Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực nam trung bộ (1885 – 1930)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

SỰ CHUYỂN BIẾN
CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
Ở CÁC TỈNH CỰC NAM TRUNG BỘ (1885 – 1930)

Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã số: 60220313

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CHU ĐÌNH LỘC

HUẾ, NĂM 2017
1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................11
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu....................................................12
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................13


7. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................13
NỘI DUNG ..........................................................................................................14
Chương 1. SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH
MẠNG Ở CÁC TỈNH CỰC NAM TRUNG BỘ TỪ Ý THỨC HỆ PHONG
KIẾN SANG Ý THỨC HỆ DÂN CHỦ TƯ SẢN (1885 - 1925).......12
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và truyền thống yêu nước .......14
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................14
1.1.2. Dân cư và xã hội .........................................................................................15
1.1.3. Lịch sử hình thành và truyền thống yêu nước ..........................................18
1.2. Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến ở các tỉnh cực Nam Trung
Bộ cuối thế kỷ XIX ...............................................................................................25
1.3. Sự chuyển biến trong phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam
Trung Bộ đầu thế kỷ XX đến năm 1925 ............................................................34
1.3.1. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ............34
1.3.1.1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XX...................................34
1.3.1.2. Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX...............................35
1.3.2. Quá trình chuyển biến ..............................................................................37
1.3.2.1. Về tư tưởng ............................................................................................37
1.3.2.2. Về mục tiêu cứu nước ............................................................................38
1.3.2.3. Về thành phần lãnh đạo .........................................................................39
2


1.3.2.4. Về hình thức và phương pháp đấu tranh ...............................................40
1.4. Các phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản
ở cực Nam Trung Bộ .........................................................................................42
1.5. Phong trào đấu tranh của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ (1914 -1925).
............................................................................................................................46
Chương 249 SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ
CÁCH MẠNG Ở CÁC TỈNH CỰC NAM TRUNG BỘ TỪ Ý THỨC HỆ DÂN

CHỦ TƯ SẢN SANG Ý THỨC HỆ CÁCH MẠNG VÔ SẢN (1925 - 1930) .49
2.1. Bối cảnh lịch sử tác động đến sự chuyển biến của phong trào yêu nước và
cách mạng ở cực Nam Trung bộ ........................................................................49
2.2. Sự ra đời và hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng ở cực Nam
Trung Bộ .............................................................................................................51
2.3. Quá trình chuyển hóa của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng ở cực Nam
Trung Bộ từ khuynh hướng dân chủ tư sản sang khuynh hướng vô sản............55
2.3.1. Về tư tưởng ........................................................................................55
2.3.2. Về tổ chức lãnh đạo ...........................................................................57
2.3.3. Về phương thức chuyển biến .............................................................58
2.4. Sự ra đời của các tổ chức Đảng Cộng sản ở cực Nam Trung Bộ ................60
2.4.1. Ảnh hưởng của các tổ chức cộng sản đến phong trào yêu nước ở các tỉnh
cực Nam Trung Bộ .............................................................................................60
2.4.2. Sự ra đời của các tổ chức Cộng sản ở cực Nam Trung Bộ ......................61
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................66
3.1. Đặc điểm......................................................................................................66
3.1.1.Sự chuyển biến phong trào yêu nước và cách mạng ở cực Nam Trung Bộ có
tính kế thừa và phát triển liên tục .......................................................................66
3.1.2. Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở cực Nam Trung
Bộ mang tính tích cực, phù hợp với xu thế của thời đại và những yêu cầu của đất
nước ....................................................................................................................68
3.1.3. Các khuynh hướng cách mạng ở cực Nam Trung Bộ tồn tại song song và
liên hệ với nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh. ......................................................70
3.2. Ý nghĩa ........................................................................................................73
3


3.2.1. Khơi dậy tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân dân các tỉnh cực Nam
Trung Bộ .............................................................................................................73

3.2.2. Góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX ............................................................................................74
3.2.3. Xuất hiện các hình thức đấu tranh mới, phong phú..................................75
3.2.4. Sự chuyển biến kịp thời của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh
cự Nam Trung Bộ góp phần thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ......................76
3.3. Bài học kinh nghiệm....................................................................................77
3.3.1. Lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo xu hướng phát triển của
thời đại ...............................................................................................................77
3.3.2. Bài học đấu tranh giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc ..............................78
3.3.3. Gắn phong trào yêu nước với cách mạng, giải phóng quê hương trong phong
trào cách mạng chung của dân tộc Việt Nam .....................................................80
KẾT LUẬN ..........................................................................................................81

4


5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cực Nam Trung Bộ gồm hai tỉnh là Khánh
Hòa và Bình Thuận, thuộc Trung Kỳ. Đây là vùng đất có vị trí chiến lược quan
trọng, nơi giao thoa của nhiều dòng văn hóa, tư tưởng giữa Trung Kỳ và Nam Kỳ,
cũng là địa bàn diễn ra nhiều cuộc chiến đấu mở cõi và chống xâm lược trong lịch
sử dân tộc Việt Nam.
Tháng 9 - 1858, Pháp chính thức nổ phát súng đầu tiên mở đầu quá trình xâm
lược Việt Nam, sau khi đánh chiếm Nam Kỳ, Bắc Kỳ, rồi kinh thành Huế thất thủ,
quân Pháp tấn công ra các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Phong trào đấu tranh chống Pháp
của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng bởi những hệ

tư tưởng khác nhau, phản ánh quá trình tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc ở Việt
Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đó là quá trình chuyển biến tư tưởng của các
phong trào yêu nước trước vận mệnh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc; Từ phong
trào vũ trang chống Pháp do các văn thân, sỹ phu hưởng ứng dụ Cần Vương đến
phong trào Duy Tân, chấn hưng đất nước, rồi đến phong trào giải phóng dân tộc theo
con đường cách mạng vô sản, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Quá trình chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực
Nam Trung Bộ vừa chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc
chung, vừa có những đặc điểm, tính chất riêng và có những tác động đến phong trào
yêu nước các tỉnh Nam Trung Bộ, cũng như phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Cho đến nay, một số công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại từ
năm 1858 đến năm 1930 như Lịch sử Việt Nam cận đại hay Giáo trình lịch sử Việt
Nam cận đại, có đề cập phong trào yêu nước ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, song các
công trình này chủ yếu đề cập tới phong trào Cần Vương mà chưa làm rõ sự chuyển
biến của các phong trào yêu nước và cách mạng nơi đây. Lịch sử Đảng bộ các tỉnh
Khánh Hòa, Bình Thuận có để cập kỹ hơn song cũng chỉ nêu một vài phong trào đấu
tranh chống Pháp trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở các địa phương, một
cách riêng lẽ mà chưa có đánh giá trong phong trào giải phóng dân tộc chung của cả
nước.
6


