Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đình tại các huyện miền núi tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN TRỌNG QUÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG
CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH HỘ GIA ĐÌNH TẠI CÁC HUYỆN
MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN TRỌNG QUÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG
CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH HỘ GIA ĐÌNH TẠI CÁC HUYỆN
MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC
MÃ SỐ: 160310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. LÊ VĂN TIN

Thừa Thiên Huế, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Quân


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo TS. Lê Văn Tin.
Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy giáo bộ môn Địa lý Kinh tế - Xã
hội và Bản đồ, Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Huế.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã giảng dạy cho lớp cao học Địa lí Khóa 25.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành, huyện Nam Đông, huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ cho việc thực nghiệm
của luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, cùng các bạn học viên lớp Địa lí, Khóa 25 trường Đại học Sư phạm, Đại học
Huế…đã luôn sẻ chia, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thiện luận văn.

Thừa Thiên Huế, tháng 10 năm 2018


Nguyễn Trọng Quân


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 1
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 2
4.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................... 2
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................ 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................................... 4
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch hộ gia đình có
liên quan đến đề tài ................................................................................................................ 4
6.1. Trên thế giới ................................................................................................................ 4
6.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................. 5
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................................ 6
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................................ 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH HỘ GIA
ĐÌNH ............................................................................................................................................... 8
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................................ 8
1.1.1. Điểm du lịch............................................................................................................. 8
1.1.2. Du lịch cộng đồng ................................................................................................... 9

1.1.3. Kinh tế hộ gia đình và dịch vụ du lịch hộ gia đình................................................ 9
1.2. Vai trò của dịch vụ du lịch hộ gia đình khu vực đồi núi ............................................11
1.2.1. Khái quát về vai trò của kinh tế hộ gia đình ........................................................11
1.2.2. Vai trò của dịch vụ du lịch hộ gia đình khu vực đồi núi .....................................13
1.3. Vấn đề đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trƣờng ...........................................17
1.3.1. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội ........................................................................17
1.3.2. Đánh giá tác động môi trƣờng ..............................................................................19
1.4. Thực tiễn về dịch vụ du lịch của hộ gia đình và những tác động ..............................21
1.4.1. Trên thế giới ...........................................................................................................21
1.4.2. Ở Việt Nam ............................................................................................................26
CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG CỦA DỊCH VỤ DU
LỊCH HỘ GIA ĐÌNH TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ........... 39
2.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế .........39


2.1.1. Giới thiệu các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế ..........................................39
2.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ ....................................................................39
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................42
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................42
2.1.2. Khái quát về hoạt động du lịch .............................................................................48
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch ..........................................................................................48
2.1.2.2. Các điểm du lịch .............................................................................................67
2.1.2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch ..........................................................................72
2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...........................................................................................75
2.3. Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trƣờng của dịch vụ du lịch hộ gia đình...77
2.3.1. Đối với hiệu quả kinh tế ........................................................................................77
2.3.1.1. Hoạt động du lịch đóng góp cho doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế..77
2.3.1.2. Hoạt động du lịch tác động đến thu nhập ngƣời dân ....................................77
2.3.2. Đối với hiệu xã hội ................................................................................................79
2.3.3. Đối với tác động môi trƣờng.................................................................................81

2.3.3.1. Hoạt động du lịch gắn liền với bảo vệ tự nhiên ............................................81
2.3.3.2. Các tác động đến môi trƣờng từ các hoạt động dịch vụ du lịch ..................82
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH HỘ GIA ĐÌNH
TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................. 83
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp..............................................................................................83
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 ....83
3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 ......84
3.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 ..................89
3.1.4. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 ....................91
3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ du lịch hộ gia đình tại các huyện miền núi
tỉnh Thừa Thiên Huế ...........................................................................................................93
3.2.1. Giải pháp về chính sách ........................................................................................93
3.2.2. Giải pháp về tổ chức, quản lí ................................................................................93
3.2.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức và năng lực cho ngƣời dân ............................94
3.2.4. Giải pháp về vốn đầu tƣ ........................................................................................95
3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, vận động ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng .............97
3.2.6. Giải pháp đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du
lịch ở địa phƣơng .............................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 98
1. Kết luận ............................................................................................................................98
2. Kiến nghị ..........................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 100


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Số lƣợng khách du lịch qua các năm ở Việt Nam ..................................................... 26
Bảng 2.1. Dân số các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2017 ............... 42
Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn ở huyện A
Lƣới................................................................................................................................................ 43

Bảng 2.3. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn ở huyện
Nam Đông ..................................................................................................................................... 43
Bảng 2.4. Diện tích của các kiểu địa hình ................................................................................... 48
Bảng 2.5. Số giờ nắng tại trạm khí tƣợng các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.............. 51
Bảng 2.6. Một số đặc trƣng khí hậu các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế....................... 52
Bảng 2.7. Nhiệt độ trung bình tại trạm khí tƣợng các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế . 52
Bảng 2.8. Độ ẩm không khí trung bình tại trạm khí tƣợng các huyện miền núi tỉnh Thừa
Thiên Huế ...................................................................................................................................... 53
Bảng 2.9. Lƣợng mƣa tại trạm khí tƣợng A Lƣới ...................................................................... 54
Bảng 2.10. Cơ sở và số ngƣời kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà hàng................... 73
Bảng 2.11. Số lƣợt khách du lịch đến các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế (2015 - 2017)
........................................................................................................................................................ 74
Bảng 2.12. Doanh thu từ hoạt động du lịch của các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
(2015 - 2017) ................................................................................................................................. 75
Bảng 2.13. Số liệu thống kê mẫu nghiên cứu là các hộ gia đình ............................................... 75
Bảng 2.14. Doanh thu từ hoạt động du lịch của các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
(2015 - 2017) ................................................................................................................................. 77
Bảng 2.15. Số hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch tại các điểm nghiên cứu thuộc huyện
miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................................................................... 80
Bảng 2.16. Ý kiến của ngƣời dân về biết chất lƣợng cuộc sống của gia đình thay đổi khi tham
gia hoạt động du lịch..................................................................................................................... 80

i


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Dự báo tăng trƣởng số lƣợng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đến 2030 .... 22
Hình 2.1. Bản đồ hành chính các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.................................. 41
Hình 2.2. Lễ hội Ariêu Car diễn ra vào ngày 10/3/2016 tại huyện A Lƣới .............................. 60

