Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Dấu ấn văn hóa tây nguyên trong văn xuôi trung trung đỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THỊ MINH TÂM

DẤU ẤN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN
TRONG VĂN XUÔI TRUNG TRUNG ĐỈNH

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TÔN THẤT DỤNG

Huế, năm 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Huế, tháng 9 năm 2016

Hoàng Thị Minh Tâm



ii


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học
cùng với các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Huế đã tận
tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo, TS. Tôn
Thất Dụng – người đã dành nhiều tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin cảm ơn những tình cảm của những ngươi thân yêu trong gia đình cũng
như bạn bè, đồng ngiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng
như thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2016

Hoàng Thị Minh Tâm

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................3

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................9
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................9
7. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................9
Chƣơng 1: VĂN HÓA TÂY NGUYÊN VÀ SÁNG TÁC TRUNG TRUNG
ĐỈNH VIẾT VỀ TÂY NGUYÊN ...........................................................................10
1.1. Văn hóa và văn học Tây Nguyên ................................................................10
1.1.1. Khái niệm văn hóa ....................................................................................10
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học........................................................12
1.1.3. Văn hóa và văn học viết về Tây Nguyên .................................................18
1.2. Sáng tác của Trung Trung Đỉnh về Tây Nguyên .......................................24
1.2.1. Vài nét về tác giả Trung Trung Đỉnh .......................................................24
1.2.2. Trung Trung Đỉnh – nhà văn “duyên nợ” với Tây Nguyên ....................26
Chƣơng 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG VĂN XUÔI
TRUNG TRUNG ĐỈNH NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ....................31
2.1. Thiên nhiên Tây Nguyên trong văn xuôi Trung Trung Đỉnh ...................31
2.1.1. Thiên nhiên Tây Nguyên hoang sơ, huyền bí ..........................................31
2.1.2. Thiên nhiên Tây Nguyên khắc nghiệt, dữ dội ..........................................34
2.1.3. Thiên nhiên Tây Nguyên thơ mộng, trữ tình............................................38
2.1.4. Thiên nhiên Tây Nguyên gắn bó máu thịt với con người ........................42
2.2. Con ngƣời Tây Nguyên trong văn xuôi Trung Trung Đỉnh .....................46
2.2.1. Con người cộng đồng, tập thể .................................................................47
2.2.2. Con người nặng nghĩa tình .......................................................................51
2.2.3. Con người nặng lòng vì nước ...................................................................54

1



2.2.4. Con người mang tâm hồn nghệ sĩ.............................................................59
Chƣơng 3: DẤU ẤN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG VĂN XUÔI
TRUNG TRUNG ĐỈNH NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT .............66
3.1. Ngôn ngữ ........................................................................................................66
3.1.1. Hệ thống từ ngữ và cách diễn đạt đậm chất Tây Nguyên ........................66
3.2.2. Nghệ thuật so sánh và nhân hóa đậm chất Tây Nguyên ..........................73
3.2. Giọng điệu ......................................................................................................76
3.2.1. Giọng điệu đời thường, mộc mạc, chân thực ...........................................76
3.2.2. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng ....................................................................81
C. KẾT LUẬN .........................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
PHỤ LỤC ................................................................................................................ P1

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Quan hệ giữa văn học – văn hóa là một vấn đề vừa có ý nghĩa lí luận vừa
có ý nghĩa thực tiễn. Văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống, là nền tảng tinh
thần, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Văn học là một trong những
thành tố của văn hóa và chịu sự chi phối của văn hóa. Giữa chúng có mối quan hệ
khắng khít với nhau.
Văn hóa luôn chi phối đến sự sáng tạo của nhà văn và những tác phẩm của
nhà văn lưu lại những dấu ấn về văn hóa. Văn học được xem là nhân tố quan trọng
kết tinh văn hóa: “Sáng tạo của bất kì lĩnh vực nghệ thuật nào cũng là một khâu
trong toàn bộ đời sống văn hóa, nhưng nghệ thuật văn chương bao giờ cũng được
xem như một lĩnh vực đặc biệt trong cái đặc biệt của nghệ thuật nói chung” [37].
Do đó, để khám phá sâu nhất giá trị ẩn chứa bên trong của một tác phẩm văn học

chúng ta cần tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hóa.
Nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa hoặc tìm ra dấu ấn văn
hóa vùng miền trong sáng tác của nhà văn là một xu thế nghiên cứu phổ biến hiện
nay. Qua những yếu tố của văn hóa: thiên nhiên, phong tục, tập quán, con người,
ngôn ngữ… có thể cắt nghĩa những phương diện nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Từ đó, người nghiên cứu có thể tìm ra những nét mới mẻ cũng như giá trị đích thực
của tác phẩm. Trên cơ sở tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, các nhà
nghiên cứu đã cung cấp cho bạn đọc một hướng tiếp cận văn học mới, nhằm thúc
đẩy văn học đổi mới và phát triển cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa
vùng miền thông qua văn học.
1.2. Nói đến Tây Nguyên là nói đến một nền văn hóa đa dạng, phong phú và
độc đáo bởi ở đây hội tụ nhiều tộc người cùng sinh sống, mỗi tộc người có một n t
văn hóa riêng. Tuy nhiên, d mang trong mình những n t văn hóa đa dạng nhưng
Tây Nguyên vẫn thể hiện rõ đặc điểm văn hóa chung của mảnh đất chứa đầy vẻ đẹp
của thiên nhiên hoang sơ, lạ lẫm và đậm n t đặc trưng của con người Tây Nguyên
thô mộc, bình dị, sống nhân ái, nghĩa tình, rất anh h ng và cũng rất nghệ sĩ.
Từ xưa đến nay, Tây Nguyên trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho người
viết văn, được xem là “mỏ vàng tiềm ẩn”. Nhiều thế hệ nhà văn đã trưởng thành,
thành danh nhờ khai thác “mỏ vàng tiềm ẩn” này, họ đã để lại nhiều tác phẩm có
giá trị và đưa hình ảnh Tây Nguyên huyền bí đến gần hơn với bạn đọc trong nước
cũng như thế giới. Trong những thế hệ nhà văn ấy phải kể đến Nguyên Ngọc, Trung
Trung Đỉnh, Thu Bồn, Khuất Quang Thụy…

3


1.3. Trung Trung Đỉnh là gương mặt khá quen thuộc trên văn đàn Việt Nam
đương đại, là thành viên trong Hội Nhà văn Việt Nam, là thế hệ nhà văn xuất hiện
vào cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ và cũng là một trong những cây bút tiêu biểu
của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông là nhà văn mặc áo lính, là người đã từng