Vì vậy, việc nghiên cứu sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở
các tỉnh cực Nam Trung Bộ (1885 – 1930 ) là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn.
Về khoa học, qua nghiên cứu đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và dựng lại bức
tranh chung về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam nói chung,
của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ nói riêng ở giai đoạn lịch sử này. Kết quả
nghiên cứu còn góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử

dân tộc Việt Nam, vai trò và những đóng góp của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung
Bộ trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài
học kinh nghiệm từ các phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung
Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 vẫn còn nguyên giá trị khoa học trong nhận thức
và hoạch định chính sách bảo vệ đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài góp phần tạo ra hiệu ứng tốt về mặt xã
hội, ghi nhận sự cống hiến, hy sinh của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ trong
công cuộc chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước và sự tự
tôn dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặc biệt là khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ vùng biển đảo
của đất nước, cũng là của các tỉnh cực Nam Trung Bộ đang đứng trước những diễn
biến phức tạp, khó lường. Kết quả nghiên cứu đề tài còn là sản phẩm tinh thần, là
nguồn động viên to lớn các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực công công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và
cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (1885-1930)” làm đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào yêu nước và cách mạng từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 ở nước
ta nói chung và ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ nói riêng đã được nhiều học giả
trong và ngoài nước nghiên cứu.
Trước năm 1945, một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến lịch sử vùng
đất cực Nam Trung Bộ ở những mức độ, khía cạnh và với những mục đích khác nhau,
như Daufès (E) với "Lính bản xứ ở Đông Dương từ khi ra đời đến nay" (La Garde
indigène de l' Indochine de sa création à nos jours), J.B. Guerlach với "Những cuộc tàn
7


sát năm 1885" (Massacres de 1885). Qua những tác phẩm này, các học giả đã đề cập
một số sự kiện của phong trào Cần Vương ở khu vực Nam Trung Kỳ, chẳng hạn như về

cuộc khởi nghĩa Võ Trứ, Mai Xuân Thưởng và Trịnh Phong, về phong trào đấu tranh
của các dân tộc miền núi đầu thế kỷ XX và phong trào chống thuế 1908. Tuy nhiên, sự
đề cập đó còn tản mạn và hạn chế nhiều về nguồn tài liệu tham khảo.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), đã có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử liên
quan đến phong trào chống Pháp của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ từ năm
1885 đến 1945. Chúng ta có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả sau:
Hải Khách (1955), “Một trang sử cận đại: phong trào chống đi phu nạp thuế ở Trung
Kỳ”; Trần Huy Liệu (1957) “Lịch sử 80 năm chống Pháp, Q.1,2”; Trần Huy Liệu, Văn
Tạo, Nguyễn Khắc Đạm (1957), “Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt
Nam, tập I, Phong trào văn thân khởi nghĩa”; Trần Văn Giàu (2000), “Chống xâm
lăng”... .
Các tác phẩm trên đã nêu lên một số nét chung về đặc điểm, tính chất và thành
phần lãnh đạo phong trào yêu nước chống Pháp những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Trong những năm 60, 70 thế kỷ XX, ở miền Nam có một số tác giả nghiên cứu
lịch sử liên quan đến giai đoạn này, tiêu biểu như Phan Khoang với “Việt Nam Pháp
thuộc sử”. Công trình này đã đề cập đến phong trào Cần Vương, phong trào chống
thuế năm 1908 ở cực Nam Trung Bộ nhưng mức độ hạn chế và chủ yếu các tác giả
trình bày các cuộc đàn áp của thực dân Pháp đối với phong trào đấu tranh của nhân
dân.
Bên cạnh những nhà nghiên cứu lịch sử trong nước, gần đây có một số tác giả
người nước ngoài nghiên cứu lịch sử các tỉnh cực Nam Trung Bộ về giai đoạn cuối thế
kỷ XIX. Tiêu biểu nhất trong những năm 80 (thế kỷ XX) là nhà sử học người Pháp
Charles Fourniau với một luận án cấp Nhà nước mang tên “Những cuộc tiếp xúc Pháp
- Việt ở Trung - Bắc Kỳ từ 1885 đến 1896" (Les Contacts Franco - Vietnamiens en
Annam et au Tonkin de 1885 à 1896). Đây được coi là một công trình nghiên cứu khá
công phu về phong trào Cần Vương ở Bắc và Trung Kỳ. Luận án đã dành 55 trang viết
về phong trào Cần Vương ở Phú Yên và Bình Định, 80 trang đề cập đến phong trào
Cần Vương các tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận. Dựa chủ yếu vào nguồn tài liệu lưu
trữ ở cả Việt Nam và Pháp, các công trình này trở thành nguồn tài liệu quan trọng để

8


nhìn nhận, đánh giá về những sự kiện lịch sử liên quan đến phong trào Cần Vương ở
các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Ngoài những công trình trên, còn có các sách chuyên khảo đề cập đến lịch sử các
tỉnh cực Nam Trung Bộ như: Nguyễn Đình Tư với sách “Non nước Khánh Hòa”,
“Non nước Bình Thuận”. Các công trình này đã trình bày về thân thế và sự nghiệp
một số nhân vật điển hình, lãnh đạo các cuộc đấu tranh chống Pháp giai đoạn cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, như Trịnh Phong, Trần Đường, Mai Xuân Thưởng ...; Quách
Tấn có sách “Xứ trầm hương” trình bày một số nhân vật, sự kiện chống Pháp ở Khánh
Hòa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Những công trình nghiên cứu chuyên khảo về phong trào yêu nước chống Pháp ở
các tỉnh cực Nam Trung Bộ chủ yếu được thực hiện sau năm 1975. Trước hết, phải nói
đến những bài viết của Giáo sư Đinh Xuân Lâm đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
như bài "Trung Kỳ - Bắc Kỳ: những năm 1885-1896". Tác giả đưa ra ý kiến của mình
về một số vấn đề trong phong trào Cần Vương, như thời gian bùng nổ và kết thúc
phong trào ở từng địa phương cũng như ảnh hưởng của phong trào đối với khu vực và
nguyên nhân thất bại của nó ở Nam Trung Kỳ.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu quá
trình chuyển biến tư tưởng và phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam như Trần
Đình Dương (2002), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải
phóng dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, đã đề cập đến sự chuyển biến
của phong trào yêu nước và cách mạng tư khuynh hướng dân chủ tư sản sang khuynh
hướng vô sản đầu thế kỷ XX của nước ta.

Doãn Chính và Phạm Đào Thịnh (đồng chủ biên) (2007) với cuốn Quá trình
chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân
vật tiêu biểu, đã trình bày những nội dung và đặc điểm tư tưởng chính trị Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhà tư tưởng như Phan Bội Châu, Phan Châu

Trinh, Nguyễn An Ninh. Bước chuyển biến tư tưởng của các chí sĩ yêu nước có ảnh
hưởng nhất định đến con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc sau này.
Đinh Xuân Lâm (cb) (1997), "Đại cương lịch sử Việt Nam tập II”; Vũ Huy
Phúc, Phạm Quang Trung, Nguyễn Ngọc Cơ (2003), “Lịch sử Việt Nam 1858 1896”; Tôn Quang Phiệt (1958), “Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống
Pháp của nhân dân Việt Nam”; Nguyễn Tất Thắng (2002), Trần Quý Cáp và những
9