Hình 2.3. Nhà Gƣơi tại thôn Aka, xã Thƣơng Lộ, huyện Nam Đông ...................................... 65
Hình 2.4. Nhà dài tại xã Hồng Hạ, huyện A Lƣới ...................................................................... 65
Hình 2.5. Bản đồ các điểm du lịch huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế ............................... 71
Hình 2.6. Lớp tập huấn về nghề dệt zèng.................................................................................... 80
Hình 2.7. Lớp tập huấn về nghề đan lát....................................................................................... 80

ii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam sau nhiều năm triển khai Luật Du lịch năm 2005, Luật du lịch năm
2017 đã chính thức đƣợc thông qua với nhiều điểm mới, với mục tiêu chính nhằm đẩy
mạnh phát triển, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Một trong những điểm
mới của Luật là nhà nƣớc sẽ tạo điều kiện khuyến khích sự thăm gia của cộng đồng
dân cƣ vào phát triển du lịch. Đây là cơ sở để các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng
dân cƣ tại địa phƣơng có điều kiện phát triển, góp phần đƣa du lịch của địa phƣơng đi
lên và cải thiện đời sống của ngƣời dân. Đồng thời phát huy văn hóa bản địa của từng
địa phƣơng.
Huyện Nam Đông và A Lƣới là hai huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khu vực này có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú, đa dạng, có
tính hấp dẫn tƣơng đối cao nên đã thu hút một lƣợng khách du lịch đáng kể. Tuy
nhiên, đây cũng là một khu vực mà kinh tế, xã hội chƣa phát triển tốt.
Trong bối cảnh đó, những năm gần đây, du lịch đã hình thành và phát triển tƣơng
đối nhanh trên địa bàn. Các hộ gia đình ngƣời dân địa phƣơng đã tham gia vào nhiều
vào dịch vụ tại các điểm du lịch. Những hoạt động này đã có tác động không nhỏ đến
kinh tế, xã hội, môi trƣờng của địa phƣơng theo chiều hƣớng tích cực lẫn tiêu cực. Vì
vậy, cần nghiên cứu, đánh giá cụ thể và đồng bộ các tác động để đề xuất những giải
pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch bền vững. Do đó, việc “Đánh giá tác động kinh
tế, xã hội và môi trƣờng của dịch vụ du lịch hộ gia đình tại các huyện miền núi tỉnh

Thừa Thiên Huế” là một vấn đề có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ du lịch của hộ gia đình tại
các điểm du lịch 2 huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, tiến hành đánh giá những tác
động kinh tế, xã hội và môi trƣờng để đề xuất những giải pháp ph hợp nhằm phát
triển du lịch bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ du lịch của hộ gia đình và
những tác động kinh tế, xã hội và môi trƣờng của nó.
- Điều tra thực trạng, đánh giá những tác động về kinh tế, xã hội và môi trƣờng
của dịch vụ du lịch hộ gia đình tại các điểm du lịch huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Đề xuất những giải pháp ph hợp nhằm phát triển dịch vụ du lịch hộ gia đình
theo hƣớng bền vững trên địa bàn nghiên cứu.

1


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Dịch vụ du lịch hộ gia đình và tác động kinh tế, xã hội, môi trƣờng của nó.
- Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Hai huyện miền núi Nam Đông và A Lƣới
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng đến năm 2018, đề xuất giải pháp đến 2025.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
a). Quan điểm hệ thống
Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý học đó là việc nghiên cứu
cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự nhiên. Cấu

trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo nhƣ: Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ
nhƣỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với việc nghiên cứu tác động kinh
tế, xã hội và môi trƣờng của dịch vụ du lịch hộ gia đình tại các huyện miền núi tỉnh
Thừa Thiên Huế ta phải đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống giữa các yếu tố kinh tế,
xã hội và môi trƣờng. Mặt khác cần xem xét mối quan hệ giữa các hộ gia đình kinh
doanh du lịch với nhau trên địa bàn 2 huyện Nam Đông và A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên
Huế để từ đó có nhận định đúng, toàn diện, tìm ra nguyên nhân, mối quan hệ, đánh giá
mức độ tác động, đề xuất giải pháp thích ứng hợp lí.
b). Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên là một tổ
hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con
ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn
trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết
phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò
chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của
tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài nhằm đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi
trƣờng của dịch vụ du lịch hộ gia đình tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
c). Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tƣợng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Do đó,
khi đánh giá chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Đứng trên quan điểm lịch sử,
phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đƣa ra các dự
báo xác thực về xu hƣớng phát triển trong giai đoạn sắp tới. Vận dụng quan điểm này,
đề tài phân tích đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội, tác động kinh tế, xã hội và môi
trƣờng của dịch vụ du lịch hộ gia đình tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế với
chuỗi số liệu nhiều năm nhằm phản ánh cơ bản nhất đặc điểm của đối tƣợng.

2


d). Quan điểm lãnh thổ

Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng nhƣ địa lý nói
chung đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay
đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực
cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên
một lãnh thổ cụ thể đƣợc phân chia. Với quan điểm này, đề tài cần xác định rõ những
yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng bị tác động do ảnh hƣởng của dịch vụ du lịch hộ
gia đình tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế để từ đó đề xuất các biện pháp
khắc phục.
e). Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhƣng
không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong việc đáp ứng nhu cầu
của chính họ. Do đó, đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt động
kinh tế - xã hội nào. Quan điểm này đƣợc tác giả vận dụng xuyên suốt quá trình đánh
giá phân tích hiện trạng, đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trƣờng của dịch vụ
du lịch hộ gia đình tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
a). Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Bao gồm các tƣ liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các
thông tin về huyện Nam Đông, A Lƣới có liên quan đến du lịch hộ gia đình; một số tài
liệu thuộc các chƣơng trình, dự án phát triển du lịch cộng đồng, hộ gia đình. Tất cả các
nguồn tƣ liệu có liên quan đến đối tƣợng và lãnh thổ nghiên cứu đã đƣợc đề tài tiếp
cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu.
b). Phương pháp bản đồ
Ứng dụng bản đồ học nhằm biên tập và xây dựng hệ thống bản đồ cơ sở tại khu
vực huyện Nam Đông, A Lƣới, từ đó kết hợp với quá trình khảo sát thực địa để xây
dựng bản đồ hiện trạng các điểm du lịch tại huyện Nam Đông, A Lƣới.
c). Phương pháp thực địa
Áp dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu thực trạng hoạt động
du lịch của các hộ gia đình, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự nhiên và kinh tế - xã
hội ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ

hoạt động du lịch theo phƣơng pháp đánh giá nhanh (PRA) nhằm thu thập thông tin
của cƣ dân địa phƣơng. Quá trình nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành dựa trên phƣơng
pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra. Các kết quả
nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển hoạt động du lịch hộ gia đình trên địa bàn.

