Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế người dân huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------

NGUYỄN THỊ THẢO

ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂN THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ HỌC
MÃ SỐ

: 160310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN TIN

Huế, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn trung thực và
chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả ký tên


Nguyễn Thị Thảo


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi
xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Tin, người Thầy đã tận tâm chỉ dạy, định
hướng và đồng hành, giúp tôi tháo gỡ mọi vướng mắc trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn trường Đại học Sư phạm Huế là cơ sở đón
nhận đào tạo và sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo của
Khoa Địa lý, quý phòng Sau Đại học, phòng Khoa học công nghệ - Tạp chí
khoa học và Môi trường.
Tôi rất biết ơn Ban Chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là Tổ bộ
môn Địa lý kinh tế - xã hội của Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Huế tạo
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và công tác.
Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan, ban ngành ở tỉnh Thừa Thiên Huế: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư
và các phòng, ban trung tâm thuộc UBND thị xã Hương Trà, chính quyền và
nhân dân địa phương đã nhiệt tình giúp tôi thu thập tài liệu và các thông tin
cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin tri ân gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp, các anh chị em học viên cao học cùng lớp đã luôn quan tâm, động
viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Huế,ngày tháng năm 2017

Nguyễn Thị Thảo


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TNDL

: Tài nguyên du lịch

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

CSVCKT

: Cơ sở vật chất kỹ thuật

DT

: Di tích

DTKTNT

: Di tích kiến trúc nghệ thuật

DTLS

: Di tích lịch sử

DTLSVH

: Di tích lịch sử - văn hóa

DSTG


: Di sản thế giới

DSVH

: Di sản văn hóa

ĐVHC

: Đơn vị hành chính

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

KS

: Khách sạn

LN

: Làng nghề

LNTT

: Làng nghề truyền thống

DLCD

: Du lịch cộng đồng


QHTT

: Quy hoạch tổng thể

TP

: Thành phố

TNDLNV

: Tài nguyên du lịch nhân văn


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 5
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 7
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 11
NỘI DUNG .................................................................................................... 12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ................................................... 13
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm du lịch .............................................................................. 13
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch ............................................................ 15
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ...................................................... 15

1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn..................................................... 16
1.1.3. Du lịch cộng đồng ............................................................................. 17
1.1.3.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng ............................................... 17
1.1.3.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng ..................................................... 20
1.1.3.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng. 22
1.1.4. Tính thời vụ của hoạt động du lịch ................................................... 23
1.1.4.1. Khái niệm.................................................................................. 23
1.1.4.2. Đặc điểm ................................................................................... 23
1.1.4.3. Quy luật thời vụ và ý nghĩa ...................................................... 27
1.2. Sinh kế...................................................................................................... 28
1.2.1. Khái niệm về sinh kế ........................................................................ 28

1


1.2.2. Các hoạt động sinh kế ....................................................................... 29
1.2.2.1. Hoạt động sinh kế nông nghiệp ................................................ 30
1.2.2.2. Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp .......................................... 31
1.2.2.3. Mối liên hệ giữa hoạt động sinh kế nông nghiệp và phi nông
nghiệp..................................................................................................... 32
1.2.3. Khung sinh kế bền vững ................................................................... 33
1.2.3.1. Bối cảnh tổn thương ................................................................. 35
1.2.3.2. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế .................................................. 35
1.2.3.3. Chiến lược sinh kế .................................................................... 37
1.2.3.4. Các chính sách và thể chế ......................................................... 39
1.2.3.5. Các chiến lược sinh kế và kết quả ............................................ 39
1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá sinh kế................................................................... 39
1.2.5. Các nguồn lực sinh kế ....................................................................... 42
1.2.5.1. Nguồn lực con người ................................................................ 42
1.2.5.2. Nguồn lực tự nhiên ................................................................... 44

1.2.5.3. Nguồn lực xã hội ...................................................................... 45
1.2.5.4. Nguồn lực tài chính .................................................................. 46
CHƢƠNG 2. ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ
CỦA NGƢỜI DÂN THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....48
2.1. Khái quát về thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ................................... 48
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ............................................................ 48
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................... 49
2.1.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết,thủy văn : ...................................... 49
2.1.2.2.Địa hình,đất đai, thổ nhưỡng: .................................................... 50
2.1.2.3. Tài nguyên và khoáng sản ........................................................ 54
2.1.3. Điều kiện kinh tế -xã hội................................................................... 55
2.1.3.1.Tình hình dân số và lao động..................................................... 55
2.1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội thị xã Hương Trà thời kỳ 2010-2017 58