đóng góp của ông trong phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX, in trong cuốn Một số vấn
đề Lịch sử (khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Huế ấn hành), Nhà xuất bản Thuận
Hoá, Huế, và Nguyễn Tất Thắng (2005), Góp phần tìm hiểu về một số đặc điểm của
phong trào yêu nước ở Hà Tĩnh nửa sau thế kỷ XIX, in trong cuốn Một số vấn đề lịch
sử, T.1, Nhà xuất bản Thuận Hoá, 2005. Đặc biệt tác giả Trương Công Huỳnh Kỳ
(2013) với “Phong trào chống Pháp ở Nam Trung Kỳ nửa sau thế kỷ XIX”...
Một số bài viết cũng đã đề cập đến "đất nước" và "con người" của các tỉnh cực
Nam Trung Bộ trong quá trình hình thành và phát triển từ các phong trào chống Pháp
cuối thế kỷ XIX đến cuộc đấu tranh của các dân tộc miền núi và phong trào yêu nước
cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hội đồng biên soạn
lịch sử Nam Trung Bộ và Viện Lịch sử Đảng (1995), Nam Trung Bộ kháng chiến
1945-1975; Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1989), Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải
phóng.
Các công trình này đã đề cập tới nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm và vai trò
của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX, các nhà lãnh đạo phong
trào Duy Tân ở một số địa phương miền Trung, trong đó có các tỉnh cực Nam
Trung Bộ.
Ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có một số công trình nghiên cứu, biên soạn dưới
sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, từ Tỉnh ủy đến Huyện ủy như: Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Ninh Thuận (1995), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930 - 1975), Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2001), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
tỉnh Khánh Hòa (1930 - 1975); Ban chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận (1992), Bình

Thuận - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 2,...
Ở cấp huyện có Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bác Ái (2005), Lịch sử Đảng bộ
huyện Bác Ái, tập 1(1930 - 1954); Huyện ủy Bắc Bình (2000), Bắc Bình truyền thống
đấu tranh cách mạng (1930 - 1975); Huyện ủy Ninh Hòa (2001), Lịch sử truyền thống
LLVT nhân dân huyện Ninh Hòa 1954 - 1975; Huyện ủy Ninh Hòa (2005), Lịch sử
Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Ninh Hòa 1930 - 1975; ...
Nội dung của các công trình tập thể trên đã phản ánh các phong trào yêu nước,
quá trình hình thành, phát triển các cơ sở Đảng Cộng sản ở các tỉnh cực Nam Trung
Bộ, phong trào cách mạng ở các địa phương từ khi Đảng ra đời với nhiều sự kiện tiêu
biểu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối phong trào yêu nước và cách mạng địa phương.
10


Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên, trong chừng mực nhất định đã nêu
lên những nét khái quát về lịch sử phong trào yêu nước ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ
cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 với những sắc thái, biểu hiện và mức độ khác nhau.
Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả cũng đưa ra những kết luận, những nhận
xét về diễn biến, phương pháp, hình thức đấu tranh và ý nghĩa của phong trào.
Tuy nhiên, theo sự nhìn nhận của chúng tôi, các công trình trên đã chưa làm sáng
tỏ được một số vấn đề cơ bản của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực
Nam Trung Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, cụ thể là:
- Sự chuyển biến về tư tưởng, ý thức hệ, phương pháp đấu tranh, lực lượng
lãnh đạo của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.
- Tính hệ thống các phong trào yêu nước ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
- Đặc điểm, bài học kinh nghiệm từ phong trào yêu nước và cách mạng của nhân
dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 và những đóng góp của
phong trào trong lịch sử chống Pháp của dân tộc Việt Nam thời kỳ này.
Thực hiện đề tài “Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở
các tỉnh cực Nam Trung Bộ (1885-1930)” tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn
đề nêu trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự chuyển biến của phong trào yêu
nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ từ năm 1885 đến năm 1930.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình chuyển biến
của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, gồm:
Khánh Hòa, Bình Thuận.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình chuyển biến của phong
trào yêu nước và cách mạng thời kỳ từ năm 1885 đến năm 1930.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích, luận văn làm rỏ quá trình chuyển biến của phong trào yêu nước và
cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ từ năm 1885 đến năm 1930, phân tích những
đặc điểm, tính chất riêng của phong trào qua từng giai đoạn, làm rõ quá trình chuyển
biến từ phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến chuyển sang phong trào yêu

11


nước theo tư tưởng dân chủ tư sản và cuối cùng là phong trào yêu nước theo con
đường cách mạng vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Xác định vị trí và sự ảnh hưởng của phong trào yêu nước ở các tỉnh cực Nam
Trung Bộ đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam từ năm 1885 đến
năm 1930.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Việt Nam.
Về nhiệm vụ, để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ đặt ra là phải
làm rõ các nội dung sau đây:
- Bối cảnh lịch sử, ảnh hưởng tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc theo ý
thức hệ phong kiến, cụ thể “Dụ Cần Vương” đối với nhân dân các tỉnh cực Nam
Trung Bộ cuối thế kỷ XIX.

- Bối cảnh lịch sử, ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng cách mạng vô
sản đối với nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ đầu thế kỷ XX
- Nội dung của sự chuyển biến về tư tưởng, phương pháp đấu tranh, lực lượng lãnh
đạo phong trào.
- Qua đó rút ra những đặc điểm nổi bật, ý nghĩa, bài học cũng như ảnh hưởng
của phong trào đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đến năm 1930; rút ra được những bài học đối với sự nghiệp bảo vệ đất
nước và chủ quyền Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Về nguồn tài liệu, chúng tôi tiếp cận và sử dụng một số nguồn tư liệu chủ
yếu sau đây:
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu lưu trữ tại một số
trung tâm lưu trữ quốc gia và phòng lưu trữ tại các tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ, gồm:
Khánh Hòa, Bình Thuận.
- Luận văn tham khảo nguồn tài liệu đã được công bố, xuất bản như trình
bày ở phần lịch sử vấn đề.
- Luận văn sử dụng một số nguồn tư liệu từ việc tác giả đi điền dã, sưu tầm
trong văn học, thơ ca dân gian địa phương, bia ký tưởng niệm, những câu chuyện
dân gian kể về các nhân vật lịch sử, địa danh nổi tiếng,…nơi diễn ra các cuộc đấu
tranh chống Pháp ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ trong thời kỳ này…
12


Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận sử học macxít; kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử, phương pháp diễn dịch và
quy nạp, phân tích và tổng hợp, trình bày nội dung từng vấn đề theo diễn tiến thời
gian.
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn làm rõ sự chuyển biến của phong trào yêu nước và phong trào
cách mạng từ năm 1885 đến năm 1930, từ tư tưởng yêu nước theo ý thức hệ phong
kiến, sang dân chủ tư sản rồi chuyển sang lập trường cách mạng vô sản.

Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá về quá trình chuyển biến của các phong
trào yêu nước và phong trào cách mạng của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ từ
năm 1885 đến năm 1930; rút ra những bài học lịch sử đối với sự nghiệp bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ Việt Nam.
Thứ ba, luận văn góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu lịch sử các tỉnh cực Nam
Trung Bộ nói riêng và lịch sử cận đại nói chung, đặc biệt là quá trình chuyển biến của
phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Thứ tư, luận văn có thể dùng là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, học
sinh trong việc giảng dạy và học tập lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng
tại các trường ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phục lục, luận văn gồm có
3 chương:
Chương 1: Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực
Nam Trung Bộ từ ý thức hệ phong kiến sang ý thức hệ dân chủ tư sản (1885-1925).
Chương 2: Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực
Nam Trung Bộ từ ý thức hệ dân chủ tư sản sang ý thức hệ cách mạng vô sản (1925 1930).
Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.