sống, chiến đấu, trưởng thành và trải nghiệm từ những năm tháng đau thương
nhưng vô c ng oanh liệt của toàn dân tộc nói chung và với đồng bào Tây Nguyên
nói riêng. Hơn nữa, mảnh đất màu mỡ, h ng vĩ, thấm đẫm tình người ấy không chỉ
“níu chân” Trung Trung Đỉnh trong thời chiến mà cả trong thời bình. Tây Nguyên
đã khơi nguồn cảm hứng khiến Trung Trung Đỉnh không ngần ngại gieo những hạt
mần văn chương của mình. Ông đã để lại gần như toàn bộ gia tài văn chương - từ
Đêm nguyệt thực đến Lạc rừng, từ Tây Nguyên – nỗi nhớ làng rừng đến Lính trận,
Cuộc chia ly của các vì sao…và nhiều bài bút kí và hàng chục bài báo khác - viết về
mảnh đất này.
Dẫu là một chàng thanh niên vừa rời ghế nhà trường, mang trong mình lí
tưởng cao đẹp, vượt bao khó khăn để đến với Tây Nguyên làm nhiệm vụ hay giờ
đây là một nhà văn đã bước qua tuổi lục tuần nhưng Trung Trung Đỉnh vẫn luôn
gắn bó với Tây Nguyên như máu thịt. Ông nói chuyện với dân làng bằng tiếng Ba
Na, thú vui của ông trong mỗi chuyến trở về Tây Nguyên là được sống, sinh hoạt
chung với dân làng, được ăn cơm lam, uống rượu cần. Ông nhận Tây Nguyên là
“quê hương thứ hai của mình” bởi ở đây nhà văn có “bạn bè, bà con anh em, và có
toàn bộ tuổi trẻ của mình” để gửi gắm nỗi niềm thương nhớ. Do vậy, khi bàn đến
Tây Nguyên trong sáng tác của mình, Trung Trung Đỉnh không viết về một Tây
Nguyên hoang sơ đơn thuần mà phải viết về “một Tây Nguyên thật” với “tất cả
chiều sâu văn hóa, chiều sâu minh triết” [77] với đời sống tâm linh bí ẩn, với quá
khứ chiến tranh bi hùng, với một miền đất huyền ảo chứa đựng vẻ đẹp thiên nhiên
và con người làm mê hoặc lòng người, với một nền văn hóa đa dạng và độc đáo.
Điều ấy đã được minh chứng trong các sáng tác của ông.
Chính sự gắn bó máu thịt của Trung Trung Đỉnh với mảnh đất Tây Nguyên
đã khiến cho tác phẩm của ông mang đậm dấu ấn văn hóa về mảnh đất này. Tìm
hiểu văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi của ông một mặt giúp ta thấy được bức
tranh Tây Nguyên mà nhà văn gửi gắm trong những trang viết – một Tây Nguyên
“vừa giản dị, vừa thô mộc, vừa thăm thẳm, vừa thường ngày, gần gũi, cụ thể, vừa
huyền hoặc, hư ảo, bất tận của nó” [77]. Mặt khác, tìm hiểu văn hóa Tây Nguyên
còn giúp người đọc hiểu hơn những sắc thái độc đáo về văn hóa chỉ có ở v ng đất

của núi rừng tr ng điệp và sông suối này n t khác về văn hóa của Tây Nguyên so
với các v ng đất khác) từ đó góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa vốn có của Tây

4


Nguyên. Đồng thời, khẳng định vị trí, đóng góp to lớn của Trung Trung Đỉnh đối
với văn hóa Tây Nguyên nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. Từ những ý nghĩa
nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi Trung
Trung Đỉnh để khảo sát và nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Những ai đã từng đặt chân đến Tây Nguyên đều không khỏi ngạc nhiên với
nền văn hóa độc đáo và con người thân thiện trên mảnh đất thấm đẫm chất huyền
thoại. Sự kì lạ của văn hóa và con người, vẻ đẹp nên thơ và h ng vĩ của thiên nhiên
Tây Nguyên luôn có sức hút mãnh liệt với những ai thích khám phá. Tuy nhiên, so
với các vùng miền khác của đất nước như Tây Bắc, Nam Bộ… thì sáng tác văn học
viết về Tây Nguyên vẫn còn khiêm tốn cả về số lượng tác giả và tác phẩm. Do vậy,
việc nghiên cứu về văn học cũng như văn hóa Tây Nguyên chưa thật sự được quan
tâm đúng mực.
Cùng với Nguyên Ngọc - cây bút gạo cội viết về Tây Nguyên và gặt hái
nhiều thành công đáng kể thì Trung Trung Đỉnh cũng được độc giả nhắc đến với thế
hệ kế cận viết nhiều tác phẩm hay về mảnh đất này. Sự nghiệp văn học của Trung
Trung Đỉnh được đánh dấu bằng những sáng tác viết về Tây Nguyên và mang một
dấu ấn riêng. Theo khảo sát chưa đầy đủ của chúng tôi, đã có khoảng hai mươi bài
nghiên cứu in rải rác trên các báo, tạp chí văn học, lời nói đầu của một số truyện
ngắn, tiểu thuyết của ông… cũng như nhiều bài viết có tính chất khái quát chất Tây
Nguyên trong văn của Trung Trung Đỉnh và chưa có công trình nghiên cứu nào tìm
hiểu sâu về văn hóa Tây Nguyên.
Sau đây, chúng tôi điểm qua những công trình, bài viết cơ bản nghiên cứu
về sáng tác của Trung Trung Đỉnh.

Với giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ nhất 1998 – 2000, Hội Nhà văn
Việt Nam đã khẳng định thành công của tiểu thuyết Lạc rừng. Trên tờ Văn nghệ
quân đội – số 40 – nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã viết “Lạc rừng – cuốn tiểu
thuyết thành công của Trung Trung Đỉnh”. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hương
Giang đã cảm nhận khá sâu sắc về n t đẹp văn hóa Tây Nguyên khi Trung Trung
Đỉnh khắc họa trong tiểu thuyết này: “Cuộc chiến tranh du kích của đồng bào Tây
Nguyên được Trung Trung Đỉnh tái hiện chân thực sinh động và giàu cảm xúc qua
tiểu thuyết “Lạc rừng”… Người đọc có thể cảm nhận qua tác phẩm này cái phần
hồn, đời sống tinh thần cũng như vật chất của người Ba Na, của một nền văn hóa
rất riêng và độc đáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Với vốn sống sâu rộng về
Tây Nguyên và đặc biệt là sự gắn bó máu thịt với vùng đất này đã tạo nên thành
công cho tiểu thuyết “Lạc rừng” của Trung Trung Đỉnh” [28, tr.13]. Nhà nghiên

5


cứu Phạm Xuân Nguyên nhận xét vừa khái quát vừa cụ thể trong bài Người lính
chưa ra khỏi rừng khi bàn về tiểu thuyết Lạc rừng: “Trung Trung Đỉnh am hiểu đời
sống, tập tục, lề lối sinh hoạt của người dân rừng núi Tây Nguyên. Cuốn tiểu thuyết
của anh, về mặt nào đó, có khía cạnh dân tộc học. Vốn sống, vốn hiểu biết của anh
về mặt này thật phong phú, độc đáo, có thể nói, đó là cái kho của riêng anh” [80].
Riêng nhà văn Phạm Quang Đẩu đã không ngần ngại khi khẳng định “Lạc rừng –
một tác phẩm đậm chất Tây Nguyên”. Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài Trở lại một
số vấn đề của tiểu viết về chiến tranh sau chiến tranh nhân đọc “Lạc rừng” đã
mượn lời của nhà văn Dạ Ngân để nhấn mạnh đến tình huống – tư tưởng, qua đó
nhà văn đã “động chạm đến vấn đề văn hóa của cuộc chiến tranh” .
Cùng với thành công của Lạc rừng thì Lính trận cũng được nhắc đến trong
nhiều bài viết của nhiều nhà báo, nhà văn khác. Phải kể đến Một chân dung người
lính, Đỗ Bích Thủy đã nhận xét: “Tây Nguyên trong “Lính trận” đã kịp hiện ra với
tất cả dáng vẻ của nó, tinh thần của nó. Trung Trung Đỉnh có cách khắc họa nhân

vật là người Tây Nguyên rất thú vị… Khi nào ông viết về Tây Nguyên khi ấy mới
thấy thực sự một Trung Trung Đỉnh” [84].
Đánh giá sáng tác của Trung Trung Đỉnh, Nguyên Ngọc đã dành nhiều tình
cảm ưu ái khi đưa ra những nhận định về bút pháp, phong cách, giá trị về nội dung
và nghệ thuật những tác phẩm của Trung Trung Đỉnh viết về Tây Nguyên.
Trong bài viết Nơi học nghề làm người thay cho lời nói đầu tập truyện ngắn
Đêm nguyệt thực, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng:“Trung Trung Đỉnh phát hiện
cho ta một Tây Nguyên khác… một Tây Nguyên theo tôi là một Tây Nguyên thật…
Tây nguyên và chiến tranh. Tây Nguyên trong chiến tranh. Tây Nguyên được phát
hiện ra, hiển lộ ra trong chiến tranh…”. Cuối bài viết ông khẳng định: “…Có lẽ
anh là một trường hợp hòa hợp tuyệt vời giữa hai nền văn hóa Việt và Tây Nguyên,
tạo nên một bản sắc nghệ thuật thâm trầm và đặc sắc” [18, tr.7-9].
Nhà thơ Văn Công H ng đã có nhận xét về tác phẩm của Trung Trung Đỉnh
viết về Tây Nguyên: “So với Nguyên Ngọc viết “Đất nước đứng lên”, Trung Trung
Đỉnh có một kênh mới để tiếp cận Tây Nguyên. Từ những ngày đói khổ và máu lửa
của chiến tranh, anh đã tiếp nhận được ở Tây Nguyên một tầng văn hóa khả dĩ để
anh hòa nhập một cách tỉnh táo khi bước vào địa hạt văn chương” [76]. Từ đó, ông
khẳng định: “Từ sau năm 1975 đến nay, anh là người viết về Tây Nguyên thành
công nhất” [76].
Dương Bình Nguyên, khi bình luận cuốn tiểu thuyết Sống khó hơn là chết, đã
viết: “Trung Trung Đỉnh vẫn đau đáu về Tây Nguyên và những năm tháng chiến
tranh thuộc về ông đã không bao giờ rời bỏ những trang giấy mà ông viết dù ông

