Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

đặc điểm hình thái và đa dạng di truyền của sò lông anadara antiquata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 69 trang )

d
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

---- ----

TRẦN THỊ KIM ANH

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐA DẠNG DI TRUYỀN
CỦA SÒ LÔNG Anadara antiquata

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Huế , 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

---- ----

TRẦN THỊ KIM ANH

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐA DẠNG DI TRUYỀN
CỦA SÒ LÔNG Anadara antiquata

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. TRẦN VĂN GIANG


2. PGS.TS. TRẦN QUỐC DUNG

Huế , 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã trực tiếp thực hiện các nghiên cứu trong luận văn này. Mọi
kết quả thu được nguyên bản, không chỉnh sửa hoặc sao chép từ các nghiên cứu khác;
các số liệu, sơ đồ kết quả của luận văn này chưa từng được công bố.
Mọi dữ liệu, hình ảnh, biểu đồ và trích dẫn tham khảo trong luận văn đều được
thu thập và sử dụng từ nguồn dữ liệu mở hoặc với sự đồng ý của tác giả. Các phần
mềm phân tích NYSYS 2.1, POPGENE32 đều có bản quyền hoặc sử dụng với sự đồng
ý của (nhóm) tác giả xây dựng phần mềm. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với
những lời cam đoan trên.
Học viên

Trần Thị Kim Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm
ơn quý thầy cô giáo trong Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Huế đã nhiệt
tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo TS
Trần Văn Giang và thầy giáo PGS.TS Trần Quốc Dung đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo ở Phòng thí nghiệm Di truyền-Vi
sinh và Phòng thí nghiệm Động vật học đã giúp đỡ và chỉ dẫn nhiệt tình trong quá
trình nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia
đình, bạn bè luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Huế, tháng 10 năm 2018
Học viên

Trần Thị Kim Anh


M ỤC L ỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .............................................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................................................3
1.1. Tổng quan về sò lông Anadara antiquata ........................................................................3
1.1.1. Danh pháp và phân loại ..................................................................................3
1.1.1.1. Danh pháp.................................................................................................3
1.1.1.2. Phân loại ...................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ..........................................................................................3
1.2. Phân bố ......................................................................................................................................4
1.3. Sinh trưởng ...............................................................................................................................4
1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................................................4
1.5. Vai trò ........................................................................................................................................4
1.6. Tình hình khai thác sò lông ở Việt Nam ..........................................................................5
1.7. Các nghiên cứu về sò lông ...................................................................................................5
1.7.1. Trên thế giới....................................................................................................5
1.7.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................10
1.8. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong nghiên cứu đa dạng di truyền .................................12
1.8.1. Kỹ thuật đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) .........................12
1.8.2. Một số kỹ thuật khác.....................................................................................15

1.8.2.1. Kỹ thuật đa hình chiều dài các đoạn giới hạn (RFLP) ...........................15
1.8.2.2. Kỹ thuật đa hình độ dài các đoạn khuếch đại (AFLP) ...........................15
1.8.2.3. Vi vệ tinh ................................................................................................ 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................18
2.1. Đối tượng, nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu.......................................................18


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................18
2.1.2. Nguyên vật liệu nghiên cứu ..........................................................................18
2.1.3. Hóa chất và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu .............................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................................20
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................20
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................21
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái ...............................................21
2.3.2. Tách chiết DNA tổng số ...............................................................................21
2.3.3. Phương pháp PCR-RAPD ............................................................................22
2.3.4. Phương pháp điện di gel agarose ..................................................................23
2.3.5.. Phương pháp tinh sạch sản phẩm PCR ....................................................24
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................24
2.3.7. Xây dựng giản đồ phả hệ ..............................................................................24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................25
3.1. Một số đặc điểm hình thái sò lông A. antiquata ...........................................................25
3.1.1. Kích thước vỏ ............................................................................................... 25
3.1.2. Thể tích vỏ và thể tích khoang vỏ .................................................................................27
3.1.3. Trọng lượng vỏ khô và tỷ trọng vỏ...............................................................................28
3.2. Kết quả tách chiết DNA tổng số ......................................................................29
3.3. Kết quả thực hiện RADP-PCR ........................................................................29
3.3.1. Kết quả RADP với primer OPD11 ............................................................... 30
3.3.2. Kết quả RADP với primer OPN06 ............................................................... 31

3.3.3. Kết quả RADP với primer OPG17 ............................................................... 32
3.3.4. Kết quả RADP với primer OPA03 ............................................................... 33
3.3.5. Kết quả RADP với primer OPB01 ............................................................... 33


3.3.6. Kết quả RADP với primer OPA04 ............................................................... 34
3.3.7. Kết quả RADP với primer OPF04 ................................................................ 35
3.3.8. Kết quả RADP với primer OPB11 ............................................................... 36
3.4. Phân tích mối quan hệ di truyền của sò lông A. antiquata .................................37
3.4.1. Mối quan hệ di truyền của các cá thể sò lông A. antiquata ..........................37
3.4.2. Mối quan hệ di truyền của các quần thể sò lông A. antiquata ......................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFLP

Amplified fragment length polymorphism
(Đa hình độ dài các đoạn khuếch đại)

Bp

Base pair (cặp base nitơ)

Cs

cộng sự


DNA

Deoxyribonucleic acid

EDTA

Ethylenediamine tetraacetic acid

NTSYSpc

Numerical Taxonomy System for personal computer

PCI

Phenol: Chloroform: Isoamylalcohol

PCR

Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp)

PPB

Percentage of polymorphic band (Tỷ lệ các băng đa hình)

PBS

Phosphate buffered saline

RAPD


Random amplified polymorphic DNA
(Đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên)

RFLP

Restriction fragment length polymorphism
(Đa hình độ dài các đoạn cắt hạn chế)

SDS

Sodium dodecylsulfate

SSR

Simple sequence repeat (Sự lặp lại các trình tự đơn giản)