13


NỘI DUNG
Chương 1
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở
CÁC TỈNH CỰC NAM TRUNG BỘ TỪ Ý THỨC HỆ PHONG KIẾN SANG Ý
THỨC HỆ DÂN CHỦ TƯ SẢN (1885 - 1925)
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và truyền thống yêu nước
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Về vị trí địa lý: cực Nam Trung Bộ là vùng đất cuối cùng của Nam Trung Bộ, có

tọa độ địa lý từ 12°52’15" - 11°42’50" vĩ độ Bắc đến 107o23'41" - 108o52'18" kinh độ
Ðông, hiện nay bao gồm ba tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Cực Nam
Trung Bộ có ranh giới phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Đắc Lắc và Lâm Đồng,
phía bắc giáp Phú Yên, phía Nam giáp Đồng Nai. Diện tích hơn khoảng 16.000 km2 . Vào
cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, ở cực Nam Trung Bộ tuy có một số thay đổi về đơn vị
hành chính, song nhìn chung chỉ có hai tỉnh là Khánh Hòa và Bình Thuận.
- Về địa hình: cực Nam Trung Bộ có 3 vùng tương đối rõ rệt:
Vùng rừng núi chiếm hơn 4/5 diện tích, nhiều núi cao trung bình xếp tầng,
thấp dần về phía Đông Nam Bộ và dựng đứng về phía các tỉnh đồng bằng ven biển,
nhiều dãy núi bắt nguồn từ Nam Tây Nguyên chạy xuống đồng bằng, nhô ra sát
biển. Ở các tỉnh duyên hải có nhiều ngọn núi như Hòn Bà, Hòn Dữ, núi Đá Bàn
(Khánh Hòa); núi Ông, núi Bà, núi Bễ (Bình Thuận). Núi ở cực Nam Trung Bộ có
nhiều ngọn cao hiểm trở, trong núi có nhiều hang động lớn, nhiều đại đội có thể
đóng trú, là nơi phòng thủ chống giặc ngoại xâm.
Vùng đồng bằng chiếm gần 1/4 diện tích, gồm đồng bằng các tỉnh duyên hải
cực Nam Trung Bộ, nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn Nam, do bị núi chia cắt
thành từng mảng, nên đồng bằng không liên hoàn, thường nhỏ, hẹp, nơi rộng nhất
chỉ khoảng 60 km, các vùng đồng bằng chủ yếu như Ninh Hòa, Diên Khánh (Khánh
Hòa); Hàm Thuận Nam, Hàm Tân; Phan Thiết (Bình Thuận). Ở đồng bằng có nhiều
hòn núi sát đô thị như Đồng Bò (Khánh Hòa), Bàu Thiêu, Tà Dôn, Ba Hòn, núi
Dinh (Bình Thuận).

14


Vùng bờ biển và hải đảo ở cực Nam Trung Bộ trải dài từ mũi Nạy Đèo Cả ở
Khánh Hòa đến bãi bồi Bình Châu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chiều dài trên 450km. Bờ
biển cực Nam Trung Bộ có nơi vươn ra biển Đông xa nhất so với cả nước. Có nhiều
ngọn núi sát bờ biển như Vọng Phu, Hòn Hèo (Khánh Hòa), Đá Chẹt, Hòn Hồng,
mũi Nhỏ, mũi Né, Kê Gà, Cù Mi (Bình Thuận).

Trên biển có nhiều đảo lớn nhỏ như Hòn Lớn, Hòn Tre, Bình Ba (Khánh
Hòa); Hòn Lao Câu, Hòn Nghê, Hòn Lao, Hòn Bà, Phú Quý (Bình Thuận).
- Về khí hậu: cực Nam Trung Bộ chia làm hai vùng khí hậu khác nhau. Vùng
Nam Tây Nguyên mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình 19 oC, thời tiết có hai
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Vùng đồng bằng ven biển khí hậu khô, nóng, nhiệt độ trung bình 28oC, mùa mưa từ
tháng 8 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, riêng ở Ninh Thuận có
lượng mưa thấp nhất cả nước, nơi đây có khí hậu bán sa mạc, các vùng ven biển
còn lại có khí hậu mát mẻ. Thời tiết ít bão nhưng từ tháng 8 đến tháng 10 thường có
mưa to, gió lớn, biển động.
- Về sông ngòi – thủy văn: Ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có các con sông
chính như sông Dinh, sông Cái ở Khánh Hòa; sông La Ngà, sông Dinh, sông Quao,
sông Mương Mán, sông Lũy, sông Lòng ở Bình Thuận. Đặc điểm sông suối ở cực
Nam Trung Bộ là ngắn và có độ dốc cao, chảy theo hướng Tây Đông nên về mùa
mưa, nước lên rất nhanh, dòng chảy rất xiết dễ chia cắt các vùng và mùa khô thì
thiếu nước.
1.1.2. Dân cư và xã hội
- Về dân cư: nhìn chung, dân cư ở vùng cực Nam Trung Bộ thưa, mật độ thấp,
nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống.
Qua khảo khổ và những tư liệu lịch sử hiện có thì con người đầu tiên xuất
hiện trên vùng đất cực Nam Trung Bộ thuộc loại hình nhân chủng Anhđônêdiêng
và Vêđôit là lớp dân cư bản địa, cách ngày nay khoảng 5000 năm [15, tr.80]. Vào
cuối thời kỳ đồ đá, vùng cực Nam Trung Bộ là nơi cư trú của các bộ lạc thuộc ngôn
ngữ Môn - Khơme là tổ tiên của người Mnông, Mạ, Cơ Ho và các bộ lạc thuộc ngữ
hệ Mã Lai - Đa Đảo cổ đại là tổ tiên của người Chu Ru, Raglai và người Chăm hiện
nay [15, tr.81].

15



Cực Nam Trung Bộ hình thành một cộng đồng dân cư đa dạng, nhiều dân tộc
cùng sinh sống. Sau khi các chúa Nguyễn lấy được vùng đất của Chiêm Thành, lập
các phủ thuộc sự cai quản của Đại Việt. Vùng đất Thái Khang và Thuận Thành lúc bấy
giờ do chiến tranh liên miên nên còn khá hoang sơ, dân cư thưa thớt, ruộng đồng bị bỏ
hoang, phần lớn là rừng nguyên sinh và sình lầy. Để khai khẩn vùng đất mới, các chúa
Nguyễn đã chiêu mộ dân cư vùng Ngũ Quảng cùng với những binh lính đồn trú và gia
đình của họ, kèm theo nhiều chính sách ưu đãi như trợ giúp lương tiền, nông cụ, miễn
thuế... giúp cho quá trình ổn định của người Việt nơi đây khá nhanh chóng. Bên cạnh
đó, nhà nước cũng có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ lương dân người Việt,
người Chăm và đồng bào các dân tộc ít người sinh sống yên ổn làm ăn.
Theo sách Địa bạ triều Nguyễn thì năm 1819, Khánh Hòa có hơn 5.000 dân
đinh, ruộng canh tác là 12.593 mẫu, nhưng phải đóng thuế 6.539 hộc thóc, 16.431
quan, 111 lạng bạc. Năm 1898, số dân đinh khoảng 11.218 người, ruộng canh tác là
29.154 mẫu, phải đóng thuế 18.516 hộc thóc, 17.909 quan [34, tr.39].
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dân số ở các tỉnh Khánh Hòa và Bình
Thuận khoảng 20 vạn người, trong đó, người Kinh chiếm 65%, các dân tộc thiểu số
chiếm 35%.
Người Kinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng và đô thị. Họ là những người từ
phía Bắc di cư vào đây khai hoang lập nghiệp, tìm cuộc sống mới. Họ đã gắn bó
với nhau, hun đúc nên truyền thống quý báu cần cù, chất phát, thương yêu đùm bọc
nhau, kiên trung bất khuất, tự lập, tự cường.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở cực Nam Trung Bộ phần lớn sống ở vùng
rừng núi phía Tây các tỉnh duyên hải, thường gọi là người Thượng. Đồng bào các
dân tộc vốn có phẩm chất và truyền thống cao quý, đó là tinh thần lao động cần cù,
ý chí tự lực, tự cường, ứng xử trung thực, tương thân tương ái và truyền thống yêu
nước, chống giặc ngoại xâm. Song đồng bào các dân tộc tư duy còn giản đơn, máy
móc, nhất là còn bị nhiều phong tục, tập quán lạc hậu ràng buộc, gây trở ngại cho
đoàn kết, sản xuất và chiến đấu. Có thể nói, địa bàn cư trú các dân tộc thiểu số có vị
trí chiến lược quan trọng, chạy dọc theo dãy Trường Sơn Nam, xuyên suốt các tỉnh
cực Nam Trung Bộ. Đây là địa bàn có nhiều ưu thế để xây dựng các căn cứ và hậu

