tính: (20 × 5) : 4

* Phép tính: (20 : 5)×32


Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh cách nhập công thức tính giá trị của
các phép tính trên máy tính - học sinh quan sát cách làm.
+ Học sinh nhập công thức để giá trị các phép tính của câu a,b bài tập 1.
+ Đối tượng học sinh khá, giỏi thực hiện thao tác nhập công thức tính giá trị
các phép tính của câu c, d bài tập 1.

11


Giáo viên quan sát, tuỳ từng trường hợp cụ thể để chỉ dẫn thêm, đối với
những đối tượng học sinh còn thao tác chậm hoặc còn lúng túng trong xác định các
kí hiệu của phép tính để nhập. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Chú
ý điều chỉnh một số lỗi học sinh hay mắc phải trong quá trình thực hành.
Lập bảng tính và sử dụng công thức
Mục tiêu:
- Học sinh biết cách lập bảng tính, sử dụng các ô địa chỉ để lập công thức.
Biết tính điểm tổng kết của môn học.
- Đối với đối tượng học sinh yếu: Học sinh lập được bảng tính, biết cách sử
dụng ô địa chỉ để lập công thức. Làm bài tập 2: tạo trang tính và nhập công thức:

Nhập theo công thức vào ô tính tương ứng theo bảng sau:
E
1
2
3

F

G


H

I

=A1*5
=A1+B2
=A1*B2
=A1*B2
=(A1+B2)*4
=A1*C4
=B2-A1
=(A1+B2)-C4 =(A1+B2)/C4
=B2^A1-C4
=B2*C4
=(C4-A1)/2
=(B2+C4)
= (B2+C4)/2 =(A1+B2+C4)/3
Qua bài tập 2 giáo viên cho học sinh thấy được lợi ích của việc lập công thức

bằng ô địa chỉ (Giáo viên thay thực tế một số giá trị ở ô địa chỉ và cho học sinh
quan sát ở ô kết quả - học sinh nhận xét).
- Với đối tượng học sinh khá - giỏi: Lập bảng tính, sử dụng công thức để tính
toán vào một bài toán cụ thể như tính lãi suất ngân hàng. Làm bài tập 3.
- Hãy sử dụng công thức để tính xem trong vòng một năm, hàng tháng em có
bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm?
- Hãy lập trang tính như hình 26 để khi thay đổi số tiền gừi ban đầu và lãi
suất thì không cần phải nhập lại công thức.
- Lưu bảng tính với tên So tiet kiem
12



Tổ chức hoạt động:
- Nêu nội dung và các yêu cầu.
- Hướng dẫn thảo luận theo nhóm, yêu cầu của bài tập với các câu hỏi sau:
? Nêu cách tính lãi suất tiền gửi trong một tháng, một năm.
? Cách lập công thức tính.
? Khi thay đổi số tiền gửi tiền lãi suất được thay đổi như thế nào?
? So sánh lợi ích cách lập bằng địa chỉ với cách lập bằng công thức?
Trong bài tập này, đối tượng học sinh yếu quan sát và thực hiện lại một số
thao tác theo yêu cầu của giáo viên
- GV quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm, nhắc nhở, điều chỉnh
kịp thời các nhóm thực hành không hiệu quả và nhận xét đánh giá kết quả.
- Kiểm tra học sinh trong các nhóm:
- Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét về kết quả và sự tích cực của các thành
viên trong nhóm tạo cho các em có ý thức thi đua cao trong học tập.
- Giáo viên tổng kết, bổ sung kiến thức:
+ Nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng địa chỉ và việc sử dụng công thức.
+ Nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để nhắc nhở, khuyến
khích tạo không khí thi đua nhau trong học tập ở các nhóm.
BÀI THỰC HÀNH 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (TIẾT 1)
* Thiết kế bài học:
a/ Xác định mục tiêu trọng tâm của bài:
+ Học sinh biết nhập các công thức và hàm vào ô tính.
+ Biết sử dụng một số hàm cơ bản Average, Max, Min.
13


+ Đối tượng học sinh yếu: Nhập được công thức để tính điểm trung bình, sử
dụng được một số hàm để tính toán ở mức đơn giản.
+ Đối tượng học sinh khá-giỏi: Sử dụng thành thạo công thức, hàm.