TAE

Tris base: Acetic acid: EDTA


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Hàm lượng trung bình của Pb và Cu ở sò lông ven biển Đà Nẵng ...11
Bảng 2.1. Các mẫu sò lông A. antiquata sử dụng trong nghiên cứu ...............18
Bảng 2.2. Trình tự của các primer ngẫu nhiên sử dụng trong nghiên cứu ......19
Bảng 2.3. Các hóa chất chính được sử dụng trong nghiên cứu .......................20
Bảng 2.4. Những thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu ............................... 20
Bảng 3.1. Kích thước vỏ sò lông A. antiquata (mm) .......................................26
Bảng 3.2. Thể tích vỏ và thể tích khoang vỏ của sò lông A. antiquata (ml) ...27
Bảng 3.3. Trọng lượng vỏ khô (g) và tỷ trọng vỏ của sò lông A. antiquata ....28

Bảng 3.4. Các mẫu DNA sò lông được sử dụng trong nghiên cứu đa dạng di
truyền …..........................................................................................................30
Bảng 3.5. Khoảng cách di truyền (dưới đường chéo) và hệ số tương đồng di
truyền (trên đường chéo) giữa bốn quần thể sò lông A. antiquata ..................39


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái vỏ sò lông A. antiquata. A. Mặt ngoài; B. Mặt trong ........3
Hình 2.1. Các địa điểm thu mẫu sò lông A. antiquata .....................................19
Hình 3.1. Điện di đồ DNA tổng số của một số mẫu sò lông ...........................29
Hình 3.2. Hình ảnh điện di PCR-RADP với mồi OPD11 ................................ 30
Hình 3.3. Hình ảnh điện di PCR-RADP với mồi OPN06 ................................ 31
Hình 3.4. Hình ảnh điện di PCR-RADP với mồi OPG17 ................................ 32
Hình 3.5. Hình ảnh điện di PCR-RADP với mồi OPA03 ................................ 33
Hình 3.6. Hình ảnh điện di PCR-RADP với mồi OPB01 ................................ 34
Hình 3.7. Hình ảnh điện di PCR-RADP với mồi OPA04................................ 35
Hình 3.8. Hình ảnh điện di PCR-RADP với mồi OPF04. ............................... 36
Hình 3.9. Hình ảnh điện di PCR-RADP với mồi OPB11. ............................... 37
Hình 3.10. Giản đồ phả hệ DNA của các cá thể sò lông A. antiquata nghiên
cứu ....................................................................................................................38
Hình 3.11. Giản đồ phả hệ thu được bằng phương pháp UPGMA dựa trên
khoảng cách di truyền của Nei (1972) của bốn quần thể sò lông A. antiquata
..........................................................................................................................40


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sò lông Anadara antiquata thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Hai mảnh
vỏ (Bivalvia), có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, sò lông đang là món ăn được ưa thích
tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Sò lông là loại hải sản rất tốt cho sức khỏe,

các thành phần dinh dưỡng trong sò lông như protein, lipid, đường tổng số… có tác
dụng tăng cường sự dẻo dai, cung cấp năng lượng cho cơ thể… Ngoài việc làm thực
phẩm, thịt và vỏ sò lông còn được y học cổ truyền dùng làm thuốc. Đông y gọi thịt sò
lông là mao kham nhục, có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết ôn
trung, kiện vị, nhuận ngũ tạng, tiêu khát, khai vị, trị lỵ kinh niên gây sốt lạnh, chữa
thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Vỏ sò lông gọi là mao kham tử có
thành phần chủ yếu là calcium carbonate (trên 97%), đây là dược liệu có vị ngọt, mặn,
tính hơi lạnh, có tác dụng tiêu tích, hóa đàm, chữa vết máu tụ, tím bầm tê bại, đại tiện
ra máu mủ, kiết lỵ, cam răng… Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự đô thị hóa, mở rộng
các khu dân cư và sự khai thác quá mức đã làm cho nguồn lợi sò lông ở các đầm phá,
ven biển nước ta bị giảm sút nghiêm trọng.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có địa hình, kiểu đất, cảnh quan
đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật này. Ở nước ta,
sò lông tập trung chủ yếu ở vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng
Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận [18]. Tuy nhiên, chưa có công bố nào về đặc điểm hình
thái cũng như di truyền của sò lông A. antiquata ở nước ta nói chung và vùng ven biển
miền Trung nói riêng. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đa dạng di truyền của sò lông Anadara
antiquata”.

1


2. Mục tiêu đề tài
Xác định một số đặc điểm hình thái và đánh giá sự đa dạng di truyền của sò
lông A. antiquata ở một số tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam.

2



Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về sò lông Anadara antiquata
1.1.1. Danh pháp và phân loại
1.1.1.1. Danh pháp
Tên khoa học: Anadara antiquata, Anadara maculosa, Anadara scapha.
Tên thường gọi: sò lông
1.1.1.2. Phân loại
Bộ: Arcoida
Họ: Arcidae
Giống: Anadara
Loài: sò lông (Anadara antiquata)
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Sò lông có vỏ dạng hình bầu dục. Cấu trúc của vỏ không bằng nhau, vỏ trái ít
nhiều lớn hơn vỏ phải, trên mặt có 3-35 gờ phóng xạ, trên gờ phóng xạ có nhiều hạt (ụ
nhỏ), những hạt này trên gờ phóng xạ rất rõ nét. Vỏ thường có 3 màu sắc khác nhau
nâu, kem và trắng. Da của vỏ màu nâu phát triển thành lông (nên mới gọi là sò lông).
Bản lề hẹp và hướng về phía sau.