6


không cố tình...” [52, tr.4]. Nguyễn Xuân Hải khi phỏng vấn nhà văn Trung Trung
Đỉnh đã nhận xét: “Nói đến Trung Trung Đỉnh, bạn đọc thường nghĩ ngay đến
những trang viết đầy ắp hơi thở Tây Nguyên từ thời chống Mỹ đến tận bây giờ” [75].
Thay lời tựa cho tập truyện ngắn Cuộc chia ly của những vì sao, nhà báo Đoàn

Minh Phụng đã kể lại mối quan hệ mật thiết, gắn bó của nhà văn Trung Trung Đỉnh
với mảnh đất và con người Tây Nguyên, trong đó có viết: “Trong báo, trong văn
Trung Trung Đỉnh còn ám ảnh nhiều lắm về những ngày bom đạn ở Trường Sơn,
Tây Nguyên ấy. Những đồng đội, những người dân Ba Na, Gia Rai cứ đối thoại với
anh trong từng trang viết” [20, tr. 8].
Ngoài những bài viết nêu trên, sáng tác của Trung Trung Đỉnh cũng trở
thành đối tượng nghiên cứu của khá nhiều học viên cao học trong các đề tài luận
văn của mình.
Trước hết phải kể đến luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Thủy ở Đại học
Vinh với đề tài Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ 1995 đến nay 2005) đã đi
sâu tìm hiểu và chỉ ra nghệ thuật tạo tình huống đặc sắc của tiểu thuyết Lạc rừng.
Năm 2009, tại Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Thị Anh chọn đề tài Tiểu thuyết
Trung Trung Đỉnh làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Và cũng năm đó, Phạm
Thị Hồng Duyên của Đại học Vinh đã chọn đề tài Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh
trong thời kì đổi mới đã khảo sát thế giới nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu
trong năm cuốn tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh là: Ngõ lỗ thủng, Ngược chiều
cái chết, Tiễn biệt những ngày buồn, Lạc rừng, Sống khó hơn là chết. Từ đó, tác
giả đã đi đến kết luận: “Trung Trung Đỉnh để lại những tình cảm thâm trầm, kín
đáo trong trang viết của mình” [9].
Đến năm 2010, Nguyễn Văn Thiện của Đại học Vinh đã đi sâu tìm hiểu Đặc
điểm tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh. Theo tác giả này, với Lạc rừng,
Trung Trung Đỉnh muốn đi sâu khám phá tâm hồn người lính kể cả hai phía, qua đó thể
hiện một thái độ truy vấn nghiêm khắc đối với các bên tham chiến, đồng thời làm nổi
bật vẻ đẹp tâm hồn Đất và Người Tây Nguyên. Ở Đại học Quy Nhơn, Văn Quang
Thiệu chọn đề tài Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết Trung
Trung Đỉnh để nghiên cứu Một năm sau, từ một góc nhìn khác, Đặng Thị Đức Vui của
Đại học Đà Nẵng cũng nghiên cứu tác phẩm Lạc rừng dưới góc nhìn văn hóa Văn hóa
và con người Tây Nguyên trong Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh. Hai tác giả này đã
nghiên cứu tác phẩm Lạc rừng theo chiều sâu. Đến 2012, đề tài Thi pháp truyện ngắn
Trung Trung Đỉnh được Nguyễn Thị Bích Hồng của Đại học Sư Phạm Huế lựa chọn

làm đề tài khóa luận.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu trên đã có chung khẳng định: Đa số các bài

7


viết và nghiên cứu ấy chỉ đánh giá tổng quát các sáng tác của Trung Trung Đỉnh
hoặc tìm hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể cũng như chỉ ra
những n t đẹp của con người và thiên nhiên Tây Nguyên. Dường như chưa có công
trình nghiên cứu nào đề cập đến dấu ấn văn hóa Tây Nguyên trong sáng tác của ông
một cách có hệ thống. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác lập hướng nghiên cứu của mình
là khảo sát mảng đề tài viết về Tây Nguyên của Trung Trung Đỉnh để làm nổi bật
những n t văn hóa Tây Nguyên trong sáng tác của ông, đồng thời qua đó thấy được
những đóng góp to lớn cũng như vị trí của nhà văn trong nền văn học nước nhà.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chính là một số tác phẩm viết về đề tài
Tây Nguyên của Trung Trung Đỉnh trên cả ba thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ các tác phẩm được chọn khảo sát chúng tôi tập trung nghiên cứu mối
quan hệ văn hóa – văn học để chỉ ra dấu ấn văn hóa trong các tác phẩm văn xuôi
của Trung Trung Đỉnh.
Các tác phẩm chính được khảo sát gồm: tiểu thuyết Lạc rừng, Lính trận,
Những người không chịu thiệt thòi, Ngược chiều cái chết, Sống khó hơn là
chết...các tập truyện ngắn: Thung lũng Đắc hoa, Người trong cuộc, Đêm nguyệt
thực…, các tập bút kí: Tây nguyên - nỗi nhớ làng rừng , Tây Nguyên của tôi …
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề của đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
và thao tác chủ yếu sau đây:
4.1. Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Nhằm phát hiện những n t văn hóa

đặc sắc trong tác phẩm của Trung Trung Đỉnh, đặc biệt là văn hóa Tây Nguyên.
4.2. Phương pháp cấu trúc, hệ thống: Nhằm khảo sát các thành tố văn hóa
trong văn hóa Tây Nguyên thể hiện trong hệ thống các tác phẩm văn xuôi của Trung
Trung Đỉnh.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm khảo sát từng tác phẩm, phân
tích những n t văn hóa Tây Nguyên góp phần làm nên giá trị nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm Trung Trung Đỉnh. Từ đó, tổng hợp, khái quát những đóng góp của
sáng tác của ông cho văn hóa Tây Nguyên.
4.4. Phương pháp so sánh: Để làm rõ đề tài, bộc lộ n t đặc sắc, độc đáo về
văn hóa Tây Nguyên trong sáng tác của nhà văn, chúng tôi tiến hành so sánh, đối
chiếu sáng tác của Trung Trung Đỉnh trong tương quan với sáng tác của các nhà văn
khác viết về Tây Nguyên.