2


2.1.3.3. Các lợi thế, hạn chế, thách thức và các nhân tố bên ngoài ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của Hương Trà.............................. 65
2.2. Thực trạng phát triển du lịch thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ..... 68
2.2.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................ 68
2.2.2. Vai trò của du lịch ............................................................................. 83
2.2.3. Thực trạng kinh doanh du lịch .......................................................... 85
2.2.3.1. Thực trạng tổng sản phẩm (GDP) du lịch ................................ 85
2.2.3.2. Thực trạng khách du lịch .......................................................... 86
2.2.3.3. Thực trạng doanh thu du lịch .................................................... 88
2.2.4. Thực trạng đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch ............................... 89
2.2.4.1. Khai thác tài nguyên du lịch ..................................................... 89
2.2.4.2. Số lượng các khu, điểm du lịch ................................................ 90
2.2.4.3. Tình hình số lượng khách đến các điểm, khu du lịch ............... 91

2.2.5. Thực trạng về tổ chức, quản lý và đóng góp cho cộng đồng ............ 91
2.2.5.1. Về tổ chức và quản lý đối với hoạt động du lịch...................... 91
2.2.5.2. Về mức độ đóng góp của cộng đồng địa phương đối với hoạt
động du lịch ........................................................................................... 92
2.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế người dân địa phương .... 93
2.3.1. Ảnh hưởng tích cực........................................................................... 93
2.3.1.1. Phát triển du lịch ảnh hưởng đến kinh tế .................................. 93
2.3.1.2. Ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch đến môi trường...... 97
2.3.1.3. Phát triển du lịch và văn hóa - xã hội ....................................... 98
2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực......................................................................... 100
2.3.3. Thực trạng sinh kế của người dân Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế.................................................................................................. 105
2.3.3.1. Tác động của hoạt động du lịch đến các nguồn vốn sinh kế của
người dân ............................................................................................. 105
2.3.3.2. Việc làm và thu nhập .............................................................. 112
2.3.3.3. Sự bất ổn định do tính mùa trong du lịch ............................... 115
3


Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ DỰA VÀO DU LỊCH CHO
NGƢỜI DÂN THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ......... 118
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp ................................................................... 118
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Bắc Trung
Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .............................................. 118
3.1.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030........................................................................ 118
3.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...................................................... 120
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Thừa
Thiên - Huế giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030 .............. 121

3.2. Đề xuất giải pháp sinh kế cho người dân huyện Hương Trà ................. 123
3.2.1. Giải pháp về nguồn lực ................................................................... 123
3.2.1.1. Giải pháp về dân số ................................................................ 123
3.2.1.2. Giải pháp về lao động ............................................................. 124
3.2.1.3. Nâng cao trình độ dân trí ........................................................ 124
3.2.1.4. Nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm lao động .............................. 125
3.2.1.5. Đào tạo nghề cho người lao động ........................................... 125
3.2.1.6. Giải pháp về quản lý ............................................................... 126
3.2.1.7. Giải pháp về chính sách .......................................................... 127
3.2.1.8. Giải pháp về bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm .............. 128
3.2.2. Giải pháp cho từng mô hình sinh kế cụ thể .................................... 129
3.2.2.1. Mô hình sinh kế: đánh bắt, nuôi trồng – tiểu thủ công nghiệp –
chế biến thủy sản – dịch vụ ................................................................. 129
3.2.2.2. Mô hình sinh kế: trồng trọt, chăn nuôi – đánh bắt – dịch vụ . 132
3.3.2.3. Mô hình sinh kế: hỗn hợp ....................................................... 134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 138
PHỤ LỤC
4