phương kháng chiến, làm địa bàn đứng chân để xây dựng lực lượng kháng chiến, là
nguồn cung cấp, tiếp tế, là bàn đạp tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng
16


Dân cư ở cực Nam Trung Bộ có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Ngoài
những tín ngưỡng truyền thống của người Kinh như thờ cúng tổ tiên, ông bà, có
một bộ phận nhân dân theo đạo Phật và Thiên Chúa. Một bộ phận đồng bào Chăm
theo đạo Hồi, đồng bào dân tộc thiểu số tin vào thần linh như Thần núi, Thần sông,
Thần muối, Thần nhà, Thần lửa... Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp như đoàn
kết, cần cù lao động, yêu thiên nhiên, đất nước thì trình độ dân trí của đồng bào dân
tộc còn rất thấp, gần như mù chữ, lại có nhiều phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu,
đủ các hình thức kiêng cữ, mê tín dị đoan, …
Cư dân ở cực Nam Trung Bộ có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác nhau.
Đại bộ phận trong số họ là những nông dân yêu chuộng tự do, hòa bình, cần cù
trong lao động. Nhu cầu tồn tại, làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại
xâm đã gắn bó họ thành một cộng đồng có tinh thần yêu thương đùm bọc và đoàn
kết nhất trí cao. Nét đặc trưng tính cách của người dân ở cực Nam Trung Bộ là yêu
nước tha thiết, ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu táo bạo, tự lực tự cường, cần cù
lao động sáng tạo, đoàn kết, tương thân tương ái, trung thực và có lòng thủy chung
sâu sắc.
- Về xã hội: Các tỉnh cực Nam Trung Bộ có những đặc điểm xã hội rất đa
dạng theo từng vùng, miền và vùng dân cư.
Ở đồng bằng và đô thị, tổ chức xã hội của người Kinh rất chặt chẽ, đồng thời
quá trình phân hóa giai cấp diễn ra rất rõ nét, nhân dân lao động trở thành nạn nhân
của áp bức, bóc lột và những cuộc chiến tranh do thực dân, đế quốc gây ra, họ trở
nên bần cùng, lạc hậu. Chế độ tư hữu ruộng đất đã được thiết lập, nông dân chiếm
trên 90% dân số, phần lớn là bần cố nông, sống chủ yếu dựa vào làm ruộng thuê.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cực Nam Trung Bộ có các thị tứ như Vạn
Tân Mỹ (nay là Vạn Giã), Thành Diên Khánh, (Khánh Hòa), Phan Rí, Sông Mao,

Phú Long, La Gi (Bình Thuận).
Ngược lại, xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng rừng núi cực
Nam Trung Bộ về cơ bản là một xã hội nguyên thủy đang trong quá trình tan rã mà
ở đó có sự phân hóa giai cấp và hiện tượng giai cấp đang xuất hiện. Nhưng sự bóc
lột giai cấp, áp bức giai cấp cũng như quá trình đấu tranh giai cấp trong nội bộ xã
hội mỗi dân tộc thì chưa có [15, tr.77]. Về tổ chức, buôn làng là cơ sở xã hội của
đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi buôn làng thường là một hoặc một số dòng tộc có
17


cùng huyết thống, trong buôn làng có các gia đình theo chế độ mẫu hệ, vai trò của
người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng, nhưng ngoài xã hội, họ lại không có vai
trò đáng kể. Những người có uy tín trong cộng đồng được bầu là Già làng (Đầu
lớn), vai trò của Già làng rất quan trọng trong xã hội. Một số dân tộc còn trong tình
trạng du canh, du cư, sống chủ yếu phát rẫy, trồng mỳ, săn thú, hái lượm. Kinh tế
hết sức nghèo nàn, lạc hậu, đời sống hết sức khó khăn.
Có thể nói, về xã hội, các dân tộc ở cực Nam Trung Bộ phát triển với những
trình độ hoàn toàn chênh lệch nhau, quy luật kinh tế, xã hội ở đây rất phức tạp
trong một hệ thống xã hội đa dạng.
1.1.3. Lịch sử hình thành và truyền thống yêu nước
- Lịch sử hình thành: Vào giữa thế kỷ XVII, dưới thời Chúa Nguyễn đã mở rộng
bờ cõi cai trị vào phương Nam. Vùng đất cực Nam Trung Bộ (từ Đèo Cả đến giáp Nam Bộ)
trở thành bộ phận của nước Đại Việt. Nơi đây được tổ chức thành hai tỉnh là Khánh Hòa và
Bình Thuận.
Năm 1653, sau khi đánh bại quân Chiêm Thành, chúa Nguyễn Phúc Tần lấy
vùng đất từ Đèo Cả (ranh giới giữa Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay) đến Bắc sông
Phan Rang (Ninh Thuận) đặt thành dinh Thái Khang, có 2 phủ là: Thái Khang và
Ninh Diên. Năm 1690, Chúa Nguyễn Phúc Trăn (Chúa Nghĩa) đổ i tên dinh Thái
Khang thành dinh Bình Khang. Năm 1803, Nhà Nguyễn đổi dinh Bình Khang thành
dinh Bình Hòa, năm 1808, đổi dinh Bình Hòa thành trấ n Bình Hòa. Năm 1832, vua

Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính toàn quốc, các trấn đều được đổi thành tỉnh.
Trấn Bình Hòa được đổi thành tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại của Chiêm Thành
ở phía Nam sông Phan Rang đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là Thuận Thành
trấn. Năm 1697, lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải
thành Bình Thuận dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh
Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827, Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận,
Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong, Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và
giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Đến năm
1832, trấn Thuận Thành đổi thành tỉnh Bình Thuận, gồm hai phủ Ninh Thuận và Hàm
Thuận.