8


4.5 Phương pháp điền giả: (phương pháp nghiên cứu thực địa):Chúng tôi
tiến hành quan sát cuộc sống, con người Tây Nguyên đồng thời có những trải
nghiệm thực tế để hiểu sâu hơn về văn hóa Tây Nguyên mà nhà văn phản ánh trong
tác phẩm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái lược về văn hóa Tây Nguyên và sáng tác của Trung Trung Đỉnh
viết về Tây Nguyên.
- Tìm hiểu dấu ấn văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi của Trung Trung
Đỉnh xét từ bình diện thiên nhiên và con người.
- Tìm hiểu dấu ấn văn hóa Tây Nguyên qua các phương diện nghệ thuật:
ngôn ngữ, giọng điệu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đem lại một cái nhìn mang tính hệ thống, độc đáo về những n t đẹp
văn hoá Tây Nguyên trong sáng tác của Trung Trung Đỉnh. Từ đó, khẳng định vị trí

và đóng góp quan trọng của tác giả đối với văn xuôi sau 1975 cũng như đối với văn
hóa Tây Nguyên qua những sáng tác viết về Tây Nguyên.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Văn hóa Tây Nguyên và sáng tác của Trung Trung Đỉnh viết
về Tây Nguyên.
Chương 2: Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi Trung Trung Đỉnh
nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3: Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi Trung Trung Đỉnh
nhìn từ phương diện nghệ thuật

9


Chƣơng 1
VĂN HÓA TÂY NGUYÊN VÀ SÁNG TÁC TRUNG TRUNG ĐỈNH
VIẾT VỀ TÂY NGUYÊN
1.1. Văn hóa và văn học Tây Nguyên
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. T y
theo mỗi ngành khoa học, mỗi trường phái nghiên cứu có nhãn quan và chiêm
nghiệm khác nhau thì có định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong bài Khái luận về
văn hóa in trong Những vấn đề Khoa học Xã hội và Nhân văn – Chuyên đề Văn hóa
học, PGS.TS. Trần Ngọc Thêm viết: “Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình
trong chất men văn hóa: từ lời ru của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị…cho
đến tiếng gọi đò bên sông, tiếng võng đưa kẽo kẹt lúc trưa hè, tiếng chuông buông
khi chiều xuống…- tất cả, tất cả những sự kiện đó, những ấn tượng đó, những âm
thanh đó, những hình ảnh đó…đều thuộc về văn hóa. Cái tinh thần như tư tưởng,
ngôn ngữ…là văn hóa; cái vật chất như ăn, ở, mặc…cũng là văn hóa. Chính văn

hóa đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn. Người ta nói: văn hóa ẩm thực, văn
hóa trang phục, văn hóa ứng xử, văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh, văn hóa
chính trị, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hòa Bình, văn hóa rìu vai…Từ “văn hóa”
biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức
khác nhau” [62, tr.4]. Như vậy, văn hóa là một khái niệm rộng và có nội hàm phong
phú nên trên thế giới cũng như trong nước hiện tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau
về văn hóa. Tuy nhiên, trên thực tế những ai nghiên cứu văn hóa đều dựa vào một
định nghĩa đã có hoặc đưa ra định nghĩa về khái niệm này làm công cụ nhận thức
nhằm đảm bảo tính nhất quán và là cơ sở để nghiên cứu. Chính vì vậy, đinh nghĩa
về văn hóa không ngừng gia tăng.
Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của
một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn cũng như truyền đạt văn hóa từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Việc c ng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm
người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.
Việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá được thay đổi theo thời gian.
Năm 1871, E.B.Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng
về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh
với tư cách một thành viên của xã hội” [58]. Theo định nghĩa này, văn hóa và văn
minh là một, nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người,

10


từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa
này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người.
Với F. Boas thì định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể
chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một
nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi
trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong

nhóm và của chính các thành viên này với nhau”[83]. Theo định nghĩa này, mối
quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn
hóa của con người.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho
rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[40]. Với
cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát
minh ra. Cũng giống như định nghĩa của E. B. Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ
Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống
con người.
Trên cơ sở phân tích nhiều định nghĩa văn hóa, PGS. TS Trần Ngọc Thêm
còn đưa ra một định nghĩa văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình” [73]. Với định nghĩa này, Trần Ngọc Thêm đã nêu bật bốn đặc trưng quan
trọng của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh.
Trong công trình Việt Nam văn hóa sử, xuất bản đầu tiên năm 1938, Đào
Duy Anh quan niệm nghiên cứu chuyển biến sinh hoạt của một dân tộc trên các
phương diện kinh tế, xã hội, trí thức chính là nghiên cứu lịch sử văn hóa của dân tộc
ấy, nên ông cho rằng: “Văn hóa là cách sinh hoạt của con người” [1, tr.10-11].
Cùng với quan niệm ấy, Nguyễn Hồng Phong cũng định nghĩa: “Văn hóa là cái do
con người sáng tạo ra, là nhân hóa” [53].
Riêng Phan Ngọc lại có quan niệm khác: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế
giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít
nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại
trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa
dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân
hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc người khác” [49, tr.19-20].


11


Ta thấy, mỗi định nghĩa có một cách tiếp cận và đề cập đến các khía cạnh
khác nhau của văn hóa, song không phải định nghĩa nào cũng khái quát được khái
niệm văn hóa và được chấp nhận rộng rãi. Để có sự thống nhất nhận thức trong các
hoạt động văn hóa, tháng 8 năm1982, Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa
UNESCO, cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đưa ra một định nghĩa về
văn hóa như sau: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm riêng biệt của một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và
những tín ngưỡng” [82].
Mặc dù tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa nhưng nhìn chung, đa
số các nhà nghiên cứu đều thống nhất, văn hóa chính là sản phẩm của một cộng
đồng người cùng tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử. Mỗi một dân tộc
đều có nền văn hóa riêng, biểu hiện ở lối sống, nếp sống phù hợp với điều kiện tự
nhiên mà họ cư trú. Đồng thời, cũng chính vì mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng nên
muốn tìm hiểu bản sắc của một dân tộc nào đó thì không thể không khảo sát bộ mặt
văn hóa của dân tộc đó.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học
Trong lịch sử vận động và phát triển của văn hóa, có thể nhận thấy mối quan
hệ mật thiết giữa văn hóa và nhiều chuyên ngành khác, trong đó đặc biệt là mối
quan hệ giữa văn hóa và văn học. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử
của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó
một cách sinh động nhất. Do vậy, giữa văn hóa và văn học có một mối quan hệ
khăng khít. Có thể ví von như F. Saussure, trong mối quan hệ song tr ng nhưng
không đồng nhất đó, khi chúng ta cảm thụ một tác phẩm văn học cũng như khi
nghiên cứu một nền văn hóa thì việc phân tích mối liên hệ giữa văn hóa và văn học

như hai mặt của một tờ giấy, không thể cắt mặt này mà không thể đồng thời không
cắt mặt kia.
Mối quan hệ này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và bàn đến. Trong
Bàn về văn hóa và nghệ thuật, Lênin đã yêu cầu văn nghệ mới phải kế thừa những
truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và thế giới “văn hóa vô sản phải là sự phát
triển logic của tổng số những kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách thống trị
của xã hội tư bản, của xã hội bọn địa chủ, của xã hội bọn quan liêu” [35]. Với
Bakhtine, trong Một số vấn đề khi nghiên cứu văn học quá khứ, ông đã trình bày:
“Trước hết, khoa nghiên cứu văn học phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Văn
học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái

12


mạch (Kontekst) nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại.
Không thể tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như
người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn bó với các nhân tố xã hội kinh tế, vượt qua đầu
văn hóa. Những nhân tố xã hội kinh tế tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và
chỉ thông qua văn hóa, cùng với văn hóa, mới tác động được tới văn học” [41].
Cùng với dòng quan niệm ấy, Phan Ngọc trong bài viết Mối quan hệ giữa văn học
và văn hóa, ông đã so sánh mối quan hệ văn học – văn hóa của một số nước trên thế
giới và đưa ra ý kiến: “Là người Việt Nam trong đó văn hóa thể hiện trước hết ở
văn học”[48]. Trong bài viết Văn hóa, văn nghệ, Phan Trọng Thưởng đã trình bày
“Văn học là một thành tố chính của văn hóa (…) gắn bó hữu cơ với văn hóa (…)
sáng tạo văn học cũng có nghĩa là sáng tạo văn hóa. Văn học luôn được xem là
công cụ chuyển tải văn hóa, là phương tiện lưu giữ các giá trị văn hóa” [69]. Từ
những ý kiến trên, chúng ta có thể khẳng định văn hóa và văn học có mối quan hệ
mật thiết tác động hai chiều và cùng phát triển qua các thời kì khác nhau của mỗi
dân tộc.
Trước tiên là sự tác động từ văn hóa đến văn học. Văn học, nghệ thuật cùng