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch đã và đang trở thành nhu cầu phổ biến trong đời sống văn hóaxã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động du lịch cũng vì thế phát
triển rất nhanh, nhiều quốc gia đã xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng do
đã đóng góp rất lớn vào thu nhập quốc dân.
Thừa thiên Huế là một trung tâm văn hóa du lịch lớn của cả nước, là
vùng đất có tiềm năng du lịch phong phú. Nơi đây không chỉ nổi tiếng vì các
danh lam thắng cảnh, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp đã được ngợi ca nhiều

trong các tác phẩm văn hóa, thơ ca như Sông Hương, núi Ngự Bình, đồi Vọng
Cảnh, biển Thuận An... mà còn có hàng trăm di tích văn hóa, lịch sử, di tích
cách mạng có giá trị cao.
Với xu hướng mới trong tiêu dùng của con người trong thời đại hiện nay,
du lịch không những mang lợi nhuận kinh tế đến cho những vùng những quốc
gia có phong cảnh núi non hùng vĩ, những bờ biển thơ mộng mà nó còn mang
lợi nhuận kinh tế về nhiều mặt đến cho những vùng quê xa xôi hẻo lánh.
Hương Trà là thị xã nằm liền kề với thành phố Huế. Đây là địa phương
có sự đa dạng và phong phú về địa hình và cảnh quan thiên nhiên. Với đặc
trưng vừa tiếp giáp với biển vừa có nhiều đồi núi và là địa bàn có tiềm năng
và ưu thế phát triển du lịch. Hiện tại Hương Trà là nơi lưu giữ nhiều công
trình kiến trúc , danh lam thắng cảnh như Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng,
Điện Hòn Chén, khu di tích Chăm Pa. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điểm đến
đầy tiềm năng như Rú Chá và hệ thống sinh thái vùng ngập mặn…
Trong những năm gần đây, sự phát triển du lịch đã tác động không ít đến
đời sống con người, thiên nhiên và môi trường nông thôn. Sự hình thành và

5


phát triển các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Hương Trà góp phần chuyển
dịch cơ cấu ngành và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Phát triển du
lịch đã và đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây.
Tuy nhiên, do phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài
nguyên thiên nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững.
Người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn vẫn còn ít,
chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, việc lựa chọn đề tài “ Ảnh hưởng của
hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế” để nghiên cứu có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của
người dân huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, xây dựng các giải pháp
sinh kế nhằm nâng cao đời sống người dân và khai thác có hiệu quả các thế
mạnh về tiềm năng du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt
động du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đến sinh kế của người dân
địa phương.
Nghiên cứu sinh kế của dân cư dựa vào các điểm du lịch trên địa bàn thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề xuất những giải pháp phù hợp cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho người
dân ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

6


3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đến sinh kế của người dân địa phương.
- Về mặt không gian: Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2010 đến 2017 và định
hướng đến năm 2025.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch về sinh kế, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp sinh kế của dân cư dựa vào các điểm du lịch ở thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp tài liệu, thông tin cập nhật về hoạt
động du lịch và hiện trạng sinh kế của người dân địa phương trong thời gian
gần đây. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu
khoa học tiếp theo trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nói
chung cũng như cho việc góp phần nâng cao đời sống của dân cư, khai thác
có hiệu quả tiềm năng kinh tế và bảo vệ môi trường, hướng tới sinh kế bền
vững cho người dân địa phương trong giai đoạn hiện nay.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp thể hiện sự nhìn nhận đối tượng nghiên cứu một
cách đồng bộ, toàn diện, xem xét chúng là sự kết hợp, phối hợp có quy luật
của các yếu tố tạo thành.

7


Sử dụng tài nguyên du lịch cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với
các tài nguyên khác, với các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Quan điểm này là cơ
sở để đánh giá tổng hợp về thực trạng sinh kế của người dân giai đoạn 20102015 và định hướng đến năm 2020.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm cần được vận dụng khi nghiên cứu các vấn đề địa lí
bởi tất cả các yếu tố, sự vật, hiện tượng dù là tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều
nằm trong một hệ thống nhất định tác động qua lại, phụ thuộc và quy định lẫn
nhau. Sự thay đổi của một nhân tố có thể khiến cả hệ thống thay đổi và ngược
lại. Không một hình thức sản xuất nào tồn tại độc lập mà bao giờ cũng nằm
trong một hệ thống nào đó.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế là một yếu tố trong hệ thống phát triển kinh tế - xã hội. Vì

vậy khi nghiên cứu chúng ta phải đặt chúng trong hệ thống để tìm ra mối liên
hệ.
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm dặc thù của địa lý học nói chung và địa lý kinh tế- xã
hội nói riêng vì đối tượng địa lí luôn phân bố trong phạm vi không gian nhất
định có sự khác biệt giữa nơi này và nơi khác. Hương Trà là một thị xã thuộc
tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó việc áp dụng quan điểm lãnh thổ cho phép xem
xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác , phát hiện các quy luật
phát triển , các nhân tố tác động đến tổ chức không gian kinh tế- xã hội.
Khi nghiên cứu địa lí địa phương, quan điểm này cần vận dụng để
phát hiện ra các cấu trúc bên trong và các mối quan hệ của các thực thể với
các yếu tố khác bên ngoài cũng như sự phân hóa theo không gian.