3


d). Phương pháp chuyên gia
Đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học
trong việc nghiên cứu các tác động của hoạt động du lịch hộ gia đình đến kinh tế, xã
hội và môi trƣờng; các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch hộ gia đình trên địa
bàn. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý của các ngành có liên
quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phƣơng pháp đánh tác động
kinh tế, xã hội và môi trƣờng của dịch vụ du lịch hộ gia đình tại các huyện miền núi,
trên cơ sở đó xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển hoạt động du lịch hộ gia đình và hạn chế các tác động tiêu cực đến kinh tế,
xã hội và môi trƣờng.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tƣ liệu tham khảo cho nguời dân địa phƣơng
và các cấp quản lý nhằm lựa chọn các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch hộ
gia đình và hạn chế các tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng các huyện
miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên
ngành Địa lý học.
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch hộ gia

đình có liên quan đến đề tài
6.1. Trên thế giới
Những lợi ích to lớn từ việc tổ chức, triển khai hoạt động du lịch có sự tham gia
của ngƣời dân bản địa, nhất là ở khu vực nông thôn, đã đƣợc khẳng định qua nhiều
nghiên cứu lí luận và thực tiễn trên thế giới. Tham gia hoạt động của ngƣời dân là một
trong những biểu hiện nổi bật của các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Bên cạnh những tác động tích cực, một số tác động theo chiều hƣớng tiêu cực cũng
dần đƣợc bộc lộ do ngƣời dân nông thôn có nhiều hạn chế về nhận thức, năng lực và
các nguồn lực vật chất. Sự quản lí của chính quyền địa phƣơng, cơ quan chuyên ngành
và ý thức của du khách trong nhiều trƣờng hợp cũng góp phần mang lại những hệ quả
không tốt về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Nhiều công trình của các tác giả M. Bƣchơvarôp (1985), Địa lí du lịch; I.
Pirôgiơnic (1985), Cơ sở địa lý du lịch phục vụ tham quan; G. Cazes Rlanquar, Y.
Rayrouard (2005), Quy hoạch du lịch; Carter R.W. (2001), Ecotourism; Cossossis H.
và Nijkamp P. (1995), Sustainable tourism development; WTO (2002), Tourism and

4


poverty alleviation; Smith M. và Duffy R. (2003), The ethics of tourism
development… đã giải quyết các vấn đề lý luận chung về du lịch, du lịch sinh thái, du
lịch cộng đồng, vai trò của cộng đồng bản địa đối với du lịch về nhân lực, về góp phần
định hƣớng hoạch định chính sách, về bảo tồn văn hóa bản địa và bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, ổn định sinh kế và an sinh xã hội.
Tuy còn có những điểm khác biệt nhƣng những nghiên cứu này đã làm sáng tỏ
nhiều vấn đề nhƣ: khái niệm về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; mối quan hệ giữa
du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác; các đặc trƣng cơ
bản của du lịch cộng đồng; các nguyên tắc cơ bản, những yêu cầu cơ bản để phát triển
du lịch cộng đồng, đặc điểm của các đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch trong đó có
ngƣời dân địa phƣơng…

Các mô hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng bản địa cũng đã đƣợc nghiên
cứu về hình thức tổ chức, các quy tắc, sản phẩm du lịch, giá, phân phối lợi nhuận và
hiệu quả nhƣ ở Vƣờn quốc gia Gunung Halimun (Indonesia), Làng Ghandruk thuộc
Khu bảo tồn quốc gia Annapurna (Nepal), Mô hình Làng du lịch ở Austria (Hens,
1998), Mô hình du lịch bền vững của Cộng đồng Châu u ECOMOST đƣợc thử
nghiệm tại Mallorka (Tây Ban Nha), Mô hình du lịch bền vững ở Hoàng Sơn (An Huy,
Trung Quốc).
6.2. Ở Việt Nam
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, xu hƣớng phát triển du lịch bền vững, mà một
nguyên tắc cơ bản là có sự tham gia và hƣởng lợi của ngƣời dân địa phƣơng cũng đã
đƣợc triển khai rộng rãi ở Việt Nam. Những vấn đề về lí luận và thực tiễn đƣợc giới
chuyên môn các nƣớc quan tâm giải quyết trên đây cũng đã đƣợc các nhà khoa học
Việt Nam đề cập nhƣ về lí luận: Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ
Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2010), Địa lý du lịch Việt
Nam (nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam); Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - Lý
thuyết và vận dụng (nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội); Đinh Trung Kiên
(2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam (nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội);
Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn, B i Thị Thu (2008), Du lịch và môi trƣờng (nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội); Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền
vững (nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội); Trƣơng Sỹ Quý, Hà Quang Thơ (2008),
Kinh tế du lịch (nhà xuất bản Đại học Huế).
Những nghiên cứu nhằm triển khai du lịch có sự tham gia của cộng đồng bản địa
tại Việt Nam đã đƣợc tiến hành nhƣ các công trình của Đặng Huy Huỳnh (Vai trò đa
dạng sinh học trong phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam), Philip Dearden (Bảo tồn
đa dạng sinh học và du lịch sinh thái ở Việt Nam), (Du lịch sinh thái trong các khu bảo

5


tồn tự nhiên ở Việt Nam), Lê Văn Lanh, D. James Mac Neil (Du lịch sinh thái ở Việt

