Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường đại học cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN VĂN CHÂU

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN BẮC

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Văn Châu là học viên cao học Trƣờng Đại học Sƣ phạm,
Đại học Huế. Tôi cam đoan đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long” do chính tôi thực hiện. Các số liệu,
kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực.
Vĩnh Long, ngày….. tháng…… năm 2018

Nguyễn Văn Châu



ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế; Khoa Tâm lý - Giáo dục và quý
thầy/cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Bắc, ngƣời trực
tiếp hƣớng dẫn, chỉ dạy tác giả những kiến thức quý báu để có kết quả ngày hôm
nay.
Xin chân thành cảm Ban giám hiệu trƣờng Đại học Cửu Long, Quý thầy cô
giáo và các bạn sinh viên của Trƣờng Đại học Cửu Long đã cung cấp số liệu, tạo
điều kiện khảo sát và tác giả xin cảm ơn tới các đơn vị, các sở ban ngành trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long đã cung cấp cho tác giả nguồn số liệu quý báu để thực hiện và
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
tốt nhất cho tác giả hoàn thành đề tài trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vĩnh Long, ngày….. tháng…… năm 2018

Nguyễn Văn Châu

iii


MỤC LỤC
Trang


Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ............................................... 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. L DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 7
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 8
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.................................................. 8
4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC ....................................................................................... 9
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 9
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 9
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 9
8. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU ................................................................................. 10
NỘI DUNG .............................................................................................................. 11
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ................................................................... 11
1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................. 11
1.1.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................................... 11
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................. 15
1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 17
1.2.1. Quản lý ............................................................................................................ 17
1.2.2. Quản lý giáo dục ............................................................................................. 18
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng ......................................................................................... 19
1.2.4. Kỹ năng ........................................................................................................... 21
1.2.5. Kỹ năng mềm .................................................................................................. 22
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục ............................................................................ 26
1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm...................................................... 27


1


1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ............................................... 28
1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên .............................. 28
1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ............................. 28
1.3.3. Hình thức và phƣơng pháp hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV .......... 34
1.3.4. Các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ...... 36
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên .................................. 37
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ................ 37
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ................ 38
1.4.3. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV............ 38
1.4.4. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV ..... 38
1.4.5. Quản lý các phƣơng pháp hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV ............ 39
1.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ở SV ....... 40
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ở SV....... 40
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................ 40
1.5.2. Các yếu tố khách quan .................................................................................... 42
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................ 44
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
MỀM CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG ............................ 45
2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Cửu Long ........................................................... 45
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 45
2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng................................................................................... 49
2.1.3. Tình hình đội ngũ giảng viên ở trƣờng Đại học Cửu Long ............................ 49
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát .......................................................................... 50
2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 50
2.2.2 Nội dung khảo sát............................................................................................. 51
2.2.3. Đối tƣợng khảo sát .......................................................................................... 51
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát ..................................................................................... 53

2.2.5. Thời gian tiến hành khảo sát ........................................................................... 53
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trƣờng Đại học
Cửu Long .................................................................................................................. 53

2


2.3.1. Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về sự cần thiết hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long .................................... 53
2.3.2. Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về hình thức giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên .................................................................................................... 54
2.3.3. Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về các kỹ năng trong hoạt động
giáo dục KNM cho sinh viên .................................................................................... 56
2.3.4. Đánh giá về những khó khăn làm giảm hiệu quả của các hoạt động giáo dục
KNM cho SV............................................................................................................. 58
2.3.5. Đánh giá của, CBQL, GV và sinh viên về kết quả giáo dục kỹ năng mềm ở
sinh viên .................................................................................................................... 59
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại
học Cửu Long ............................................................................................................ 60
2.4.1. Quản lý mục tiêu, chƣơng trình kế hoạch giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên... 60
2.4.2. Quản lý các nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ........................... 61
2.4.3. Quản lý về phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên.................................................................................................................... 65
2.4.4. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GD KNM ......... 66
2.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên ............................................................................................................. 68
2.4.6. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên .................................................................................................................... 69
2.4.7. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. . 70
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................ 71

2.5.1. Ƣu điểm ........................................................................................................... 71
2.5.2. Hạn chế............................................................................................................ 71
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................... 72
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2........................................................................................... 72
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
MỀM CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG ............................ 73
3.1. Các nguyên tắc xác lập biện pháp quản lý ......................................................... 73
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ................................................................................... 73

3


3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................................... 73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi................................................. 73
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................. 74
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại
học Cửu Long ............................................................................................................ 74
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về ý
nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ................................................. 74
3.2.2. Quản lý chặt chẽ hoạt động đổi mới phƣơng pháp giáo dục kỹ năng mềm .... 77
3.2.3. Xây dựng, bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ thực hiện công tác hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm ...................................................................................................... 79
3.2.4. Tăng cƣờng quản lý các điều kiện về CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục
kỹ năng mềm ............................................................................................................. 81
3.2.5. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên .................................................................................................... 82
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp .......................................................................... 83
3.4. Khảo sát tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp...................................... 84
3.4.1. Đánh giá về tính hợp lý của các biện pháp ..................................................... 85
3.4.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp..................................................... 87