b/ Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu), sao chép một số tệp
bảng tính của các bài thực hành trước có liên quan đến bài thực hành (tệp Danh
sach lop em, So theo doi the luc)
* Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp.
Lập công thức tính điểm trung bình.
Mục tiêu:
- Học sinh lập được công thức để tính điểm trung bình.
- Hoạt động theo nhóm, ưu tiên đối tượng học sinh yếu.
- Nêu nội dung và các yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của bài tập 1 trước
khi bắt tay vào thực hành tính toán bằng các câu hỏi sau:
? Lập công thức tính điểm trung bình như thế nào?
? Các thành phần trong công thức có thể là những đối tượng nào?
- Giáo viên thao tác cho các nhóm quan sát, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu
Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành:
+ Đối tượng học sinh yếu thao tác nhập công thức để tính điểm trung bình
của các bạn trong lớp trong cột Điểm trung bình, tính điểm trung bình của cả lớp và
ghi vào ô cuối cùng của cột Điểm trung bình - Hình 30. Cho học sinh lập từng
công thức một để ghi nhớ. Giáo viên quan sát, tuỳ từng trường hợp cụ thể để chỉ
dẫn thêm (VD: sử dụng địa chỉ của các ô thay cho các giá trị cụ thể trong ô, sử
dụng địa chỉ của khối,...)

14


+ Đối tượng học sinh khá -giỏi: Thao tác tính điểm trung bình cho các học
sinh trong danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp. Yêu cầu học sinh phải biết sử
dụng địa chỉ của khối trong công thức tính toán. Với đối tượng này giáo viên có thể
rút ngắn danh sách học sinh trong trang tính để tránh việc các em mất nhiều thời
gian vào việc nhập và chỉnh sửa số liệu trong công thức.

Hướng dẫn cho học sinh ghi lại một số kết quả tính bằng công thức để so
sánh với việc sử dụng hàm trong hoạt động sau.
- Giáo viên chỉnh một số lỗi học sinh hay mắc phải trong quá trình thực
hành.
Sử dụng các hàm để tính toán
Mục tiêu:
- Học sinh sử dụng được các hàm AVERAGE, MAX, MIN để tính toán
- Với đối tượng học sinh yếu: Biết sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm
trung bình, sử dụng được các hàm Max, Min để tìm ĐTB cao nhất và ĐTB thấp
nhất.
- Với đối tượng học sinh khá - giỏi: sử dụng được các hàm AVERAGE,
MAX, MIN để tính toán với phần tham số của hàm đa dạng. Tổ chức hoạt động:
- Nêu nội dung và các yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của bài tập:
? Sử dụng hàm nào để tính điểm trung bình?
? xác định điểm trung bình cao nhất, thấp nhất ta sử dụng những hàm nào?
15


? Các thành phần trong tham số của hàm có thể là những đối tượng nào?
Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành:
+ Đối tượng học sinh yếu thao tác sử dụng hàm Average để tính điểm trung
bình của các bạn trong lớp trong cột Điểm trung bình, tính điểm trung bình của cả
lớp và ghi vào ô cuối cùng của cột Điểm trung bình. Cơ bản sử dụng được các hàm
Max, Min để xác định được điểm trung bình cao nhất, thấp nhất
+ Đối tượng học sinh khá -giỏi: Thao tác tính điểm trung bình cho các học
sinh trong danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp bằng hàm thích hợp. Yêu cầu
học sinh phải biết sử dụng địa chỉ của các ô, khối trong phần tham số của các hàm
để tính toán.
+ Xác định được điểm trung bình cao nhất và thấp nhất của bài tập 3.

+ Trong quá trình này, đối tượng học sinh yếu quan sát và thực hiện lại một
số thao tác theo yêu cầu của giáo viên.
- GV nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời các nhóm thực hành không hiệu quả
- Nhận xét đánh giá kết quả .
- Kiểm tra 1-2 học sinh: Trình bày lại các thao tác.
- Các nhóm tự nhận xét về kết quả và tích cực của các thành viên trong nhóm.
- Giáo viên tổng kết, bổ sung kiến thức:
Nhấn mạnh lợi ích việc sử dụng hàm, địa chỉ so với sử dụng công thức.
Chỉ cho học sinh thấy việc nhập công thức tương tự nhau sẽ mất nhiều thời gian, ta
có thể thực hiện thao tác sao chép (giáo viên thực hiện) để gây hứng thú cho học
sinh trong tiết lý thuyết sau. Nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các
nhóm để nhắc nhở, khuyến khích tạo không khí thi đua nhau trong học tập ở các
nhóm.