Nam - triển vọng cho việc bảo tồn và sự tham gia của địa phƣơng); PGS.TS. Phạm
Trung Lƣơng (1999, 2000), E. Boo (1990), P.J. Devlin, R.J. Ryan (1998) (Du lịch sinh
thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Cơ sở khoa học phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Ecotourism: Potential and pitfalls - Du lịch sinh
thái: tiềm năng và cạm bẫy, Ecotourism conservation training for Policymakers and
trainers of ecotourism guides - Đào tạo bảo tồn du lịch sinh thái cho ngƣời hoạch định
chính sách và đào tạo hƣớng dẫn du lịch sinh thái)… Những nghiên cứu này đã chỉ ra
tiềm năng to lớn của Việt Nam và của các địa phƣơng để triển khai du lịch có sự tham
gia của cộng đồng, đồng thời nêu bật vai trò của tài nguyên du lịch tự nhiên, tài
nguyên nhân văn trong việc phát triển loại hình du lịch này. Các nhà nghiên cứu cũng
đã đề xuất nhiều giải pháp để phát triển du lịch có sự tham gia của ngƣời dân theo
hƣớng phát triển bền vững, cũng nhƣ cảnh báo về hậu quả nếu phát triển du lịch một
cách rầm rộ và không tuân thủ các nguyên tắc của nó.
Nhiều mô hình du lịch có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng ở Việt Nam đã
đƣợc nghiên cứu và giới thiệu nhƣ Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), Vƣờn quốc gia Ba
Bể (Bắc Cạn), bản Sín Chải (Sa Pa, Lào Cai), Suối Voi (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế)…
Các công trình theo hƣớng đánh giá tác động hoặc đánh giá hiệu quả của hoạt
động kinh tế nói chung, hoạt động kinh tế của hộ gia đình nói riêng: Nguyễn Đình Mạnh
(2005), Đánh giá tác động môi trƣờng, Trƣờng Đại học Nông nghiệp 1; Đặng Văn
Minh, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Chí Hiểu, Dƣơng Thị Minh Hòa (2013), Đánh giá tác động
môi trƣờng, Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Lê Văn Khoa, Hoàng
Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cƣ, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Lƣu Đức Hải, Thân Đức Hiền,
Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Đình Hòe, Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh (2004), Khoa học
môi trƣờng (nhà xuất bản Giáo dục); Nguyễn Nhất Sinh (2017), Đánh giá công tác giao
đất lâm nghiệp đến sinh kế của ngƣời dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi; Trần Thị
Lệ Nhung (2016), Đánh giá tình hình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân
trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc (2014), Nghiên
cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng dân tộc Bru - Vân
Kiều ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; Lê Thị Yến (2013), Đánh giá tài nguyên
đất đai và đề xuất mô hình kinh tế sinh thái ở một số xã v ng đệm vƣờn quốc gia Bạch

Mã, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế; Lƣu Hoàng n (2013), Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất của các loại hình trồng cây cao su tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam;
Phạm Nhật Thích (2012), Đánh giá tác động xã hội và môi trƣờng của một số mô hình
sử dụng đất đặc th tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
7. Cấu trúc của luận văn

6


Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đánh giá tác động kinh tế, xã hội
và môi trƣờng của dịch vụ du lịch hộ gia đình
Chƣơng 2. Tác động kinh tế, xã hội và môi trƣờng của dịch vụ du lịch hộ gia
đình tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ du lịch hộ gia đình tại các huyện
miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH
HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Điểm du lịch
Du lịch là hoạt động có hƣớng đích không gian. Ngƣời đi du lịch rời khỏi nơi cƣ
trú của mình để đến nơi khác - một địa điểm cụ thể để thoả mãn nhu cầu theo mục đích
chuyến đi. Trên phƣơng diện địa lý điểm đến du lịch đƣợc xác định theo phạm vi
không gian lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực

hiện hành trình đến đó tuỳ theo mục đích chuyến đi của ngƣời đó.
Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái niệm rất rộng và
đa dạng - đƣợc d ng để chỉ một địa điểm (place) có sức hút với tập du khách khác biệt
cao hơn so với địa điểm c ng cấp so sánh xung quanh bởi tính đa dạng tài nguyên,
chất lƣợng và một loạt các tiện nghi và hoạt động (trong đặc biệt quan trọng là hoạt
động quản lý và marketing) cung cấp cho du khách; do ở đây tồn tại các yếu tố sơ cấp
đặc th (khí hậu, sinh thái, truyền thống văn hoá, các kiến thức truyền thống, loại hình
v ng đất) c ng các yếu tố thứ cấp nhƣ các khách sạn, giao thông - vận tải và các khu
vui chơi giải trí và hoạt động đƣợc quy hoạch và quản lý nhƣ một hệ thống “mở”.
Điểm đến có thể hiểu đơn giản là các địa điểm du lịch nhƣ các công viên chủ đề,
những câu lạc bộ khách sạn và các làng du lịch. Những nơi này có thể là các điểm đến
cho một chuyến đi trong ngày, một kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày.
Theo Luật Du lịch của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 đã nêu một số khái niệm về du lịch:
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ
trú thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp
với mục đích hợp pháp khác.
- Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học,
làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ có liên quan đến du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn
hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch văn hóa.

8



- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên
du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
- Khu du lịch là khu vực có ƣu thế về tài nguyên du lịch, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ
phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu
du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch đƣợc đầu tƣ, khai thác phục vụ khách
du lịch [12].
Điều kiện để đƣợc công nhận là điểm du lịch:
- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây đƣợc công nhận là điểm du lịch quốc
gia:
+) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách
du lịch;
+) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ
ít nhất một trăm nghìn lƣợt khách tham quan một năm.
- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây đƣợc công nhận là điểm du lịch địa
phƣơng:
+) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
+) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ
ít nhất mƣời nghìn lƣợt khách tham quan một năm.
1.1.2. Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng đƣợc định nghĩa tại Luật du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày
01/01/2018) [12]. Theo đó: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đƣợc phát triển trên
cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cƣ quản lý, tổ chức khai
thác và hƣởng lợi.
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang đƣợc coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi
ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp
ngƣời dân bảo vệ tài nguyên môi trƣờng sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát
huy những nét văn hoá độc đáo của địa phƣơng.
1.1.3. Kinh tế hộ gia đình và dịch vụ du lịch hộ gia đình
Theo Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế

nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn,
chuyển giao đất đai và các tƣ liệu sản xuất khác cho hộ nông dân quản lý và sử dụng
lâu dài, thì các hộ nông dân đã trở thành những đơn vị tự chủ trong sản xuất nông
nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình).
Từ đó, các hộ gia đình đƣợc tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đƣợc toàn quyền trong
điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tƣ kỹ thuật, hợp tác sản xuất và