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................ 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 90
1. Kết luận ................................................................................................................. 90
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
CBQL

Cán bộ quản lý



Cao đẳng

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất


CTGD

Chƣơng trình giáo dục

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐH

Đại học

ĐHCL

Đại học Cửu Long

GD

Giáo dục

GDKNM

Giáo dục kỹ năng mềm

GV

Giảng viên

KNM


Kỹ năng mềm

KT – ĐG

Kiểm tra - đánh giá

MKU

Mekong University



Quyết định

QLGD

Quản lý giáo dục

SV

Sinh viên

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nhân sự hiện tại Trƣờng ĐHCL ....................................... 50
Bảng 2.2: Tình hình khảo sát CBQL, GV và Sinh viên ............................................ 52

Bảng 2.3: Độ tuổi đối tƣợng khảo sát ....................................................................... 52
Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về sự cần thiết hoạt động
giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long .......... 53
Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về hình thức giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh viên .......................................................................... 54
Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về các kỹ năng trong hoạt
động giáo dục KNM cho sinh viên ......................................................... 56
Bảng 2.7: Đánh giá về những khó khăn làm giảm hiệu quả của các hoạt động giáo
dục KNM cho SV .................................................................................... 58
Bảng 2.8: Đánh giá của, CBQL, GV và sinh viên về kết quả giáo dục kỹ năng mềm
ở sinh viên ................................................................................................ 59
Bảng 2.9: Quản lý mục tiêu, chƣơng trình kế hoạch giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên .... 60
Bảng 2.10: Quản lý các nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên .................. 61
Bảng 2.11: Quản lý về phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên ................................................................................................... 65
Bảng 2.12: Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GD KNM ..... 66
Bảng 2.13: Quản lý các điều kiện hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên ................................................................................... 68
Bảng 2.14: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên ............................................................................................ 69
Bảng 2.15: Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên......... 70
Bảng 3.1: Đánh giá về tính hợp lý của các biện pháp ............................................... 85
Bảng 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp .............................................. 87
HÌNH
Hình 2.1. Hình tổng thể Trƣờng ĐHCL .................................................................... 46
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Trƣờng ĐHCL .................................................................. 48

6



MỞ ĐẦU
1. L DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa,
kinh tế của đất nƣớc. Để bắt kịp đà phát triển của những nƣớc lớn mạnh, thì cần sự
chung sức, đồng lòng của tất cả mọi ngƣời, mà lực lƣợng chính là giới trẻ. Bởi giới
trẻ là lực lƣợng nòng cốt là chủ nhân tƣơng lai, là nhân vật chính tạo nên cái thế, cái
dáng cho Tổ Quốc Việt Nam. Nhất là sinh viên – nguồn lao động trí thức góp phần
quan trọng cho nền kinh tế của đất nƣớc. Nhƣng thời gian gần đây, vấn đề đƣợc xã
hội quan tâm và phản ánh phần lớn là do sinh viên thiếu kỹ năng mềm.
Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục Trƣờng ĐHSP TPHCM cho
thấy có 83% sinh viên thiếu kỹ năng mềm đặc biệt là khả năng hành trang cho đời
mình. Thậm chí nhiều ngƣời còn phàn nàn giới trẻ thiếu kỹ năng để giữ gìn hạnh
phúc gia đình, kiểm sóat bản thân, rèn chỉ số cảm xúc, làm chủ sự thay đổi, làm chủ
thời gian, hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, hoạch định mục tiêu cuộc đời, ra quyết
định… Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không đƣợc nhận vào
làm vì thiếu kỹ năng mềm, cụ thể là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng quản lý thời gian… Điều này đã không còn trƣờng hợp ngoại lệ đối với sinh
viên hiện nay. Đa số sinh viên điều có thể tự làm tốt, thậm chí xúc sắc nhƣng khi
làm việc nhóm lại đùn đẩy công việc “bóng lăn tới chân thì đá”.
Sinh viên đang học ở trƣờng cũng luôn khẳng định kỹ năng mềm rất quan
trọng trong việc học tập cũng nhƣ trong cuộc sống và môi trƣờng làm việc sau này.
Hình thức đào tạo cùng môi trƣờng học tập và rèn luyện kỹ năng rất cần thiết song
phần lớn sinh viên đang học ở trƣờng luôn nhận thấy bản thân còn rất thiếu và yếu
kỹ năng mềm cần thiết. Nguyên nhân của những nhận thức đó một phần là do sinh
viên thiếu chủ động trong nhận thức cũng nhƣ thiếu kỹ năng mềm.
Nhận thức từ tầm quan trọng của kỹ năng mềm, việc đào tạo, phát triển và rèn
luyện kỹ năng cho sinh viên nhà trƣờng rất chú trọng. Tuy nhiên việc đào tạo các lớp
kỹ năng mềm cho sinh viên còn hạn chế, phần nhiều trên góc độ lý thuyết vì vậy
không sáng tạo đƣợc niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong khóa học. Dẫn đến

việc hiện nay với nhiều sinh viên, kỹ năng mềm là thuật ngữ khá xa lạ. Do vậy sinh
7