với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục…là những yếu tố cấu thành nên
giá trị văn hóa. Như vậy, văn học nằm trong văn hóa, chịu sự chi phối của văn hóa.
Văn hóa là động lực giải thích sự xuất hiện của văn học: hoàn cảnh môi trường,
điều kiện kinh tế, tôn giáo…tác động mạnh mẽ đến văn học. Chính hoàn cảnh sống,
điều kiện kinh tế…đã tác động đến hoạt động sáng tạo của nhà văn và cả hoạt động
tiếp nhận của bạn đọc. Không gian văn hóa ấy chi phối cách lựa chọn đề tài, thể
hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thể loại cũng như các thủ pháp nghệ
thuật…trong quá trình sáng tác, đồng thời cũng chi phối cách đánh giá, thưởng thức
của bạn đọc trong quá trình tiếp nhận. Mỗi thời đại khác nhau thì có phương thức
sáng tác và tiếp nhận khác nhau. Điều này bị quy định bởi thị hiếu, quan niệm thẩm
mĩ của mỗi thời đại.
Từ sự tác động của văn hóa đến văn học, ta có thể khẳng định: văn hóa của
một dân tộc đã quy định đến diện mạo của nền văn học của dân tộc đó. Văn hóa vừa
là thuộc tính (tính chất khách quan) của văn học nhưng cũng là phẩm chất (tính chất
chủ quan) của văn học. Bởi nền văn học nghệ thuật của một dân tộc, không ai khác
do chính những người con của dân tộc đó sáng tạo ra. Mặt khác, bản thân văn học
nghệ thuật là sự tự do hư cấu và tưởng tượng trên đôi cánh khổng lồ của tư duy
người nghệ sĩ; nhưng bản thân người nghệ sĩ không phải là một thực thể phi thời đại,
phi đời sống xã hội… Sự sáng tạo văn học nghệ thuật của nhà nghệ sĩ đã tự giác
tiếp nhận các mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ. Là con đẻ của một

13


cộng đồng nhất định, dù muốn hay không người nghệ sĩ cũng phải tiếp nhận những
thành tố văn hóa của cộng đồng mình: những lối tư duy, những mô thức ứng xử,
những giá trị văn hóa truyền thống… Vì vậy, tác phẩm mà người nghệ sĩ sáng tạo ra
bao giờ cũng thể hiện những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Cho nên, V.
G. Belinskij đã cho rằng tính chất dân tộc văn hóa) trong tác phẩm nghệ thuật
không phải là một thành tích, mà là một thuộc tính tất yếu mà người nghệ sĩ không

cần một nỗ lực nào trong quá trình sáng tạo bởi những tác phẩm nghệ thuật ấy chính
là đứa con mang “huyết thống” của dân tộc đó.
Nhưng x t đến cùng, nếu văn hóa chỉ dừng lại ở mức thuộc tính không thôi
thì chắc chắn văn học nghệ thuật sẽ bị đào thải bởi thời gian. Tác phẩm văn học
muốn trường tồn thì bản thân nó phải mang trong mình thanh hương tươi đẹp.
Hương sắc của mỗi nền văn học nghệ thuật nói chung là ở phẩm chất văn hóa của
chính nó.
Goethe từng khẳng định tính dân tộc phẩm chất dân tộc cũng là phẩm chất
văn hóa) của tác phẩm văn học phải dựa vào thế giới quan và tài năng của người
nghệ sĩ. Bởi người nghệ sĩ thiên tài là người nghệ sĩ chỉ có thể nuôi được cái thiên
tài của mình trong bầu sữa của nền văn họá nghệ thuật dân tộc mình. Nói cách khác,
nền văn hoá nghệ thuật của dân tộc là “chiếc niêu thần Thạch Sanh” cho mỗi nhà
nghệ sĩ trau dồi tài năng. Nên trong quá trình sáng tác, nhà văn nói riêng và nghệ sĩ
nói chung phải gắn mình với văn hóa dân tộc là một quy luật tất yếu. Do đó, điều
kiện để tác phẩm của họ sống mãi với thời gian bởi ản thân chúng đã hấp thụ tinh
túy, tinh hoa văn hóa của dân tộc mình, lưu giữ những giá trị văn hóa của thời đại.
Tác phẩm văn học nghệ thuật của một dân tộc trước khi được nhân loại chấp nhận
phải được khảo nghiệm và chấp nhận bởi chính dân tộc mà nó được sinh ra. Sinh
thời, nhà văn Thanh Tịnh đã phát biểu một quan điểm mà người viết hết sức tâm đắc:
“Ước gì để lại mai sau
Một câu một chữ đượm màu dân gian”
“Màu dân gian” mà Thanh Tịnh nói đến chính là khát vọng tác phẩm của mọi
người nghệ sĩ đều mang sắc màu văn hóa của cả dân tộc d chỉ là một câu, một chữ ít ỏi.
Giá trị văn hóa trong văn học nghệ thuật không phải là cái vỏ âm thanh trừu
tượng mà có những biểu hiện cụ thể, sinh động, độc đáo trong mỗi tác phẩm ở cả
hai phương diện nội dung và hình thức. Văn hóa quy định sự lựa chọn đề tài, chủ
đề, tư tưởng của tác phẩm văn học. Mỗi dân tộc có một tâm lý và một cảm quan,
nhãn quan khác nhau. Chính điều này tạo nên tính cách văn hóa khu biệt ở các dân
tộc. Cho nên, đề tài, chủ đề, tư tưởng trong văn học cũng nằm trong sự quy định của
văn hóa. Tiêu biểu nhất là đề tài chiến tranh trong văn học của chúng ta.


14


Văn học Việt Nam có một n t độc đáo là không khai thác nhiều về mảng
hiện thực chiến tranh, dẫu chiều dài lịch sử của dân tộc luôn đối diện với cuộc đấu
tranh chống xâm lược. Điều này được lí giải bởi do tính cách văn hóa của người
Việt là trọng tình, yêu sự ổn định và có truyền thống liên kết để chống thiên tai và
chống ngoại xâm nên văn học của ta d gắn chặt với lịch sử nhưng không khai thác
trực tiếp đề tài, chủ đề lịch sử. Chúng ta không có những bộ sử ký, tiểu thuyết đồ sộ
miêu tả chiến tranh đến cả trăm chương như văn học Trung Quốc và phương Tây.
Văn học Việt Nam chỉ dựng lên không khí chiến tranh chứ ít khi miêu tả chiến
tranh. Ngay đến các bộ sử ký như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký, Lam Sơn
thực lục,… không hề có lấy một chương để nói đến chiến tranh. Ngay cả Hoàng Lê
nhất thống chí bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất của văn chương trung đại cũng chỉ kể lướt
các cuộc chiến và chú ý xây dựng nhân vật nhiều hơn. Văn học Việt Nam chỉ đi sâu
vào cảm giác của con người về chiến tranh và những hy sinh của con người trong
chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, văn hóa còn quy định về hình thức của tác phẩm văn học, cụ
thể là thể loại. Do điều kiện văn hóa mà mỗi dân tộc sẽ có sở trường riêng về các
thể loại cũng như phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
J. W. Goethe cho rằng mỗi dân tộc sẽ có những đặc trưng văn hóa khác nhau,
và những đặc trưng văn hóa này sẽ quy định đặc trưng nghệ thuật của dân tộc đó.
Chẳng hạn, dân tộc Anh có sở trường về kịch và đã giúp cho Shakespeare thành
công rực rỡ. Nhưng kịch lại không có ở văn học Iran mà văn học Iran chỉ phổ biến
những thể loại cần có sự hư cấu nhiều như các bài thơ dài và truyện cổ tích, vì chế
độ quân chủ của Iran thời đó không khuyến khích trao đổi ngôn luận, mọi người đều
trọng sự yên ổn. G. W. F. Hegel cho rằng: “Người Trung Hoa không có sử thi dân
tộc. Đó chính là vì tính chất các quan niệm khái quát về vũ trụ và về nhân sinh,
cũng như các ý niệm tôn giáo của họ là nôm na”. Tức là tư duy của người Trung