A

B
Hình 1.1. Hình thái vỏ sò lông A. antiquata. A. Mặt ngoài; B. Mặt trong

3


1.2. Phân bố
Sò lông A. antiquata là loài sống ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ-Thái Bình
Dương, từ ven biển đông nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Phillippin,
Bắc Úc… [2]. Sò A. antiquata thường sống ở độ sâu 8-20 m. Nền đáy là bùn cát hoặc

cát bùn. Vùi sâu trong đáy. Nồng độ muối 30-34%o [18]. Theo Nguyễn Chính (1996),
sò A. antiquata là loài phân bố rộng, dọc ven biển Việt Nam hầu như vùng nào cũng
có phân bố, nhất là vùng biển tỉnh Bình Thuận, phạm vi phân bố từ tuyến hạ triều đến
độ sâu 10 m nước, chất đáy bùn có pha lẫn vỏ động vật thân mềm [2].
1.3. Sinh trưởng
Võ Sĩ Tuấn và Hứa Thái Tuyến (1997) dựa vào vân vỏ để nghiên cứu về sinh
trưởng của sò lông A. antiquata ở vùng biển Bình Thuận, kết quả quá trình hình thành
vân vỏ không tương quan với biến thiên nhiệt độ mà có tương quan với nguồn thức ăn.
Tác giả cũng đã thiết lập mối quan hệ giữa chiều dài và tuổi theo phương trình Von
Bertalanffy với các hệ số K = 0,712; to = -0,031; L∞= 54,6 mm đối với sò sống trong
điều kiện thuận lợi và K = 0,632; to = -0,049; L∞= 46,9 mm đối với sò sống trong điều
kiện bất lợi [17].
1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Các loài trong giống Anadara dinh dưỡng bằng cách lọc mồi. Nhờ sự vận động
của các tiêm mao trên các tơ mang mà thức ăn được lọc qua mang rồi chuyển đến
miệng. Đầu tiên, sò mở vỏ nhờ sự vận động của mép màng áo và tiêm mao trên các tơ
mang, tạo dòng chảy vào để hô hấp và lọc mồi, đồng thời đẩy các mảnh vụn lớn không
sử dụng được rơi xuống mép màng áo đưa ra ngoài. Thức ăn chủ yếu của A. antiquata
là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ [23].
1.5. Vai trò
Sò lông A. antiquata là sinh vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa
dạng sinh học, chúng ăn thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và thực vật phù du. Sò
lông có thể được xem như một “sinh vật sản xuất” cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho
các sinh vật khác kể cả con người chúng ta.

4


Theo y học cổ truyền thì sò lông có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác
dụng bổ huyết, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Nên ăn nhiều sò

lông nếu bị viêm loét dạ dày-tá tràng, tiêu hóa kém hay bị thiếu máu. Ngoài ra, sò
lông là một sinh vật có khả năng lọc nước chúng đã góp phần xử lý làm sạch các cặn
bã hữu cơ, hạn chế ô nhiễm môi trường. Với những giá trị dinh dưỡng của sò lông mà
ngày nay, việc khai thác và nuôi sò lông đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế to lớn
cho người dân.
1.6. Tình hình khai thác sò lông ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Nguyễn Hữu Phụng và Võ Sĩ Tuấn (1996) cho biết sản lượng
loài sò A. antiquata thường gặp với số lượng lớn, sản lượng riêng của Bình Thuận
là từ 20.000-25.000 tấn/năm [18]. Nhưng hiện nay, do tình trạng khai thác bừa bãi,
thiếu sự quản lý nên nhiều nơi nguồn lợi sò lông đã bị giảm mạnh.
1.7. Các nghiên cứu về sò lông
1.7.1. Trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu động vật thân mềm đã được bắt đầu rất sớm, từ
nhiều thế kỷ trước đây. Và đến thế kỉ XX sự phát triển vượt bậc về giải phẫu cũng
như các nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản, di truyền, sinh hóa của loài sò lông
đã được một số tác giả trên thế giới thực hiện:
Năm 1985, Toral-Barza và Gomez đã tìm hiểu về chu kỳ sinh sản của sò
lông ở Calatagan, Batangas, Philippines. Hằng năm tuyến sinh dục của sò lông
được xác định mô mẫu học hai tuần một lần ở các địa điểm được thu thập trong thời
gian hai năm từ Calatagan, Batangas, Philippines. Kiểm tra các phần tuyến sinh dục
cho thấy hoạt tính phát sinh giao tử và sinh sản xảy ra liên tục suốt cả năm, với thời
giản sinh sản cao điểm từ tháng 7 đến tháng 9. Sự thay đổi của chỉ số tuyến sinh dục
cho thấy thời gian của chu kỳ sinh dục là 1-2 tháng [39].
Năm 2004, Shunula đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa chiều dài bản lề và
trọng lượng thịt ở sò A. antiquata được thu thập từ các bãi bùn của Zanzibar, từ tháng
7 năm 1987 đến tháng 2 năm 1988. Đo được chiều dài bản lề là 2,4 cm ở tổng số 980
sò A. antiquata được sử dụng trong nghiên cứu này. Sự phân bố tần số trọng lượng thịt
5



đã sai lệch nhiều và cao nhất là 2,2 g. Trọng lượng thịt và chiều dài bản lề có hệ số
tương quan là 0,9852 và theo phương trình: W = 0,23676 L