viên chƣa định hƣớng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm.
Trƣờng Đại học Cửu Long đƣợc thành lập theo Quyết định số 04/2000/QĐTTg ngày 05 tháng 1 năm 2000 của Thủ tƣớng chính phủ. Trƣờng Đại học Cửu
Long là trƣờng đại học ngoài công lập đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Trƣờng có sứ mạng là đại học đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu xã hội;
là trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, văn hóa – khoa học kỹ thuật
trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, bên cạnh việc
giáo dục những kiến thức chuyên môn; Nhà trƣờng cũng triển khai đƣợc giáo dục
Kỹ năng mềm cho sinh viên, với nhiều hình thức khác nhau, nhà Trƣờng có nhiều
khởi sắc và đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu trong giáo dục Kỹ năng mềm. Tuy nhiên,
việc giáo dục Kỹ năng mềm hiện nay của nhà Trƣờng chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng do
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một trong những nguyên nhân đó là
vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm vẫn còn hạn chế, bất cập. Từ ý chí
chủ quan Tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại hoc Cửu Long” là một vấn đề cần thiết,
không chỉ cho sinh viên trƣờng Đại học Cửu Long nói riêng mà cho sinh viên các
trƣờng Đại học khác nói chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng của công tác quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trƣờng Đại học Cửu Long, luận văn
đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Trƣờng Đại học Cửu Long nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện và sự
thành đạt cho sinh viên của trƣờng sau khi tốt nghiệp.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long.

3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học
Cửu Long.

8


4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Chất lƣợng, hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Trƣờng Đại học Cửu Long sẽ đƣợc nâng cao nếu xác lập và áp dụng vào thực tiễn
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên một cách
khoa học và phù hợp.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long.
5.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên ở trƣờng Đại học Cửu Long.
5.4. Khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm nghiên cứu phương pháp lý luận
Phƣơng pháp này bao gồm các giai đoạn đọc, phân tích hệ thống hóa về các
vấn đề liên quan tới kỹ năng mềm, sinh viên hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng
mềm ở sinh viên.
6.2. Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn
Phƣơng pháp quan sát.
Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.
Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia.

Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long, trên cơ sở xem xét các biện pháp
quản lý hoạt giáo dục kỹ năng mềm đã có của Trƣờng này trong những năm gần
đây để đề xuất các biện pháp quản lý trong giai đoạn hiện nay.

9


8. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên Trƣờng Đại học Cửu Long.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên Trƣờng Đại học Cửu Long.
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

10


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ L LUẬN VỀ QUẢN L HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Giáo dục trong xu hƣớng hiện nay không chỉ hƣớng vào mục tiêu tạo ra
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hƣớng đến mục
tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con ngƣời có năng
lực để sống một cuộc sống có chất lƣợng hạnh phúc. Xã hội hiện đại luôn nảy sinh
những vấn đề phức tạp và những vấn đề bất định đối với con ngƣời. Nếu con ngƣời
không có năng lực để ứng phó vƣợt qua những thách thức đó và hành động theo
cảm tính thì rất đễ gặp rủi ro.
Kỹ năng mềm đƣợc quan tâm trên thế giới từ những năm 1980 đến năm 2000
và mãi đến sau này. Trong suốt quá trình lao động, các chuyên gia nhận ra rằng thực
tế các kỹ năng làm việc của ngƣời lao động vẫn chƣa đủ để có thể đáp ứng thực
tiễn. Ngƣời lao động chƣa tự tin, uyển chuyển và linh hoạt trong quá trình làm việc.
Điều mà ngƣời lao động thƣờng thiếu đó chính là sự áp dụng mềm mại và sáng tạo
những gì đã học cũng nhƣ khả năng thấu hiểu, thiết lập quan hệ với đồng nghiệp và
quản lý... Vì thế, thuật ngữ kỹ năng mềm xuất hiện và vấn đề nghiên cứu về kỹ
năng mềm trong nghề nghiệp cũng nhƣ phát triển kỹ năng mềm cho ngƣời lao động
ở những ngành nghề cụ thể đƣợc quan tâm.
Chính vì vậy, vấn đề kỹ năng mềm đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều từ thế
kỷ XX, đặc biệt trong thời gian gần đây. Sở dĩ vấn đề này đƣợc quan tâm nghiên
cứu nhiều vì kỹ năng mềm đƣợc xác định là nguyên nhân giữ vai trò quan trọng
trong sự thành công hay thất bại của cuộc đời mỗi ngƣời. Có nhiều nghiên cứu
đƣợc tiến hành ở các nƣớc về những kỹ năng cơ bản góp phần vào sự thành công
của công việc và trong đó là những Kỹ năng mềm. Hiện nay, ở các nƣớc, kỹ năng
mềm là một nội dung quan trọng trong chƣơng trình giáo dục từ bậc học mầm non
cho đến đại học.
Hiện nay, các nƣớc phát triển trên thế giới hầu hết đều có các tổ chức chịu trách