Quốc mang tính chất tư biện quá lớn, đầy mưu tính cộng với sự ràng buộc các lễ
giáo quá sức chặt chẽ. Điều này chỉ thuận lợi cho sự xuất hiện của tiểu thuyết,
truyện ngắn… Ông cho rằng người La Mã cũng không có sử thi. Trong Thi học,
Quintus Horatius Flaccus đã nhận định, người La Mã bản chất du mục hiếu chiến
còn đeo bám nên óc tư biện, tính toán quá lớn không thể có sử thi. Sử thi chỉ có thể
ở Hy Lạp, Ấn Độ…Hay thơ phát triển ở phương Đông vì phương Đông hướng về
tâm linh hơn cả và con người phương Đông trọng tính cộng đồng hơn phương Tây.
Khi so sánh văn học trung đại nước ta với văn học Trung Quốc, ta thấy tiểu
thuyết không mấy phát triển. Ta chỉ có một bộ tiểu thuyết trường thiên là Hoàng Lê
nhất thống chí của Ngô gia văn phái, còn lại là đoản thiên tiểu thuyết: Truyền kỳ

15


mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm… Trong khi đó,
dòng thơ tự sự trữ tình lại phát triển đặc biệt là truyện thơ Nôm. Dựa vào đặc trưng
của tâm thức dân tộc để lí giải điều này: một là người Việt không thích những gì
quá tầm cỡ, chỉ thích những gì nhỏ nhắn, tinh gọn; hai là người Việt không có óc tư
biện quá lớn để khẳng định. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng văn học
trung đại Việt Nam ít xuất hiện tiểu thuyết.
Nhìn nhận mối quan hệ từ văn học đến văn hóa không khó để chúng ta nhận
ra rằng văn học là tấm gương phản chiếu văn hoá, lưu giữ văn hóa bởi văn học biểu
hiện văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hóa qua sự tiếp
nhận và tái hiện của nhà văn. Cho nên có thể ví von rằng: nếu văn hóa là khuôn mặt
của một dân tộc thì văn học chính đôi mắt trên khuôn mặt của dân tộc ấy.
Thông qua tác phẩm văn học, nhà văn bằng vô thức hoặc ý thức đã tái hiện
lại những hình ảnh văn hoá dân tộc mình. Chẳng hạn, qua hệ hình tượng truyền
thống mô phỏng thiên nhiên của mỗi nền văn học, ta sẽ thấy hiện lên phông nền văn
hóa của một dân tộc nào đó. Khi nghe đến hệ tín hiệu thẩm mỹ như: thanh lương trà,
thảo nguyên m a xuân, đường bạch dương tuyết trắng, căn nhà gỗ… ta chỉ có thể

nhớ đến văn học Nga đồ sộ. Thiên nhiên trong thơ ca Nga, phải nhắc đến Esenin và
Nicolais Rubxov. Hai nhà thơ đã nói về tình yêu thiên nhiên Nga bằng tất cả tim
của mình. Với văn học Việt Nam, qua những vần thơ của Anh Thơ thì mưa xuân
vùng nông thôn Bắc bộ với hoa xoan xao xuyến: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi/ Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng/
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời” (Chiều xuân), hay khung cảnh Bắc bộ hiện ra
rõ n t trong thơ Nguyễn Khuyến: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc
thuyền câu bé tẻo teo”(Thu điếu).
Mặt khác, văn học còn phản ánh những phong tục – tập quán và lịch sử. Mặt
trời thi ca Nga – Puskin đã nhận định: mỗi dân tộc có phong tục – tập quán riêng,
lịch sử dân tộc riêng và “chế độ xã hội, tín ngưỡng tạo cho mỗi dân tộc một diện
mạo đặc biệt, diện mạo ấy ít hay nhiều đều được phản ánh trong tấm gương của thơ
ca”. Đến với văn học Nga, ta sẽ hiểu hơn về lễ hội mãn gặt, lễ hội ngày m a… Còn
văn học Nhật lại hay nhắc đến lễ hội hoa anh đào, lễ hội đón m a và tiễn m a…
Trong tác phẩm G. Amado, G. G. Marquez lại thường xuất hiện lễ hội Carnival đậm
chất Châu Mỹ.
Việc thể hiện tính cách, tâm hồn nhân vật văn học cũng cho thấy văn học
phản ánh đến văn hóa mỗi dân tộc sâu sắc đến thế nào.Trước hết, mỗi dân tộc sẽ
xây dựng một hệ hình tượng nhân vật khác nhau. Do mô thức văn hóa quy định mà
có hệ hình tượng nhân vật xuất hiện trong văn học dân tộc này nhưng không xuất

16


hiện trong văn học dân tộc khác. Tuy văn học Việt Nam có đề cập đến đề tài thoát
tục - thoát ly thực tại - nhưng chỉ dừng lại ở mức độ dấu ấn. Và cũng chính vì vậy
mà học giả Trần Đình Hượu cho rằng văn học ta rất xa lạ với kiểu hình tượng nhân
vật mang “phạm tr hư ảo” như tiên, thần, phật. Chỉ một số truyện ở Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ, bài thơ Hầu trời của Tàn Đà, Tiếng sáo Thiên Thai của Thế Lữ
là có nhắc đến tiên. Nhưng những trường hợp này đều nằm trong hiện tượng sử

dụng điển tích hoặc vay mượn ngữ liệu. Trong khi đó, văn học Trung Quốc có
truyền thống tạo nên hệ thống đề tài, chủ đề, tư tưởng thoát tục nên xuất hiện khá
nhiều hình tượng nhân vật kỳ ảo như tiên tử, tiên ông, tiên đồng, tiên nữ… như
Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Liêu trai chí dị
của Bồ T ng Linh… Văn học Trung Quốc có Lưu Linh, có Lý Bạch… là tiên thoát
tục giữa cuộc đời ô trọc, còn văn học Việt Nam chỉ có một vị tiên bị đày xuống vì
“thiên lương” của thiên hạ là Tản Đà.
Chỉ một minh chứng ấy thôi, cũng có thể nói: nhân vật văn học bao giờ cũng
phản ánh sinh động, đầy đủ tâm hồn, tính cách của dân tộc. Hay nói cách khác, mô
thức văn hóa của một dân tộc sẽ chi phối việc xây dựng tâm hồn, tính cách nhân vật
văn học trong nền văn học của dân tộc đó.
Như vậy, đỉnh cao giá trị văn hóa mà tác phẩm văn học mang lại phải là sự
phản ánh đầy đủ và chính xác những đặc điểm tính cách – tâm lý văn hóa một dân tộc.
Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng, biểu hiện ở lối sống, nếp sống,
phong tục, tập quán ph hợp với điều kiện tự nhiên mà họ cư trú và cả vấn đề tâm
lý, tính cách dân tộc. Văn hóa làm nên sự khu biệt về diện mạo của dân tộc này với
dân tộc khác. Văn hóa biểu hiện trong đời sống qua các mối quan hệ: con người với
tự nhiên, con người với con người, con người với xã hội. Và tất cả đều được văn
học phản ánh một cách rõ n t.
Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc
tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng.
Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…,
cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải đa dạng hơn giá trị của
tác phẩm nghệ thuật. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử,
phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương
diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý
sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học.
Văn hóa và văn học có mối quan hệ tương hổ, không thể tách rời. Văn hóa là
cơ sở, nền tảng để văn học phát triển, ngược lại văn học mang trong mình chức
năng định hướng và phát triển văn hóa. Ngoài ra, văn học còn chứa đựng những giá


17


trị văn hóa, phản ánh văn hóa giúp con người nhận thức thế giới, khám phá cái đẹp,
bồi dưỡng cái đẹp giúp con người thanh lọc tâm hồn. Tiếp cận văn học của một đất
nước cũng là cơ hội mở rộng vốn văn hóa về đất nước ấy. Vì vậy, một nền văn học
của một dân tộc nào đó muốn phát triển và trường tồn thì tất yếu nền văn học đó
phải phục vụ cho việc lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc ấy.
1.1.3. Văn hóa và văn học viết về Tây Nguyên
* Địa hình và đặc trưng văn hóa
Vùng Tây Nguyên – còn gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam – nằm bên
sườn Đông của dãy Trường Sơn, bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc
xuống Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây
Nguyên cùng với Bắc Trung Bộ Việt Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam hợp
thành miền trung của Việt Nam. Với hơn 20 tộc người cư trú, nói các ngôn ngữ
thuộc hai dòng ngôn ngữ chính là Môn Khơ Me Ba Na, Xơ Đăng, M’Nông, Mạ,
X’Tiêng…) và Nam Đảo Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru…). Đây là các tộc người bản địa
sinh sống từ rất lâu đời ở Tây Nguyên và có những n t tương đồng văn hóa. Sự
tương đồng về trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng là những nhân tố quan trọng
góp phần tạo nên tính thống nhất về đặc trưng văn hóa v ng.
Tây Nguyên là v ng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông
giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các
tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakirivà Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum
có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk
Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có
đường biên giới quốc tế.
Về mặt văn hóa, Tây Nguyên là một v ng đất hội tụ của nhiều sắc màu văn
hoá, tâm linh bí ẩn. Đó là những tài nguyên tinh thần hết sức phong phú và đa dạng.