3,1591

; trong đó W=trọng

lượng thịt, L=chiều dài bản lề. Trọng lượng thịt cũng thay đổi theo thời gian [36].
Năm 2005, Mzighani đã phân tích khả năng sinh sản và cấu trúc quần thể của
sò lông từ bãi biển Sandy/Muddy gần Dar es Salaam, Tanzania. Kết quả cho thấy tỷ lệ
giới tính từ dữ liệu kết hợp của với các lớp sai lệch đáng kể so với tỷ lệ 1: 1 thì tỷ lệ
con cái đối với đực tăng đáng kể ở chiều dài vỏ 41 mm. Tính lưỡng tính cũng được
quan sát ở sò với kích thước này, cho thấy con đực trưởng thành sớm hơn con cái. Sự
gia tăng khả năng sinh sản với sự gia tăng chiều dài vỏ, với trung bình 1.652.000 (+/562.000 [hoặc 40%] SE) trứng cho mỗi con cái và tương quan đáng kể với chiều dài
vỏ và toàn bộ trọng lượng sống. Mối quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng đối với sò
lông là 2,7134 (n=1,951) cho thấy sự tăng trưởng cùng kích thước [33].
Năm 2007, Afiati đã nghiên cứu sự lưỡng tính ở sò huyết A.granosa và sò lông
A. antiquata ở Trung Java. Sự thành thục của tuyến sinh dục và giới tính của quần thể
Trung Java của sò huyết và sò lông được nghiên cứu bằng phương pháp kiểm tra vĩ mô
khối lượng nội tạng, kiểm tra bằng kính hiển vi các sản phẩm tuyến sinh dục và bằng
kỹ thuật mô học. Trong nghiên cứu này, lưỡng tính rất hiếm khi xảy ra, tức là ít hơn
1,5% đối với sò huyết và dưới 1% đối với sò lông, được quan sát thấy với cả hai giao
tử đực và cái có mặt trong cùng một cá thể riêng lẻ. Tỷ lệ giới tính không cân bằng có
nguồn gốc từ phân phối tần số kích thước của mẫu cho thấy rằng tỷ lệ tăng của con cái
với kích thước ngày càng tăng cho thấy sự xuất hiện lưỡng tính tuần tự với chỉ một sự
thay đổi giới tính duy nhất trong cuộc sống của chúng, tức là từ đực sang cái. Sự ưu
thế của con đực chưa trưởng thành trong quần thể Wedung nên được xem là lợi thế của
con đực, vì một số năng lượng có thể được lưu và chuyển hướng theo hướng tăng
trưởng soma bởi vì ở lớp Hai mảnh vỏ có sự cân bằng giữa tăng trưởng và sinh sản
[22].

Năm 2007, Jacobsen và Esherick đã thực hiện một cuộc điều tra về loài sò A.
antiquata trên vùng bãi triều Chumbe, một hòn đảo nhỏ nằm ngoài Zanzibar,
Tanzania. Sự phong phú và kích thước của con đực được đo dọc theo các tuyến đường
6


đặt song song với bờ tại bốn địa điểm, hai địa điểm ở phía Tây và hai địa điểm ở phía
Đông. Các môi trường biển và bãi triều ở phía Tây của đảo được bảo vệ bởi Công viên
san hô của đảo Chumbe, một khu bảo tồn biển được quản lý riêng (MPA). Tuy nhiên,
nghề cá thủ công quy mô nhỏ bao gồm cả việc thu gom sò của phụ nữ vẫn diễn ra ở
phía Đông không được bảo vệ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của MPA đối
với quần thể sò và tương tác của chúng với sinh vật có liên quan. Kết quả cho thấy liệu
MPA ở phía Tây có ảnh hưởng đến sự phong phú, kích thước và phân bố của sò không
kể từ khi ngừng khai thác vào năm 1994 hay không. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ cung cấp
thông tin chi tiết về hệ thực vật, động vật và trầm tích có xu hướng liên kết với A.
antiquata trong hai môi trường này [28].
Năm 2009, Matojo và Pratap đã nghiên cứu về mô bệnh học của mang và ruột
của sò A. antiquata tiếp xúc với mức độ cấp tính của ammonium sulfate. Nghiên cứu
độc tính với ammonium sulfate rất ít. Dựa trên các quy trình tiêu chuẩn, họ đã ước tính
mức độc cấp tính 96 giờ của hóa chất này trên sò A. antiquata, trong một sinh trắc
nghiệm in vitro tĩnh ở pH trung bình là 8,0, nhiệt độ 28±1°C, độ mặn 33%o và DO 6
mg / L. LC50 được ước tính là 270 mg/L±0,3 và tử vong là 33,08% (xác suất 4,56), cả
hai đều ở mức ý nghĩa 95%. Mặc dù phơi nhiễm không độc hại sâu sắc, một số dị dạng
lớn không kiểm soát được chứng minh trong các nạn nhân trên 336 giờ. Những vết
thương sau khi phơi nhiễm này đã thúc đẩy tỷ lệ tử vong lên 61,6% (xác suất 5,3)
trong đó tất cả các mẫu tiếp xúc với 200 mg/L trở lên đều chết. Các biểu hiện căng
thẳng liên quan đến quá trình bể vỏ, nhô chân ra, tiết dịch nhầy cùng với hoại tử, tăng
sản, lông rút ngắn, co rút phiến, hình thành áp xe và vỡ biểu mô cuối cùng và tăng sinh
ở mang và ruột. Trước khi chết, chúng bị mất tính di động và nhạy cảm và khoảng
trống vỏ của chúng được mở rộng bất thường. Tuy nhiên, khoảng 38,4% của tất cả các

mẫu vật sống sót sau phơi nhiễm cấp tính này, và chấn thương tổng thể dao động giữa
các cấp độ cấp tính và mãn tính. Những kết quả này chỉ ra rằng A. antiquata có tiềm
năng lớn về khả năng giám sát sinh học độc tính của ammonium sulfate. Điều này là
cần thiết để xử lý hóa chất nông nghiệp hợp lý [30].
Năm 2013, Hidayat đã nghiên cứu về hàm lượng của axit amin và axit béo của
sò lông A. antiquata. Mục đích của nghiên cứu này là xác định thành phần axit amin
7