8


5.1.4. Quan điểm lịch sử- viễn cảnh
Đây là quan điểm tìm đến nguồn gốc lịch sử của các sự vật- hiện tượng
đang tồn tại, lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng. Xác định
xu hướng vận động , dự báo dựa vào căn cứ khoa học, đảm bảo tính tích cực
và sáng tạo, tính kế thừa của địa lí kinh tế- xã hội trong nghiên cứu.
Các cư dân ở thị xã Hương Trà có quá trình hình thành và phát triển lâu
dài và phức tạp. Vì vậy khi nghiên cứu cần phải dựa theo quan điểm này để
đánh giá đúng đắn sự hình thành và phát triển, từ quá khứ đến hiện tại của vấn
đề mình đang quan tâm. Qua đó có thể dự báo tương lai để đưa ra các giải
pháp nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ dân tại các điểm du lịch của thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Hiện nay, phát triển bền vững được xem là quan điểm chủ đạo trong việc
nghiên cứu hoạt động kinh tế - xã hội, bởi mọi tác động của con người đều tác

động lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhân văn của chính họ.
Phát triển bền vững hướng tới một sự phát triển về mọi mặt trong hiện
tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai hay phát triển
mà không ảnh hưởng gì đến tương lai.
Quan điểm phát triển bền vững ngày càng được áp dụng nhiều trong
nghiên cứu các vấn đề địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội. Nghiên cứu sinh kế
của dân cư dựa vào các điểm du lịch ở thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
cũng cần phải đảm bảo quan điểm này.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong các đề tài nghiên cứu.
Cơ sở của phương pháp là dựa vào phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đã được

9


điều tra, thống kê, nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo
tính kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm
nghiệm, công nhận và xã hội hóa nhằm tiết kiệm công sức và thời gian nghiên
cứu.
5.2.2. Phương pháp bản đồ
Theo các nhà khoa học thì bản đồ là ngôn ngữ chung của địa lý, vì nó có
khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các
đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này việc sử dụng bản
đồ là một phương tiện, công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình nghiên cứu. Đề
tài sử dụng, phân tích một số bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ dân cư,
bản đồ du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Có ý nghĩa vô cùng to lớn, đây là phương pháp giúp ta tiếp cận vấn đề
một cách chủ động, trực quan,kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có

được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính
khi tiến hành phương pháp này bao gồm quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép,
chụp ảnh,…tại các điểm nghiên cứu, nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu từ
thực tế ở địa bàn nghiên cứu.
5.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Đây là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu bao
gồm các hoạt động phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng vấn qua điện thoại và
phỏng vấn qua phiếu điều tra, giúp luận văn nắm được thông tin một cách trực
tiếp, chính xác.
Địa điểm nghiên cứu là địa bàn thị xã Hương Trà. Để đạt được mục đích
đề ra và do điều kiện về thời gian, đề tài chỉ tiến hành điều tra tại một số điểm
du lịch đặc trưng, chủ yếu từng loại hình du lịch.

10


Đối tượng điều tra của đề tài chủ yếu người dân tại cộng đồng địa
phương có tài nguyên du lịch.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của hoạt động du
lịch đến sinh kế.
Chương 2. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến sinh kế
người dân thị xã Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3. Đề xuất giải pháp sinh kế dựa vào du lịch cho người dân thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

11



BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ
12


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch được xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu
thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng
đất mới. Về sau, cùng với sự phát triển kinh tế và nhận thức của con người,
hoạt động du lịch ngày càng được phát triển và khái niệm du lịch cũng có
nhiều cách hiểu khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm:
- Giáo sư Hunzinken và giáo sư Krapf (Thụy Sĩ) đã đưa ra khái niệm: “
Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại
và lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục
đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”
- Guer Freuler cho rằng: “Du lịch là một hiện tượng của thời đại chúng
ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của
môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ
đẹp thiên nhiên”.
- Năm 1985 nhà địa lí học I.I.Pirogiơnic định nghĩa: “ Du lịch là một
hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan tới sự di chuyển và
lưu lại tạm thời bên ngoài nơi thường trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao
kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và xã hội”.