11



nhiệm về việc nghiên cứu để phát triển các kỹ năng mềm cho ngƣời lao động. Ví dụ
nhƣ: Bộ lao động Mỹ thành lập Uỷ ban thƣ ký về rèn luyện các kỹ năng cần thiết
- The Secretary’s Comission on Achieving Necessary Skills); Tại Canada, Bộ
phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada - Human Resources and Skills
Development Canada phụ trách về vấn đề phát triển kỹ năng cho ngƣời lao động.
Ngoài ra tại nƣớc này cũng có một tổ chức phi lợi nhuận tên là Conference Board of
Canada chuyên nghiên cứu và phân tích các xu hƣớng kinh tế, năng lực hoạt động
của các tổ chức; chính sách công có liên quan để hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm cho
ngƣời lao động tìm việc làm; Tại Anh, năm 2009, dựa trên những Bộ, ngành cũ thì
vấn đề liên quan đến việc học tập của ngƣời lớn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp đƣợc
một tổ chức mới thành lập là Bộ Kinh tế và Phát triển chịu trách nhiệm; Ở Singapore,
Cục Phát triển Lao động - Workforce Development Agency rất quan tâm đến kỹ năng
nghề nghiệp trong đó vị trí của kỹ năng mềm đƣợc coi là hết sức quan trọng.
Từ năm 1997, bài viết “Successful Consulting Engineering: a Lifetime of
Learning” (Patricla A.Hecker) trên tạp chí GD kỹ thuật quốc tế, số 11[22] đã nghiên
cứu và làm sáng tỏ về sự cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với kỹ
sƣ cố vấn; vai trò của công tác giảng dạy, đào tạo kỹ năng mềm cho kỹ sƣ cố vấn;
và giải pháp nâng cao việc đào tạo kỹ năng mềm cho SV khối kỹ thuật.
Năm 2002, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia BCA) kết hợp với Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Úc (The Australian Chamber
of Commerce and Industry - ACCI) dƣới sự bảo trợ của Bộ GD, Đào tạo và Khoa
học (The Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng GD
quốc gia Úc (The Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản
cuốn Employability Skills For Future. Công trình này chỉ ra 8 kỹ năng mềm quan
trọng với ngƣời lao động, bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,
sáng tạo và mạo hiểm, lập kế hoạch và tổ chức công việc, tự quản, học tập suốt đời
và kỹ năng công nghệ [dẫn theo 30].
Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng của Canada (Human Resourse and
Skills Development Canada – HRSDC) cũng tiến hành nghiên cứu và đƣa ra danh
sách kỹ năng mềm cho tƣơng lai là: giao tiếp, giải quyết vấn đề, tƣ duy và hành
động tích cực, thích ứng, làm việc với ngƣời khác, nghiên cứu khoa học. Cục Phát

triển lao động Singapore (Workfore Development Agency - WDA) đã đƣa ra 10 kỹ
năng mềm: Viết và tính toán, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, giải
12


quyết vấn đề và ra quyết định, sáng tạo và mạo hiểm, giao tiếp và quản lý mối quan
hệ, học tập suốt đời, tƣ duy mở toàn cầu, quản lý bản thân, tổ chức công việc và an
toàn lao động, vệ sinh sức khỏe [dẫn theo 21].
Ở Bồ Đào Nha, năm 2007, Artur Ferreira da Silva, José Tribolet, GV trƣờng
ĐH Kỹ thuật Lisbon đã trình bày tham luận Developing soft skills in engineering
studies – The experience of students’personal portfolio tại hội nghị quốc tế về GD
kỹ thuật. Trong bài viết, tác giả đã trình bày kinh nghiệm thực tế trong 15 năm (tập
trung vào 6 học kỳ) đào tạo kỹ năng mềm cho SV kỹ thuật thông qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp và các buổi thực hành trong chƣơng trình mang tên "Personal
Portfolio"[20].
Một số cuốn sách khác đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và xuất bản nhƣ: “Sự
thật cứng về kỹ năng mềm” (The Hard Truth About Soft Skills) của Peggy Klaus Dịch giả: Thanh Huyền, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2012 [49]; “Một số kỹ
năng mềm về truyền thông và viết đề xuất dự án tài trợ cho Hiệp hội doanh nghiệp
Việt Nam” (Soft Skills for Vietnamese Business Associations Communication and
Project Proposal Writing) do tổ chức Eurocham & Mutrap phối hợp thực hiện năm
2011:“Kỹ năng mềm cho người đi làm - Ngôn ngữ cơ thể” của Max. A. Eggert đƣợc
dịch thuật và phát hành bởi NXB Trẻ năm 2012 [22].
Đặc biệt, Kỹ năng mềm đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn khi
UNESCO đề cập đến vai trò của KNM trong mục đích học tập thế kỷ XXI: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Từ việc xác định
mục đích này, UNESCO và Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã
tiến hành nhiều dự án nghiên cứu về KNM và giáo dục KNM. Tại diễn đàn thế giới
về giáo dục cho mọi ngƣời họp tại Senegan (2000), Chƣơng trình hành động Dakar
đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó, mục tiêu 3 nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho
người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp”, trong đó

“ngƣời học” ở đây đƣợc hiểu từ trẻ em đến ngƣời lớn tuổi, “phù hợp” đƣợc hiểu là
phù hợp với vùng, miền, địa phƣơng và phù hợp với lứa tuổi; còn trong mục tiêu 6
yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNM của người
học”. Nhƣ vậy, kỹ năng mềm trở thành quyền của ngƣời học và chất lƣợng giáo dục
phải đƣợc thể hiện cả trong KNM của ngƣời học”.
Tại các nƣớc Đông Nam Á, những nghiên cứu về kỹ năng mềm rất đƣợc quan
tâm đƣợc ƣu tiên thực hiện một cách có trọng điểm từ những năm 1998 trở đi nhƣ:
13