và thành phần axit béo trong sò lông. Thành phần hóa học của lông được xác định
bằng phân tích gần đúng. Thành phần của axit amin được đo bằng sắc ký lỏng cao áp
(HPLC) và thành phần của axit béo được đo bằng sắc kí khí (GC). Thành phần hóa
học của thịt sò lông bao gồm 79,69% nước; 1,57% tro; 2,29% chất béo; 12,89%
protein và 3,56% carbohydrate. Thành phần hóa học của sò bao gồm 81,50% nước;
1,99% tro; 4,60% chất béo; 10,13% protein và 1,74% carbohydrate. Axit amin cao
nhất được tìm thấy trong thịt sò lông và nội tạng là axit glutamic với 1,74% và 1,22%.
Axit amin thấp nhất được tìm thấy trong thịt sò lông và nội tạng là histidine với
0,15%. Axit béo bão hòa cao nhất được tìm thấy trong toàn bộ thịt và không có chất
béo tương ứng là 5.82% và 5.67%. Axit palmitoleic là axit béo đơn không bão hòa đơn
cao nhất với giá trị 2,42% và 2,36%. Axit béo đa không bão hòa cao nhất của A.
antiquata là EPA với giá trị là 5,25% và 4,06% [26].
Năm 2013, Tanaka và Aranishi đã nghiên cứu sự đánh dấu PCR DNA ty thể
dựa vào phân tích phát sinh chủng loại của vỏ sò. Các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có
giá trị thương mại quan trọng ở Nhật Bản và thường được gọi là hộp đẫm máu do máu
của chúng màu đỏ. Chúng có vỏ dày với các gờ phóng xạ phát ra riêng biệt, và số
lượng các gờ phóng xạ này là những đặc điểm hình thái quan trọng giúp cho việc phân
biệt các loài. Tuy nhiên, một số loài nhuyễn thể có hình thái không thể phân biệt được,
với số lượng gờ phóng xạ tương tự ở con trưởng thành và hình thành gờ phóng xạ bị
thiếu, đặc biệt là ở những con chưa trưởng thành. Vì vậy, các nhóm nghiên cứu đã phát
triển một marker phân tử đáng tin cậy để phân biệt di truyền giữa 7 loài nhuyễn thể

thuộc các giống Scapharca, Anadara và Tegillarca dựa trên các phân đoạn đa hình đặc
thù DNA ti thể của loài. Sự khuếch đại PCR của một đoạn gen COI, 16S rRNA, 12S
rRNA, và Cyt b được thực hiện trên 7 loài sử dụng 8 mồi. Chỉ có mồi lót phía trước cụ
thể của Scapharca và mồi phổ quát cho gen COI một phần đã mang lại thành công sản
phẩm PCR đơn từ tất cả 7 loài được kiểm tra. Do đó, các chuỗi nucleotide 481bp của
các sản phẩm PCR này đã được xác định, và mức độ thay thế nucleotide dao động từ
0,4% giữa S. broughtonii và T. granosa đến 20,2% giữa S. satowi và A. antiquata.
Ngoài ra, một cây phát sinh chủng loại loài cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa 7 loài
[38].
8


Năm 2013, Shahnaz và cs đã nghiên cứu sự biến đổi thời gian trong mô hình
sinh sản của sò lông A. antiquata từ Pakistan (biển Bắc Ả Rập). Tỷ lệ giới tính, tần
suất kích thước, và mô hình sinh sản của sò lông A. antiquata được nghiên cứu ở
Sonmiani và Phitti Creek, Pakistan, từ tháng 5/2004 đến tháng 4 năm 2005. Ở cả hai vị
trí, tỷ lệ giới tính nói chung đều chiếm ưu thế cho con cái. Quần thể của A. antiquata
tại Sonmiani bao gồm các sò có kích thước 31-80 mm và ở Phitti Creek có kích thước
21-100 mm; tuy nhiên, phần lớn các mẫu vật có kích thước 51-70 mm ở cả hai vị trí.
Bốn giai đoạn của sự phát sinh giao tử đã được xác định ở sò đực và cái: 1) phát triển,
2) chín, 3) sinh ra, và 4) tái hấp thu. Sự phát sinh giao tử ở con đực và cái xảy ra quanh
năm, với cường độ cao hơn trong tháng 1 đến tháng 3 và hoạt động thấp trong tháng
12 ở cả Lạch Sonmiani và Phitti trong sò cái, như được chỉ ra bởi giá trị chỉ số gonad
thấp của con cái trong những tháng này [35].
Năm 2017, Girsang và cs đã sử dụng vỏ sò lông để cải thiện chất thải dầu mỡ
dựa trên các phép đo trên chuột thí nghiệm. Dầu ăn thải (WCO) được tinh chế từ các
tạp chất để cải thiện chất lượng dựa trên phép đo hàm lượng lipid của các thông số
huyết thanh sinh hóa của chuột thí nghiệm. Chất hấp thụ sinh học được sử dụng là bột
vỏ của sò lông. Điều kiện tối ưu của việc lọc dầu đã qua sử dụng đã đạt được với 15 g
liều hấp thụ sinh học và 2 tuần ngâm. Kết quả đo hàm lượng lipid cho thấy dầu đã qua

xử lý được hấp phụ không thể làm giảm mức malondialdehye (MDA), thậm chí có sự
gia tăng tỷ lệ MDA là 18,67%; nhưng nó thấp hơn nếu so với chuột được xử lý bằng
WCO là 29,79% khi tăng mức MDA. Không có sự thay đổi đáng kể nào trong tổng số
cholesterol đối với dầu ăn được xử lý bằng chất thải đã được xử lý bằng A. antiquata,
so với chuột được xử lý bằng WCO có sự gia tăng mức LDL là 11,47% so với chuột
không được xử lý. Sự gia tăng nồng độ LDL trong nhóm A. antiquata được xử lý
WCO là 4,75%, thấp hơn nhiều so với sự gia tăng trong nhóm chuột xử lý WCO là
43,12%. Có thể kết luận rằng A. antiquata có tiềm năng hấp phụ bám hút để cải thiện
chất lượng lipid của dầu ăn thải và sự suy yếu của tế bào do có quá nhiều oxy [24].
Năm 2018, Siahainenia và cs đã nghiên cứu về mô hình tăng trưởng tương đối ở
sò A. antiquata ở vùng biển ven biển Ihamahu, Trung tâm Maluku. Kết quả chỉ ra rằng
A. antiquata chủ yếu được tìm thấy trong chất nền bùn. Sự phân bố kích thước của vỏ
9