18


Bình Thuận là đất thuộc quyền cai trị của triều đình Huế. Sau hòa ước Quý Mùi
năm 1883, triều đình Huế cắt phần đất này để bồi thường chiến phí cho Pháp và nhập
vào lãnh thổ Nam Kỳ thuộc Pháp. Đến hòa ước Giáp Thân năm 1884, Pháp giao lại
cho triều đình Huế cai quản.
Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp đặt ách cai trị, chia nước ta thành
3 kỳ. Trung Kỳ được chia thành 14 tỉnh. Hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận do một
tuần phủ (Tuần vũ) đứng đầu gọi là Tuần vũ Thuận Khánh.
Đầu thế kỷ XX, vùng đất cực Nam Trung Bộ có một số thay đổi về việc sáp
nhập, chia tách đơn vị hành chính phủ, tỉnh: Năm 1888, vua Đồng Khánh nhập phủ
Ninh Thuận vào tỉnh Khánh Hòa. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy
huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.
Năm 1905, Phủ Di Linh được nhập vào tỉnh Bình Thuận. Ngày 20 - 5 - 1901, Toàn
quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang.
Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn
phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 5 - 7 - 1922, tỉnh

Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và
huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị.
Ở vùng miền núi tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa cũng có những thay đổi về
hành chính. Ngày 1 - 11 - 1899, Toàn quyền Paul Doumer ký Nghị định thành lập tỉnh
Đồng Nai Thượng và hai trạm hành chính ở Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Bian.
Năm Thành Thái thứ XVII (1905), bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, trực thuộc lại tỉnh
Bình Thuận. Ngày 6 - 01 - 1916, Toàn quyền E. Roume ký Nghị định thành lập tỉnh
Lang Bian bao gồm toàn bộ vùng rừng núi các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng
Nai, Bình Phước hiện nay.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở cực Nam Trung Bộ có tuyến đường
Thiên lý, đi ven theo bờ biển từ đèo Cả vào phía Nam, chủ yếu là đường mòn, giao
thông phần lớn đi bộ, hoặc đi ngựa. Năm 1897, Pháp xây dựng tuyến đường Thuộc
địa số 01 qua địa phận Khánh Hòa dài khoảng 50km; Đầu thế kỷ XX, Pháp xây tuyến
đường sắt từ Sài Gòn ra đến Nha Trang dài 460km, nằm trong hệ thống đường sắt
xuyên Việt hoàn thành năm 1912.

19


Việc đi lại trên địa bàn vẫn là đường ven biển, đi bằng ghe bầu là chủ yếu.
Do bờ biển có nhiều cửa biển như Hòn Khói, Cù Huân, Đá Bạc (Khánh Hòa), Vĩnh
Hy, Phan Rí, Lagi (Bình Thuận), tạo thuận lợi cho tàu thuyền ra vào.
- Về truyền thống yêu nước: Nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ có tinh thần
bảo vệ quê hương, giúp đỡ triều đình Nguyễn giữ và mở rộng đất phương Nam, chống
quân Chân Lạp.
Sách Đại Nam nhất thống chí chép, năm 1653, vua Chăm là Bà Tấm sai quân
quấy nhiễu biên cảnh, giết dân ở Phú Yên, chúa Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc
vào chống giữ, nhân đêm tối vượt núi Thạch Bi, phóng hỏa đốt thành tiến đến tận sông
Phan Lang (Rang). Vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho chúa từ phía
đông sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên, chúa bèn chấp thuận, đặt dinh Thái Khang

chia làm 2 phủ: Thái Khang và Diên Ninh, gồm 5 huyện là: Phước Diên, Hoa Châu,
Vĩnh Xương (thuộc phủ Diên Ninh) ở phía nam; huyện Tân Định, Quảng Phước
(thuộc phủ Thái Khang) giao cho Hùng Lộc hầu trấn thủ [70, tr.103].
Sau khi lên nắm chính quyền, triều Nguyễn đã tiến hành xây dựng và củng cố
vương quyền bằng nhiều biện pháp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Những chính sách ấy ban đầu thường mang tính tiến bộ, tích cực vì nó phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với yêu cầu lịch sử. Song xuất phát từ lợi ích
tối cao của giai cấp thống trị, một số chính sách của triều Nguyễn bộc lộ rõ tính chất
phản động, bảo thủ và lạc hậu khiến cho mâu thuẫn giai cấp trong xã hội ngày càng
tăng.
Trong bối cảnh đó, nhân dân Khánh Hòa cũng như nhân dân cả nước đều chịu
sự thống trị của chế độ phong kiến vua quan, nhất là giai cấp nông dân – giai cấp có
lực lượng đông đảo nhất. Chế độ thuế khóa, trong đó thuế đinh và thuế điền là hai thứ
thuế nặng nề nhất, khiến cho nông dân ngày càng bị bần cùng hóa.
Để bóc lột sức lao động của nông dân có hiệu quả, triều Nguyễn đã chia nông
dân thành 6 hạng để đóng thuế, đó là: tráng hạng, quân hạng, dân hạng, dân đinh, lão
tật và cố, cùng, đào. Năm hạng đầu đều đóng từ 1 quan 2 tiền đến 1 quan 6 tiền. Chỉ có
hạng thứ 6 (cố, cùng, đào) là được miễn. Riêng dân đồn điền bị bóc lột nặng nề hơn.
Đời Gia Long, thuế ruộng từ 1 hộc đến 4 hộc thóc/năm, còn sưu đồn điền phải đóng 6
hộc thóc/năm, do đó diễn ra hiện tượng dân bỏ trốn khỏi đồn điền rất nhiều [69,
tr.104].
20


Ngoài việc nộp sưu thuế, người nông dân còn phải đi lính, phải nuôi lính triều
đình, đi phu phen tạp dịch cho nhà nước. Bên trên thì vua quan nhà nước quan liêu, ăn
bám và sống xa hoa, mọi gánh nặng chi phí đổ lên đầu nhân dân. Ở dưới, nạn quan lại,
cường hào tham nhũng, ức hiếp khiến cho đời sống nhân dân cùng quẫn. Ở Khánh
Hòa, nhân dân các dân tộc thiểu số bị bọn quan lại địa phương, bọn lái buôn lừa gạt,
mua rẻ bán đắt, đổi những sản phẩm rẻ tiền của miền xuôi lấy những sản phẩm quý