Giáo dục KNM ở Lào đƣợc bắt đầu quan tâm từ năm 1997. Nội dung KNM
quan tâm đến phòng chống HIV/AIDS đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình giáo dục
chính quy và các trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo viên. Từ năm 2001, nội dung KNM
đƣợc mở rộng ra các lĩnh vực: giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, môi trƣờng…
đến năm 2002 nội dung KNM cơ bản đƣợc giáo dục là: Kỹ năng giao tiếp có hiệu
quả, kỹ năng thƣơng lƣợng, từ chối, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tƣ duy, kỹ
năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định.
Ở Malaysia việc nghiên cứu và thực hiện giáo dục KNM do Bộ giáo dục sở
tại thực hiện. Nhiều nhà nghiên cứu ở nƣớc này coi KNM là môn học của cuộc sống
và môn học này đƣợc dạy nhƣ một môn học ở trƣờng Tiểu học và Trung học cơ sở
và còn đan xen vào các môn học khác. Mục tiêu của môn học này ở trƣờng tiểu học
là cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tế cơ bản cho họ có thể thực hiện các
nhiệm vụ và có xu hƣớng kinh doanh. Còn các kỹ năng của cuộc sống ở trƣờng
THCS, mục tiêu là tạo ra những cá nhân có thể tự thực hiện, đƣợc xóa mù về công
nghệ và kinh tế, là ngƣời có những đặc điểm và thái độ nhƣ: tự tin, sáng tạo, có khả
năng tƣơng tác có hiệu quả với những ngƣời khác.
Ở Thái Lan, việc quan tâm đến KNM khá sớm đƣợc thực hiện bởi những tổ
chức phi chính phủ và cả những tổ chức giáo dục của Bộ - Ban ngành trong nƣớc.
Tại đây, họ quan niệm KNM là những thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá
nhân đƣơng đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách hiệu quả và có thể đáp

ứng với hoàn cảnh tƣơng lai để có thể sống hạnh phúc.
Còn tại Indonesia thì KNM đƣợc tập trung nghiên cứu nhƣ một khoa học
giáo dục. KNM đƣợc xem nhƣ những kiến thức, kỹ năng, thái độ, giúp ngƣời học
sống một cách độc lập. Việc giáo dục KNM sẽ mang đến những lợi ích nhất định:
nâng cao cơ hội việc làm cho ngƣời học, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực từ đó
thúc đẩy việc thực hiện chính sách tự chủ của địa phƣơng, tạo ra chất lƣợng giáo
dục cho ngƣời nghèo và ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt.
Và tại Philipine KNM đƣợc quan niệm là những năng lực thích nghi và tính
tích cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với những
yêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày
nhƣ: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng
quan hệ liên nhân cách, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề…
Nhìn chung, giáo dục KNM cho con ngƣời đã đƣợc nhiêu nƣớc trên thế giới
14


quan tâm và chú trọng tìm hiểu, tuy mỗi nƣớc có quan niệm, nội dung giáo dục
KNM có những nét khác nahu song đều xuất phát quan niệm chung về KNM của
WHO hay UNESCO.
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Thuật ngữ KNM đƣợc ngƣời Việt Nam biết đến bắt đầu từ chƣơng trình của
UNICEF (1996), “Giáo dục kỹ năng mềm để bảo vệ sức khỏe và phòng chống
HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trƣờng” [dẫn theo 5]. Quan
niệm về kỹ năng mềm đƣợc giới thiệu trong chƣơng trình này bao gồm những kỹ
năng cốt lõi: tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, kiên định, đặt mục tiêu… Do
các chuyên gia Úc tập huấn. Tham gia chƣơng trình này có ngành giáo dục và Hội
Chữ thập đỏ Việt Nam Thực Hiện [dẫn theo 4].
Đầu những năm 1990, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo tại
Quyết định 1363/TTg về việc “đƣa nội dung giáo dục môi trƣờng vào hệ thống giáo
dục quốc dân”. Văn bản này đề cập việc trang bị những kỹ năng ứng xử với môi