là khác nhau trong quá trình lấy mẫu. Nhìn chung, chiều dài dao động từ 15,87 mm
đến 57,5 mm, chiều rộng từ 15,50 mm đến 48,60 mm và chiều cao là từ 9,36 mm đến
35,9 mm. Quần thể A. antiquata bao gồm kích thước chưa trưởng thành và trưởng
thành. Kích thước trưởng thành (> 30 mm) chiếm ưu thế hơn trong quần thể A.
antiquata cho thấy mô hình tăng trưởng tương đối tương quan dựa trên kích thước vỏ
[37].
Cũng trong năm 2018, Hameed và cs đã nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu
trúc các tế bào máu của A. antiquata. Kết quả cho thấy ba loại tế bào máu: hồng cầu,
bạch cầu và tiểu cầu phù hợp với các tác giả ban đầu (Holden và cs, 1994;
Kanchanapangka và cs, 2002; Mohite và Meshram, 2015). Các tế bào hồng cầu có
hình bầu dục, tròn, giọt nước và kéo dài trong hình dạng. Một mô tả tương tự được đưa
ra bởi Kanchanapangka và cs (2002). Các loại giọt nước của các tế bào được coi là dải
biên của các vi ống, vật lý kết hợp với một cặp tiểu trung thể tâm động nơi các tế bào
trông giống như một giọt nước mắt và được xem như không bào như mô tả của
Nemhausern và cs (1983) và Holden và cs (1994). Các tế bào RBC rất phong phú; như

đã được mô tả ở loài Scapharca inaequivalvis (Holden và cs, 1994). Các tế bào hồng
cầu của ngao arcid chuyên vận chuyển các sắc tố hô hấp có các bào quan và nhân tế
bào khác nhau (Mangum và Mauro, 1985). Các tế bào bạch cầu có số lượng nhỏ hơn
số lượng tế bào hồng cầu cho thấy nhân hình hạt thận phù hợp với kết quả của T.
rhombea (Mohite và Meshram, 2015). Gabriel và cs (2011) và Suganthi và cs (2009)
đã đề cập đến hai loại bạch cầu: bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt. Trong khi Cuenot
(1891) và Griesbach (1891) cho rằng những tế bào này có vai trò trong thực bào, bạch
cầu hạt hoạt động nhiều hơn. Các tác giả đã quan sát thấy cả hai loại tế bào bạch cầu.
Các tiểu cầu không nhân tạo cũng được quan sát ở A. antiquata là những hạt nhỏ. Các
tế bào này là nguồn chính của quá trình cầm máu (Suganthi và cs, 2009). Các tế bào
máu của A. antiquata là Sudan đen B và PAS dương tính có nghĩa là các tế bào này có
chứa lipid và glycogen trong tế bào chất của chúng. [25].
1.7.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam hoạt động nghiên cứu về các loài nhuyễn thể hai vỏ chỉ mới được
tăng cường trong những năm gần đây. Những nghiên cứu ở Việt Nam về loài sò lông
10


A. antiquata còn chưa nhiều. Chủ yếu là các nghiên cứu về khả năng lọc, làm sạch môi
trường hạn chế ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng.
Năm 2007, một nghiên cứu của Lê Thị Mùi về hàm lượng Pb2+ và Cu2+ ở một
số loài nhuyễn thể tại một số điểm ven biển Đà Nẵng trong đó có loài sò lông A.
antiquata (Bảng 1).
Bảng 1. Hàm lượng trung bình của Pb và Cu ở sò lông ven biển Đà Nẵng [14]
Địa điểm

Ngày

lấy mẫu


lấy mẫu

Biển
Nam Ô
Biển
Xuân Thiều

14/8/2007

16/8/2007

Loài nhuyễn thể

Sò lông A.antiquata

Sò lông A. antiquata

Chiều

Hàm lượng trung bình

dài vỏ

(µg/g khối lượng ướt)

(mm)

Pb

Cu


45-47

2,12  0,27

16,52  0,38

48-50

1,87  0,22

12,21  0,38

Qua đó cho thấy hàm lượng Pb và Cu là tương đối cao, điều này cũng phù hợp
với thực tế là bờ biển ở đây bị ảnh hưởng bởi khu công nghiệp Hòa Khánh và cả con
sông Cu Đê đổ vào. Bờ biển Xuân Thiều tuy không có con sông nào trực tiếp đổ vào
nhưng bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt từ khu dân cư đổ ra biển, nên hàm lượng
Pb2+, Cu2+ cũng tương đối lớn [14].
Năm 2013, Nguyễn Thị Phương Hiền và Nguyễn Chính đã tìm hiểu khả năng
lọc tảo đơn bào Nannochloropsis oculata của sò huyết A. granosa và sò lông A.
antiquata tại Khánh Hòa. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ lọc tảo của sò huyết tốt
nhất ở độ mặn 20‰ đạt từ 194,3-376,9ml/cá thể/giờ; tốc độ lọc tảo của sò anti đạt cao
nhất ở độ mặn 30‰ đạt từ 225,0-428,8ml/cá thể/giờ. Như vậy, thí nghiệm này cho
thấy sò huyết và sò anti đều có khả năng lọc tảo và độ mặn có ảnh hưởng nhất định
đến khả năng lọc của hai loại sò này [8].
Cũng trong năm 2013, Nguyễn Thị Mỹ Hương và Đặng Thi Thu Hương đã
nghiên cứu sự thủy phân sò lông A. antiquata bằng kết hợp enzyme Protamex và
Flavourzyme được thực hiện ở pH tự nhiên. Sò lông được thủy phân đầu tiên bằng
enzyme Protamex và sau đó được thủy phân bằng enzyme Flavourzyme. Nghiên cứu
11