9


tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Nhƣ vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia đình là một tổ
chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản
chung, c ng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm,
ngƣ nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Sự
tồn tại của kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và tài
nguyên khác nhằm phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững và vƣơn lên làm giàu
chính đáng [2].
Theo Bộ Lao động Thƣơng bình và Xã hội [3], thì khái niệm “kinh tế gia đình”
và “kinh tế hộ gia đình” là hai khái niệm có tính đồng nhất, nhƣng không phải khi nào
cũng có thể d ng thay thế cho nhau đƣợc. Việc sử dụng hai cụm từ này tuỳ theo các
trƣờng hợp và tình huống cụ thể.
Gia đình (family) và Hộ (household) là hai khái niệm khác biệt. Một hộ có thể
chỉ bao gồm một cá nhân hay nhiều thành viên có hoặc không có quan hệ huyết thống
với nhau. Hộ có thể là một gia đình hạt nhân, một gia đình mở rộng hay một đại gia
đình. Một hộ có thể gồm nhiều gia đình hoặc không có một gia đình nào cả, ngƣợc lại,
một gia đình có thể trải rộng thành nhiều hộ. Thông thƣờng, gia đình và hộ tr ng lên
nhau, tạo thành tên gọi “Hộ gia đình”. Mỗi hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay đều có
chung sổ đăng ký hộ khẩu, trong đó có chủ hộ và quan hệ giữa các thành viên với chủ
hộ. Đây là dữ liệu cơ sở mang tính pháp lý quan trọng giúp cho việc quản lý hành
chính của Nhà nƣớc trên nhiều phƣơng diện nhƣ chính trị, an ninh quốc phòng, kinh

tế, xã hội, y tế, văn hoá, giáo dục. Kinh tế gia đình là loại hình kinh tế tƣơng đối phổ
biến và đƣợc phát triển ở nhiều nƣớc trên thế giới. Sự trƣờng tồn của hình thức sản
xuất này đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát
triển - xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc. Ở
Việt Nam, kinh tế hộ gia đình cũng có vai trò và ý nghĩa to lớn, bởi vì nƣớc ta bƣớc
vào nền kinh tế thị trƣờng với gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn với xuất
phát điểm thấp, kinh tế hộ gia đình đang là một đơn vị sản xuất phổ biến. Đây là mô
hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô,
nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc. Hiện nay, kinh tế hộ gia đình không phải là một thành phần kinh tế, nhƣng là
một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các thành
viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh tế, gia đình có
thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành
toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt
động của mình. Ở nƣớc ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn, thƣờng
gọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp.

10


Kinh tế hộ gia đình hiện đang phát triển và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau
nhƣ nông nghiệp, vận tải, xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, kinh doanh…
Theo Luật Du lịch của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã nêu một số khái niệm về dịch vụ du lịch:
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lƣu trú, ăn uống,
vui chơi giải trí, thông tin, hƣớng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch [13]. Qua đó có thể hiểu rằng dịch vụ du lịch hộ gia đình là sự tham
gia của hộ gia đình vào việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lƣu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, thông tin, hƣớng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu

cầu của khách du lịch.
1.2. Vai trò của dịch vụ du lịch hộ gia đình khu vực đồi núi
1.2.1. Khái quát về vai trò của kinh tế hộ gia đình
Trong hình thức kinh tế tự nhiên, sản phẩm làm ra chỉ nhằm thảo mãn nhu cầu
thiết yếu trong nội bộ những ngƣời sản xuất; ngƣời sản xuất tự quyết định về loại hình
sản phẩm, số lƣợng sản phẩm. Sự trao đổi sản phẩm chỉ bó hẹp trong phạm vi những
ngƣời c ng sản xuất dƣới hình thức đơn giản nhất. Của cải vật chất có dƣ thừa đều
phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho cộng đồng, xã hội dƣới các hình thức khác nhau
của mỗi chế độ.
Tính thị trƣờng của nền kinh tế tự nhiên tuy có nhƣng hết sức mờ nhạt, chủ yếu
vẫn mang tính trao đổi giản đơn. Phân công lao động xã hội trong hình thức sản xuất
tự nhiên chƣa phát triển, vì thế cũng chƣa xuất hiện tình trạng cạnh tranh. Trong nền
kinh tế sản xuất hàng hoá, sản phẩm đƣợc sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu
cho ngƣời sản xuất, mà còn để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng gia tăng
của ngƣời tiêu d ng, của xã hội.
Sự trao đổi sản phẩm dần dần đƣợc tách ra, độc lập với quá trình sản xuất và
đƣợc thực hiện thông qua thị trƣờng. Vì lẽ đó, việc sản xuất cái gì? Sản xuất phục vụ
ai? Sản xuất bao nhiêu và nhƣ thế nào? đều do cơ chế thị trƣờng quyết định với sự can
thiệp của các qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị và giá cả thị trƣờng.
Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam thực hiện bƣớc chuyển đổi từ nền kinh
tế tự cung tự cấp hàng thế kỷ nay. Nhƣng tiến trình diễn ra rất chậm chạp và sự chuyển
tiếp là việc thực hiện nền kinh tế kế hoạch tập trung theo cơ chế bao cấp kéo dài suốt
mấy chục năm qua.
Do những đặc điểm địa lý tự nhiên và thiếu trình độ, kiến thức, kinh nghiệm
quản lý nền kinh tế thị trƣờng nên mặc d trong những năm qua kinh tế đất nƣớc tuy
có tăng trƣởng, nhƣng phát triển không đồng đều giữa các v ng. Bên cạnh sự phát