trƣờng, thái độ sống biểu hiện ban đầu của KNM. Tiếp đến là Chỉ thị số 10/GD&ĐT
năm 1995 hay Chỉ thị 24/CT&GD năm 1996 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã có
những chỉ đạo về công tác phòng chống HIV/AIDS hay tăng cƣờng công tác phòng
chống ma túy tại trƣờng học. Đây cũng là hƣớng đề cập đến những kỹ năng cần có
của học sinh nhƣ: từ chối, bảo vệ bản thân, ứng xử với ngƣời có HIV…
Sang giai đoạn 2, chƣơng trình này mang tên “Giáo dục kỹ năng mềm khỏe
mạnh và kỹ năng sống”. Ngoài ngành giáo dục, còn có hai tổ chức chính trị xã hội
tham gia là Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam. Trên cơ sở đó, quan niệm về kỹ năng mềm cơ bản đối với từng nhóm đối
tƣợng đƣợc vận dụng đa dạng hơn. Ví dụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đƣa ra
những kỹ năng mềm cơ bản nhƣ: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng thƣơng thuyết, kỹ
năng đàm phán, kỹ năng trình bày…
Tuy vậy, cũng có nhiều quan điểm hạn chế về kỹ năng mềm nhƣ cho rằng
những KNM đó cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã hội.
Nghĩa là kỹ năng mềm chỉ dành cho một nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao để đƣơng
đầu với những thách thức của xã hội, mà không phải là cần cho mọi ngƣời. Cũng có
quan điểm cho rằng với những kỹ năng đó, con ngƣời có thể vận dụng vào giải
quyết những vấn đề xã hội khác nhau, trong các hoàn cảnh và tình huống của từng
đối tƣợng. Còn có cách hiểu khác cho rằng trong số những KNM cốt lõi đó thì có
15


những kỹ năng cần thiết hơn cho đối tƣợng sống trong các hoàn cảnh xã hội khác
nhau, chẳng hạn nhƣ: đại diện đoàn Thanh niên cho rằng kỹ năng kiên định đối với
thanh niên thành phố thì cần ở mức độ cao hơn so với thanh niên ở vùng nông thôn.
Trong những năm gần đây, KNM nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của một số
nhà tâm lý học, giáo dục học Việt Nam với nhiều công trình nghiên cứu về KNM và
giáo dục KNM cho các đối tƣợng học sinh, sinh viên, các đoàn thể, đã đƣợc triển
khai ở các cấp dƣới nhiều góc độ và phƣơng pháp khac nhau. Tiêu biểu có tác giả
Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Quang Uẩn, Huỳnh Văn Sơn, Đào Thị Oanh và

những nghiên cứu có hƣớng xác định những kỹ năng cần thiết ở các lĩnh vực hoạt
động mà thanh thiếu niên tham gia nhƣ là: “Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động
thanh thiếu niên” của tác giả Phạm Văn Nhân; “Kỹ năng thanh niên tình nguyện”
của tác giả Trần Thời [dẫn theo 14].
Bộ sách 4 cuốn Giáo dục giá trị sống và kỹ năng mềm cho học sinh các cấp
từ mầm non đến trung học phổ thông (tài liệu dùng cho giáo viên) của tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) [12] đã nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý học
của học của học sinh từng cấp, từ đó đƣa ra những vấn đề chung của giá trị sống và
phƣơng pháp kỹ năng sống (trong đó có kỹ năng mềm) cho học sinh.
Bài viết “Tăng cường GD, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho SV – yêu
cầu cấp bách của đổi mới GD ĐH” của Bùi Loan Thùy [18]. Tác giả phân tích thực
trạng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm của SV Việt Nam, những lợi ích đối với SV
khi sử dụng tốt kỹ năng này. Trên cơ sở đó, bài viết đƣa ra biện pháp nâng cao hiệu
quả làm việc nhóm đối với nhà trƣờng, GV và bản thân SV.
Bài viết “Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
ĐH sư phạm”của Huỳnh Văn Sơn [17] đề cập đến việc khảo sát 3 biện pháp phát
triển các kỹ năng mềm cho SV ĐH sƣ phạm: Định hƣớng nghiên cứu có hệ thống
về kỹ năng mềm, tổ chức khóa huấn luyện về kỹ năng mềm cho SV sƣ phạm với tên
gọi “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm” và lồng ghép huấn luyện kỹ
năng mềm cho SV ĐH sƣ phạm thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Một số nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá thực trạng KNM của nhóm sinh
viên, học sinh ở các trƣờng địa phƣơng. Nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo
dục KNM cho thanh thiếu niên nghiên cứu cũng đã tìm hiểu về thực trạng quản lý
hoạt động giáo dục KNM để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp và có tính
khả thi cao.
16


Một số luận văn Thạc sĩ QLGD cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này
nhƣ: Quản lý giáo dục KNM cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội theo

tiếp cận năng - 2016 của Lê Hà Thu; Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên Đại học Đồng Nai – 2015 của Lại Thị Ngọc Duyên; Biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trƣờng THPT Thị xã
Hƣơng Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế - 2014 của Hoàng Thị Mỹ Lệ…
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Từ buổi sơ khai khi con ngƣời bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện
những hoạt động phối hợp chung thì việc lãnh đạo, tổ chức, quản lý xuất hiện nhƣ
một nhu cầu tất yếu.
Về nội dung và thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau do cách tiếp
cận và những quan điểm khác nhau của mốt số nhà quản lý khái niệm nhƣ sau:
Ngƣời đầu tiên sáng lập thuyết quản lý hiện đại là Harold Koontz. Theo
Harold Koontz trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, ngƣời đƣợc coi
là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại khẳng định: Quản lí là một hoạt động thiết
yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục
đích của nhóm (tổ chức).
Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có
thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn
cá nhân ít nhất. Cách thức quản lý giống nhƣ mọi lĩnh vực thực hành khác đều là
nghệ thuật. Kiến thức làm cơ sở cho quản lý là một khoa học, còn vận dụng kiến
thức đó để quản lý lại là nghệ thuật.
Quản lý đúng tức là ngƣời đã nhận thức đƣợc quy luật, vận động theo quy
luật và sẽ đạt đƣợc những thành công to lớn. Con ngƣời muốn tồn tại và phát triển
đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến
phạm vi rộng lớn hơn. C.Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một
sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động
của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển
lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[dẫn theo 1].