nhằm xác định các điều kiện thủy phân sò lông thích hợp bằng các enzyme trên. Kết
quả đã chỉ ra rằng điều kiện thích hợp cho Protamex ở giai đoạn đầu của quá trình thủy
phân là tỷ lệ Protamex/nguyên liệu 0,3%, nhiệt độ thủy phân 500 C và thời gian thủy
phân 4 giờ và điều kiện thủy phân thích hợp cho Flavourzyme như sau: Tỷ lệ
Flavourzyme/ nguyên liệu 0,2%, nhiệt độ thủy phân 500 C và thời gian thủy phân 3
giờ [9].
Như vậy, trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học,
các đặc điểm về sinh sản, di truyền, sinh hóa của sò lông A. antiquata nhưng vẫn chưa
đầy đủ. Riêng ở Việt Nam các đề tài nghiên cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu, đặc
điểm sinh học, đặc điểm di truyền của loài sò lông A. antiquata vẫn còn rất ít và chưa
được nghiên cứu một cách có hệ thống.
1.8. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong nghiên cứu đa dạng di truyền
Hiện nay trong nghiên cứu phân loại cũng như đa hình sinh vật, bên cạnh những
phương pháp phân loại truyền thống hiệu quả như đa hình hình thái, đa hình kiểu nhân,
thì phương pháp sử dụng chỉ thị DNA (những chỉ thị dựa trên bản chất đa hình DNA)
đang được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả. Phổ biến hiện nay như: phân tích trình tự
các đoạn nucleotide lặp lại đơn giản (SSR), đa hình chiều dài các đoạn cắt hạn chế
(RELP), đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD), marker DNA ty thể
(mtDNA), đa hình các đoạn khuếch đại với các primer đặc hiệu (SCAR)… (Trần Quốc
Dung, 2009) [3].
1.8.1. Kỹ thuật đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD)
Kỹ thuật RAPD dựa trên kỹ thuật PCR, bằng sử dụng những primer ngắn
(khoảng 10 nuleotide) có trình tự biết trước bắt cặp và nhân bản ngẫu nhiên những
đoạn DNA có trình tự bổ sung với trình tự của các primer. Theo nguyên tắc, khi 2 cá
thể hoàn toàn giống nhau, sau khi thực hiện phản ứng RAPD ở điều kiện như nhau sẽ
tạo ra số lượng các đoạn DNA bằng nhau và chiều dài các đoạn DNA tương ứng bằng
nhau. Khi có đột biến làm xuất hiện hay mất đi một vị trí bắt cặp ngẫu nhiên sẽ tạo ra
số lượng và chiều dài các đoạn DNA khác nhau giữa các cá thể, vì vậy kỹ thuật RAPD

có thể phát hiện đột biến. Kỹ thuật RAPD giúp nhận diện những chỉ thị phân tử trội.
12


Nhìn chung, RAPD có thể cung cấp các dữ liệu có giá trị về sự đa dạng di truyền bên
trong hoặc giữa các quần thể của một loài [3].
RAPD có tất cả các ưu điểm của một chỉ thị dựa vào PCR. Mặt khác các primer
có thể được thương mại hóa và không đòi hỏi phải có sự hiểu biết trước về trình tự
DNA đích hoặc tổ chức của gen. Sự khuếch đại các đa locus có thể được phân tách
bằng điện di trên gel agarose và nhuộm với ethidium bromide. Các ưu điểm khác của
RAPD là dễ dàng tiến hành với một lượng lớn các locus và có thể sàng lọc cá thể. Chỉ
thị RAPD đã được sử dụng để nhận dạng loài, phân tích cấu trúc di truyền, phân tích
đa dạng di truyền…
Hạn chế của loại chỉ thị này là khó có thể chứng minh sự di truyền Mendel của các
locus và không thể phân biệt giữa đồng hợp và dị hợp. Mặt khác, sự có mặt của các sản
phẩm PCR phụ (khác với các vùng PCR có cùng chiều dài và vì vậy trở thành một locus
đơn) đã làm hạn chế sự sử dụng chỉ thị này (Trần Quốc Dung, 2009) [3].
Hiện nay, kỹ thuật RAPD đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu
và xác định mối quan hệ di truyền của các loài. Ngô Thị Kim và cs (2003) đã nghiên
cứu rắn hổ mang theo quần thể địa lý bằng phương pháp RAPD. Trong 7 primer sử
dụng chỉ có 2 primer RF1 và RF4 là cho sản phẩm tổng hợp với 9 mẫu rắn hổ mang và
1 mẫu rắn hổ mang chúa. Riêng primer RF6 và RF7 chỉ cho sản phẩm với rắn hổ mang
mà không cho sản phẩm với rắn hổ mang chúa. Còn 3 primer RF2, RF3, RF5 không
cho sản phẩm nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy rắn hổ mang Việt Nam tuy phân bố ở
những vùng địa lý khác nhau nhưng có mối quan hệ họ hàng rất gần gũi với nhau [10].
Kimberling và cs (1996) đã sử dụng chỉ thị RAPD để đánh giá cấu trúc di truyền
của các quần thể ếch Rana pipens đã cách ly ở phía Nam (Hoa Kỳ). Với 14 primer
ngẫu nhiên đã phát hiện 38 lucus đa hình với 85 cá thể ếch nghiên cứu. Ba loại cấu
trúc di truyền đã phát hiện trong nghiên cứu này: 2 quần thể cho thấy có đa dạng di
truyền thấp (D=0,1 và 0,04); 2 quần thể không thấy có sự khác biệt di truyền và cho

thấy có sự đa dạng trong quần thể cao (D=0,35) [29].
Đinh Thị Phòng và cs (2009) đã đánh giá độ thuần của 10 giống tằm (Bombyx
mory L.) bằng chỉ thị RAPD. Khi phân tích đa hình với 10 primer ngẫu nhiên, kết quả
cho thấy tỉ lệ phần trăm đồng hình nằm trong phạm vi từ 68,83% (giống GQ11) đến
13