hiếm một cách trắng trợn, bất công. Chính Tự Đức cũng phải thừa nhận: “quan vui thì
dân khổ, trên được ích thì dưới tổn hại, chẳng qua quan lại múa may giấy mực, khinh
nhờn phép nước, ta tự hại dân” [69, tr.104-105].
Dưới thời nhà Nguyễn, nhân dân Khánh Hòa từ miền xuôi đến miền ngược đã
nổi dậy chống lại chính sách cướp đoạt ruộng đất lập doanh điền, chống chính sách
thuế khóa, lao dịch nặng nề của triều Nguyễn. Điển hình nhất là phong trào đấu tranh
của đồng bào miền núi dưới thời Minh Mạng năm 1824 - 1825. Tất cả bắt đầu từ việc
cai quan Nguyễn Văn Xuân hà lạm sách nhiễu nên đồng bào ở hai nguồn Đồng
Hương, Đồng Nãi (gồm 7 sách: La Vạn, Lục Vân, A Nhân, Ỷ Tuân, Làng Lò, Chế
Trang, Y Đống) đã nổi lên đánh giết bọn lại dịch. Sau nhiều năm, sự việc mới được
giải quyết và từ đây đồng bào ít người ở Bình Hòa mới bớt đi phần nào nỗi cơ khổ vì
nạn tham quan của quan lại địa phương.
Tiếp theo đó là phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi Khánh Sơn, dưới
thời Thiệu Trị (1840-1847) có sự hỗ trợ của một số người Kinh ở Nha Trang và Cam
Ranh.
Tô Hạp - Tha Măng (Khánh Sơn) là vùng đất màu mỡ lại có nhiều lâm thổ sản
quý. Quan lại địa phương muốn biến vùng này thành khu doanh điền, nên đã chiếm
đoạt nương rẫy của đồng bào Raglai và biến họ thành những người làm công, nên buộc
họ phải nổi dậy. Cuộc đấu tranh quyết liệt đến mức quan sở tại phải cầu cứu quân lính
ở huyện kéo về đàn áp. Do điều kiện lịch sử hạn chế, cuộc đấu tranh dù quyết liệt
nhưng chỉ diễn ra trong một quy mô hẹp, thiếu tổ chức chặt chẽ, vì thế đã không thu
được kết quả như mong muốn của đồng bào. Nhưng cuộc đấu tranh không dừng lại ở
đó, sau nhiều năm đấu tranh, đồng bào đã cử một đoàn đại biểu mang yêu sách ra
thẳng kinh đô Huế, đòi nhà vua phải giải quyết.
Đoàn đại biểu gồm 6 người: Phu Nhai, Thâm Bay, Quách, Cha Bân, Trin và Ra
Thia, đứng đầu là Phu Nhai và Thâm Bay. Đoàn được sự giúp đỡ của một số người
21


Kinh ở Nha Trang, trong đó có ông Bảy Thanh là người hăng hái nhiệt tình nhất.

Những người Kinh ở Nha Trang là những trí thức yêu nước, họ đã giúp đỡ người
Raglai thảo đơn từ, yêu sách đối với nhà vua và các quan lại trong triều đình Huế.
Trước sự đấu tranh vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, với lý lẽ xác đáng, cuối cùng vua
Thiệu Trị buộc phải chấp nhận giải quyết yêu sách trả lại đất rừng cho dân, giải thể
khu doanh điền ở thung lũng Tô Hạp [57, tr.32]
Cuộc đấu tranh diễn ra trong phạm vi hẹp, quy mô nhỏ nhưng có tiếng vang
lớn, để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho nhân dân Khánh Hòa trong cuộc đấu tranh
giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc trong những thời kỳ tiếp theo.
Để tăng cường bảo vệ ở phía nam và biến nơi đây thành căn cứ quan trọng
trong các cuộc tấn công vào Gia Định, quân Tây Sơn đã xây dựng trên đất Khánh Hòa
nhiều đồn trại, thành lũy như ở đồi Trại Thủy, khu Thủy Xưởng Nha Trang, Hoa Châu
(Diên Khánh), Du Lâm (Ba Ngòi), pháo đài Ninh Hải, đồn Hòn Khói (Ninh Hòa), Tam
Độc, Sơn Tập (Vạn Ninh)... Nhân dân Bình Khang và Diên Khánh, người Kinh cũng
như người Thượng đã tích cực tham gia cuộc chiến đấu của quân Tây Sơn. Họ gia
nhập vào các đội tượng binh, bộ binh và thủy binh của quân Tây Sơn, đồng thời ủng
hộ lương thực, thực phẩm cho nghĩa quân.
Trong khoảng thời gian gần 20 năm, từ năm 1775 đến năm 1793, dưới thời Tây
Sơn, nhân dân Bình Khang, Diên Khánh được hưởng những thành quả do phong trào
Tây Sơn mang lại. Đồng bào Kinh ở đồng bằng ven biển, cũng như đồng bào các dân
tộc thiểu số miền núi được giải phóng khỏi ách cai trị, áp bức, bóc lột của các quan lại
phủ chúa và bọn cường hào địa phương. Họ có điều kiện xây dựng cuộc sống mới,
đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp đánh đổ chế độ phong kiến, phòng thủ đất
nước. Để có tiềm lực quân sự chống lại Nguyễn Ánh và bảo vệ đất nước lâu dài,
Nguyễn Huệ đã cho xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất liền, ở các cửa biển, cửa
sông thuộc Diên Khánh, Bình Khang, Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói. Đặc biệt ở
Nha Trang có đồi Trại Thủy là căn cứ thủy binh lớn của Tây Sơn.
Tuy nhiên, cuộc sống bình yên của nhân dân hai phủ Bình Khang, Diên Khánh
dưới triều Tây Sơn không kéo dài được lâu, do vương triều Tây Sơn suy yếu. Nguyễn
Ánh tổ chức lực lượng phản công quân Tây Sơn chiếm lại Bình Khang, Diên Khánh.
Suốt trong nhiều năm liền, cuộc chiến ác liệt giữa 2 dòng họ đã diễn ra ở Khánh

Hòa mà điểm gặp là sông Cái Nha Trang - khúc sông Trường Cá. Cũng vì thế, trải qua
22


hơn 170 năm mưa nắng, rêu dẫu mờ mà nét vẫn không mờ, Vịnh sông Nha Trang, Cố
Bàn Nhân có câu:
Trường Cá mây lồ ng tranh Hán - Sở
Cồ n Dê cỏ phủ lớp tang thương [77]
Nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ đã có tinh thần chống cường quyền, áp
bức, tham gia lực lượng Tây Sơn chống Nguyễn Ánh với tinh thần chiến đấu dũng
cảm và kiên cường.
Đầu thế kỷ XVII, tư bản Pháp bắt đầu có những âm mưu xâm lược nước ta và
ngày càng được chuẩn bị ráo riết, đặc biệt từ giữa thế kỷ XIX, khi tình hình kinh tế
Pháp có những bước phát triển mới. Ở vào thời điểm này, chế độ phong kiến Việt Nam
đã khủng hoảng trầm trọng. Bộ máy chính trị chuyên quyền độc đoán “vua là trên hết”
trở nên bất lực trước sự lộng quyền của quan lại trong triều và địa chủ cường hào ở
nông thôn. Các chính sách thủ cựu của nhà Nguyễn đã cản trở sự phát triển của nền
kinh tế hàng hóa, làm yếu sức nước, sức dân. Chính sách cấm đạo, giết đạo của nhà
Nguyễn trở thành cái cớ để Pháp xâm lược nước ta.
Chiều 31 - 8 - 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã kéo đến Đà Nẵng (Quảng
Nam). Rạng sáng 1 - 9 - 1858, chúng nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng rồi đổ
bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Trong khi triều đình hoang mang dao động, chống cự yếu ớt và đầu hàng từng
bước thì nhân dân cả nước ngay từ đầu đã sôi nổi chống giặc. Tại Đà Nẵng rồi Gia
Định quân Pháp đều gấp phải sự phản kháng của nhân dân địa phương ngay khi vừa
đặt chân đến. Ở Nam Kỳ, từ năm 1860 trở đi, nhiều cuộc nổi dậy làm cho quân thù
thất điên bát đảo, tiêu biểu như các cuộc nổi dậy của: Trương Định (Gò Công), Võ
Duy Dương (Đồng Tháp Mười), Nguyễn Trung Trực (Tân An và Rạch Giá)... Tuy
nhiên, với sức mạnh của vũ khí Pháp và thái độ thiếu hợp tác, tổ chức chiến đấu của
triều đình nên Đà Nẵng, Gia Định rồi lần lượt lục tỉnh Nam Kỳ đã rơi vào tay giặc.