13


- Tháng 3 năm 1993, Ủy ban thống kê Liên Hiệp Quốc (The United
Statiscal Commison) phối hợp với tổ chức du lịch thế giới WTO (World
Travel Organization) cho in tài liệu thống kê du lịch (Recommendasion on
Tourism Statistic) với khái niệm du lịch như sau: “ Du lịch là hành động của
con người đi du hành đến và lưu trú tại nơi khác với nơi ở, môi trường thường
xuyên của họ với thời gian không quá một năm (và nhiều hơn 24 giờ) nhằm
mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”.
- Theo pháp lệnh du lịch Việt nam (20/2/1999): “ Du lịch là một ngành
kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên
ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế,
góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước”.
- Khoản 1, Điều 4, Chương 1 Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyển đi của con người ngoài nơi cu
trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.
Như vậy, từ những khái niệm trên chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng
cơ bản về du lịch như sau:
- Du lịch có liên quan tới một tổ hợp những mối quan hệ giữa người, địa
điểm và sản phẩm.
- Những mối quan hệ này nảy sinh thông qua việc con người đi khỏi nơi
thường trú và lưu lại điểm đến.
- Những người du lịch cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với việc nghỉ ngơi,
giải trí.

14



1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005 [1]: “ Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao
động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Theo Nguyễn Minh Tuệ [23]: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên
và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và
phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của
họ, những tài nguyên được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho
việc sản xuất dịch vụ du lịch”.
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể hiểu là các loại tài nguyên tự nhiên có
liên quan đến các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày mang
tính độc đáo, đặc sắc có thể khai thác và phục vụ phát triển hoạt động du lịch,
bao gồm: địa hình, đất đai, khí hậu, nước, động và thực vật.
Đối với du lịch ở huyện Hương Trà, địa hình và đất đai được xem xét
như là một loại tài nguyên du lịch thông qua việc tạo ra các cảnh quan tự
nhiên, tập quán sản xuất và các nông sản địa phương mang tính đặc trưng của
mỗi vùng. Chẳng hạn như ở vùng địa hình cao nguyên với đất đỏ ba dan sẽ
tạo ra cảnh quan đặc trưng là các rừng cây công nghiệp lâu năm, cùng với các
nông sản đặc trưng như cà phê, chè,...là tập quán canh tác cây công nghiệp lâu
năm. Còn đối với vùng địa hình đồng bằng với đất phù sa thì sẽ hình thành
nên những cánh đồng lúa nước và các cây hoa màu, cùng với đó là tập quán
canh tác trồng lúa và cây hoa màu. Và đây chính là những yếu tố hấp dẫn
khách du lịch tham quan, khám phá và tìm hiểu.

15



Ngoài ý nghĩa gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi và sức
khỏe của du khách trong các hoạt động du lịch nói chung,thì đối với du lịch
nông thôn khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động du
lịch thể hiện qua tính mùa của khí hậu. Và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến
tính mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra
các đặc điểm của khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức đời sống và tính cách
của người dân ở mỗi địa phương.
Tài nguyên nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến du lịch thể hiện qua tập
quán sản xuất, sản vật địa phương, tính cách và lối sống của người dân (điều
này thể hiện khá rõ ở các vùng biển, vùng sông nước, đầm phá).
Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động du lịch
thể hiện qua cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học. Vì vậy, ở những vùng có
tài nguyên sinh vật phong phú sẽ là điều kiện tốt để thu hút một lượng lớn
khách du lịch, đặc biệt là những nơi có những loại sinh vật lạ đối với du
khách.
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn có thể hiểu là các loại tài nguyên nhân văn
có liên quan đến các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày
mang tính độc đáo và đặc sắc có thể khai thác và phục vụ phát triển hoạt động
du lịch, bao gồm: đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán sản xuất và định cư,
di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc; các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền
thống; các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác.
Phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa thường có liên quan đến quá trình
hình thành làng quê (các đình làng), liên quan đến tập quán sản xuất (đền thờ
các tổ nghề), tín ngưỡng và tâm linh (chùa, nhà thờ và lăng mộ) mang đậm
sắc thái văn hóa địa phương thường có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Ở