BÀI THỰC HÀNH 5: CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM (TIẾT 2)
* Thiết kế bài học:
16


a/ Xác định mục tiêu trọng tâm của bài:
- Học sinh thực hiện sao chép và di chuyển dữ liệu.
- Thực hiện sao chép công thức.

Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:
+ Học sinh thực hiện được và thực hiện thành thạo các các thao tác sao chép
công thức và di chuyển dữ liệu.
+ Đối tượng học sinh yếu: Học sinh thực hiện được các thao tác sao chép công
thức và di chuyển dữ liệu.
+ Đối tượng học sinh khá-giỏi: Học sinh thực hiện được và thực hiện thành thạo
các thao tác sao chép công thức và di chuyển dữ liệu.

b/ Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu),
* Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp.
Thực hành sao chép và di chuyển công thức và dữ liệu
Bài tập 3:
GV: Thực hiện thao tác trên màn chiếu - HS quan sát các thao tác và thực hiện trân

máy tính nhóm của mình.
a,Tạo bảng tính

b.Tính tổng trong ô D1
+ Cách 1 sử dụng công thức:

+ Cách 2 sử dụng hàm:

17


c. Sao chép công thức ô D1 sang các ô D2; E1; E2; E3 ta nhận được kết quả:

- Di chuyển công thức trong ô D1 vào ô G1 và công thức trong ô D2 vào ô G2:

Tìm hiểu các t/h tự điều chỉnh của công thức khi chèn thêm cột mới.
Bài 4 SGK/48 Thực hành chèn và điều chỉnh độ rộng của cột, chiều cao của hàng.

+ Chèn 1 hàng, chèn 1 cột
GV: Yêu cầu HS mở “Bảng theo dõi thể lực” đã lưu ở bài thực hành 2.
GV: cho học sinh nhắc lại các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của
hàng, cách chèn thêm một cột, một hàng
- Gọi 1 học sinh thực hiện thao tác trên màn chiếu cả lớp theo dõi và thực
hành trên máy tính nhóm của mình, quản lí, giám sát học sinh thực hành theo

nhóm, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời các nhóm thực hành không hiệu quả
- Kiểm tra 1-2 học sinh: Trình bày lại các thao tác trong 2 hoạt động.
- Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét về kết quả và sự tích cực của các thành
viên trong nhóm tạo cho các em có ý thức thi đua cao trong học tập.
- Giáo viên tổng kết, bổ sung kiến thức:
Nhấn mạnh lợi ích của việc sao chép và di chuyển công thức đỡ tốn nhiều
thời gian trong việc nhập lại công thức.
18


Công cụ chèn thêm cột, hàng và mở độ rộng của cột và hàng làm cho công
việc làm bảng thuận tiện hơn rất nhiều.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Tình hình lớp ổn định, trật tự. Trong giờ thực hành không có hiện tượng
nhốn nháo, máy hỏng. Giáo viên có điều kiện tiếp xúc, hướng dẫn từng em học sinh
đặc biệt là các em yếu kỹ năng thực hành. Chất lượng giờ dạy, giờ học thực hành
vì thế mà được nâng lên rõ rệt.
Kỹ năng thao tác trên máy tính của một số em học sinh rất tốt khiến giáo
viên trực tiếp giảng dạy cũng phải bất ngờ và qua đó tôi đã rút ra được nhiều bài
học quý giá cho bản thân. Máy tính chạy tốt, có hệ thống bảo vệ phòng chống virus
và lỗi phần mềm thông thường.
Kết quả khảo sát phần thực hành sau khi thực hiện
TT

Lớp

1
2
3

4
5
6
7

7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
7A6
7A7


số
49
48
51
54
43
55
53

Tự thao tác
SL
%
17
34.7%
16
33.3%

20
39.2%
22
40.7%
14
32.6%
26
47.3%
21
39.6%

Kết quả kiểm tra đầu năm
Cần hướng dẫn Không biết thao tác
SL
%
SL
%
30
61.2%
2
4.1%
30
62.5%
2
4.2%
29
56.9%
2
3.9%
30