Ngay sau khi bị mất Nam Kỳ, nhân dân Bình Thuận đã sớm tham gia cuộc đấu
tranh chống Pháp, bảo vệ tổ quốc. Đề phòng giặc Pháp mở rộng xâm lược, Bình Thuận
đã huy động nhân dân và binh lính lập đồn, xây dựng tuyến phòng thủ, đặt súng ven
biển, tổ chức luyện tập quân lính, bổ sung vào lực lượng dự bị. Nhân dân khắp nơi ở
Bình Thuận tự nguyện đóng tiền, góp gạo nuôi quân đánh giặc. Trong hàng ngũ các
nghĩa sĩ chống giặc ở Bình Thuận có Phan Trung làm tri huyện ở tỉnh Gia Định. Tháng
23


8 - 1861, ông đã chiêu mộ được 2000 nghĩa binh, lập thành 2 cơ, phối hợp cùng nghĩa
quân Trương Định, Nguyễn Thành Ý đánh Pháp nhiều trận. Sau hòa ước năm 1862,
nhân dân Bình Thuận sẵn sàng ứng nghĩa theo lời kêu gọi của Bình Tây Đại nguyên
soái Trương Định đứng lên cứu nước. Nghĩa quân do Phan Trung lãnh đạo nhiều lần ra
vào các địa phận thuộc các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa để tiêu diệt quân
Pháp và bọn lính ma tà, khiến quân Pháp hoảng sợ và căm tức nhưng không làm gì
được.
Năm 1861, khi Gia Định rơi vào tay Pháp, một số văn thân, sỹ phu vẫn kiên trì
ở lại quyết tâm chống Pháp, một bộ phận khác không chịu sống ở vùng đất đã rơi vào
tay giặc tìm cách vượt biển ra vùng Bình Thuận (cực Nam Trung Kỳ) với danh nghĩa
“tị địa” lập ra Đồng Châu xã (cùng quê), do Nguyễn Thông đứng đầu [68, tr.99] để
nương tựa vào nhau và phát triển hội Nam Trung nghĩa sĩ. Ở Bình Thuận, thời gian
đầu họ dựa vào đồn điền do Phan Trung chỉ huy, từ năm 1865 về sau lập căn cứ Tánh
Linh để mưu cuộc kháng chiến lâu dài. Lo sợ sự tồn tại của nhóm “tị địa”, đặc biệt khi
Trương Định mất, cận tướng Lê Quang Quyền cho lập căn cứ ở Giao Loan sát tỉnh
Bình Thuận với dụng ý dựa vào miền Trung để đúc súng ống [57, tr.28] nên thực dân
Pháp không “yên lòng”. Đến tháng 9 - 1866, trước áp lực của Pháp, triều đình đã
chuyển số người này ra các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định. Đây cũng là một
thuận lợi để các phân hội ở Tuy Phong, Hòa Đa, Hàm Thuận, Vĩnh Xương ra đời [47,
tr.136-137].
Tại Khánh Hòa, trong suốt thời gian tồn tại, hội Nam Trung nghĩa sĩ được sự

giúp đỡ to lớn của nhân dân địa phương và cả một số quan lại của triều đình như điền
nông tỉnh Khánh Hòa là Phan Trung đã xây dựng đồn trại tại xứ Đồng Châu (huyện
Vĩnh Xương).
Xứ Đồng Châu Vĩnh Xương thuộc làng Vĩnh Xuân, nằm giáp dãy núi Đồng Bò
(giữa phường Phước Hải, Phương Sơn, xã Vĩnh Thái ngày nay) trên một diện tích rộng
hàng trăm hécta (xưa kia là bãi lau sậy, sình lầy). Hội Nam Trung nghĩa sĩ tại xứ Đồng
Châu Vĩnh Xương là một đơn vị kinh tế tự túc, vừa “văn ôn, võ luyện” để chờ thời.
Họ tích cực khai hoang sản xuất nông nghiệp, tích trữ lương thực, rèn đúc vũ khí, lập
xưởng đóng tàu bè và có cả đội thuyền chuyên đánh bắt cá biển...
Ngay khi tiếng súng xâm lược của Pháp vừa nổ ra, nhân dân Khánh Hòa cùng
cả nước hướng về mặt trận Đà Nẵng - Quảng Nam. Khi thực dân Pháp mở rộng chiến
24


tranh, chiếm đóng Nam Kỳ Lục tỉnh, nhân dân và các sĩ phu yêu nước ở Khánh Hòa đã
có những hoạt động tích cực chuẩn bị chống Pháp. Từ năm 1866, họ đã liên lạc với hội
Nam Trung nghĩa sĩ tích cực sản xuất, tích trữ lương thực, rèn đúc vũ khí, thành lập
các đội hương binh (về sau đã trở thành nòng cốt trong đội quân ứng nghĩa Cần
Vương). Qua một số tư liệu để lại cho biết giữa Hội Nam Trung Nghĩa sĩ Vĩnh Xương
và phong trào chống Pháp những năm 80 của nhân dân Khánh Hòa có mối liên hệ đặc
biệt từ trước. Ông Trịnh Hữu Thể (Tuần vũ Khánh Thuận) - chú ruột và ông Trịnh
Hữu Hiên là cha ruột Trịnh Phong và các đồng sự khác đã góp phần bao bọc, che chở
cho sự tồn tại hoạt động của Hội Nam Trung Nghĩa sĩ. Trịnh Phong cũng đã từng vào
Nam Kỳ bắt liên lạc để đưa số đồng chí của Hội về tham gia chiến đấu trong khởi
nghĩa Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Hữu Huân. Trong hàng ngũ Cần Vương Khánh
Hòa đã có sự tham gia đóng góp công sức của nhiều người vốn là nghĩa quân của
Trương Định.
Những hoạt động trên của nhân dân Khánh Hòa là bước chuẩn bị tích cực cho
cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp nổ ra ở Khánh Hòa (1885 - 1886) và điều đó đã
góp phần lý giải vì sao khởi nghĩa chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng đã giành được

nhiều thắng lợi to lớn.
Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân
dân các dân tộc ở cực Nam Trung Bộ đã tích cực phối hợp cùng phong trào khởi
nghĩa của Trương Định chống lại quân Pháp cướp ba tỉnh miền Đông Nam Bộ
(1862). Đặc biệt năm 1864, Trương Quyền con trai Trương Định đưa nghĩa quân
lên vùng rừng núi miền Đông Nam Bộ xây dựng căn cứ kháng chiến, hàng nghìn
nghĩa quân các dân tộc ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng đã ủng hộ
và tham gia tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1.2. Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến ở các tỉnh cực Nam
Trung Bộ cuối thế kỷ XIX
Phong trào Cần Vương ở các tỉnh cực Nam Trung Kỳ diễn ra trông bối cảnh
chung của cả nước, song quá trình phát triển lại có những đặc điểm riêng mang tính
khu vực và địa phương. Hiệp ước Pa tơ nốt năm 1884 đã đặt cơ sở cho việc thiết lập
chính quyền đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam, đồng thời cắm mốc cáo chung cho
nhà nước quân chủ độc lập của triều Nguyễn.

25


×