(91,66% giống GQ13). Tổng số băng DNA nhân bản được của 10 giống tằm là 333.
Số băng DNA nhân bản của 10 giống tằm khi phân tích với 10 primer dao động từ 20
(OPN05) đối với giống GQ14 đến 51 (OPP19) đối với giống GQ15. Kích thước DNA
nhân bản nằm trong khoảng từ 200 bp-800 bp [15].
Trần Thanh Sơn (2012) đã nghiên cứu đa dạng di truyền của quần thể nhông cát
rivơ (Leiolepis reevesii Gray,1831) ở miền Trung Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD, kết
quả nghiên cứu cho thấy quần thể nhông cát L. reevesii ở miền Trung Việt Nam có sự
đa dạng di truyền cao [18].
Trần Quốc Dung và cs (2008) đã dùng chỉ thị phân tử RAPD để nhận dạng 2
quần thể nhông cát Leiolepis Cuvier, 1928 ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có thể sử dụng RAPD để phân biệt được 2 quần thể này. Quần thể L.
guentherpetersi được nhận dạng bởi các băng 700bp (primer 428), băng 700 bp và 370
bp (primer CLR5), băng 490 bp (cặp primer 101+168) với quần thể L. reevesii có thể
nhận diện bằng băng 370 bp và 550 bp (primer 428), băng 580 bp (primer CLR5) [4].
Võ Thị Lan và cs (2009) đã sử dụng 5 cặp primer microsatellite đặc hiệu và 10
primer RAPD ngẫu nhiên để đánh giá sự khác biệt giữa 4 giống gà: ác Việt Nam, ác
Trung Quốc, Lơ Go và Lương Phượng. Trong 5 cặp primer microsatellite đã thu được
chỉ thị AP24 cho phép phân biệt 2 giống gà ác Việt Nam và gà ác Trung Quốc với 2
giống gà Lơ Go và Lương Phượng. Với 10 primer RAPD khảo sát đã thu được chỉ thị
OPA18-500 giúp phân biệt được giống gà ác Trung Quốc với 3 giống gà còn lại. Khi
kết hợp chỉ thị APH 24 với OPA18-500 cho phép phân biệt riêng 2 giống gà ác Việt
Nam và gà ác Trung Quốc [12].
Bên cạnh những nghiên cứu trên đối tượng động vật thì kỹ thuật RAPD cũng đã

được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu đa dạng di truyền ở nhiều đối tượng thực
vật khác nhau như bưởi Thanh Trà (Hoàng Tấn Quảng và cs, 2010) [19], cây khoai
môn sọ (Nguyễn Văn Giang và cs, 2013) [6], đậu tương (Đinh Thị Phòng và cs, 2008)
[16], đậu xanh (Nguyễn Vũ Thanh Thanh, 2003) [21]…

14


1.8.2. Một số kỹ thuật khác
1.8.2.1. Kỹ thuật đa hình chiều dài các đoạn giới hạn (RFLP)
RFLP là kỹ thuật dựa trên sự khác nhau về kích thước đoạn DNA được tạo ra khi
cắt DNA hệ gen hoặc các bào quan bằng các enzyme hạn chế. Cắt DNA bằng enzyme
hạn chế có thể tạo ra các đoạn DNA có kích thước và số lượng khác nhau ở các cá thể
quần thể và loài khác nhau. Sử dụng phương pháp phân tích Southern blot, các đoạn
DNA của hệ gen được tạo thành sau khi cắt bằng enzyme hạn chế sẽ được phân tách
bằng điện di agarose gel, sau đó được chuyển lên một màng lai và được phát hiện bởi
các mẫu dò đặc hiệu (Trần Quốc Dung, 2009) [3].
Moretti và cs (2008) đã sử dụng RFLP để xác định quan hệ di truyền của nấm
Fusarium subglutinans gây bệnh ở ngô. F. subglutinans là một loại nấm gây bệnh thối
tai ngô và sản xuất độc tố beauverricin và các độc tố nấm khác. Loài này gần đây đã
được chia thành hai hệ phát sinh loài lớn trong nhóm loài dựa trên sự đa hình trình tự
DNA-RFLP được xác định trong H3 histon và chuỗi beta-tubulin. Trong số 62 mẫu
phân lập thuộc nhóm 1 thì 48 mẫu (77%) sản xuất được 10-532 µg/g beauverricin,
trong khi không có mẫu nào trong 39 mẫu phân lập thuộc nhóm 2 có thể tổng hợp độc
tố nấm mốc [31].
Đỗ Võ Anh Khoa và cs (2013) đã đánh giá đa dạng di truyền gen IGFBP 2
(Insulin like growth factor binding protein 2) trên gà bằng phương pháp PCR-RFLP.
Kết quả nhóm tác giả đã phát hiện 3 đột biến điểm tại các vị trí g.369G A (exon 2),
g.1023 T (intron 2) và g.738


A (exon 3) nhờ sự nhận diện của enzyme cắt giới hạn

Bsh 1236I, Eco72 và Alw211. Tần số kiểu gen tại các đột biến trên các quần thể
nghiên cứu tuân theo quy luật cân bằng Hardy-Weinberg. Các điểm đa hình này có ảnh
hưởng đến các tính trạng kinh tế ở các quần thể gà khác nhau [11].
1.8.2.2. Kỹ thuật đa hình độ dài các đoạn khuếch đại (AFLP)
AFLP là kỹ thuật kết hợp giữa RFLP và PCR. Giống như RFLP, cơ sở phân tử
của sự đa hình AFLP bao gồm sự mất hoặc xen các base vào giữa các trình tự cắt hạn
chế và giống như RAPD nó cũng bao gồm sự thay thế base ở các vị trí bám của các
primer PCR. Điểm khác biệt của kỹ thuật này là có gắn thêm các adaptor đã biết trước
trình tự và các đoạn DNA được cắt ra từ hệ gen. Sự xác định tính biến dị di truyền
15


×