11



triển kinh tế sản xuất hàng hoá đang diễn ra ở các đô thị và các tỉnh đồng bằng, vẫn tồn
tại các hình thức sản xuất còn biểu hiện của nền kinh tế tự cung tự cấp (kinh tế tự
nhiên) ở các v ng núi cao, v ng sâu, vùng xa.
Thực chất sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng không chỉ là sự thay đổi
hình thức kinh tế vĩ mô mà còn thay đổi cả hệ thống kinh tế vi mô. Đó là sự thay đổi
phƣơng thức hoạt động, thay đổi hình thức tổ chức của các đơn vị kinh tế, trực tiếp sản
xuất ra của cải, vật chất của xã hội.
Trƣớc đây, các tổ chức kinh tế mang các tên gọi khác nhau: nhà máy, xí nghiệp,
công ty, cửa hàng, hợp tác xã, cá thể, tƣ nhân,... Ngày nay trong cơ chế thị trƣờng, các
đơn vị tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đều đƣợc thống nhất chung với
tên gọi là Việt Nam.
Hiện nay ở nƣớc ta có các loại hình doanh nghiệp với các thành phần chủ sở hữu
nhƣ sau: cá nhân, nhóm kinh doanh, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty (công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần), hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,
doanh nghiệp nhà nƣớc và kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là một loại hình
kinh tế tƣơng đối phổ biến và đƣợc phát triển ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nó có vai trò
rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Ở Việt Nam,
kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nƣớc ta bƣớc vào nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trƣờng trên nền tảng gần 75% dân số
đang sinh sống ở nông thôn (căn cứ vào báo cáo của tổng cục thống kê năm 2015) và
điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đi từ
nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, quản lý theo kế hoạch hóa tập
trung, bao cấp.
Mặc d không phải là một thành phần kinh tế nhƣng kinh tế hộ gia đinh là một loại
hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các thành viên của
kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành
tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá
trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình.
Ở nƣớc ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn, thƣờng gọi là kinh
tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay,

tại một số địa phƣơng đã hình thành các trang trại gia đình có quy mô sản xuất và kinh
doanh tƣơng đối lớn. Xu hƣớng này đang có chiều hƣớng phát triển và mở rộng ra trên
phạm vi toàn quốc. Các cá nhân và nhóm kinh doanh trong các lĩnh vực nhƣ vận tải,
xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh.
Nhƣ trên đã phân tích, kinh tế hộ gia đình tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất
nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 theo giá

12


so sánh 2010 đạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2014, bao gồm: Nông
nghiệp đạt 637,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3%; lâm nghiệp đạt 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng
7,9%; thủy sản đạt 194,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% (theo báo cáo của tổng cục thống
kê). Vì vậy, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình của Đảng và Nhà
nƣớc ta thực chất là việc thực hiện phát triển một cách hợp lý các hình thức sản xuất
và kinh doanh trong nông nghiệp.
Đây là loại hình kinh tế phổ biến nhất ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. T y
theo đặc điểm, tính chất của từng khu vực, từng địa bàn, cần phân loại các hộ gia đình
theo trình độ sản xuất hàng hoá, khả năng tự chủ trong kinh doanh, mức độ đa dạng
hóa hoạt động kinh tế để có những biện pháp hỗ trợ thích hợp. Hộ gia đình có nhiều ƣu
thế, nhƣng cũng có nhiều khó khăn, hạn chế về nhiều mặt. Việc tác động của Nhà
nƣớc, kết hợp với sự liên kết hỗ trợ hƣớng dẫn của các doanh nghiệp nhà nƣớc, các
hợp tác xã... là rất cần thiết.
Xem xét đến vấn đề kinh tế nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nói riêng không
thể không đề cập đến vấn đề tiêu d ng. Tiêu d ng là hành vi tất yếu và thƣờng xuyên
của con ngƣời nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân, cộng
đồng, của toàn xã hội. Tiêu d ng vừa là mục tiêu vừa là tiền đề của sản xuất và tái sản
xuất xã hội. Mức độ tiêu d ng có thƣớc đo và đƣợc chi phối bởi yếu tố thu nhập thực
tế tính theo đầu ngƣời. Do kết quả của sự chi phối, giao lƣu kinh tế quốc tế trong việc
thực hiện chính sách mở cửa. Những năm qua nền kinh tế thị trƣờng đa thành phần ở

nƣớc ta có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể, nhƣng đồng thời cũng kéo theo sự gia
tăng nhu cầu tiêu d ng cả về vật chất lẫn tinh thần.
Sự gia tăng về nhu cầu tiêu d ng là quy luật tự nhiên và đáng khuyến khích. Tuy
nhiên, trong trƣờng hợp kinh tế kém phát triển nhƣ ở nƣớc ta chƣa thể có mức tiêu
d ng bình quân cao đƣợc. Hiện nay, có hiện tƣợng một bộ phận hộ gia đình thu nhập
cao tập trung ở thành thị, mức sống và nhu cầu tiêu d ng chênh lệch cao gấp nhiều lần
so với những hộ dân sống ở nông thôn. Đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm giải quyết để
thực hiện tính công bằng trong phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Xóa đói giảm nghèo, tình trạng thất nghiệp, phân công lao động và giải quyết
việc làm, thực tế hộ gia đình cũng là những vấn đề cần đƣợc đề cập trong nghiên cứu
về các chính sách liên quan tới lĩnh vực gia đình.
1.2.2. Vai trò của dịch vụ du lịch hộ gia đình khu vực đồi núi
a) Góp phần tăng kinh tế
Du lịch là một trong những ngành kinh tế lớn nhất trên toàn cầu, thƣờng có thị
trƣờng phát triển nhanh, và tập trung vào các môi trƣờng còn hoang sơ nhƣ các v ng
biển, v ng núi và các khu bảo tồn... Du lịch có thể mang đến nhiều lợi ích cho các

13


cộng đồng địa phƣơng và các khu bảo tồn thông qua việc tạo ra các lợi tức và tuyển
dụng. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể đe dọa đến nguồn lợi của môi trƣờng khu vực
bằng cách huỷ hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến chất
lƣợng nƣớc và đe dọa cộng đồng địa phƣơng do việc phát triển quá mức, đông đúc và
phá vỡ các giá trị văn hoá địa phƣơng.
Thêm vào đó, du lịch đại chúng thƣờng có thể không mang lại những lợi ích cho
cộng đồng địa phƣơng, khi những lợi tức du lịch bị rò rỉ đến các nhà điều hành bên
ngoài. Và kết quả là du lịch có thể phá huỷ rất nhiều nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
Chính vì thế du lịch bền vững đã đƣợc đƣa ra làm phƣơng án phát triển hiệu quả đối
với việc phát triển du lịch địa phƣơng, du lịch quốc gia. Khái niệm về du lịch bền vững