Theo Ômaror (Liên Xô) -1983: “Quản lý là tính toán hợp lý sử dụng các
17


nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và dịch vụ với hiệu quả kinh tế tối
ưu”[dẫn theo 15].
Tác giả Trần Kiểm khái niệm: “Quản lí là những tác động có hướng đích
của chủ thể quản lý và những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực
hiện mục tiêu của tổ chức” [10].
Theo tác giả Bùi Minh Hiền xét quản lý với tƣ cách là một hành động, có thể
khẳng định: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra” [16].
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, nhƣng khái quát chung lại có
thể hiểu:
Tóm lại, có thể nói quản lý là một khái niệm rộng bao gồm các lĩnh vực của
đời sống xã hội, và đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ, quan điểm khác nhau. Trong luận
văn này, khái niệm quản lý đƣợc hiểu: “Quản lý là sự tác động có định hướng,
mang tính định hướng, thực hiện có ý thức, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý, bằng cách vạch ra mục tiêu của tổ chức đồng thời tìm kiếm các biện
pháp, cách thức tác động vào tổ chức, nhằm đạt mục tiêu đề ra”. Quản lý là sự điều
khiển có tổ chức và thỏa mãn yêu cầu mục tiêu đề ra, chứ không mang tính áp đặt,
cai trị; Nhƣng tùy theo trƣờng hợp cụ thể mà có những chính sách, biện pháp quản
lý cứng rắn hay mềm mỏng phù hợp nhất để luôn luôn đạt đƣợc kết quả nhƣ mong
muốn đồng thời phải làm cho tổ chức ngày càng phát triển. Hay nói khác đi: “Quản
lý là một khoa học mang tính nghệ thuật; là một quá trình thực hiện kế hoạch đã đề
ra có tính hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý trong điều kiện môi
trường luôn luôn biến đổi, bằng cách vận dụng chức năng quản lý (tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra, đánh giá) nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Cũng nhƣ khái niệm quản lý nói chung, khái niệm quản lý giáo dục cho đến

nay đƣợc nhiều tác giả đề cập đến với những hƣớng tiếp cận khác nhau.
Trong cuốn giáo dục học đại cƣơng đã xác định, Giáo dục là một hiện tƣợng xã
hội đặc biệt, bản chất của nó là lĩnh hội và truyền đạt kinh nghiệm và lịch sử xã hội của
các thế hệ loài ngƣời. Nhƣ vậy, giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ là sản
phẩm xã hội mà còn là nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Trong xã hội hiện đại các quốc gia đua tranh về công nghệ và kỹ thuật thì
giáo dục đóng vai trò quyết định giúp các quốc gia thắng lợi trong cuộc tranh đua
18


đó. Phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu thể hiện chiến lƣợc và mọi
quốc sách của quốc gia.
Theo Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào
tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [2].
Theo Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Ngọc Uyển: “Quản lý giáo dục và đào
tạo có thể được hiểu là hoạt động quản lý những tác động giáo dục và đào tạo, theo
những mục tiêu xác định. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách
khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức, chỉ đạo một cách khoa học các hoạt động
giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng vào đạt được những mục tiêu đã
định” [3].
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của
chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một
cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho
mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [10].
Theo Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “QLGD là hệ thống tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành
theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội
chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm là hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,
đưa giáo dục đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất” [11].

Từ những khái niệm của các tác giả trên, trong luận văn này, khái niệm quản
lý giáo dục đƣợc hiểu: “Quản lý giáo dục là hệ thống hoạt động, điều hành, phối
hợp, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý, đến khách thể quản lý nhằm
điều khiển các thành tố vận hành tối ưu đúng theo chức năng, đảm bảo cho quá
trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất”.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trong hệ thống giáo dục nhà trƣờng chiếm một phần quan trọng, chủ yếu. Đa
phần các hoạt động giáo dục điều thực hiện trong nhà trƣờng, thông qua các hệ
thống trong nhà trƣờng (phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau
đại học). Nhà trƣờng là nòng cốt của hệ thống giáo dục từ trung ƣơng đến cơ sở.
Theo đó, quan niệm quản lý giáo dục đi kèm với quản lý nhà trƣờng; các nội dung
quản lý giáo dục cũng đi kèm với quản lý nhà trƣờng. Quản lý nhà trƣờng có thể
đƣợc coi nhƣ sự cụ thể quá quản lý giáo dục.
19


Quản lý nhà trƣờng về bản chất là quản lý con ngƣời. Điều đó tạo cho các
chủ thể (ngƣời dạy và ngƣời học) trong nhà trƣờng một sự liên kết chặt chẽ. Cho
nên, quản lý nhà trƣờng không chỉ là trách nhiệm riêng của ngƣời hiệu trƣởng, mà
là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong nhà trƣờng.
Một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra các cách hiểu khác nhau về quản lý nhà
trƣờng: Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý nhà trường là hệ thống những tác
động có hướng đích của hiệu trưởng (principal) đến con người (giáo viên, cán bộ,
nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin
v.v…), hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật
kinh tế, quy luật xã hội, v.v…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục” [7].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định
vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là qui định chức năng, quyền hạn, nghĩa
vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường
với tư cách là một tổ chức xã hội” [10].