Do vấn đề văn hóa là một vấn đề rộng và cần có sức bao quát lớn, mà dung lượng
của đề tài lại không cho phép nên chúng tôi chỉ điểm xuyết một vài điểm đặc sắc
của văn hóa Tây Nguyên.
Một đặc trưng lớn, cơ bản nhất quy định những sắc thái văn hóa lớn của cả
vùng chính là nếp sống nương rẫy. Chính nếp sống nương rẫy cùng với thời tiết
không ổn định, trình độ lao động canh tác thấp đã tạo nên chất lượng cuộc sống
không cao, có tính chất tạm bợ. Mặt khác, với lối sống di dân nay đây mai đó của
đồng bào Tây Nguyên kết hợp với cuộc sống phụ thuộc vào núi rừng đã góp phần
rất lớn đến sự hình thành văn hóa của v ng đất này. Đối với người dân nơi đây, môi
trường sống của họ là rừng – hay rừng chính là điểm tựa cho cư dân cả về vật chất

18


lẫn tinh thần. Rừng là nguyên bản của sự sống nên rừng cũng là cội nguồn của văn
hóa. Ta có thể gọi văn hóa của họ là “văn hóa rừng”. Chính “văn hóa rừng” ấy đã
tạo nên “văn hóa tâm linh”. Chất lượng cuộc sống không cao, phụ thuộc vào tự
nhiên nên đồng bào Tây Nguyên tìm đến với thần linh, tín ngưỡng như một điểm
tựa tinh thần.
Văn hóa Tây Nguyên đặc sắc với kho tàng văn học truyền miệng với nhiều
thể loại phong phú, tiêu biểu là các trường ca - sử thi với hàng trăm tác phẩm được
trình diễn trong sinh hoạt cộng đồng. Tây Nguyên được xem là một trong những cái
nôi sử thi của Việt Nam, và cũng là v ng sử thi quý hiếm trên thế giới. Những khan
của người Ê Đê, hmon của người Ba Na, khan hay hri của người Gia Rai, ya liau
của người Mạ, hmoan của người Xơ Đăng,… đã nổi tiếng ở trong và ngoài nước.
Tuy chưa được sưu tầm hết, nhiều tác phẩm được giới nghiên cứu đánh giá cao như:
Đía Đon, Đăm Noi (Ba Na), H’Bia Drang (Gia Rai), Đăm san, Đăm Đi Ê Đê),
Đăm Di đi săn, Xinh Nhã Gia Rai, Ê Đê). Những sử thi ấy đã kể (theo kể Khan) về
những cuộc giao tranh thời xưa giữa các t trưởng, hoặc thể hiện cuộc đấu tranh
chống thiên nhiên, chống thần linh, chống các thế lực hung bạo đồng thời phản ánh

nhiều khía cạnh trong cuộc sống của đồng bào miền cao: cách tổ chức và những
thiết chế xã hội, về lễ hội, về nghi thức tôn giáo, về sản xuất, về phong tục tập
quán,…
Một nét khác có ý nghĩa quan trọng nhất trong phổ hệ văn hóa truyền thống
của đồng bào Tây Nguyên chính là cồng chiêng. Cồng chiêng là một loại phương
tiện diễn tấu nghệ thuật đắc lực, có tính phổ biến như một n t văn hóa chung nổi bật
các sắc tộc Tây Nguyên. Nếu người Mường ở Hòa Bình chỉ gõ cồng thì các sắc tộc
ở Tây Nguyên đều dùng cả cồng lẫn chiêng. Cồng chiêng Tây Nguyên gắn liền chủ
yếu với các nghi thức trong lễ hội, với vũ đạo, nhưng cũng có khi được sử dụng lúc
rảnh rỗi vui chơi hoặc đón tiếp khách. Hầu như mỗi gia đình đều có một vài bộ
cồng chiêng, những nhà khá giả và giàu có sắm được nhiều hơn để tích lũy vì nó có
giá trị quý giá trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền.
Với tư cách là một nhạc cụ nghi lễ phong tục là chính, cồng chiêng được
xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh. Trong hầu hết
các dịp lễ hội theo tập tục của sắc tộc những chiếc cồng chiêng lại đóng vai trò là
một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa con người và đấng siêu nhiên. Ứng với mỗi
hoàn cảnh ấy, lại có những bài bản khác nhau. Nói cách khác, tính chất âm nhạc
cồng chiêng tùy thuộc vào nội dung của lễ hội mà thể hiện.
Tây Nguyên được xem là cái nôi văn hóa - v ng đất lễ hội đặc sắc của Việt
Nam. Ở Tây Nguyên, các học giả đã liệt kê ra được hàng trăm lễ hội lớn nhỏ khác

19


nhau gắn với nghi lễ nông nghiệp: lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả, mừng lúa mới, lễ cầu
mưa, mừng sức khỏe… Tây Nguyên mang bản sắc văn hóa độc đáo hình thành và
phát triển chủ yếu trên cơ sở của nền “văn minh nương rẫy”. Các lễ hội thường gắn
liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh
sâu sắc.
Xét về tâm linh, người Tây Nguyên luôn tôn thờ các vị thần (Yang): thần

nước, thần núi, thần cây, thần lúa… Họ đặc biệt coi trọng thần lúa, thần nước bởi
theo họ hạt lúa được sinh ra từ nương rẫy, là sản phẩm được các thần ban phát để
nuôi sống con người. Do vậy, hằng năm sau khi thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn
cơm mới, vừa để tạ ơn thần vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá
trình lao động nhọc nhằn, vất vả. Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của
từng tộc người có những n t khác nhau, nhưng đều mang chung một ý nghĩa: tạ ơn
thần sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất chính của năm.
Với bề dày lịch sử của truyền thống, với những sắc màu văn hóa bí ẩn ấy,
Tây Nguyên đã thu hút biết bao nhiêu sự chú ý của bạn bè gần xa. Bên cạnh các lễ
hội, vẻ đẹp của con người Tây Nguyên cũng góp phần vào sự quyến rũ ấy.
Con người Tây Nguyên thường toát lên một vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung,
khỏe khoắn. Bởi lẽ, họ tự chủ trong tự nhiên, hài hòa với tự nhiên. Họ sống với nền
kinh tế tự cung, tự cấp, tự trồng bông dệt vải, làm rẫy, tắm sông... Cơ thể họ toát lên
vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ với tâm hồn yêu đời của những con người sống giữa núi
rừng đại ngàn. Đó không chỉ là vẻ đẹp của thân thể, mà còn là vẻ đẹp của tinh thần.
Vẻ đẹp tinh thần ấy toát ra từ lời ăn tiếng nói, từ ánh mắt, nụ cười cho đến suy nghĩ,
lối sống. Họ là những người dân cao nguyên hoang sơ, chất phác giữa tự nhiên. Con
người Tây nguyên là một vấn đề lý thú cần tiếp tục khám phá, nghiên cứu.
* Văn học viết về Tây Nguyên
Tây Nguyên với vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí đã khơi gợi cảm hứng sáng tác
của nhiều nhà văn không chỉ trong thời chiến chống Pháp, Mỹ mà cả trong thời bình,
không chỉ những người con của núi rừng mà cả những người con ở miền xuôi:
Nguyên Ngọc, Vũ Hạnh, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Y Điêng, H’Linh
Niê… Tây Nguyên đã hấp dẫn họ trong những năm kháng chiến. Chính sáng tác
của những nhà văn là chiếc cầu nối để người đọc tìm đến với mảnh đất huyền thoại
này, đồng thời khẳng định giá trị văn hóa của Tây Nguyên.
Chính sự kì lạ của văn hóa và con người, vẻ đẹp h ng vĩ, nên thơ của thiên
nhiên Tây Nguyên đã có sức hút kì lạ đối với các nhà văn. Họ bị cuốn hút khi khám
phá vẻ đẹp hoang sơ ấy để đưa lên trang giấy những những n t độc đáo nhất của
v ng đất huyền thoại này. Chúng ta có thể kể ra đây một vài nhà văn đã canh cánh