đƣợc đƣa ra nhƣ “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời
các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trƣờng, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể
tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du
lịch trong tƣơng lai” [12]. Để thực hiện đƣợc điều này, du lịch bền vững đƣợc lập kế
hoạch một cách cẩn trọng để mang những lợi ích đến cho cộng đồng địa phƣơng, tôn
trọng văn hoá địa phƣơng, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, nguồn lợi trực tiếp đƣợc mang
đến cho cộng đồng địa phƣơng và khu bảo tồn, giáo dục cả du khách và cƣ dân địa
phƣơng về tầm quan trọng của bảo tồn. Các bên liên quan có những mối quan tâm
hoặc gắn liền với những quyết định đƣợc đƣa ra nên đƣợc tham gia vào tất cả các giai
đoạn trong quá trình lập kế hoạch cho bất kỳ nỗ lực quản lý nào trong các khu bảo tồn,
bao gồm du lịch bền vững bên trong và xung quanh các khu bảo tồn. Các bên liên
quan bao gồm các thành viên cộng đồng địa phƣơng, chính quyền, tổ chức phi chính
phủ cũng nhƣ ngành du lịch, du khách và nhiều nhóm khác nữa. (Ủy ban kinh tế xã hội
châu Á Thái Bình Dƣơng của Liên Hợp Quốc, 2003).
Trong các vai trò của du lịch nói chung và dịch vụ du lịch hộ gia đình nói riêng,
việc góp phần tăng trƣởng kinh tế là khía cạnh dễ nhận thấy và rõ ràng qua từng con
số. Các thành viên Ủy ban kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng của Liên Hợp Quốc
(2003) cho rằng du lịch là một ngành kinh doanh sinh lợi hơn bất kỳ một ngành kinh tế
nào khác. Lợi nhuận hàng năm mang lại cho các quốc gia này hàng trăm triệu USD.
Hiện nay du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
con ngƣời trong thời đại kinh tế phát triển. Tuy nhiên khi du lịch phát triển sẽ có
những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng và văn hóa bản địa. Du lịch hình thành là
một công cụ vô c ng hữu ích để hạn chế những tiêu cực của du lịch, góp phần vào việc
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng địa phƣơng nơi có tài nguyên du
lịch và đang làm du lịch.
b) Góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa - xã hội

14



Du lịch là ngành dịch vụ tạo ra nhiều công việc cho cộng đồng địa phƣơng. Theo
sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế [14], tổng doanh thu du lịch năm 2017 đạt khoảng
3.420 tỷ đồng, đón hơn 3,8 triệu lƣợt khách trong đó có hơn 1,5 triệu lƣợt khách quốc
tế, thu hút hơn 10 ngàn nhân lực tham gia trực tiếp và gián tiếp. Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.500 cơ sở lƣu trú du lịch, trong đó có khoảng 500 khách sạn,
nhà nghỉ với 7.000 phòng với hơn 100 khách sạn, resort đạt chuẩn từ 1 - 5 sao. Lƣợng
khách du lịch ngày càng đông, nên doanh thu ngành du lịch ngày càng tăng. Không chỉ
mang lại nguồn lợi kinh tế, ngành du lịch còn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
cho nguồn nhân lực địa phƣơng, đặc biệt tại khu vực các huyện miền núi nhƣ Nam
Đông và A Lƣới, nơi đời sống ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn.
Du lịch đem đến công việc trực tiếp cho hàng ngàn lao động, nhân dân khu vực
miền núi, từ các dịch vụ lƣu trú nhƣ cho thuê nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, khu du lịch,
nơi cắm trại... Các công việc đƣợc tạo ra từ du lịch từ các công việc đòi hỏi trình độ
cao nhƣ quản lý khách sạn, lễ tân, phục vụ bàn, dọn phòng, phiên dịch, đầu bếp, kế
toán, quản trị kinh doanh, marketing, thƣ ký, nhân viên văn phòng… Đến các công
việc lao động chân tay không yêu cầu trình độ học vấn cao nhƣ vệ sinh môi trƣờng bãi
biển, tạo dáng cây cảnh, chăm sóc khuôn viên sân vƣờn, bảo vệ khu du lịch, bán vé
hay lực lƣợng ứng cứu trong tình huống nguy hiểm, điều này đã giải quyết vấn đề việc
làm và nâng cao đời sống vật chất của một bộ phận ngƣời dân tại địa phƣơng.
Bên cạnh đó, các dịch vụ lữ hành tạo ra việc làm cho rất nhiều ngƣời lao động:
đƣờng bộ có các hãng xe nhƣ Thiên Phú, Kumho, Hoa Mai, Toàn Thắng, Rạng
Đông…; các hãng taxi Dầu Khí, Mai Linh; phƣơng tiện thô sơ có xích lô, xe ôm, xe
đạp đôi và xe kéo; đƣờng biển có tuyến tàu cao tốc cánh ngầm thành phố Hồ Chí Minh
- Vũng Tàu, Vũng Tàu - Côn Đảo và các dịch vụ ca nô, thuyền, lƣớt ván biển; đƣờng
hàng không có dịch vụ bay miền Nam. Ngoài ra, còn kể đến hàng trăm lao động làm
việc trong các công ty,các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn chuyên chở, đƣa rƣớc
hành khách theo tuyến tua riêng.
Các dịch vụ ăn uống cũng thu hút một lƣợng lớn lao động tham gia. Nhờ có du
lịch, mà các dịch vụ ăn uống có điều kiện phát triển, nhiều gia đình mở quán ăn, nhà
hàng, nhà nghĩ, nhiều công ty mở dịch vụ ăn uống, xuất phát từ các sản phẩm độc đáo

địa phƣơng. Để làm nên những sản phẩm du lịch nổi tiếng này ngoài cần số lƣợng lao
động phổ thông phục vụ, còn cần đến những lao động có chuyên môn, những bàn tay
và sự sáng tạo của các nghệ nhân, đầu bếp chuyên cần chăm chút cho từng món ăn,
khẩu vị từng du khách.
Ngoài ra, còn các dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch c ng cộng đồng, tham gia sinh
hoạt c ng ngƣời dân, tham gia các lễ hội truyền thống… cũng góp phần tạo ra việc