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực
hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế
hệ trẻ và với từng học sinh” [5].
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác độn
tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể
quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác, nhằm tận dụng các
nguồn dự trữ cho Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do xây dựng vốn
tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là
quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và có kế hoạch đào
tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [16].
Hoạt động trọng tâm của nhà trƣờng là dạy - học và giáo dục. QLNT thực chất là
quản lý quá trình lao động sƣ phạm của thầy và lao động học tập của trò diễn ra trong
quá trình dạy học và giáo dục để đạt đến mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục bằng
cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Vì vậy, ngƣời quản lý phải trả lời đƣợc câu hỏi: quản lý để làm gì? đạt đến
cái đích nào? Quản lý giáo dục trong xã hội ta hiện nay là hƣớng tới việc nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ở cấp độ nhân cách, quản lý giáo dục
là quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách.
20


Từ cơ sở lý luận trên, trong luận văn này, khái niệm quản lý nhà trƣờng
đƣợc hiểu:
“Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và
tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng
như huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
trong nhà trường, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài, đáp ứng yêu cầu xã hội, nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
1.2.4. Kỹ năng

Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng đƣợc giải thích là:“Kỹ năng là khả năng
thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ
thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí
tuệ”[dẫn theo 26].
Trên bình diện của Tâm lý học, có hai quan điểm khác nhau về kỹ năng:
Thứ nhất, xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, coi kỹ năng
nhƣ một phƣơng tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành
động mà con ngƣời đã nắm vững, không cần quan tâm đến kết quả: kỹ năng là cách
thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức
đã thu lƣợm đƣợc, những thói quen và kinh nghiệm” [dẫn theo 23].
Thứ hai, xem kỹ năng là biểu hiện của năng lực con ngƣời, coi kỹ năng là
năng lực thực hiện một công việc kết quả với chất lƣợng cần thiết, trong một
khoảng thời gian cụ thể: Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Trần
Quốc Thành, Trần Thị Quốc Minh cho rằng: “Kỹ năng một mặt của năng lực con
người thực hiện một công việc có kết quả” [dẫn theo 1].
Trên cơ sở khái quát các khái niệm của các nghiên cứu trên, trong luận văn
này, tác giả sử dụng khái niệm kỹ năng sau: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết
quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm
đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn
thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”.
Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa việc nắm vững cách thức mới thực hiện
hành động, dựa trên cơ sở của tri thức và sự vận dụng đúng những tri thức tƣơng
xứng trong quá trình hoàn thành các bài tập, nhƣng chƣa đạt tới mức độ kỹ xảo.

21


1.2.5. Kỹ năng mềm
a) Khái niệm kỹ năng mềm
Bên cạnh thuật ngữ “kỹ năng sống” đƣợc phổ biến một cách rộng rãi trong

lĩnh vực giáo dục và xã hội thì thuật ngữ “kỹ năng mềm” (Soft Skills) cũng là một
trong những vấn đề đƣợc quan tâm - nhất là các đối tƣợng đang chuẩn bị cho quá
trình lập thân - lập nghiệp. Ngày nay, trình độ học vấn và bằng cấp chƣa đủ để quyết
định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và ngƣời sử dụng lao
động. Họ còn căn cứ vào yếu tố cá nhân nhƣ sự nhạy bén khi xử lý công việc và giao
tiếp của mỗi ngƣời lao động…, các yếu tố này đƣợc ngƣời ta gọi là “kỹ năng mềm”.
Có khá nhiều quan niệm khác nhau hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng
mềm tuỳ theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chuyên môn, ngữ cảnh phát biểu và
thậm chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào. Hiểu một cách
đơn giản kỹ năng mềm là những kỹ năng con ngƣời tích luỹ đƣợc để làm cho mình
dễ dàng đƣợc chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt đƣợc hiệu quả.
Tác giả Forland, Jeremy định nghĩa Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về
mặt xã hội. "Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ
năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội,
thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác
đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác
với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng" [dẫn theo 3].
Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa Kỹ năng mềm: "Là khả năng, là
cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ
thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm
sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả
năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên
bình diện cá nhân và cả công việc" [dẫn theo 5].
Phan Huy Xu cho rằng: “KNM gồm kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm
việc theo nhóm. Những KNM này không được học trong nhà trường, không liên
quan đến kiến thức chuyên môn, không sờ nắm được mà phụ thuộc vào cá tính của
mỗi người, nó quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả công
việc, nó rât cần đôi với SV học sinh khi tuyển dụng [dẫn theo 23].
Michal Pollick tiếp cận dƣới góc nhìn kỹ năng mềm là một năng lực thuộc về
Trí tuệ cảm xúc: "Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của EQ

22


×