55.6%
2
3.7%
27
62.8%
2
4.7%
28
50.9%
1
1.8%
30
56.6%
2
3.8%

So sánh kết quả kiểm tra khi thực hiện đề tài tôi thấy trước khi thực hiện đề
tài: Tỉ lệ học sinh đạt kết quả giỏi còn thấp mà đặc biệt là tỉ lệ học sinh trung bình
lại rất cao tới 35%. Học sinh nào làm được bài tập, học sinh nào không làm được
giáo viên rất khó nắm bắt được, số lượng máy hư hỏng ngày càng nhiều, việc chủ
động làm bài của các em bị giới hạn vì bài tập thực hành nhiều và với lớp học đông
19


nên giáo viên hướng dẫn cũng không thể trả lời, kèm cặp được từng em. Sau khi
thực hiện đề tài: Tỉ lệ học sinh đạt kết quả khá giỏi tăng lên rõ rệt, đặc biệt là tỉ lệ
học sinh có kỹ năng thực hành trên máy chưa đạt yêu cầu giảm xuống đáng kể, chỉ
còn 4%, điều này phù hợp với yêu cầu chung cho học sinh .

20



3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Qua quá trình thử nghiệm, áp dụng SKKN tôi nhận thấy SKKN này phù hợp
với nhu cầu thực tiễn trong quá trình giảng dạy thực hành môn Tin học.
Khi áp dụng SKKN cũng đòi hỏi người sử dụng phải luôn biết tự nghiên cứu,
tạo cảm hứng và khơi gợi sự sáng tạo cho họ. Đồng thời nó có sức ảnh hưởng đến
HS qua các bài kiểm tra, mang tính đặc trưng; Giáo dục trực quan, phong phú, đẹp
mắt, sinh động.
Sáng kiến là sự kết hợp hoàn hảo của việc dạy và học, học phải đi đôi với
hành. Như ta đã biết, giáo dục ngày nay được xem là quốc sách hàng đầu của
nước ta. Xã hội ngày càng chăm lo cho giáo dục, nhà nhà, người người đều đi học
và có con em đến trường, do đó, nhu cầu về giảng dạng môn Tin học tại các trường
là rất cần thiết. Do vậy giúp được học sinh tăng khả năng thực hành là đều hết sức
phấn khởi đối với các bậc giáo viên cũng như phụ huynh học sinh trong việc chăm
lo cho con em của mình.
Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình được năm, kết quả đạt được
rất tốt. Tôi cũng đã chia sẻ SKKN này với một số đồng nghiệp giảng dạy ở các
trường khác. Tôi nhận được sự thích thú và đồng tình và cùng nhau thử nghiệm.
Kết quả đạt được của SKKN này cũng khiến các đồng nghiệp tôi, phụ huynh học
sinh bất ngờ và thích thú, HS yêu thích học môn Tin học và biết vận dung kiến thức
đã học vào thực tiễn. Tôi nhận thấy SKKN này có khả năng áp dụng rộng rãi trong
các trường Trung học cơ sở trong Thành phố cung như trong tỉnh.

21


3.2. Kiến nghị:
Để nâng cao được chất lượng giờ học thực hành tốt hơn tôi xin đề xuất một

số vấn đề sau:
- Phòng máy phải được trang bị đầy đủ thiết bị cho việc dạy học và thực
hành.
- Số lượng máy phải trang bị đủ cho từ 1- 2 em HS/1 máy.
Trên đây là những điều tôi rút ra khi dạy học bộ môn tin học 7, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để đề tài của tôi đạt kết quả cao
hơn.
ABCDEF, ngày X tháng Y năm 2020
Người thực hiện

GRHKJDFHK

22


Tài liệu tham khảo
Quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo các tài liệu sau:
1. Quách Tuấn Ngọc, Tin học căn bản
2. Bùi Thế Tâm, Tin học văn phòng
3. Phó Đức Hoà, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực.
4. Phạm Thế Long, Tin học quyển 2, 3, 4 và một số thông tin từ các website, diễn
đàn, blog trên Internet.

23



×