15


làm, thu hút số lƣợng lớn nhân lực phục vụ.
Có thể nói, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ đã giải quyết
một số lƣợng lớn việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Đội ngũ những
ngƣời làm du lịch không những tăng về số lƣợng, mà còn đảm bảo chất lƣợng. Nhiều
dự án đầu tƣ du lịch tại thành phố đang triển khai, nhiều doanh nghiệp du lịch mới ra
đời sẽ tiếp tục tạo nhiều việc làm cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong
thời gian tới. Sự phát triển của du lịch - ngành công nghiệp không khói, đƣợc thành
phố chọn là ngành kinh tế mũi nhọn - đang tạo ra hàng ngàn việc làm mỗi năm, góp
phần tăng cao tỉ lệ lao động có việc làm, nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời dân.
Ngoài vấn đề bảo vệ môi trƣờng, du lịch còn tác động rất nhiều đến văn hóa - xã
hội. Du lịch phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống, thay đổi cơ
cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tài nguyên và nội
lực của mình. Phát triển du lịch góp phần cải thiện đáng kể đời sống văn hóa xã hội của
nhân dân, tạo điều kiện đẩy mạnh sự giao lƣu văn hóa giữa du khách và ngƣời địa
phƣơng, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội những v ng này càng trở lên sôi
động hơn, văn minh hơn nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc, đây là tài nguyên
vô c ng quý giá ở khu vực miền núi để phát triển du lịch. Tuy nhiên về mặt ngƣời dân
bản địa d dƣới hình thức nào khi đã thƣơng mại hóa thì văn hóa của họ cũng bị ảnh
hƣởng, du lịch luôn du nhập những thói quen có thể tốt có thể tiêu cực. Du lịch sẽ góp
phần hạn chế tối thiểu mặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng

đồng địa phƣơng khi tham gia vào hành trình hình thành và phát triển du lịch.
c) Góp phần bảo vệ môi trƣờng
Đối với môi trƣờng tự nhiên, du lịch có nhiều tác động và chịu lại nhiều tác động
ngƣợc lại. Môi trƣờng và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Môi trƣờng là
các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngƣợc lại thông qua phát
triển. Du lịch sẽ giúp môi trƣờng đƣợc bảo vệ và nâng cao chất lƣợng. Đây đƣợc xem
là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng, đề cao các
giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái dễ
bị tổn thƣơng, khống chế sự thay đổi của môi trƣờng sinh thái, khắc phục những tài
nguyên đang bị hủy hoại. Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trƣờng vì du lịch
đặc biệt là du lịch xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên tồn tại gắn với bảo vệ môi
trƣờng tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Du lịch nói chung và du lịch sinh thái
nói riêng đƣợc xem là công cụ bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt động du lịch
đƣợc thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiểu đƣợc các tác động tiêu cực đến
đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến khích và

16


tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo tồn các thắng cảnh,
tuyên truyền, vận động ngƣời dân địa phƣơng thông qua các dự án bảo vệ môi trƣờng.
Ngoài ra, du lịch còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài
nguyên môi trƣờng. Du lịch còn tạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ môi
trƣờng và duy trì hệ sinh thái. Ngƣời dân khi nhận đƣợc lợi ích từ hoạt động du lịch,
họ có thể hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan.
Không chỉ dừng lại ở đó du lịch còn khuyến khích cải thiện cơ sở hạ tầng địa phƣơng
gồm đƣờng xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải, thông tin liên lạc…
nhờ đó mà ngày càng thu hút khách du lịch và cải thiện môi trƣờng địa phƣơng.
Nhƣ vậy, phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ngoài việc

thỏa mãn những nhu cầu mong đợi của du khách nó còn duy trì, quản lý tối ƣu các
nguồn tài nguyên môi trƣờng và là “bí quyết để phát triển bền vững”.
1.3. Vấn đề đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trƣờng
1.3.1. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội
Các tiêu chuẩn về lợi ích kinh tế - xã hội thể hiện và cụ thể hóa các ý đồ và mục
tiêu phát triển hoặc định hƣớng phát triển nền kinh tế của đất nƣớc. Tiêu chuẩn đánh
giá hiệu quả kinh tế xã hội có tính lịch sử. T y thuộc vào mục tiêu và các định hƣớng
chiến lƣợc mà các tiêu chuẩn đánh giá có thể khác nhau giữa các thời kì. Về cơ bản,
tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội phải đảm bảo rằng khi một công cuộc đầu
tƣ chứng minh đƣợc rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội
phải trả đồng thời đáp ứng đƣợc những mục tiêu cơ bản trong giai đoạn phát triển nhất
định thì dự án mới xứng đáng đƣợc hƣởng những ƣu đãi mà nền kinh tế dành cho nó.
Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tăng trƣởng
kinh tế và tối đa hóa phúc lợi. Vì vậy, một trong các tiêu chuẩn quan trọng đánh giá
hiệu quả kinh tế xã hội thƣờng đƣợc xác định thông qua việc đánh giá khả năng và
mức độ đáp ứng mục tiêu này.
Hầu hết các tiêu chuẩn đánh gia hiệu quả kinh tế xã hội đều đƣợc xác định thông
qua các mục tiêu cụ thể biểu hiện trong các chủ trƣơng chính sách và kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc. Các kế hoạch dài hạn đề ra phƣơng hƣớng chỉ đạo
mục tiêu phải đạt đƣợc trong thời gian 10 năm trở lên. Các kế hoạch trung hạn nêu lên
những bƣớc đi tƣơng đối cụ thể trong thời gian từ 5 - 10 năm. Các kế hoạch hay
chƣơng trình kinh tế ngắn hạn 2 - 3 năm nhằm điều chỉnh kịp thời các sai lệch cũng
nhƣ bổ sung những khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Tại Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu có tính chiến lƣợc trong giai đoạn hiện nay là
nhằm phấn đấu đạt đƣợc “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”,
tiêu chuẩn đánh giá lợi ích về mặt kinh tế xã hội của dự án đầu tƣ phải đƣợc thể hiện qua:

17



×