16



các vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc
đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của mỗi địa phương.
Các lễ hội dân gian thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần
thượng võ và khát vọng cuộc sống. Lễ hội nổi bật ở đây như: chọi trâu, cầu
ngư, đua thuyền, xuống đồng, tế làng,...thường có sức hấp dẫn rất lớn đối với
du khách. Bởi vì qua đó họ sẽ hiểu hơn về văn hóa, phong tục tập quán trong
sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương.
Các làng nghề truyền thống là một nét đặc trưng riêng ở các vùng. Đối
với du lịch, có sức hấp dẫn hơn cả là các nghề và làng nghề gắn liền với hoạt
động sản xuất của địa phương như sử dụng nguyên liệu tại chỗ và tạo ra các
sản phẩm phục vụ lại hoạt động sản xuất và đời sống của chính người dân
trong vùng như: nghề rèn, làm chiếu cói, nón lá, nấu rượu gạo, chế biến nước
mắm,...Đây là nơi tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, có sức hấp
dẫn đặc biệt đối với khách du lịch, là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm đặc
sắc, vừa là nơi để khách du lịch có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu các bí quyết
sản xuất những mặt hàng truyền thống.
1.1.3. Du lịch cộng đồng
1.1.3.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng
DLCĐ được hiểu là CĐĐP tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch
mang tính tự phát hoặc có tổ chức tại các địa phương có phân bố các nguồn
TNDL, hoặc gần nơi phân bố các nguồn TNDL
Cụm từ “du lịch cộng đồng”đang dần trở nên quen thuộc, nó được xem
là một bộ phận của du lịch bền vững, hướng vào việc giảm nghèo thông qua
tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, thực hiện công bằng
trong phân chia lợi ích từ du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và các bản sắc văn hóa bản địa.

17



Đến nay đã có một số tổ chức thế giới cũng như một số nhà nghiên cứu
đưa ra các khái niệm về DLCĐ:
Theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF: “ DLCĐ là loại hình du
lịch mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và
quản lý các hoạt động du lịch, và phần lợi nhuận thu được từ hoạt động du
lịch được giữ lại cho cộng đồng”
Các nhà nghiên cứu du lịch Nicole Hause và Wolffgang Strasdas cho
rằng: “DLCĐ là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu do người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý; lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ
đọng lại nền kinh tế địa phương”.
PGS. TS Nguyễn Văn Thanh trong “ Đào tạo DLCĐ, du lịch sinh thái
với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11, 2005, tr 21: `’ Du
lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng
đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo vệ tài
nguyên môi trường cả về tự nhiên và nhân văn tại các điểm, khu du lịch và
đồng thời được hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại”.
Từ viê ̣c nghiên cứu các khái niê ̣m về du lịch dựa vào cộng đồng , tiế n sỹ
Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn
sách của mình: “Du li ̣ch dựa vào cộng đồ ng là phương thức phát triển du li ̣ch
trong đó cộng đồ ng dân cư tổ chức cung cấ p các di ̣ch vụ để phát triển du li ̣ch,
đồ ng thời tham gia bảo tồ n tài nguyên thiên nhiên và môi trường , đồ ng thời
cộng đồ ng được hưởng quyề n lợi về vật chấ t và tinh thầ n từ phát triển du li ̣ch
và bảo tồn tự nhiên”
Tại Hội thảo Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam
tại Hà Nội (2003) và đã được xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia
của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; nâng cao
nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích
18



từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ và các tổ
chức quốc tế”. Theo đó, DLCĐ phải bao gồm các yếu tố: bền vững, dựa vào
cộng đồng và có sự hợp tác chiến lược.
- Tính bền vững: DLCĐ phải duy trì tính bền vững cả về mặt văn hóa
lẫn môi trường – tức là các nguồn lực mà nó huy động và xây dựng trên đó
được bảo tồn để các thế hệ sau vẫn sử dụng được. Điều này không có nghĩa
rằng DLCĐ phản đối sự thay đổi; mà trái lại, cần phải quan tâm đến cả lợi
ích ngắn hạn cũng như dài hạn và cả những thay đổi do DLCĐ mang lại. Vì
thế, tính bền vững không chỉ là những việc làm thực tế như: thu gom rác
thải, bảo tồn các hiện vật truyền thống... mà còn là thái độ tích cực và nhận
thức rõ ràng về giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương.
- Dựa vào cộng đồng: Đòi hỏi phải thực hiện được các nội dung cơ bản:
+ Giao quyền: cộng đồng địa phương tham gia hoặc tốt hơn nữa là
đảm nhận trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các hoạt động du
lịch.
+ Quyền sở hữu: chú trọng tới nhận thức và thái độ của cộng đồng đối
với các nguồn tài nguyên văn hóa, thiên nhiên của địa phương. Ở một số
khía cạnh nào đó, cộng đồng dân cư phải được xem như là người quản lý,
chủ sở hữu các di sản địa phương.
+ Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên: nhằm vào nhiều khía cạnh của sự bền
vững (kinh tế, môi trường, xã hội).
+ Duy trì thu nhập: chia sẻ các nguồn lợi của địa phương xứng đáng
với sự đóng góp của họ trong ngành du lịch, và sự phân phối đó phải công
bằng trong bản thân cộng đồng (không có hành vi độc quyền).
- Hợp tác chiến lược: Để thành công, DLCĐ cần có sự hợp tác và phối
hợp hoạt động một cách đáng kể giữa các đối tác mang tính chiến lược, bao

19



gồm: cộng đồng địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ quan của
Chính phủ, các tổ chức quốc tế về du lịch...
Như vậy, DLCĐ là “ loại hình, hình thái, phương thức phát triển du
lịch” có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của CĐĐP vào các giai đoạn, các
khâu trong quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững
các nguồn tài nguyên môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ hoạt
động du lịch. Hay nói khác đi, DLCĐ là loại hình du lịch bền vững dựa vào
cộng đồng. Để phát triển loại hình du lịch này cần xây dựng kế hoạch hoạt
động cho điểm du lịch một cách cẩn thận và lâu dài.
DLCĐ còn được gọi bởi những tên khác như: Du lịch dựa vào cộng
đồng (Community-based tourism); Du lịch có sự tham gia của cộng đồng
(Community-participation in tourism); Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch
(Community-development in tourism); Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
(Community-based ecotourism)
1.1.3.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng
DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình và các hình thức du
lịch khác như sau:
- DLCĐ là những phương thức phát triển mà cộng đồng dân cư địa
phương là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, khai thác, quản lý tài nguyên
du lịch và các khâu, các hoạt động du lịch trong quá trình phát triển: tham gia
lập và thực hiện quy hoạch du lịch, CĐ ĐP tham gia với cả với vai trò quản
lý, tổ chức điều hành, ra quyết định phát triển du lịch, tham gia kinh doanh du
lịch, sản xuất, cung ứng nông phẩm và các loại hang hóa khác.
- CĐ ĐP giữ gai trò chủ đạo, duy trì các hoạt động kinh động du lịch và
hoạt động KT _ XH có liên quan đến du lịch và du khách.

20



- Phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp trong
việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi
trường vì sự phát triển cộng đồng.
- Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi
cư trú của CĐĐP, là những khu vực có TNDL tự nhiên hoặc nhân văn phong
phú, hấp dẫn..
- Cộng đồng dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền
kề các điểm TNDL, đồng thời cộng đồng phải có quyền lợi và trách nhiệm
tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, phát triển du lịch bền vững.
- Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng tài
nguyên môi trường du lịch, các sản phẩm du lịch , đồng thời duy trì , phát
triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát
triển đa dạng về các ngành kinh tế.
- DLCĐ còn bao gồm cả cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà
nước các cấp, của chính phủ, của các tổ chức và cách thức sản xuất kinh
doanh các sản phẩm du lịch để xã hội hóa du lịch, cộng đồng dân cư được đi
du lịch, được hưởng thụ ngày càng nhiều các sản phẩm du lịch.
Tổ chức phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền
vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng
đồng. Các loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân
và do dân.
Việc tổ chức đầu tư, phát triển, khai thác các loại hình DLC Đ đòi hỏi
nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật,
vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc.

21



×