20


bên lòng về miền đất Tây Nguyên như duyên nợ.
Đầu tiên, phải kể đến những người con của mảnh đất Tây Nguyên viết về
v ng đất mẹ như: Y Điêng, H’Linh Niê…Những cây bút trẻ dân tộc thiểu số đã đem
lại cho văn xuôi Tây Nguyên một cách cảm nhận chân thực về cuộc sống, con
người vùng cao.
Với nhà văn Y Điêng – người con của linh hồn đại ngàn Tây Nguyên - được
đánh giá là một cây cổ thụ, là một già làng đáng kính giữa làng văn hóa – văn học
Tây Nguyên. Ông được giới nghiên cứu đánh giá cao bởi lẽ ông là nhà văn Ê Đê
đầu tiên trong đội ngũ sáng tác văn học ít người ở Việt Nam. Theo nhà báo Phong
Lan, Y Điêng là người Ê Đê đầu tiên vượt qua khỏi văn học dân gian truyền miệng
để bước tới văn học viết. Ông cũng là nhà văn Ê Đê đầu tiên nhận được giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật cao quý. Một số tác phẩm của ông còn được
nhớ nhiều là: truyện ngắn Ông già Kơ Rao; truyện vừa Như cánh chim Kway;
truyện dài Hờ Giang, Drai Hling đi về phía sáng, Trung đội người Ba Na; tiểu
thuyết Chuyện trên bờ sông Hinh. Thấm đẫm trong từng trang viết của ông là những
sợi tơ văn óng ánh sắc màu văn hóa của Tây Nguyên.
Y Điêng đã từng khẳng định, tác phẩm mà ông tâm đắc nhất là Chuyện trên
bờ sông Hinh. Nội dung tác phẩm này ghi lại cuộc sống của những người dân Ê Đê
trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bối cảnh tác phẩm là một
xã hội còn mang nặng những tập tục, những tín ngưỡng của lối sống cộng đồng, bị
sự tác động phá hoại của chiến tranh xâm lược, từ đó nói lên ý thức bảo vệ sự tồn
vong của dân tộc, khẳng định sức sống và bản lĩnh tự chủ của họ.
Tuy nhiên, làm nên giá trị của tiểu thuyết là những giá trị văn hóa ở chiều
sâu. Mối tình của đôi trai gái người Ê Đê là Hơ Linh và Y Thoa diễn ra bên bờ sông
Hinh được chọn làm cốt truyện như là hồi ức của chính người viết về những kỷ
niệm xa xôi của dân tộc mình, những kỷ niệm của chính đời mình, về tuổi hai mươi

tưởng như đã khuất nẻo nhưng vẫn còn lưu giữ lại những gì trong sáng nhất, đẹp đẽ
nhất để làm nên cuộc sống hôm nay. Bằng lối viết kể chuyện dung dị, hồn nhiên,
trong trẻo như mạch suối rừng, Chuyện bên bờ sông Hinh của Y Điêng đã hấp dẫn
bạn đọc đến những trang cuối cùng.
Nếu Y Điêng đại diện cho thế hệ nhà văn đi trước viết về văn hóa và con
người Tây Nguyên thì H’Linh Nie đại diện cho những cây bút trẻ của Tây Nguyên.
Nói như ngôn ngữ của Nguyễn Trung Thành, H’Linh Nie là một cây xà nu vừa
trưởng thành trên mảnh đất màu mỡ huyền thoại ấy. Chị đến với văn chương khá
muộn màng nhưng đó là một sự sắp xếp có tính định mệnh. Sự trẻ trung, sự năng
động và xốc vác, cũng như sự sắc sảo của chị thể hiện ở việc chị luôn có một cái

21


nhìn phản biện khi lựa chọn thể tài bút ký. Tác phẩm của chị luôn đặt ra một câu hỏi
đau đớn – không chỉ cho Tây Nguyên mà còn cho cả Việt Nam: số phận nền
Folklore của Tây Nguyên và của chúng ta sẽ đi về đâu? Những bài viết như Đi về
đâu hỡi... thổ cẩm Tây Nguyên?, Folklore Tây Nguyên - độc đáo và giàu có - còn
chăng?, Mất, còn của văn hóa dân gian Tây Nguyên? Ngoài ra, truyện của H’Linh
Niê thể hiện sự vật lộn giằng co giữa cái cũ và cái mới đang diễn ra ở Tây Nguyên.
Tác phẩm của chị còn có sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa chất sử thi và huyền thoại
để nói về con người và cuộc sống ở Tây Nguyên (Hoa Pơ Lang)
Bên cạnh đó, chị có khoảng trên dưới hai mươi truyện ngắn về các dân tộc Ê
Đê, M’Nông, Gia Rai, Ba Na… Trong thế giới truyện ngắn của H’Linh Nie, cuộc
sống được phản ánh như những gì vốn có, những mảng sáng - tối tương phản, xuất
phát từ một cái nhìn toàn diện, khách quan. Là một nữ trí thức dân tộc tiến bộ, tác
giả không ca ngợi một chiều bản sắc văn hoá của dân tộc mình, càng không đánh
giá phiến diện hiện thực khách quan mà con mắt phụ nữ của chị như nhìn thấy nét
đẹp run rẩy của lá rừng mùa xuân, nhìn thấy ánh mắt của chàng trai Tây Nguyên khi
yêu, nhìn thấy sự can trường của con người… Một số truyện ngắn tiêu biểu của

H’Linh Nie như: Gió đỏ, Con trai của rừng xanu, Cà phê vẫn nở hoa trắng, Pơ Thi
mênh mang mùa gió… đã thể hiện tinh tế và sâu sắc thế giới tâm hồn con người.
Mỗi truyện ngắn gửi gắm một thông điệp. Đó có thể là thông điệp của tình yêu như
trong Đêm Dliê ya ngàn xanh, thông điệp về bảo tồn văn hoá truyền thống
trong Long lanh giếng nước buôn Nui, Pơ Thi mênh mang mùa gió… Chính vì vậy,
những câu chuyện của H’Linh Nie chân thật như hình ảnh người Tây Nguyên đang
sừng sững giữa trời.
Tuy nhiên, những nhà văn người dân tộc thiểu số do hạn chế về lí luận, thực
tiễn sáng tác cũng như khó khăn về điều kiện sống, làm việc nên tác phẩm của họ
không tránh khỏi một số khiếm khuyết nhất định như nhận xét của Nguyên Ngọc:
“… thoáng thấy họ đề cập đến nhưng chưa thật sự xới ra một cách nhìn rành rọt và
bàn bạc đến nơi đến chốn” [50, tr. 5].
Có những người con miền xuôi luôn dành tình cảm yêu mến đặc biệt đối với
mảnh đất Tây Nguyên huyền thoại này. Nguyên Ngọc được xem là người đầu tiên
gieo hạt giống văn học viết về mảnh đất Tây Nguyên, là nhà văn thâm canh, cày xới
trên mảnh đất này khá kĩ.. Đã có lần Nguyên Ngọc tâm sự: “Nói đến Tây Nguyên
người ta thường hay nghĩ, nói ngay đến thiên nhiên, núi non, rừng rú, cảnh quang
lạ lùng của nó. Tất nhiên cái đó cũng đúng và cũng tác động đến người mới bước
chân đến đây. Nhưng còn quan trọng hơn nhiều, theo tôi là nền văn hóa của nó.
Các dân tộc Tây Nguyên đã “cấy trồng” trên đất đai núi rừng của mình một nền

22


×